Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

30 năm tập tễnh làm thơ - nguyễn trọng văn đề tựa tập thơ họa sĩ phạm văn hạng.



                        ba mươi năm tập tễnh làm t
                                                               hay là
               nguyễn trọng văn   đề tựa  tập thơ hoạ sĩ phạm văn hạng
                                       bài: nguyễn trọng văn

        1.
         Trong bài đề tựa tập thơ " Ba mươi năm tập tễnh làm thơ "  của  Phạm Văn Hạng, nhân bàn về quan niệm thơ và cuộc sống , tôi có viết một đoạn như sau :
              "  Nói Phạm văn Hạng  không thuộc về một quan niệm nào: đúng, nói Phạm Văn Hạng thuộc về 4 mới quan hệ: cũng đúng ; , nói Phạm Văn Hạng vượt khỏi cả 4 mới quan hệ: càng đúng.  " 
                 PHẠM VĂN HẠNG = PHẠM VÔ HẠNG = PHẠM HỮU HẠNG + PHẠM NGOẠI HẠNG  
             Mấy hôm sau, gặp lại tôi cùng mấy người bạn văn nghệ trong 1 quán cà phê khu cư xá Bắc Hải, Phạm Văn Hạng mặt mày tươi rói, giọng đầy xúc động:

            " ÔNG KHOÁI MÀ VIẾT MỘT BÀI NHƯ VẬY CHO ANH EM LÀ QUÁ TỐT.  NHƯNG DÀI QUÁ, CHẮC MÌNH PHẢI CẮT BỚT MỘT VÀI ĐOẠN .    Riêng cái đoạn  VÔ HẠNG , HỮU HẠNG ... PHẢI CẮT ĐI,   ĐỂ, TỤI NÓ ĐẬP CHẾT ..." * .( * Biên tập chO IN  CHỮ HOA ).

               Đối với tôi , một bài phê bình,  ( nếu )  càng được nhiều bạn bè góp ý, sửa đổi càng tốt.   Do đó, không có gì đáng gọi là tế nhị, khó nói- khi cần  cần phải cắt bớt vài chữ, vài  đoạn trong bài phê bình; đúng ra, tôi còn  mơ ước có những bài phê bình,  nhiều người cùng ký tên, sau khi góp ý, thêm bớt một cách sôi nổi, đầy tâm đắc và trách nhiệm.   Điều làm tôi suy nghĩ là phải cắt đi, để tụi nó đập chết .

                2.
           Khi  phát biểu câu trên, trong đầu,  Phạm Văn Hạng có thể đã dựa trên những tiền  giả định sau :
                 i)... cha này đề cao mình  quá đáng, để nguyên chắc bạn bè cười chết, mình đâu có xứng đáng như vậy ( sự khiêm nhường). 
                 ii) ... cha này đề cao mình quá đáng, những người không ưa mình sẽ đập cho một trận  ( khiêm tốn + muốn tránh những phiền phức, biết là sẽ có, hoặc có thể có, do lời khen quá đáng  ).
                  iii) ... đề cao quá đáng, coi chừng tôi và ông bị tụi nó đập cho một trận như cái mền ! 
 (  vui sướng quá đâm ra nghi ngờ chính thơ của mình, muốn tránh những phiền phức cho cả 2, lỡ leo lên lưng cọp rồi ..) 
                  iv) ...  không biết cha này thực sự khen thơ mình, hay muốn nhân tập thơ, để đưa ra một quan niệm phê bình không giống ai, rất dễ gây đụng chạm, trong cả 2 trường hợp đều giơ lưng cho người ta đập . ( mất tự tin ở thơ mình và ở người phê bình ( giới thiệu), bỏ đoạn đó chừng nào hay chừng ấy , nhẹ bớt tội ).
                  v) v. v. ...
                   Có thể hiểu theo  nhiều cách khác nữa-  tôi chọn cách hiểu thứ 1 - tức là  vì khiêm tốn, thấy công thức Phạm văn Hạng = Phạm vô hạng + Phạm hữu hạng+ Phạm ngoại hạng, có vẻ quá đề cao bản thân, Phạm Văn Hạng đã cắt bỏ công thức trên, dù trong lòng co thể rất thích ; những thuộc tính của siêu sao , vượt khỏi con người, vơ vào thấy mình kỳ, e chúng ghét ...
                   
