tạp chí cỏ thơm số 52-
(virginia/ usa )
VI KHUÊ
vườn, hoa vào thu
Bình thường, tôi vẫn bình thương
sớm mai trở dậy soi gương vẽ mày
ngó bàn tay, ngó bàn tay
tay năm ngón chẳng hao gầy ngón mô
Vén lên sợi tóc mai thừa
nghe như từ tạ cũng vừa tháng năm
chân mang guốc gỗ ra thăm
đào xoan mấy cội đứng nằm dưới sân
Vườn thơm đâu có ngại ngần
dâng ta một đoá hoa hồng đỏ tươi
xanh um ở phái sau đồi
rợp lên rau cải rao mùi của ta
Thương chưa, bầu vẫn ra hoa
cành non lá nõn la đà ấp yêu
lá sao lá uốn mỹ miều
cảnh sao cảnh dịu dàng,leo phu giàn
Trời xanh,cỏ biếc,thu vàng
hai con bướm đậu,tan hàng,ngẩn ngơ
nhớ ngày bụi phấn vào thơ
mùa xuân sao để thẹn thùa đi qua
Đừng làm vỡ giấc mơ hoa
giữ cho em trọn đường qua lối về.
VI KHUÊ
VIRGINIA/ USA
( Cỏ thơm magazine/ virginia/ usa)
vải hàng tiểu sử:
- tên thật: trân trịnh thuận, sinh và lớn lên tại Huế.
- trước 1975 : cộng tác viên đài phát thanh Huế- xướng ngôn viên,
diễn viên thoại kịch / đài phát thanh đà lạt.
- cử nhân văn chương (việt +hán)- hiệu trường trường đệ nhị cấp
Văn khoa ở Đà lạt.
- đã xuất bản : giọt lệ (thơ, saigon 1971)
- ra hải ngoại, in: cát vàng (thơ , usa 1985) - tặng phẩm tình yêu
( thơ, usa 1986) - hoa bướm vườn thơ ( thơ, usa 1994 )
và 2 tập văn xuôi: ngựa hồng trên đồi cỏ (1986)
+ vẫn chờ xe thổ mộ (1993) v.v...
- có tên trong 2 từ điển nhân vật : Dictionary of International
Biography ( United of Kingdom ) + American Biographycal
Institute, INC. ( ABI). ART2all.net
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014
Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014
vài bài thơ hay của thi sĩ nhất tuấn [phạm hậu 1935 - ( seattle / usa)
vài bài thơ hay của thi sĩ nhất tuấn
thế phong giới thiệu
1. HOA HỌC TRÒ
Bây giờ còn nhớ hay không?
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
Ngây thơ anh rủ em ra
Bảo nhặt hoa phượng để mà chơi chung
Bây giờ còn nhớ hay không?
Anh đem cánh phương tô hồng má em
Để cho em đẹp như tiên
Nhưng em không chịu sợ lên trên trời
Lên trời hai đứa hai nơi
Thôi em chỉ muốn làm người trần gian
Hôm nay phượng nở huy hoàng
Sao sinh hai đứa lỡ làng yêu nhau
Rưng rưng phượng nở trên đầu
Tìm em tôi biết tìm đâu bây giờ?
2. MIMÔSA THÔI NỞ
Nô- en xưa anh nhớ
Khi hãy còn yêu nhau
Nhà thờ nơi cuối phố
Thấp thoáng sau ngàn dâu
Anh chờ em đi lễ
Chung dâng lời nguyện cầu
Mimôsa tưng bừng nở
Đẹp như tình ban đầu
Đà lạt mờ trăng lạnh
Đường về ta bước mau
Rồi anh hỏi khẽ em
Đã xin gì với Chúa
Trong đêm lễ Nô- en
Em lắc đầu chả nhớ
Nhưng hồng lên đôi má
Nắm tay anh đợi chờ
Trông em sao xinh quá
Và ngoan như nàng thơ
Mới bốn mùa thu qua
Mimôsa vẫn nở
Sao mối tình đôi ta
Ai làm cho dang dở
Đêm nay Nô-en đây
Chuông nhà thờ khắc khoải
Gió đồi lang thang bay
Mưa buồn giăng ngõ tối
Anh quỳ bên tượng Chúa
Cúi đầu chắp hai tay
Lạy Chúa con đợi chờ
Người ngày xưa về đây
Nhưng em không về nữa
Đường khuya mưa bay bay
Trong hồn anh đêm nay .
3. CẦU NGUYỆN
Con quỳ lạy Chúa trên trời
Để cho con lấy được người con yêu
Đời con đau khổ đã nhiều
Kể từ thơ dại đủ điều đắng cay
Số nghèo hai chục năm nay
Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo
Mối tình đầu trót bọt bèo
Vì người ta thích chạy theo bạc tiền
Âm thầm trong mối tình điên
Cầm bằng Chúa định tình duyên bẽ bàng
Bây giờ con đã gặp nàng
Không giàu, không đẹp, không màng lợi danh
Chúng con hai mái đầu xanh
Chắp tay khấn nguyện trung thành với nhau
Thề rằng sóng gió biển dâu
Đã yêu... trước cũng như sa... giữ lời.
4.XIN TRẢ LẠI EM
Xin trả lại em
Anh xin trả lại em
Những thư yêu ngày trước
Năm trăm lá còn nguyên
Cho đúng lời giao ước
Anh xin trả lại em
Tập khăn yêu xanh đỏ
Cuốn lưu bút bìa đen
Và đôi vòng tay nhỏ
Anh xin trả lại em
Cặp gối hồng em tặng
Bây giờ đi ở riêng
Chắc hẳn em cần lắm
Anh xin trả lại em
Những lời cùng khấn nguyện
Ngày ấy chắc em quên
Nên vội vàng thề hẹn
Anh xin trả lại em
Những môi cười sóng mắt
Những kỷ niệm êm đềm
Khi mình thương nhau nhất
Còn một trái tim yêu
Trọn đời anh giữ lại
Trọn đời anh mang theo
Cho đẹp tình thơ dại .
nhất tuấn
( theo <web aotrang.vn> )
vài hàng tiểu sử, tác giả tự bạch:
trước 1975:
- sinh 1935 ở Nam định, nguyên quán Ninh bình .(Bắc bộ)
- gia nhập trường Võ bị địa phương Nam định.( khóa Hạ sĩ quan).
- 1954 : cùng gia đình di cư vào Nam, lên Đà lạt sinh sống.
- 1955 : gia nhập trường Võ bị quốc gia Đà lạt. ( khóa 12)
- 1961 : quản đốc đài Phát thanh quân đội Đông hà (Quảng trị)
& phần Phát thanh quân đội Huế.
- 1966 : quản đốc đài Phát thanh Nha trang.
- 1968: quản đốc đài phát thanh quân đội Saigon.
- 1971 : giám đốc đài Phát thanh Saigon
- 1974 : tổng giám đốc Việt nam thông tấn xã
- 1975 : bộ Lao động.
sau 1975:
- 1981: BS , Business Administration, City University, Seattle
- công chức ở tiểu bang Washington ,. ( 1976- 1994)
tác phẩm :
- Truyện chúng mình ( thơ - 3 tập: 1, 2 3 - tự xuất bản, Saigon 1950- 1962)
- Truyện chúng mình ( thơ, tái bản trọn bộ: 5 tập - nhà sách Khai trí xuất bản , Saigon 1964.)
- Đời lính ( 2 tập: 1, 2 - nhà sách Khai trí xuất bản, Saigon 1965.
HƠN 30 BÀI THƠ TRONG' TRUYỆN CHÚNG MÌNH' ĐƯỢC NHIỀU NHẠC SĨ PHỔ NHẠC, ( ANH BẰNG,
PHẠM DUY v.v...) TỪ TRƯỚC 1975 . HAI BỘ THƠ ĐƯỢC NHA SÁCH KHÁI TRÍ XUẤT BẢN VỚI SỐ LƯỢNG NHIỀU NHẤT: 'EM LÀ TRỜI BẮT XẤU / LỆ KHÁNH' & 'TRUYỆN CHÚNG MÌNH/ NHẤT TUẤN-[PHẠM HẬU]'
( theo <web Hướng dương Txđ>
Lời dẫn:
Một sáng sớm mai, thức dậy của ngày 24-6-2014 - vào Gmail, nhận được tin Mr Harry Pham gửi lời thăm, có mấy chữ "hỏi thăm Thế Phong & gia đình...". Mr Harry Phạm là ai? tôi không hề biết, tôi định 'delete' . Nhưng lại, tại chữ nhưng, vội nhìn, thấy mấy hàng chữ hỏi thăm Thế Phong& gia đình - vậy là, người quen rồi - tôi mở ra, xem. . Hóa ra, thi sĩ Nhất Tuấn , tục danh Phạm Hậu , nay, quốc tịch Hoa Kỳ: Mr. Harry Phạm.
Trả lời, gửi kèm bài mới nhất " Le dixième jour du sixième mois, le jour le plus long - nhật ký Thế Phong" cho Mr Harry - ngầm ý - trả lời điều anh ta hỏi về gia đình tôi: vợ+ con + đã mấy cháu nội ngoại.
Anh ta trả lời ngay , không mở được bài ấy để đọc, lại còn trách khéo,
" Tôi ( Mr Harry) bị Alzheimer di truyền mà " chưa lẫn" như Thế Phong. Đọc lại' email' của tôi. 'hỏi về các cháu và gia đình'. (...) Tôi luôn luôn là bạn thân của Thế Phong ĐMT, chứ không phải là tổng giám đốc Việt nam thông tấn xã / Việt Nam Cộng Hòa " - ntuan.
trả lời
Bạn ta
- gia đình gồm 5 cháu, 3 trai, 2 gái.
- trưởng nam 48 tuổi,(sinh 1966) hiện ở Houston, cùng vợ+ 2 con,1 trai( đích tôn), 1 gái.
- thứ nam,tốt nghiệp y khoa 1994, (sinh 1968), 2 con, 1 trai,
1 gái- mới bỏ vợ, theo "một nữ tà dâm" ở hội thánh Báp- tít, quăng lưới người vớ món bở "trai giàu có vợ".
(tà dâm/ to be lustful.)
- trưởng nữ, sinh 1969 2 con, 1 trai, 1 gái- mới nộp đơn tại tòa án tp. HCM, xin ly dị "thằng chồng hoang đàng chẳng ra gì."
- thứ nữ, sinh 1971, 2 con gái, chồng, một giám đốc (ăn nên làm ra) có hiếu với bố mẹ vợ, lo hậu sự cho cả'tứ thân phụ mẫu' còn tại thế - và, đã mua đất chôn,ở Long an.
- út nam sính 1972, vợ cặp hiện nay là thứ 3, kỹ sư điện tử
( hiện thất nghiệp)- con gái nói với bố, " thế là bố nợ con 20 triệu Vnđ rồi, bời hơn 1 năm nay, bố chưa đưa tiền cho mẹ"( cô vợ thứ 2.)
- vợ tôi năm nay đã 77,(sinh 1937), sức khỏe tốt, hầu việc Chúa hết lòng, tại 'Chi hội Tin lành Thị nghè.'
- còn anh chồng, là tôi, có sước danh 'Thằng phải gió' - sinh 1932 (rút 4 năm, khai sinh ghi 1936), nghỉ hưu non từ 1992.
(nguyên là phụ xe 'Công ty xe khách thành').
Từ mấy năm nay- hắn ta là'văn sĩ tự do' -làm việc tại nhà '- phụ trách 3 webs văn chương( Thephong writer- Virgil Gheorghiu -Tản mạn văn chương)- trong 1 bài phỏng vấn đăng trên báo Calitoday( San Jose) có đoạn, đã 'dispute' với CEO Jeef Bezos (Amazon.com) về 'Copyright infringement'.
Tin mới nhất, năm 2014, Amazon.com lại tung lên mạng lần 2 ), rao bán 'Thephong by Thephong. The writer, The Work & The life'
(Paperback), một Used from $ 812,50/ copy- gọi là 'rare & finebook'. Và, trước đó, Amazon.com , còn cho COPY
( sao ra) một sách tiếng việt 'TTKH- Nàng là ai?/ Thế Nhật/Thế Phong,một USED from $30,00/copy. Thật tức muốn ói cành hông!- muốn theo dõi- bấm vào'Google.com.search/Thephong writer).
Ấy là ,chưa kể BIBLIO ,một bookseller khác, rao bán tự-sự-kể
'Thephong by Thephong.The Writer, The Work & The Life' by The Phong[i.e. DO MANH TUONG]- bấm vào "Google/ search/ Thephong writer / Images " -
giới thiệu tiểu sử tác giả +'booKdetails' +'Add to basket: $650,00 + $9,00 shipping to USA. Offer by Rulon-Miller Book / Minnesota .
tức, muốn ói canh hông, bèn, phiên âm MINNESOTA ra tiếng việt,là bang MỸ-NÓ-SỎ-TA .
vậy thì, có nên liệt họ vào "loại'piracy/ copyright infringement" không ? - hay là - phải cảm ơn họ,vì, đã phổ biến sách cho tác giả nổi danh hơn, trên toàn cầu chăng ?
- chúc Nhật Tuấn * + phu nhân+ gia đình khỏe, vui. God bless!
( bạn ta vốn là tín đồ Công giáo gốc mấy đời rồi!)
- vội quá, mail viết xong chưa kịp đọc lại - xin lôi bạn ta-
vợ nhắc ," tôi phải đưa nàng đi chưa răng rồi !".
THẾPHONG
-----
* xin lỗi Mr Harry Phạm - gõ sai dấu : ấ lộn thành ậ- hóa ra, ám chỉ nhà văn Nhật Tuấn
(1942 - ) - trước 1954, cư ngụ tại ngõ Tạm Thương, (Hà nội ) sống cùng với anh trai, văn sĩ Nhật Tiến [1936- .) Người anh di cư vào Nam năm 1954, sau hiệp định Genève chia đôi 2 giới tuyến -
và, sau biến cớ 30-4- 1975 lại vượt biên sang Hoa Kỳ, hiện định cư ở Cali. (TP)
------
PHỤ LỤC
-------------
BIBLIO
THEPHONG BY THEPHONG ; THE WRITER
THE WORK & THE LIFE - AUTOBIOGRAPHY ADD TO BASKET
by THE PHONG [i.e. DO MANH TUONG -------------
$ 650.00
$ 9.00 shipping to USA
-------------- --------------- ---------- .................
DESCRIPTION TERM OF SALE REVIEW
==============================================================
Saigon. Dai Nam Van Hien Books 1972 . " Third Edition in English, 4to, 3,p.l.
oo. 116 [1] , mimeographed near fine in original wrappers. This copy with a
prescription from the author, inscribed and dated April, 1973. The book was
first published in 1966 and there was a revised edition printe in 1968. Auto-
biography by The Phong, the Vietnamese poet and novelist, born in 1932, who
started writing in Hanoi in 1952 " In the first days of the Vietminh". In 1953
he embarked on a career of journalism. He moved to Saigon before the the
fall of Dien Bien Phu in 1954 where he wrote film reviews and other material
on a contractual basis. He is the author of three novels ( 2 written in Hanoi
and another in Saigon) and in September of 1964 he became a press office of
the Minister of Information which brought him in contact with many important
people in both the literary as well as the political scene. From March 1965
to the end of 1966 he was a lecturer in politics in the Vung Tau Cadres Training
Centre.. This edition not in OCLC".
Book Details
* Thephong by Thephong. The writer, the work and the life
autobiography by THE PHONG [i.e. DO MANH TUONG]
* Bookseller : Rulon-Miller Books ... (US)
* Bookseller inventory # : 34489
* Title : Thephong by Thephong. The writer the work and the life
autobiography
* Author THEPHONG [i.e. DO MANH TUONG]
* Book Condition
* Publisher : Dai Nam Van Hien Books
* Place : Saigon
* Date publisher : 1972
* Keyworks : Vietnam: Asia, Southest Asia, Vietnamese Literature,
Modern Literature, Vietnam War
[]
==========================================================================================
Ngày 23 tháng 6 năm 2014 : Thephong by Thephong: The writer the work and the life autobiography
THEPHONG [i.e. DO MANH TUONG ] Amazon Books
......................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thephong by Thephong. The -------------------------
writer: the work and the life Currently unavailable autobiography Paperback -- January 1 We don't know when or if this
item will be back in stock
---------------------------------------
---------------- ---------------------------------------
Paperback Add to Wish List
----------------
........................................................................
========================================================================================
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
lưu dân thi thoại : thi sĩ lưu trần nguyễn / bài viết: diên nghị + song nhị (san jose)
lưu dân thi thoại.
cội nguồn xb, san jose 2003
thi sĩ lưu trần nguyễn
diên nghị + song nhị
Với một 'Mái tóc Trầm Hương', tập thơ đầu tay xuất bản năm 1997, tại thủ phủ tiểu bang California - mang dấu ấn của một cuộc tình,xác lập dáng đứng và bản sắc thơ ôm nay của Lưu trần Nguyễn. Thơ tình, một phạm trù không mới, nhưng, giải tỏa được một phần vấn nạn, liên quan đến con người, cuộc sống, đến hạnh phúc, bất hạnh. Đời kiếp của tình yêu: sâu đậm nhất vẫn al2 mối tình đầu. Thế Lữ của tiền chiến đã minh họa, " Cái thuở ban đầy lưu luyến ấy / Nghìn năm chưa dễ mấy ai quân." Nghìn năm dễ gì quên, phương chi, 30, 40 năm, sao không còn nhớ ? Tất cả những tha thiết, luyến lưu thơ mộng của một thời, đến một chặng đời đó, bắt gặp trở lại thảng thốt như một giấc chiêm bao:
Ba mươi năm chỉ là cơn mộng
Người đến thăm ta buổi sế chiều
Năm năm sau, dòng thơ Lưu trần Nguyễn rẽ sang ngã tư, soi rọi lại mình giữa trần thế bất an, ám ảnh đổ vỡ, mãi mãi thiệt thòi theo từng đời sống thăng trầm thời cuộc :
Ta cảm thấy sau một lần mất mát
Lại già đi từng sợi tóc thăng trầm
Một thời lưu luyến ấy đã trở thành quá khứ, từ một nơi chốn nào xưa, cảnh vật hoà quyện chia xẻ buồn vui với người, nay chỉ thành ảo ảnh. Tiếc nuối, trăn trở, dằn vặt, cơ hồ như thân lạc đà giữa sa mạc cháy bỏng, khát khao tiếng mưa rơi :
Dừng chân lại một thời lưu luyến
Cội xương rồng xưa trở nhánh gai đau
Sông trước mắt - sông chỉ là ảo bóng
Ta lạc đà khát cả tiếng mưa reo
Lưu trần Nguyễn chiêm nghiệm về cõi đời, cách nhận thức mang tính triết lý từ bi, " đời chỉ là bể khổ", con người 'mang tiếng khóc ban đầu mà ra'. (Cung oán ngâm khúc). Không những con người, sinh vật thượng đẳng, mà, vạn vật cũng đồng cảm trước những bi lụy tử sinh:
Ta bước chân theo vệt nắng nhòa
Buồn con sao nhỏ chết đêm qua
Hình như trong nỗi đau trần thế
Co vạn mầm sinh cũng khóc òa
Tỏ bày thái độ sống bằng lời tự thú chân thành, 'đi một kiếp con đường không tới đích' - nhưng không phải vì thế, mà ,đầu hàng, tĩnh tọa, cho nên, dù không tới đích, vẫn cứ phải, 'cứ lầm lũi trên muôn trùng hoang mạc'- lục tìm, khám phá , khai quật chất liệu nghệ thuật, không thể thiếu trong thơ. Lý tưởng sáng tạo thi ca đeo đẳng, kiên trì chấp nhận những khổ hạnh, thách thức, và, mãi lầm lũi âm thầm trong 'cái ta' của " lạc đà khổ hạnh giữa dòng thơ".
Qua nỗ lực bản thể, qua hoài bão phía trước; 'cái ta' đã toại nguyện phần nào, đủ nhận diện vóc dáng chính mình. 'cái ta' nguyên hình, óng ả sắc màu kiêu hãnh, tự mãn :
Bên chén trà khuya và đêm lặng thinh
Dường như ta đã hiện nguyên hình
Già nua trong đáy ly trầm mặc
Trong đáy ly đời, ta thủy tinh
Cũng có một góc tâm tư khác, Lưu trần Nguyễn dành riêng, hàng đêm gửi lòng thao thức về quê mẹ, nơi "Con đò nỗi đau": còn đó người em thơ, tháng ngày ủ dột, áo sờn vai ,ngồi mơ chén cơm chiều, thay bằng chén khoai khô chát miệng, trong nỗi buồn hiu quạnh . Rồi, từ những mảnh đời nhục nhằn, tăm tối đó, niềm tin vui hiện, tác giả hình dung tới quảng trường Ba đình, nơi tuổi trẻ Việt nam dựng tên làm lịch sử, xó kiếp đời tăm tối, lầm than :
Tà áo dài bay giữ quảng trường
Hoan ho tổ quốc, dậy loa vang
............
Bờ môi con gái đầy son phấn
Cũng biết gào lên nhịp tiến quân
TÀ ÁO DÀI BAY GIỮA QUẢNG TRƯỜNG
Thơ Lưu trần Nguyễn nhiều ấn tượng,ý tưởng có chiều sâu, làm nổi bật cảm xúc từ nội giới. tác giả sử dụng thi ngữ hài hòa, đủ âm hưởng của giọng điệu- chứng tỏ tác gỉ chú trọng đến kỹ thuật thơ , càng cô đọng thì càng truyền cảm, thuyết phục [người đọc]. Cảm xúc thẩm mỹ từ ngoại cảnh đưa lại, cũng al2 nét đặc trưng trong thơ Lưu trần Nguyễn. Tác giả là một tên tuổi trong làng thơ hải ngoại. Anh làm thơ, từ thuở còn trên ghế nhà trường. Thơ của Lưu trần Nguyễn thể hiện, như con người của anh : cuộc sống chừng mực, chuẩn độ, trầm lặng và hướng nội. Tác giả là một thành viên của Cơ sở thi văn Cội nguồn, anh đã đóng góp nhiều tác phẩm thơ , văn giá trị cho các tuyển tập do Cội nguồn ấn hành.
Lưu trần Nguyễn, bút hiệu của Nguyễn gia Khánh, quê quán Hải phòng. ( Bắc bộ) Di cư vào Nam 1954. Bị động viên, khóa 25 Trường Võ bị Thủ đức, sau 30-4-75, đi tập trung cải tạo, 7 năm tù, qua khắp các trại giam từ nam ra bắc.
Hiện nay, tác giả cùng gia đình sinh sống ở Sacramento. []
trích nguyên tác thơ lưu trần nguyễn.
2/ 7 bài
1. TÀ ÁO DÀI BAY GIỮA QUẢNG TRƯỜNG
GỬI TUỔI TRẺ VIỆTNAM
Ta thấy em đứng giữa hoa vàng
Bừng lên ánh mắt buổi vinh quang
Bờ môi con gái ngời son phấn
Cũng biết gào lên nhịp tiến quân
Tà áo dài bay giữa quảng trường
Hoan hô tổ quốc dậy loa vang
Ta nghe trong trái tim già cỗi
Nghìn lưỡi dao đâm nhói ngỡ ngàng
Lá cỏ cúi đầu em bước qua
Đài thiêng chiến sĩ trận vong xưa
Bàn tay thiếu nữ cài hoa trắng
Bức tượng đồng kia cũng khóc òa
Tuổi trẻ ùa lên cơn lốc xoáy
Từng tên mạt tướng phải chau mày
Ngủ mê trên những hào quang cũ
Giấu mặt mơ vòng hoa hổ ngươi
Ta thấy em đứng giữa quảng trường
Ngời lên ánh mắt, Triệu, Trưng vương
Bàn tay chưa chép tỉnh thư đã,
Chép cả nghìn trang hịch Cần vương.
2. NỖI BUỒN SA MẠC
Lê chân bước lãng quên đời di tật
Tình trăm năm nặng một khối u đầy
Nơi ước hẹn là muôn triều cát động
Sá gi đây sa mạc bủa trùng vây
Dừng chân lại chốn một thời lưu luyến
Cội xương rồng trổ nhánh gai đau
Sông trước mắt - sông chỉ là ảo bóng
Ta lạc đà khát cả tiếng mưa reo
Lần theo mãi dấu chân hờn bộ lạc
Bỏ sau lưng biển cát đã nên đồi
Ơi cơn nóng, ánh mặt trời cực ác
Hủy tình ta, còn lại nấm tro rơi
Đêm ủ xuống những men nồng chất ngất
Trên cành gai chim cú điểm danh người
Đi một kiếp còn không tới đích
Nụ cười em - phương Bắc, chuyến tàu xuôi
Cứ lầm lũi trên muôn trùng hoang mạc
Khối u tình ấp ủ trĩu trên vai
Đâu dấu ấn của một thời kiêu bại
Bóng lạc đà hun hút cát hoa bay.
lưu trần nguyễn
( sđd: tr. 289- 295)
cội nguồn xb, san jose 2003
thi sĩ lưu trần nguyễn
diên nghị + song nhị
Với một 'Mái tóc Trầm Hương', tập thơ đầu tay xuất bản năm 1997, tại thủ phủ tiểu bang California - mang dấu ấn của một cuộc tình,xác lập dáng đứng và bản sắc thơ ôm nay của Lưu trần Nguyễn. Thơ tình, một phạm trù không mới, nhưng, giải tỏa được một phần vấn nạn, liên quan đến con người, cuộc sống, đến hạnh phúc, bất hạnh. Đời kiếp của tình yêu: sâu đậm nhất vẫn al2 mối tình đầu. Thế Lữ của tiền chiến đã minh họa, " Cái thuở ban đầy lưu luyến ấy / Nghìn năm chưa dễ mấy ai quân." Nghìn năm dễ gì quên, phương chi, 30, 40 năm, sao không còn nhớ ? Tất cả những tha thiết, luyến lưu thơ mộng của một thời, đến một chặng đời đó, bắt gặp trở lại thảng thốt như một giấc chiêm bao:
Ba mươi năm chỉ là cơn mộng
Người đến thăm ta buổi sế chiều
Năm năm sau, dòng thơ Lưu trần Nguyễn rẽ sang ngã tư, soi rọi lại mình giữa trần thế bất an, ám ảnh đổ vỡ, mãi mãi thiệt thòi theo từng đời sống thăng trầm thời cuộc :
Ta cảm thấy sau một lần mất mát
Lại già đi từng sợi tóc thăng trầm
Một thời lưu luyến ấy đã trở thành quá khứ, từ một nơi chốn nào xưa, cảnh vật hoà quyện chia xẻ buồn vui với người, nay chỉ thành ảo ảnh. Tiếc nuối, trăn trở, dằn vặt, cơ hồ như thân lạc đà giữa sa mạc cháy bỏng, khát khao tiếng mưa rơi :
Dừng chân lại một thời lưu luyến
Cội xương rồng xưa trở nhánh gai đau
Sông trước mắt - sông chỉ là ảo bóng
Ta lạc đà khát cả tiếng mưa reo
Lưu trần Nguyễn chiêm nghiệm về cõi đời, cách nhận thức mang tính triết lý từ bi, " đời chỉ là bể khổ", con người 'mang tiếng khóc ban đầu mà ra'. (Cung oán ngâm khúc). Không những con người, sinh vật thượng đẳng, mà, vạn vật cũng đồng cảm trước những bi lụy tử sinh:
Ta bước chân theo vệt nắng nhòa
Buồn con sao nhỏ chết đêm qua
Hình như trong nỗi đau trần thế
Co vạn mầm sinh cũng khóc òa
Tỏ bày thái độ sống bằng lời tự thú chân thành, 'đi một kiếp con đường không tới đích' - nhưng không phải vì thế, mà ,đầu hàng, tĩnh tọa, cho nên, dù không tới đích, vẫn cứ phải, 'cứ lầm lũi trên muôn trùng hoang mạc'- lục tìm, khám phá , khai quật chất liệu nghệ thuật, không thể thiếu trong thơ. Lý tưởng sáng tạo thi ca đeo đẳng, kiên trì chấp nhận những khổ hạnh, thách thức, và, mãi lầm lũi âm thầm trong 'cái ta' của " lạc đà khổ hạnh giữa dòng thơ".
Qua nỗ lực bản thể, qua hoài bão phía trước; 'cái ta' đã toại nguyện phần nào, đủ nhận diện vóc dáng chính mình. 'cái ta' nguyên hình, óng ả sắc màu kiêu hãnh, tự mãn :
Bên chén trà khuya và đêm lặng thinh
Dường như ta đã hiện nguyên hình
Già nua trong đáy ly trầm mặc
Trong đáy ly đời, ta thủy tinh
Cũng có một góc tâm tư khác, Lưu trần Nguyễn dành riêng, hàng đêm gửi lòng thao thức về quê mẹ, nơi "Con đò nỗi đau": còn đó người em thơ, tháng ngày ủ dột, áo sờn vai ,ngồi mơ chén cơm chiều, thay bằng chén khoai khô chát miệng, trong nỗi buồn hiu quạnh . Rồi, từ những mảnh đời nhục nhằn, tăm tối đó, niềm tin vui hiện, tác giả hình dung tới quảng trường Ba đình, nơi tuổi trẻ Việt nam dựng tên làm lịch sử, xó kiếp đời tăm tối, lầm than :
Tà áo dài bay giữ quảng trường
Hoan ho tổ quốc, dậy loa vang
............
Bờ môi con gái đầy son phấn
Cũng biết gào lên nhịp tiến quân
TÀ ÁO DÀI BAY GIỮA QUẢNG TRƯỜNG
Thơ Lưu trần Nguyễn nhiều ấn tượng,ý tưởng có chiều sâu, làm nổi bật cảm xúc từ nội giới. tác giả sử dụng thi ngữ hài hòa, đủ âm hưởng của giọng điệu- chứng tỏ tác gỉ chú trọng đến kỹ thuật thơ , càng cô đọng thì càng truyền cảm, thuyết phục [người đọc]. Cảm xúc thẩm mỹ từ ngoại cảnh đưa lại, cũng al2 nét đặc trưng trong thơ Lưu trần Nguyễn. Tác giả là một tên tuổi trong làng thơ hải ngoại. Anh làm thơ, từ thuở còn trên ghế nhà trường. Thơ của Lưu trần Nguyễn thể hiện, như con người của anh : cuộc sống chừng mực, chuẩn độ, trầm lặng và hướng nội. Tác giả là một thành viên của Cơ sở thi văn Cội nguồn, anh đã đóng góp nhiều tác phẩm thơ , văn giá trị cho các tuyển tập do Cội nguồn ấn hành.
Lưu trần Nguyễn, bút hiệu của Nguyễn gia Khánh, quê quán Hải phòng. ( Bắc bộ) Di cư vào Nam 1954. Bị động viên, khóa 25 Trường Võ bị Thủ đức, sau 30-4-75, đi tập trung cải tạo, 7 năm tù, qua khắp các trại giam từ nam ra bắc.
Hiện nay, tác giả cùng gia đình sinh sống ở Sacramento. []
trích nguyên tác thơ lưu trần nguyễn.
2/ 7 bài
1. TÀ ÁO DÀI BAY GIỮA QUẢNG TRƯỜNG
GỬI TUỔI TRẺ VIỆTNAM
Ta thấy em đứng giữa hoa vàng
Bừng lên ánh mắt buổi vinh quang
Bờ môi con gái ngời son phấn
Cũng biết gào lên nhịp tiến quân
Tà áo dài bay giữa quảng trường
Hoan hô tổ quốc dậy loa vang
Ta nghe trong trái tim già cỗi
Nghìn lưỡi dao đâm nhói ngỡ ngàng
Lá cỏ cúi đầu em bước qua
Đài thiêng chiến sĩ trận vong xưa
Bàn tay thiếu nữ cài hoa trắng
Bức tượng đồng kia cũng khóc òa
Tuổi trẻ ùa lên cơn lốc xoáy
Từng tên mạt tướng phải chau mày
Ngủ mê trên những hào quang cũ
Giấu mặt mơ vòng hoa hổ ngươi
Ta thấy em đứng giữa quảng trường
Ngời lên ánh mắt, Triệu, Trưng vương
Bàn tay chưa chép tỉnh thư đã,
Chép cả nghìn trang hịch Cần vương.
2. NỖI BUỒN SA MẠC
Lê chân bước lãng quên đời di tật
Tình trăm năm nặng một khối u đầy
Nơi ước hẹn là muôn triều cát động
Sá gi đây sa mạc bủa trùng vây
Dừng chân lại chốn một thời lưu luyến
Cội xương rồng trổ nhánh gai đau
Sông trước mắt - sông chỉ là ảo bóng
Ta lạc đà khát cả tiếng mưa reo
Lần theo mãi dấu chân hờn bộ lạc
Bỏ sau lưng biển cát đã nên đồi
Ơi cơn nóng, ánh mặt trời cực ác
Hủy tình ta, còn lại nấm tro rơi
Đêm ủ xuống những men nồng chất ngất
Trên cành gai chim cú điểm danh người
Đi một kiếp còn không tới đích
Nụ cười em - phương Bắc, chuyến tàu xuôi
Cứ lầm lũi trên muôn trùng hoang mạc
Khối u tình ấp ủ trĩu trên vai
Đâu dấu ấn của một thời kiêu bại
Bóng lạc đà hun hút cát hoa bay.
lưu trần nguyễn
( sđd: tr. 289- 295)
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014
lưu dân thi thoại: nữ thi sĩ sương mai / bài viết: diên nghị + song nhị . (usa)
lưu dân thi thoại - diên nghị+ song nhị
cội nguồn xuất bản, usa 200-
ISBN 0-9712626-6-7
nữ thi sĩ sương mai
diên nghị + song nhị
Mỗi tâm hồn con người là một thế giới riêng biệt, phong phú và phức tạp. Nếu lại là tâm hồn một người thơ, thì, đó là một cõi riêng, vượt hẳn ra ngoài thể tính hồn nhiên, dung dị. Sương Mai , một nhà thơ nữ có một cõi tư duy rất riêng : cõi tình, một cõi tình dào dạt. Do đó, thơ Sương Mai là thơ tình thuần nhất. Tình yêu của Sương Mai là tình yêu dang dở, trái ngang, cách chia, hoài niệm, bâng khuâng.
Với cái tư riêng ấy, Sương Mai xuất hiện, bước song hành với những nhà thơ nữ tiếng tăm khác ở hải ngoại. Cùng lúc, Sương Mai gia nhập sinh hoạt Cơ sở thi văn Cội nguồn, vào giữa năm 1994. Trong chặng đường hơn 5 năm đến nay, thơ Sương Mai đã xuất hiện khắp nơi, đây đó, từ các tạp chí , tập san, đến những trang văn học trên mạng lưới toàn cầu. Tên tuổi cô đã trở nên thân quen với thi giới hải ngoại. Như đã nói, thơ Sương Mai, thơ của tình yêu thuần nhất- tình yêu, mà. Sương Mai kiếm tìm, là bóng dáng hư hư, thực thực, như có như không, - như có mà không có, rất thật mà lại không có thật . Bóng hình đó, người thơ đem giấu ở một góc tim. trong thơ, trong chiêm bao, trong xót xa, trong cánh chim chìm khuất cuối trời, và, cả trong nỗi niềm si mê điên dại Sau cùng đành giấu vào trong mộng mơ viên miễn :
Giấu người trong giấc mộng dài
Sợ khi tỉnh giấc tình bay mộng tàn
Tình yêu đó,, bóng dáng đó đã mịt mờ, nhưng nhịp đập của con tim vẫn thôi thúc, người thơ kiếm tìm, réo gọi. Tâm trạng đó đâu chỉ riêng tác giả Trăng Mộng, Thơ Tình, Thoảng chút hương xưa, ai mà chẳng thế. Bởi, tình yêu là cuộc săn đuổi, kiếm tìm bất tận. Một ngọn sóng cuốn hút con người, hết thế hệ này, đến thế hệ khác :
Em gọi thì thầm một tiếng Anh
Tưởng còn nguyên vẹn thuở ngày xanh
và,
Ta về khóa cửa lâu đài
Trồng cây tình, đợi ngày nở hoa
Thơ là sự thăng hoa tuyệt đỉnh cảm xúc, tư tưởng và ngôn ngữ là nghệ thuật riêng biệt của văn chương. Tâm hồn nhà thơ như trang giấy mỏng, như mặt nước hồ thu, chỉ cần một cảm xúc nội giới, cũng, đủ làm trang giấy mỏng đó rung lên. Và, Sương mai, lòng đang như hồ thu lặng gió, tâm hồn chìm lắng trong êm ả, bâng khuâng thế mà, chỉ một thoáng thôi; một hơi gió nhẹ, một giọt sương trên phiến lá, một chiếc lá vàng chao xuống thảm cỏ xanh, rồi, một giọt mưa rơi trên làn áo mỏng, một thoáng nhìn. sợi tơ nhện giăng, và, một cánh chim bay hút tận chân trời, đủ làm xao động :
Chỉ là ngọn gió đưa
Trong một chiều cuối Hạ
Chỉ là bước chân khua
Sao lòng bâng khuâng quá !
CHỈ LÀ / THƠ SƯƠNG MAI
Tình yêu, một quá trình của sự tra vấn, kiếm tìm, với những biến hiện theo hàn thử biểu của con tim. Khi đứng bên làn ranh này, lại muốn bước qua làn ranh khác, đó là cuộc trường tình không biên giới. Giữa mênh mông ấy, Sương Mai trải lòng, quyết định, làm một cuộc đổi thay, khớơc từ mọi vương vấn, từ một bên lằn ranh, để trang lòng như trang giấy mới, đón nhận :
Lòng tôi như trang giấy mới
Tôi đang viết lại từ đầu
Viết mà không lần tự hỏi
Sẽ bắt đầu lại từ đâu?
Cũng đã nhiều lần, Sương Mai ra đi: áo vương bụi đường, mỗi chặng đời , một bâng khuâng trước điều hơn, thiệt. Ra đi, như một lần bỏ cuộc, cuộc chia ly không khỏi làm lưu luyến, nhớ thương, tưởng như xé lòng, đứt ruột :
Năm xưa bỏ phố rời sông
Để hồn chìm giữa mênh mông núi đồi
Đau long dứt một cuộc chơi
Nằm nghe sóng cũ bồi hồi bãi xưa
BỤI ĐƯỜNG/ THƠ SƯƠNG MAI
Có ra đi thì có trở về. Trở về trong trống vắng, cuộc tình hoang vu, của một thời hò hẹn. tất cả chỉ còn là :
Mùa thương cũ đã chìm theo sương khói
Xé tặng lòng một nửa mảnh khăn tang
RỪNG XƯA / THƠ SƯƠNG MAI
Bức thư tình là một trong những bài thơ hay của Sương Mai. ý tứ đằm thắm, cảm xúc nhẹ nhàng, khác hẳn với khắc khoải, tủi buồn, than vãn, trong giọng điệu chung chung của tác giả. Đoạn kết cùa Dòng-Thơ-Sương-Mai, có lẽ, đoạn kết cuộc tình của kẻ ở, người đi. Va khi, 2 người lăng lẽ quay lưng lại, thì, người đã phụ người, còn ai đã phụ ai ? Nhưng, hệ lụy cuộc tình, thì,' trầm luân trong thảm thương, trong giọt lệ đời cay đắng'. Tất cả được tác giả phân trần tận cùng, trong bài Ta & Người - có đoạn, với 2 câu thật thấm cảm :
Trần gian lạnh ngắt bốn mùa
Đọc câu thần chú, xé bùa hoá thân
[Như đã nói, nữ thi sĩ] Sương Mai, thành viên Cơ sở thi văn Cội nguồn từ năm 1994, năm đầu thành lập- chúng tôi đã từng được đọc bài thơ bản thảo đầu tiên, đăng trên một tạp chí xuất bản ờ Bắc California. Trên chặng đường dái 5 năm ấy, với 3 thi phẩm được xuất bản : 'Trăng mộng' (2000)- ' Thơ Tình Sương mai' ( 1998)- Thoảng chút hương xưa ( 1996) - tác giả Sương Mai đã có một khoảng cách biết rất lớn, so với hôm nay. Và, thơ mang một sắc thái riêng thời đại, quan giọng điệu thơ Sương Mai , quả là giọng điệu thơ của thiết tha,của phóng túng!
Sương Mai, bút hiệu của Bùi Phùng Mai - một cô gái gốc Cần thơ, sinh năm 1950, tới Hoa Kỳ năm 1995, hiện cư ngụ tại Bắc California. Tác giả cho biết sẽ xuất bản thi tập ' Yếu dấu tan theo' trong năm 2003.
trích nguyên tác thơ Sương Mai:
1/ 7 bài
BỨC THU TÌNH
Thưa anh,
Vì nhớ nên em viết
Viết những bài thơ trai nỗi lòng
Một chuyến viếng thăm ngăn cách trở
Em buồn, anh có biết gì không ?
Ra về lòng dạ như ai cắt
Cái bóng người thương vẫn mịt mờ
Em đếm từng giây, em đếm phút
Mà anh như chỉ đến trong thơ ...
Anh ơi... Ngày đã qua đi mất
Lại một ngày qua mất nữa rồi
Em biết anh chờ, em khổ quá
Nói làm sao để nỗi thương vơi ?
Em giận đường xa, rồi giận mình
Giận mây, giận gió, gió làm thinh
Giận anh, không biết vì sao nữa ?
Chắc tại vì ... đầy nỗi nhớ anh !
Anh hỡi,
Bài thơ em viết riêng
Cho anh, em viết với con tim
Yêu anh bằng cả hồn tri kỷ
Đã hứa thì em đâu có quên !
Chờ em, anh nhé, dẫu trong thơ
Em sẽ đến thăm thật bất ngờ
Em sẽ hôn anh lần thứ nhất
Bên nhau mình sẽ tưởng là ... mơ.
sương mai
( Sđd: tr. 499- 503)
cội nguồn xuất bản, usa 200-
ISBN 0-9712626-6-7
nữ thi sĩ sương mai
diên nghị + song nhị
Mỗi tâm hồn con người là một thế giới riêng biệt, phong phú và phức tạp. Nếu lại là tâm hồn một người thơ, thì, đó là một cõi riêng, vượt hẳn ra ngoài thể tính hồn nhiên, dung dị. Sương Mai , một nhà thơ nữ có một cõi tư duy rất riêng : cõi tình, một cõi tình dào dạt. Do đó, thơ Sương Mai là thơ tình thuần nhất. Tình yêu của Sương Mai là tình yêu dang dở, trái ngang, cách chia, hoài niệm, bâng khuâng.
Với cái tư riêng ấy, Sương Mai xuất hiện, bước song hành với những nhà thơ nữ tiếng tăm khác ở hải ngoại. Cùng lúc, Sương Mai gia nhập sinh hoạt Cơ sở thi văn Cội nguồn, vào giữa năm 1994. Trong chặng đường hơn 5 năm đến nay, thơ Sương Mai đã xuất hiện khắp nơi, đây đó, từ các tạp chí , tập san, đến những trang văn học trên mạng lưới toàn cầu. Tên tuổi cô đã trở nên thân quen với thi giới hải ngoại. Như đã nói, thơ Sương Mai, thơ của tình yêu thuần nhất- tình yêu, mà. Sương Mai kiếm tìm, là bóng dáng hư hư, thực thực, như có như không, - như có mà không có, rất thật mà lại không có thật . Bóng hình đó, người thơ đem giấu ở một góc tim. trong thơ, trong chiêm bao, trong xót xa, trong cánh chim chìm khuất cuối trời, và, cả trong nỗi niềm si mê điên dại Sau cùng đành giấu vào trong mộng mơ viên miễn :
Giấu người trong giấc mộng dài
Sợ khi tỉnh giấc tình bay mộng tàn
Tình yêu đó,, bóng dáng đó đã mịt mờ, nhưng nhịp đập của con tim vẫn thôi thúc, người thơ kiếm tìm, réo gọi. Tâm trạng đó đâu chỉ riêng tác giả Trăng Mộng, Thơ Tình, Thoảng chút hương xưa, ai mà chẳng thế. Bởi, tình yêu là cuộc săn đuổi, kiếm tìm bất tận. Một ngọn sóng cuốn hút con người, hết thế hệ này, đến thế hệ khác :
Em gọi thì thầm một tiếng Anh
Tưởng còn nguyên vẹn thuở ngày xanh
và,
Ta về khóa cửa lâu đài
Trồng cây tình, đợi ngày nở hoa
Thơ là sự thăng hoa tuyệt đỉnh cảm xúc, tư tưởng và ngôn ngữ là nghệ thuật riêng biệt của văn chương. Tâm hồn nhà thơ như trang giấy mỏng, như mặt nước hồ thu, chỉ cần một cảm xúc nội giới, cũng, đủ làm trang giấy mỏng đó rung lên. Và, Sương mai, lòng đang như hồ thu lặng gió, tâm hồn chìm lắng trong êm ả, bâng khuâng thế mà, chỉ một thoáng thôi; một hơi gió nhẹ, một giọt sương trên phiến lá, một chiếc lá vàng chao xuống thảm cỏ xanh, rồi, một giọt mưa rơi trên làn áo mỏng, một thoáng nhìn. sợi tơ nhện giăng, và, một cánh chim bay hút tận chân trời, đủ làm xao động :
Chỉ là ngọn gió đưa
Trong một chiều cuối Hạ
Chỉ là bước chân khua
Sao lòng bâng khuâng quá !
CHỈ LÀ / THƠ SƯƠNG MAI
Tình yêu, một quá trình của sự tra vấn, kiếm tìm, với những biến hiện theo hàn thử biểu của con tim. Khi đứng bên làn ranh này, lại muốn bước qua làn ranh khác, đó là cuộc trường tình không biên giới. Giữa mênh mông ấy, Sương Mai trải lòng, quyết định, làm một cuộc đổi thay, khớơc từ mọi vương vấn, từ một bên lằn ranh, để trang lòng như trang giấy mới, đón nhận :
Lòng tôi như trang giấy mới
Tôi đang viết lại từ đầu
Viết mà không lần tự hỏi
Sẽ bắt đầu lại từ đâu?
Cũng đã nhiều lần, Sương Mai ra đi: áo vương bụi đường, mỗi chặng đời , một bâng khuâng trước điều hơn, thiệt. Ra đi, như một lần bỏ cuộc, cuộc chia ly không khỏi làm lưu luyến, nhớ thương, tưởng như xé lòng, đứt ruột :
Năm xưa bỏ phố rời sông
Để hồn chìm giữa mênh mông núi đồi
Đau long dứt một cuộc chơi
Nằm nghe sóng cũ bồi hồi bãi xưa
BỤI ĐƯỜNG/ THƠ SƯƠNG MAI
Có ra đi thì có trở về. Trở về trong trống vắng, cuộc tình hoang vu, của một thời hò hẹn. tất cả chỉ còn là :
Mùa thương cũ đã chìm theo sương khói
Xé tặng lòng một nửa mảnh khăn tang
RỪNG XƯA / THƠ SƯƠNG MAI
Bức thư tình là một trong những bài thơ hay của Sương Mai. ý tứ đằm thắm, cảm xúc nhẹ nhàng, khác hẳn với khắc khoải, tủi buồn, than vãn, trong giọng điệu chung chung của tác giả. Đoạn kết cùa Dòng-Thơ-Sương-Mai, có lẽ, đoạn kết cuộc tình của kẻ ở, người đi. Va khi, 2 người lăng lẽ quay lưng lại, thì, người đã phụ người, còn ai đã phụ ai ? Nhưng, hệ lụy cuộc tình, thì,' trầm luân trong thảm thương, trong giọt lệ đời cay đắng'. Tất cả được tác giả phân trần tận cùng, trong bài Ta & Người - có đoạn, với 2 câu thật thấm cảm :
Trần gian lạnh ngắt bốn mùa
Đọc câu thần chú, xé bùa hoá thân
[Như đã nói, nữ thi sĩ] Sương Mai, thành viên Cơ sở thi văn Cội nguồn từ năm 1994, năm đầu thành lập- chúng tôi đã từng được đọc bài thơ bản thảo đầu tiên, đăng trên một tạp chí xuất bản ờ Bắc California. Trên chặng đường dái 5 năm ấy, với 3 thi phẩm được xuất bản : 'Trăng mộng' (2000)- ' Thơ Tình Sương mai' ( 1998)- Thoảng chút hương xưa ( 1996) - tác giả Sương Mai đã có một khoảng cách biết rất lớn, so với hôm nay. Và, thơ mang một sắc thái riêng thời đại, quan giọng điệu thơ Sương Mai , quả là giọng điệu thơ của thiết tha,của phóng túng!
Sương Mai, bút hiệu của Bùi Phùng Mai - một cô gái gốc Cần thơ, sinh năm 1950, tới Hoa Kỳ năm 1995, hiện cư ngụ tại Bắc California. Tác giả cho biết sẽ xuất bản thi tập ' Yếu dấu tan theo' trong năm 2003.
trích nguyên tác thơ Sương Mai:
1/ 7 bài
BỨC THU TÌNH
Thưa anh,
Vì nhớ nên em viết
Viết những bài thơ trai nỗi lòng
Một chuyến viếng thăm ngăn cách trở
Em buồn, anh có biết gì không ?
Ra về lòng dạ như ai cắt
Cái bóng người thương vẫn mịt mờ
Em đếm từng giây, em đếm phút
Mà anh như chỉ đến trong thơ ...
Anh ơi... Ngày đã qua đi mất
Lại một ngày qua mất nữa rồi
Em biết anh chờ, em khổ quá
Nói làm sao để nỗi thương vơi ?
Em giận đường xa, rồi giận mình
Giận mây, giận gió, gió làm thinh
Giận anh, không biết vì sao nữa ?
Chắc tại vì ... đầy nỗi nhớ anh !
Anh hỡi,
Bài thơ em viết riêng
Cho anh, em viết với con tim
Yêu anh bằng cả hồn tri kỷ
Đã hứa thì em đâu có quên !
Chờ em, anh nhé, dẫu trong thơ
Em sẽ đến thăm thật bất ngờ
Em sẽ hôn anh lần thứ nhất
Bên nhau mình sẽ tưởng là ... mơ.
sương mai
( Sđd: tr. 499- 503)
Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014
đợi ngáy chiến thắng - truyện thế phong
đợi ngày chiến thắng - kỳ 2 -
saigon , 1954
ĐỢI NGAY CHIẾN THẮNG
thê phong
Chương 2
Bà Chãn góa chồng, chồng bà là quan Mường ở làng Thu cúc, con nhà dòng dõi quan Tạo Mường, đã ở đây rất lâu đời. Chồng bà, quan tạo Mường liêm khiết , không một người dân nào ở đây, một khi nhắc tới tên ông, chỉ có ca tụng.
Dân chúng làng này coi ông Tạo Mường như người cha, và bà Chẽn là mẹ vậy. Bao nhiêu năm, dân chúng làng thu cúc sống trong bầu không khí ấm cúng, ngày đi làm nương, làm ruộng, người đi săn, đan bà con gái dệt cửi, trông nom việc nhà. Không ai ăn hiếp ai, ông tạo Mường cai quản dân chúng thật công bình.
Người dân đi săn nai, hươu về, họ thường dành 2 miếng thăn nạc ngon đem biếu Tạo Mường, để tỏ lòng biết ơn, sùng kính. Họ thường cấu Trời, khấn Phật ,cầu xin cho ông tạo Mường sống lậu, được nhiều ơn phước bn cho bà Chẽn sinh được con trai, đó là điều dân chúng mong ước.
Nhưng, đến năm Ất dậu, 1945, một tai biến. đã ập tới cho dân làng, mùa màng thất bát, hạn hán, đã hai tháng không có mưa, mặc dầu dân chúng đã lập đàn chay cúng kiếng. Tiếp đến, vào tháng khỏang tháng 10, quan đồn Phú yên ra lệnh cho ông Tạo Mường phài thu thóc lúa của dân chúng theo ruộng nhiều hay ít, để nộp cho quan trên. Lúa công thuế năm nay nặng lắm, mỗi mẫu nộp bao nhiêu, chủ ruộng phải gánh lên Phú yên, đường đi xa hằng mấy ngày trời, thật khổ sở vô cùng. Nếu một ai trong dân không tuân lệnh quan đồn, ôngTạo Mường đượcquyền ra lệnh cho trương tuần nghiêm phạt, gông cổ lại, nộp đủ thuế mới tha.
Dân chúng làng Thu cúc khóc thầm, oán thán với nhau, ông Tạo Mường cũng thấy nao lòng. Ông không như mọi người khác, giậu bổ thì bìm bìm leo, dựa vào đấy để bóc lột dành phần cho mình. Ông cho họp dân làng lại, dân chúng không còn thóc lúa nộp, ông tự quyết định đem thân lên đồn quan Tây nạp mạng. Ông không phản đối vụ công thuế thóc, nhưng, dân chúng đói quá, không còn thóc đóng thuế cho quan đồn .
Bả Chen, vợ ông tạo Mường là người kinh lai giống mường, sống ở đây lâu đời. Cha mẹ là người miền xuôi lên đây làm ăn, bà có cô con gái nhan sắc, nên ông Tạo Mường xin cưới làm vợ. Khi người kinh ở mạn Thái bình đói khổ tới đây, cũng vị nạn đói kém, người Nhật ra lệnh phá lúa, trồng đay- lại buộc đóng thuế công thóc, vậy lấy đâu ra thóc ăn, mà còn đâu để nộp thuế. Người chết như rạ, chạy lên mạn ngược. Và ,bà Chẽn đã ra xem, và sau đó bằng lòng nhận Thành làm con nuôi. Ông Tạo Mường không có con trai, bà Chẽn cho đây là cơ hội rất tốt. Bà cũng được biết gia cảnh đứa con nuôi ra sao- tuy không phải miệng nó kể r-, nhưng, Duật, người đồng hương của Thành, đã kể lại cho bà.
Bà có y định , sau này sẽ gả Spay cho đứa con nuôi, rể gia đình này, tình thân thắm thiết hơn. Khi thấy 2 đứa thân thiết hơn, bà gọi Spay lại, thủ thỉ, " Spay ơi, mẹ kể chuyện này cho con nghe, ấy là gia cảnh anh Thành ở dưới xuôi ra sao nhé. " - Spay nũng nịu chạy a lại kế bên mẹ, nằm gối lên đùi mẹ., ngoái cổ lên nghe mẹ kế, " con cũng đã nghe gia cảnh nhà anh ấy, là , bữa anh Duật kể với mẹ ấy, con đã nghe rồi." -- " Chưa hết đâu con ạ, bữa ấy con có được nghe hết câu chuyện đâu." -- " thế bây giờ mẹ kể cho con nghe hết đi'.
Thật lòng, Spay rất thích nghe bất cứ chuyện gì về gia đình anh Thành. Nàng yêu Thành, nhưng chưa dám tỏ tình công khai mà thôi, điều này khác, so với một số cô gái khác ở làng . Chẳng gì nàng cũng là con ông Tạo Mường, một phần phải giữ thể diện, ngoài ra cái 'gien' người Kinh còn lưân lưu trong dòng máu,nên nàng hay bẽn lẽn, thẹn thùng. Tuy Thành không đẹp trai cho lắm, nhưng ăn nóió duyên, hấp dẫn người khác phái. Bây giờ nàng khá hồi hộp để nghe mẹ kể , " mẹ thấy hoàn cảnh của anh Thành rất đau lòng. Anh Thành con cũng là con nhà gia thế, con một ông chánh tổng, tên Cựu. Lúc đầu, cha mẹ cho con ra Hà nội học, rồi lọan lạc xảy đến , thi trượt, anh con bỏ Hà nội vế quê luôn. Và nhờ vậy,anh con rất thạo công việc đồng áng. '.
Ông Chánh Cựu có một con trai độc nhất là Thành, em gái kế Thành. Chồng chết vì đói quá lả đi. thân xác chỉ còn là bộ xương bọc da mà thôi. Bà Chánh cũng qua đời sau đó .
Spay ngắt lời mẹ, '"hẳn nào con thấy anh ấy lúc nào cũng buồn, rầu rĩ, sống như cái xác mà thôi. Chưa bao giờ thấy anh vui được một tí, dù cười , con thấy anh cười gượng gạo làm sao ấy ."
--" Ử không buồn làm sao cho được chứ" - người mẹ trả lời, nhai thêm miếng trầu têm sẵn, bà kể tiếp, " Anh con có một người dì, khi ông bà Chánh Cựu qua đời, bà ta nuôi đứa em gái của Thành. Người làng khen con bé xinh và láu lỉnh lắm. Nó thường hỏi dì nó, tại sao thầy mẹ nó chết cùng một lúc, anh Thành không nuôi nổi em gái hay sao, hở má " ? Bà dì buộc em gái thành phải gọi là' má' , vì nhận nó làm con nuôi, Má nuôi chưa kịp trả lời, nó nằm lăn ra đất khóc miết, khiến má nuôi phải ra lời, " thầy mẹ con chết cùng một lúc, vì đói quá, không còn gạo. Anh Thành con ít tuổi thì nuôi con làm sao được, mà có nuôi nổi, thì lấy gạo đâu mà ăn ? Nó lại hỏ, " tại sao lại đói hở má, làng ta nhiều ruộng, lúa tốt lắm cơ mà ". Con còn bé làm sao hiểu được, quan Nhật không cho trồng lúa, bắt trồng đay, gai- bắt dân đóng thuế , lấy thóc ấy đổ xuống biển. Bà Chẽn kể tới đây , nước mắt trào ra, nghẹn ngào, khiến Spay gặng hỏi, " tại sao mẹ khóc ?" -- bà tiếp, " Con có biết con Ni nó ra sao không?-- Spay ngắt lời, " Con Ni là đứa nào ?" -- " Con Ni là em anh Thành con, được bà dì nuôi ấy - khi mẹ nghe anh Duật kể, mẹ cũng khóc . Bà dì , mẹ nuôi con Ni ấy đói quá, không biết làm cách nào, nên đành đem con bé lên bán cho một chú Chiệc giàu có để lấy tiền về mua gạo, giữ nó ở nhà, nó cũng chết đói mà thôi". -- Spay lại hỏi me, " chú Chiệc là ai, hở mẹ" -- " là chú khách người Tàu ấy". --" Thế anh Duật còn kể cho mẹ những gì ,thì mẹ kể luôn cho con nghe đi, "-- bà Chẽn lấy tay áo lau mắt, kể tiếp, " ... Anh Thành con thương em gái đứt ruột, củng đành thôi, biết làm thế nào được ! . Nhưng cách đó ít lâu, có người củng làng lên huyện , vào tiệm ăn chú Chiệc ăn món giả cầy. Ăn xong, đi vào phìa nhà sau để đi tiểu, anh ta thấy có cái đầu lâu trong thùng đựng rác, nhìn thấy, nhận ra ngay là con bé Ni , đúng là con ông Chánh Cựu, em gái giáo Thành trường làng ta rồi. Vế đến nhà , hấp tấp đi tìm Thành báo tin, " cậu giáo ơi, em của cậu, cô bé Ni chết rồi ". --" Chết như thế nào " , Thành hỏi --" Người làng kể câu chuyện xong, anh Thành con như kẻ điên dại, xé hết quần áo, chạy rông khắp làn, vừa . khóc, vừa chửi rủa thực dân Pháp, Phát xít Nhật dã man thu thuế thóc công, dân chúng chết đói như rạ, riêng nhà ông Chánh Cựu đeo 3 cái tang một lúc. Thành vác dao chạy lên huyện, tìm nhà hàng của chú Chiệc Ba Tàu hỏi tội, người ta kể lại, anh Thành con đã trả thù được, chém chết chú Chiệc, còn thấy ở nhà sau rất nhiều đầu lâu trẻ con. Sau đó, Thành theo người làng lên Thu cúc, xứ Mường ta đấy con ạ".
Spay ứa nước mắt. Đêm khuya, mưa tí tách ngoài trời, Spay cũng buồn như trời mưa .
***
Buổi tối hôm đó, Thanh đã tới Phú yên theo ông Tạo Péng đi thu nợ. Ông Tạo Phéng kể chuyện về ôngTạo Mường, chồng bà Chẽn , cho Thành nghe.- anh mới biết chuyện ôngTạo Mường, bố nuôi Thành chết, tương tự như gia cảnh nhà Thành ngày trước. Vả lại, mẹ nuôi Thành là người kinh, bấy lâu này Thành không hề hay biết. . Về tới nhà, ông Tạo Phéng hết sức chiều đãi Thành, dành riêng một chiếc sập, đầy đủ chăn, chiếu, tỏ lòng quí mến khách .
Thành nhận thấy người miền sơn cước, phần đông quí mến người kinh. Bất cứ là sang, hèn, khi đã bước vào nhà họ, được đối xử tử tế. Có nhà còn nhịn miếng ngon đễ đãi khách, mà chính Thành từng dược chứng kiến ở Thu cúc, bản Mường.
Đêm nay Thành ngủ lại nhà này, anh thấy buồn tẻ. Anh ra hiên ngắm dòng sông Đà đen ngòm, từ phía nao đổ về đây, trong đêm tối réo lên âm thanh ghê rợn . Khi tâm trí đang mung lung suy nghĩ, từ quê nhà lưu lạc tới Thu cúc, bản Mường, và, bà Chẽn nhận làm con nuôi, buổi đầu lạ nước, lạ cái, anh sợ hãi vô cùng . Ngay hôm nhập gia, Spay đã săn sóc anh rất chu dáo. Những con vắt xanh hút máu, đau tới phát sốt, phát rét, phải nằm nhà ngơi nghỉ, rịt thuốc Vết thương rướm máu, sâu hủm, xưng lên tưởng chừng có thể bị sâu quảng, thì, bà mẹ nuôi và cô con gái đi lấy thuốc lá , gĩa nhỏ ra rịt, băng bó, anh cảm thầy nhẹ nhõm , mẹ con bà Chẽn rất gỏi môn thuốc nam, chỉ cần vào rừng là có đủ lá thuốc.
Mẹ nuôi săn sóc anh rất chu đáo, mời thầy Mo đến cúng trong mấy đêm. Anh chẳng hiểu đầu đuôi cấu chuyện ra làm sao, trong lòng thì lo âu, sợ hãi. Đêm đầu, anh nhớ rõ thầy Mo lập đàn, cúng vái thâu đêm. Thầy Mo ăn mặc rất ngồ ngộ, trong bô y phục rộng thùng thình, tấm vải rông màu chàm quấn quanh người, như chiếc áo tế. Một tay thầy Mo cầm đàn bầu, tay kia cầm quạt phe phẩy, đôi khi ho sù sụ. Thành nhìn thấy cục đờm to thế, quá sức tưởng tượng , khạc ra gần như quả trứng gà con so, lại thêm màu xanh nước mũi hỉ ra, trông gớm quá . Thầy Mo tới vừa lúc mâm cỗ dọn ra. Con gà luộc mỡ vàng ngậy đặt trong chiếc điã cổ thật lớn.
Trước hết, thầy Mo buộc anh phải cởi chiếc áo màu nâu ra, treo lên mắc áo. Thầy mặc cho anh chiếc áo chàm, có đeo thêm một chiếc bùa giấy vẽ chữ nhì nhằng màu đen, anh nhớ lại có lần mẹ đi chùa về, bắt con đeo vào cổ, nói là trừ tà, ma quỉ. . Bà mẹ nuôi nói tiếng việt lớ lớ, đóng vai chưa thông thuộc tiếng kinh mấy, " con không sợ mà, cái nầy cúng cho con mạnh khỏe thôi mà". Lúc ấy, anh chỉ nghĩ mẹ nuôi người Mường, nói tiếng kinh thạo, chứ không ngờ bữa nay ông Tạo Péng cho hay, bà có gốc người kinh lai mường.
Tuần đầu kéo dài qua những câu khấn vái mà anh nghe như tiếng giảng kinh mấy ông cố đạo tây đạo Công giáo , mỗi sáng chủ nhật ở nhà thờ,đọc tiếng la tinh trước khi giảng kinh. Cái giọng ê- a, bò, ho, la la la, kéo dài ngân nga tái hồi, nghe mới não nuột làm sao. Cúng xong lần này, ngả mâm cỗ ra ăn , trong bữa, anh chỉ ưa được đôi miếng gà luộc. Họ tiếp đủ thứ thức ăn vào bát đủ món ăn thù nghịch, anh lắc đầu từ chối. Trong bữa ăn, lại có thêm 1, 2 cô con gái nhà ai, cứ gắp thức ăn vào bát , anh thầm nghĩ : tại sao những món không thích lại được gắp nhiều, món thích lại được gắp ít. Anh đang lo lắng về món ăn thù nghịch, thì, bà mẹ nuôi bào, " Món thịt trâu tái này, phải chấm với " nặm pịa" mới ngon con ạ. Nếu con không biết ăn thì quả là khờ dại hết sức, chẳng khác gì người phương tây không biết ăn: phô mai", hy là, người kinh không biết ăn nước mắm vậy".
Anh mới đặt một miếng vào miệng lưỡi, tự dưng muốn ói . Hỏi ra, mới biết" nặm pịa" là phân non trong ruột trâu. Nặm pịa đối dân sơn cước, món gia vị không thể thiếu trong mâm cỗ. Thấy anh không biết châm" nặm pịa", một cô gái khúc khích, nói nhỏ với nhau, " người miền xuôi không biết ăn thật mà !".
Bữa cơm xong xụôi, người nào thì lo việc nấy. Anh bị bịt mắt dẫn vào nơi mà anh không thể biết trước được. Mắt bịt tối om như bưng, qua mấy lần khăn chàm dày bịt kín. Bước trên đường đa lởm chởm, đá tai mèo nhọn hoắt đâm vào chân đau tái tê, bị khuỵu xuống, " đau quá Trời ơi !" . Cái đau tột bực của con người, lần đầu tiên gặp, không thể chịu nổi, anh muốn chết đi cho rồi, kết liễu màn bi kịch này. Nhưng, lát sau, nỗi ám ảnh bi quan, yếm thế kia không còn nữa, anh nghĩ, nếu , con trai được sinh ra đời mới chịu khổ một chút, thì còn gì là khí phách nam nhi ? Bỗng câu văn một văn sĩ Pháp lởn vởn trong đầu, " À vaincre sans péril, on tromphe sans gloire"- nôm na
' thắng không vượt qua khó khăn, thành công có gì là vinh quang- anh được khích lệ.
Bây giờ thầy Mo cởi khăn bịt mắt anh nhìn thấy nét mặt thầy Mo sao hung dữ quá .Thầy ra hiệu lện h cho anh quỳ xuống, chắp tay vái lia lại, nhìn lên đó, bàn thờ thần ? , có rất nhiều áo cũ rách bươm treo tòng teng trên cây sào nứa: màu nâu, chàm, màu áo trắng bị mưa nắng trở thành áo cháo lòng., Thế này, thì, cái tục lệ có vẻ man di, mọi rợ này có gì lạ đâu, mà, làm anh khiếp sợ . Thầy Mo lại gõ leng keng, giở điệp khúc khấn khứa, hai tay bắt quyết như để trừ tà, ma quỉ gì đó.
Mưa nặng hạt, gió thổi mạnh, cơn mưa vần vũ núi, họ định đưa mình để tế thần nào nữa đây ? Chân bước đi đều bước, lòng buồn rượi , chẳng biết số phận ra sao? Cứ đi như vậy đã lâu lắm, bây giờ nghe thấy tiếng gà gáy, anh cố lắng tai nghe, lòng tử nhủ, " Gà làng gáy thì phải, vây là đưa về nhà rồi".
Về tới cổng, anh được cởi khăn bịt mắt, ngòi kia, trời chưa sáng. Bước chân lện cầu thang, anh thấy ấm lòng hơn, thấy mình còn được sống. Vào trong nhà, thầy Mo ra hiệu lệnh cho anh ngồi trước bàn thờ, hai tay khoanh lại. Bỗng đâu, 2 cô gái Mường từ đâu chạy tới chỗ cúng vái, cầm 2 con dao bầu sáng choang múa, âm thanh loẻng xoẻng ,ngay trên đầu anh, đúng theo nhịp múa, trầm, bổng, theo nhịp tay thầy Mo.
Anh định đứng dậy, ù té chạy ra ngoài, nhưng bị vướng cái thắt lưng thầy Mo cột chặt anh vào hông thầy. Lúc này, thầy Mo giật mình, thì, 2 cô liền ngừng tay, ngồi xuống, cười rũ rượi. Người mẹ nuôi dường như hiểu thấu tâm trạng , thầy Mo bảo bà giải thích cho anh hiểu. Từ lúc này, anh mới hoàn hồn, "Cái bùa này do thày Mo cho con đeo là của thân hộ mạng đấy. Có một điều mẹ dặn, con phải nghe và làm theo, nếu không sẽ mất mạng. Ấy là không được đi đâu xa, nếu không cho mẹ biết, mẹ sẽ khấn với thần, thì, con có thể bị hộc máu, có đi đâu thì cũng loanh quanh trở về nhà thôi. Mẹ nói thật đấy, không đùa . Bữa nào vui, mẹ sẽ kể cho nghe chuyện ma Mường quật chết một người kinh xé bùa, rồi có ý định trốn ."
( kỳ sau: Chương 3)
thế phong
saigon , 1954
ĐỢI NGAY CHIẾN THẮNG
thê phong
Chương 2
Bà Chãn góa chồng, chồng bà là quan Mường ở làng Thu cúc, con nhà dòng dõi quan Tạo Mường, đã ở đây rất lâu đời. Chồng bà, quan tạo Mường liêm khiết , không một người dân nào ở đây, một khi nhắc tới tên ông, chỉ có ca tụng.
Dân chúng làng này coi ông Tạo Mường như người cha, và bà Chẽn là mẹ vậy. Bao nhiêu năm, dân chúng làng thu cúc sống trong bầu không khí ấm cúng, ngày đi làm nương, làm ruộng, người đi săn, đan bà con gái dệt cửi, trông nom việc nhà. Không ai ăn hiếp ai, ông tạo Mường cai quản dân chúng thật công bình.
Người dân đi săn nai, hươu về, họ thường dành 2 miếng thăn nạc ngon đem biếu Tạo Mường, để tỏ lòng biết ơn, sùng kính. Họ thường cấu Trời, khấn Phật ,cầu xin cho ông tạo Mường sống lậu, được nhiều ơn phước bn cho bà Chẽn sinh được con trai, đó là điều dân chúng mong ước.
Nhưng, đến năm Ất dậu, 1945, một tai biến. đã ập tới cho dân làng, mùa màng thất bát, hạn hán, đã hai tháng không có mưa, mặc dầu dân chúng đã lập đàn chay cúng kiếng. Tiếp đến, vào tháng khỏang tháng 10, quan đồn Phú yên ra lệnh cho ông Tạo Mường phài thu thóc lúa của dân chúng theo ruộng nhiều hay ít, để nộp cho quan trên. Lúa công thuế năm nay nặng lắm, mỗi mẫu nộp bao nhiêu, chủ ruộng phải gánh lên Phú yên, đường đi xa hằng mấy ngày trời, thật khổ sở vô cùng. Nếu một ai trong dân không tuân lệnh quan đồn, ôngTạo Mường đượcquyền ra lệnh cho trương tuần nghiêm phạt, gông cổ lại, nộp đủ thuế mới tha.
Dân chúng làng Thu cúc khóc thầm, oán thán với nhau, ông Tạo Mường cũng thấy nao lòng. Ông không như mọi người khác, giậu bổ thì bìm bìm leo, dựa vào đấy để bóc lột dành phần cho mình. Ông cho họp dân làng lại, dân chúng không còn thóc lúa nộp, ông tự quyết định đem thân lên đồn quan Tây nạp mạng. Ông không phản đối vụ công thuế thóc, nhưng, dân chúng đói quá, không còn thóc đóng thuế cho quan đồn .
Bả Chen, vợ ông tạo Mường là người kinh lai giống mường, sống ở đây lâu đời. Cha mẹ là người miền xuôi lên đây làm ăn, bà có cô con gái nhan sắc, nên ông Tạo Mường xin cưới làm vợ. Khi người kinh ở mạn Thái bình đói khổ tới đây, cũng vị nạn đói kém, người Nhật ra lệnh phá lúa, trồng đay- lại buộc đóng thuế công thóc, vậy lấy đâu ra thóc ăn, mà còn đâu để nộp thuế. Người chết như rạ, chạy lên mạn ngược. Và ,bà Chẽn đã ra xem, và sau đó bằng lòng nhận Thành làm con nuôi. Ông Tạo Mường không có con trai, bà Chẽn cho đây là cơ hội rất tốt. Bà cũng được biết gia cảnh đứa con nuôi ra sao- tuy không phải miệng nó kể r-, nhưng, Duật, người đồng hương của Thành, đã kể lại cho bà.
Bà có y định , sau này sẽ gả Spay cho đứa con nuôi, rể gia đình này, tình thân thắm thiết hơn. Khi thấy 2 đứa thân thiết hơn, bà gọi Spay lại, thủ thỉ, " Spay ơi, mẹ kể chuyện này cho con nghe, ấy là gia cảnh anh Thành ở dưới xuôi ra sao nhé. " - Spay nũng nịu chạy a lại kế bên mẹ, nằm gối lên đùi mẹ., ngoái cổ lên nghe mẹ kế, " con cũng đã nghe gia cảnh nhà anh ấy, là , bữa anh Duật kể với mẹ ấy, con đã nghe rồi." -- " Chưa hết đâu con ạ, bữa ấy con có được nghe hết câu chuyện đâu." -- " thế bây giờ mẹ kể cho con nghe hết đi'.
Thật lòng, Spay rất thích nghe bất cứ chuyện gì về gia đình anh Thành. Nàng yêu Thành, nhưng chưa dám tỏ tình công khai mà thôi, điều này khác, so với một số cô gái khác ở làng . Chẳng gì nàng cũng là con ông Tạo Mường, một phần phải giữ thể diện, ngoài ra cái 'gien' người Kinh còn lưân lưu trong dòng máu,nên nàng hay bẽn lẽn, thẹn thùng. Tuy Thành không đẹp trai cho lắm, nhưng ăn nóió duyên, hấp dẫn người khác phái. Bây giờ nàng khá hồi hộp để nghe mẹ kể , " mẹ thấy hoàn cảnh của anh Thành rất đau lòng. Anh Thành con cũng là con nhà gia thế, con một ông chánh tổng, tên Cựu. Lúc đầu, cha mẹ cho con ra Hà nội học, rồi lọan lạc xảy đến , thi trượt, anh con bỏ Hà nội vế quê luôn. Và nhờ vậy,anh con rất thạo công việc đồng áng. '.
Ông Chánh Cựu có một con trai độc nhất là Thành, em gái kế Thành. Chồng chết vì đói quá lả đi. thân xác chỉ còn là bộ xương bọc da mà thôi. Bà Chánh cũng qua đời sau đó .
Spay ngắt lời mẹ, '"hẳn nào con thấy anh ấy lúc nào cũng buồn, rầu rĩ, sống như cái xác mà thôi. Chưa bao giờ thấy anh vui được một tí, dù cười , con thấy anh cười gượng gạo làm sao ấy ."
--" Ử không buồn làm sao cho được chứ" - người mẹ trả lời, nhai thêm miếng trầu têm sẵn, bà kể tiếp, " Anh con có một người dì, khi ông bà Chánh Cựu qua đời, bà ta nuôi đứa em gái của Thành. Người làng khen con bé xinh và láu lỉnh lắm. Nó thường hỏi dì nó, tại sao thầy mẹ nó chết cùng một lúc, anh Thành không nuôi nổi em gái hay sao, hở má " ? Bà dì buộc em gái thành phải gọi là' má' , vì nhận nó làm con nuôi, Má nuôi chưa kịp trả lời, nó nằm lăn ra đất khóc miết, khiến má nuôi phải ra lời, " thầy mẹ con chết cùng một lúc, vì đói quá, không còn gạo. Anh Thành con ít tuổi thì nuôi con làm sao được, mà có nuôi nổi, thì lấy gạo đâu mà ăn ? Nó lại hỏ, " tại sao lại đói hở má, làng ta nhiều ruộng, lúa tốt lắm cơ mà ". Con còn bé làm sao hiểu được, quan Nhật không cho trồng lúa, bắt trồng đay, gai- bắt dân đóng thuế , lấy thóc ấy đổ xuống biển. Bà Chẽn kể tới đây , nước mắt trào ra, nghẹn ngào, khiến Spay gặng hỏi, " tại sao mẹ khóc ?" -- bà tiếp, " Con có biết con Ni nó ra sao không?-- Spay ngắt lời, " Con Ni là đứa nào ?" -- " Con Ni là em anh Thành con, được bà dì nuôi ấy - khi mẹ nghe anh Duật kể, mẹ cũng khóc . Bà dì , mẹ nuôi con Ni ấy đói quá, không biết làm cách nào, nên đành đem con bé lên bán cho một chú Chiệc giàu có để lấy tiền về mua gạo, giữ nó ở nhà, nó cũng chết đói mà thôi". -- Spay lại hỏi me, " chú Chiệc là ai, hở mẹ" -- " là chú khách người Tàu ấy". --" Thế anh Duật còn kể cho mẹ những gì ,thì mẹ kể luôn cho con nghe đi, "-- bà Chẽn lấy tay áo lau mắt, kể tiếp, " ... Anh Thành con thương em gái đứt ruột, củng đành thôi, biết làm thế nào được ! . Nhưng cách đó ít lâu, có người củng làng lên huyện , vào tiệm ăn chú Chiệc ăn món giả cầy. Ăn xong, đi vào phìa nhà sau để đi tiểu, anh ta thấy có cái đầu lâu trong thùng đựng rác, nhìn thấy, nhận ra ngay là con bé Ni , đúng là con ông Chánh Cựu, em gái giáo Thành trường làng ta rồi. Vế đến nhà , hấp tấp đi tìm Thành báo tin, " cậu giáo ơi, em của cậu, cô bé Ni chết rồi ". --" Chết như thế nào " , Thành hỏi --" Người làng kể câu chuyện xong, anh Thành con như kẻ điên dại, xé hết quần áo, chạy rông khắp làn, vừa . khóc, vừa chửi rủa thực dân Pháp, Phát xít Nhật dã man thu thuế thóc công, dân chúng chết đói như rạ, riêng nhà ông Chánh Cựu đeo 3 cái tang một lúc. Thành vác dao chạy lên huyện, tìm nhà hàng của chú Chiệc Ba Tàu hỏi tội, người ta kể lại, anh Thành con đã trả thù được, chém chết chú Chiệc, còn thấy ở nhà sau rất nhiều đầu lâu trẻ con. Sau đó, Thành theo người làng lên Thu cúc, xứ Mường ta đấy con ạ".
Spay ứa nước mắt. Đêm khuya, mưa tí tách ngoài trời, Spay cũng buồn như trời mưa .
***
Buổi tối hôm đó, Thanh đã tới Phú yên theo ông Tạo Péng đi thu nợ. Ông Tạo Phéng kể chuyện về ôngTạo Mường, chồng bà Chẽn , cho Thành nghe.- anh mới biết chuyện ôngTạo Mường, bố nuôi Thành chết, tương tự như gia cảnh nhà Thành ngày trước. Vả lại, mẹ nuôi Thành là người kinh, bấy lâu này Thành không hề hay biết. . Về tới nhà, ông Tạo Phéng hết sức chiều đãi Thành, dành riêng một chiếc sập, đầy đủ chăn, chiếu, tỏ lòng quí mến khách .
Thành nhận thấy người miền sơn cước, phần đông quí mến người kinh. Bất cứ là sang, hèn, khi đã bước vào nhà họ, được đối xử tử tế. Có nhà còn nhịn miếng ngon đễ đãi khách, mà chính Thành từng dược chứng kiến ở Thu cúc, bản Mường.
Đêm nay Thành ngủ lại nhà này, anh thấy buồn tẻ. Anh ra hiên ngắm dòng sông Đà đen ngòm, từ phía nao đổ về đây, trong đêm tối réo lên âm thanh ghê rợn . Khi tâm trí đang mung lung suy nghĩ, từ quê nhà lưu lạc tới Thu cúc, bản Mường, và, bà Chẽn nhận làm con nuôi, buổi đầu lạ nước, lạ cái, anh sợ hãi vô cùng . Ngay hôm nhập gia, Spay đã săn sóc anh rất chu dáo. Những con vắt xanh hút máu, đau tới phát sốt, phát rét, phải nằm nhà ngơi nghỉ, rịt thuốc Vết thương rướm máu, sâu hủm, xưng lên tưởng chừng có thể bị sâu quảng, thì, bà mẹ nuôi và cô con gái đi lấy thuốc lá , gĩa nhỏ ra rịt, băng bó, anh cảm thầy nhẹ nhõm , mẹ con bà Chẽn rất gỏi môn thuốc nam, chỉ cần vào rừng là có đủ lá thuốc.
Mẹ nuôi săn sóc anh rất chu đáo, mời thầy Mo đến cúng trong mấy đêm. Anh chẳng hiểu đầu đuôi cấu chuyện ra làm sao, trong lòng thì lo âu, sợ hãi. Đêm đầu, anh nhớ rõ thầy Mo lập đàn, cúng vái thâu đêm. Thầy Mo ăn mặc rất ngồ ngộ, trong bô y phục rộng thùng thình, tấm vải rông màu chàm quấn quanh người, như chiếc áo tế. Một tay thầy Mo cầm đàn bầu, tay kia cầm quạt phe phẩy, đôi khi ho sù sụ. Thành nhìn thấy cục đờm to thế, quá sức tưởng tượng , khạc ra gần như quả trứng gà con so, lại thêm màu xanh nước mũi hỉ ra, trông gớm quá . Thầy Mo tới vừa lúc mâm cỗ dọn ra. Con gà luộc mỡ vàng ngậy đặt trong chiếc điã cổ thật lớn.
Trước hết, thầy Mo buộc anh phải cởi chiếc áo màu nâu ra, treo lên mắc áo. Thầy mặc cho anh chiếc áo chàm, có đeo thêm một chiếc bùa giấy vẽ chữ nhì nhằng màu đen, anh nhớ lại có lần mẹ đi chùa về, bắt con đeo vào cổ, nói là trừ tà, ma quỉ. . Bà mẹ nuôi nói tiếng việt lớ lớ, đóng vai chưa thông thuộc tiếng kinh mấy, " con không sợ mà, cái nầy cúng cho con mạnh khỏe thôi mà". Lúc ấy, anh chỉ nghĩ mẹ nuôi người Mường, nói tiếng kinh thạo, chứ không ngờ bữa nay ông Tạo Péng cho hay, bà có gốc người kinh lai mường.
Tuần đầu kéo dài qua những câu khấn vái mà anh nghe như tiếng giảng kinh mấy ông cố đạo tây đạo Công giáo , mỗi sáng chủ nhật ở nhà thờ,đọc tiếng la tinh trước khi giảng kinh. Cái giọng ê- a, bò, ho, la la la, kéo dài ngân nga tái hồi, nghe mới não nuột làm sao. Cúng xong lần này, ngả mâm cỗ ra ăn , trong bữa, anh chỉ ưa được đôi miếng gà luộc. Họ tiếp đủ thứ thức ăn vào bát đủ món ăn thù nghịch, anh lắc đầu từ chối. Trong bữa ăn, lại có thêm 1, 2 cô con gái nhà ai, cứ gắp thức ăn vào bát , anh thầm nghĩ : tại sao những món không thích lại được gắp nhiều, món thích lại được gắp ít. Anh đang lo lắng về món ăn thù nghịch, thì, bà mẹ nuôi bào, " Món thịt trâu tái này, phải chấm với " nặm pịa" mới ngon con ạ. Nếu con không biết ăn thì quả là khờ dại hết sức, chẳng khác gì người phương tây không biết ăn: phô mai", hy là, người kinh không biết ăn nước mắm vậy".
Anh mới đặt một miếng vào miệng lưỡi, tự dưng muốn ói . Hỏi ra, mới biết" nặm pịa" là phân non trong ruột trâu. Nặm pịa đối dân sơn cước, món gia vị không thể thiếu trong mâm cỗ. Thấy anh không biết châm" nặm pịa", một cô gái khúc khích, nói nhỏ với nhau, " người miền xuôi không biết ăn thật mà !".
Bữa cơm xong xụôi, người nào thì lo việc nấy. Anh bị bịt mắt dẫn vào nơi mà anh không thể biết trước được. Mắt bịt tối om như bưng, qua mấy lần khăn chàm dày bịt kín. Bước trên đường đa lởm chởm, đá tai mèo nhọn hoắt đâm vào chân đau tái tê, bị khuỵu xuống, " đau quá Trời ơi !" . Cái đau tột bực của con người, lần đầu tiên gặp, không thể chịu nổi, anh muốn chết đi cho rồi, kết liễu màn bi kịch này. Nhưng, lát sau, nỗi ám ảnh bi quan, yếm thế kia không còn nữa, anh nghĩ, nếu , con trai được sinh ra đời mới chịu khổ một chút, thì còn gì là khí phách nam nhi ? Bỗng câu văn một văn sĩ Pháp lởn vởn trong đầu, " À vaincre sans péril, on tromphe sans gloire"- nôm na
' thắng không vượt qua khó khăn, thành công có gì là vinh quang- anh được khích lệ.
Bây giờ thầy Mo cởi khăn bịt mắt anh nhìn thấy nét mặt thầy Mo sao hung dữ quá .Thầy ra hiệu lện h cho anh quỳ xuống, chắp tay vái lia lại, nhìn lên đó, bàn thờ thần ? , có rất nhiều áo cũ rách bươm treo tòng teng trên cây sào nứa: màu nâu, chàm, màu áo trắng bị mưa nắng trở thành áo cháo lòng., Thế này, thì, cái tục lệ có vẻ man di, mọi rợ này có gì lạ đâu, mà, làm anh khiếp sợ . Thầy Mo lại gõ leng keng, giở điệp khúc khấn khứa, hai tay bắt quyết như để trừ tà, ma quỉ gì đó.
Mưa nặng hạt, gió thổi mạnh, cơn mưa vần vũ núi, họ định đưa mình để tế thần nào nữa đây ? Chân bước đi đều bước, lòng buồn rượi , chẳng biết số phận ra sao? Cứ đi như vậy đã lâu lắm, bây giờ nghe thấy tiếng gà gáy, anh cố lắng tai nghe, lòng tử nhủ, " Gà làng gáy thì phải, vây là đưa về nhà rồi".
Về tới cổng, anh được cởi khăn bịt mắt, ngòi kia, trời chưa sáng. Bước chân lện cầu thang, anh thấy ấm lòng hơn, thấy mình còn được sống. Vào trong nhà, thầy Mo ra hiệu lệnh cho anh ngồi trước bàn thờ, hai tay khoanh lại. Bỗng đâu, 2 cô gái Mường từ đâu chạy tới chỗ cúng vái, cầm 2 con dao bầu sáng choang múa, âm thanh loẻng xoẻng ,ngay trên đầu anh, đúng theo nhịp múa, trầm, bổng, theo nhịp tay thầy Mo.
Anh định đứng dậy, ù té chạy ra ngoài, nhưng bị vướng cái thắt lưng thầy Mo cột chặt anh vào hông thầy. Lúc này, thầy Mo giật mình, thì, 2 cô liền ngừng tay, ngồi xuống, cười rũ rượi. Người mẹ nuôi dường như hiểu thấu tâm trạng , thầy Mo bảo bà giải thích cho anh hiểu. Từ lúc này, anh mới hoàn hồn, "Cái bùa này do thày Mo cho con đeo là của thân hộ mạng đấy. Có một điều mẹ dặn, con phải nghe và làm theo, nếu không sẽ mất mạng. Ấy là không được đi đâu xa, nếu không cho mẹ biết, mẹ sẽ khấn với thần, thì, con có thể bị hộc máu, có đi đâu thì cũng loanh quanh trở về nhà thôi. Mẹ nói thật đấy, không đùa . Bữa nào vui, mẹ sẽ kể cho nghe chuyện ma Mường quật chết một người kinh xé bùa, rồi có ý định trốn ."
( kỳ sau: Chương 3)
thế phong
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)