                       3.
                        Vấn đề đặt ra  là :
                         i) .. đoạn văn trên có thực là 1 lời  khen không ?  
                         ii) ... có thể Phạm văn Hạng = Phạm văn Hạng không ?
                         iii) ...phê bình và phê bình ( ) phải đạo không ?

                         i)  ... điều làm cho bạn  có cảm tưởng, đoạn văn trên, là một lời khen có lẽ lả do mấy chữ
"vô, hữu, ngoại trong vô Hạng, hữu Hạng, ngoại Hạng  ", chúng đượm vẻ lờ mờ, khó hiểu,. sắc sắc, không không của triết học, tôn giáo.   Vừa có vừa không, vừa trong vừa ngoài, vừa là người vừa vượt khỏi con người, vừa ở đây vừa ở kia, ở khắp mọi nơi ( ubiquité) ... Chữ nghĩa  và liên nghĩa trở nên huyễn hoặc, vì rhơi quen liên tưởng của bạn  đã gắn chúng với những gì siêu nhiên, siêu nhân.   Những  thuộc tính của thần linh không lẽ lai có thể áp dụng cho chính mình, có vẻ hoang đường, phạm thượng quá !   Từ chối - dưới dạng khiêm tốn-  cho chắc ăn.  Một công đôi ba việc.  Như một thói quen lười biếng !
                        ii) ... Phát huy  được bản ngã một cách trọn vẹn nhất, tức là Phạm Văn Hạng, đã là tốt lắm rồi, cần gì những thuộc tính xa xôi kia !   Thật sao ? Phạm Văn Hạng = Phạm văn Hạng, mơ ước  có vẻ  chính đáng và đơn giản trên, thực ra không bao giờ có thể trở thành hiện thực được !   Không bao giờ.   Chỉ khi nào Phạm Văn Hạng = khúc gỗ = tảng đá vô tri giác = cây lan cattleya = con chim bói cá - thì ta  mới có Phạm Văn Hạng + Phạm Văn Hạng.  
                        Đặc tính của con người vừa là nó vừa vượt khỏi nó, vừa ở đây bây giờ, vừa ở kia, cách đây 300 năm, trò chuyện với Kiều Nguyễn Du .  Nói về vô, hữu,ngoại, siêu... không phải là  về  một cái gì   bên ngoài, bên trên, tách khỏi con ngươi; mà về chính bản chất con người.
                         Khi chúng ta từ chối  những thuộc tính, do nghĩ rằng, chúng không phải của mình, thì chúng ta đã quá khiêm tốn, sự khiêm tốn có nồng độ ngây thơ trên trung bình.   Từ khước quyền lực vô biên của chính mình.
                       iii) ... dĩ nhiên Phạm văn Hạng có thể xóa bỏ công thức kỳ quái trên để lương tâm  được yên ổn, xin đừng quên rằng : anh- không -phải- là -cái- anh -   mà là cái-anh-không-là, tức là anh- chính-là-cái-anh-vừa-được-xóa-bỏ đi.
                        4 mối quan hệ được  nói tới, thực ra chỉ là sự thể hiện sinh động của quan niệm con người: vừa-là-nó-vừa-vượt-khỏi-nó, hay nói như Nietzsche :
                        " L'homme est quelque chose qui doit êtrê surmontée".
                         Khi nhà thơ, nhà văn, cố ý hay vô tình chặt đứt một mối quan hệ nào đó, thì tự họ đã biến thành người khuyết tật văn nghệ   Quan niệm mơ hồ  về những mối quan hệ trên, khiến người phê bình dễ dánh giá nhà thơ, nhà văn một cách tùy tiện, vô nguyên tắc- còn văn nghệ sĩ thì lại dễ tự phong cho mình những vinh quang và trách nhiệm không bao giờ có thực .

NGUYỄN TRỌNG VĂN
  23 tháng 4 năm 2003.

nguồn: C3M NGHĨ & PHÊ BÌNH / NGUYỄN TRỌNG VĂN-
       ( bản thảo:  tr.  60 -61 - 
          tr. 3  ghi: " Thân tặng anh Thế Phong / Trọng Văn  ( ký tên) 2. 2004 )                        

                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét