Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

đợi ngáy chiến thắng - truyện thế phong

đợi ngày chiến thắng - kỳ 2 -
saigon , 1954

                                                ĐỢI NGAY CHIẾN THẮNG
                                                             thê phong

                                                             Chương 2


 Bà Chãn góa chồng, chồng bà là quan Mường ở làng Thu cúc, con nhà dòng dõi quan Tạo Mường, đã ở đây rất lâu đời.   Chồng bà, quan tạo Mường liêm khiết , không một người dân nào ở đây, một khi nhắc tới tên ông,  chỉ có ca tụng.

Dân chúng làng này coi ông Tạo Mường như người cha, và bà Chẽn là mẹ vậy.   Bao nhiêu năm, dân chúng  làng thu cúc sống trong bầu không khí ấm cúng, ngày đi làm nương, làm ruộng, người đi săn, đan bà con gái  dệt cửi, trông nom việc nhà.  Không ai ăn hiếp ai, ông tạo Mường cai quản dân chúng  thật công bình.

Người dân đi săn nai, hươu về, họ thường dành 2 miếng thăn nạc ngon  đem biếu Tạo Mường, để tỏ lòng  biết ơn, sùng kính.   Họ thường cấu Trời, khấn Phật ,cầu  xin cho ông tạo Mường sống lậu, được nhiều ơn phước  bn cho bà Chẽn sinh được con trai, đó là điều   dân chúng  mong ước.

Nhưng, đến năm Ất dậu, 1945, một tai biến. đã ập tới cho dân làng, mùa màng thất bát,   hạn hán, đã hai tháng không  có mưa, mặc dầu dân chúng đã lập đàn chay cúng kiếng.  Tiếp đến, vào tháng khỏang tháng 10, quan đồn Phú yên ra lệnh cho ông Tạo Mường phài thu thóc lúa của dân chúng theo ruộng nhiều hay ít, để nộp cho quan trên.   Lúa công thuế năm nay nặng lắm, mỗi mẫu nộp bao nhiêu, chủ ruộng phải gánh lên Phú yên, đường đi xa hằng mấy ngày trời, thật khổ sở vô cùng.  Nếu một ai trong dân không tuân lệnh quan đồn, ôngTạo Mường đượcquyền ra lệnh cho trương tuần  nghiêm phạt, gông cổ lại, nộp đủ thuế mới tha.

Dân chúng làng Thu cúc khóc thầm, oán thán với nhau, ông Tạo Mường  cũng thấy nao lòng.  Ông không như mọi người khác,  giậu bổ thì bìm bìm leo, dựa vào  đấy để bóc lột dành phần cho mình.  Ông cho họp dân làng lại, dân chúng không còn thóc lúa nộp, ông tự quyết định đem thân lên đồn quan Tây nạp mạng.   Ông không phản đối vụ công thuế thóc, nhưng, dân chúng đói quá,  không còn thóc đóng thuế cho quan đồn .

Bả Chen, vợ ông tạo Mường là người  kinh lai  giống mường, sống ở đây lâu đời.  Cha mẹ là người miền xuôi lên đây làm ăn, bà có cô con gái nhan sắc, nên ông Tạo Mường xin cưới làm vợ.    Khi người kinh ở mạn Thái bình đói khổ tới đây, cũng vị nạn đói kém, người Nhật ra lệnh phá lúa, trồng đay- lại buộc đóng thuế công thóc, vậy lấy đâu ra thóc ăn, mà còn  đâu  để nộp thuế.  Người chết như rạ, chạy lên mạn ngược. Và ,bà Chẽn đã  ra xem, và  sau đó bằng lòng nhận Thành làm con nuôi.   Ông Tạo Mường không có con trai, bà Chẽn  cho  đây là cơ hội rất tốt.  Bà cũng được biết gia cảnh đứa con nuôi ra sao-  tuy không phải miệng nó kể r-, nhưng, Duật, người đồng hương của Thành, đã  kể lại cho bà.  

Bà có y định , sau này sẽ gả Spay cho đứa con nuôi, rể gia đình này, tình thân thắm thiết hơn.   Khi thấy 2 đứa thân thiết hơn, bà gọi Spay lại, thủ thỉ, "  Spay ơi, mẹ kể chuyện này cho con nghe, ấy là gia cảnh anh Thành ở dưới xuôi ra sao nhé.  " - Spay nũng nịu chạy a lại kế bên mẹ, nằm  gối lên đùi mẹ., ngoái cổ lên nghe mẹ kế, "  con cũng đã nghe gia cảnh nhà anh ấy, là , bữa anh Duật kể với mẹ ấy, con đã nghe rồi." -- " Chưa hết đâu con ạ,  bữa ấy con có được nghe hết câu chuyện đâu." -- " thế bây giờ mẹ kể cho con nghe hết đi'.

Thật lòng, Spay rất thích nghe bất cứ chuyện gì về gia đình anh Thành. Nàng yêu Thành, nhưng chưa dám tỏ tình công khai mà thôi, điều này khác, so với một số cô gái khác ở làng .   Chẳng gì nàng cũng là con ông Tạo Mường, một phần phải giữ thể diện, ngoài ra cái 'gien' người Kinh còn  lưân lưu trong dòng máu,nên nàng hay  bẽn lẽn,  thẹn thùng.   Tuy Thành không đẹp trai cho lắm,   nhưng ăn nóió duyên, hấp dẫn người khác phái. Bây giờ nàng khá hồi hộp để nghe mẹ kể , "  mẹ thấy hoàn cảnh của anh Thành rất đau lòng.  Anh Thành con cũng là con nhà gia thế, con một ông chánh tổng, tên Cựu.   Lúc đầu, cha mẹ cho  con ra Hà nội học, rồi lọan lạc xảy đến ,  thi trượt, anh con bỏ Hà nội vế quê luôn.   Và nhờ vậy,anh con  rất thạo công việc đồng áng. '.  

Ông Chánh Cựu có một con trai độc nhất là Thành,  em gái kế Thành.  Chồng chết vì đói quá lả đi. thân xác chỉ còn là bộ xương bọc da mà thôi.   Bà Chánh cũng qua đời sau đó .


Spay ngắt lời mẹ, '"hẳn nào con thấy anh ấy lúc nào cũng buồn, rầu rĩ, sống như cái xác mà thôi.   Chưa bao giờ thấy anh vui được một tí, dù cười , con thấy anh cười gượng gạo làm sao ấy ." 
--" Ử không buồn làm sao cho được chứ" - người mẹ trả lời, nhai thêm miếng trầu têm sẵn, bà kể tiếp, " Anh con có một người dì, khi ông bà Chánh Cựu qua đời, bà ta nuôi đứa em gái của Thành.  Người làng khen con bé xinh và láu lỉnh lắm. Nó thường hỏi dì nó, tại sao thầy mẹ nó chết cùng một lúc, anh Thành không nuôi nổi em gái hay sao, hở má " ?    Bà dì buộc em gái thành phải gọi là' má' , vì nhận nó làm con nuôi,  Má nuôi chưa kịp trả lời, nó nằm lăn ra đất khóc miết, khiến má nuôi phải ra lời, "  thầy mẹ con chết cùng một lúc, vì đói quá, không còn gạo. Anh Thành con ít tuổi thì nuôi con làm sao được, mà có nuôi nổi, thì lấy gạo đâu mà ăn ?  Nó lại hỏ, "  tại sao lại đói hở má,  làng ta nhiều ruộng, lúa tốt lắm cơ mà ".  Con còn bé làm sao hiểu được, quan Nhật không cho trồng lúa, bắt trồng đay, gai-   bắt dân đóng thuế , lấy thóc ấy đổ xuống biển.  Bà Chẽn kể tới đây , nước mắt trào ra, nghẹn ngào, khiến Spay gặng hỏi, " tại sao mẹ khóc ?" -- bà tiếp, " Con có biết con Ni nó  ra sao không?-- Spay ngắt lời, " Con Ni là đứa nào ?" -- " Con Ni là em anh Thành con, được bà dì nuôi ấy - khi mẹ  nghe anh Duật kể, mẹ  cũng khóc . Bà dì , mẹ nuôi  con Ni ấy đói quá, không biết làm cách nào, nên đành đem con bé lên bán cho một chú Chiệc giàu có để lấy tiền về mua gạo, giữ nó ở nhà, nó cũng chết đói mà thôi".  -- Spay lại hỏi me, " chú Chiệc là ai,  hở mẹ"  -- " là chú khách người Tàu ấy".   --" Thế anh Duật còn kể cho mẹ những gì ,thì mẹ kể luôn cho con nghe đi, "-- bà Chẽn lấy tay áo lau mắt, kể tiếp, " ... Anh Thành con  thương em gái đứt ruột, củng đành thôi, biết làm  thế nào được ! .  Nhưng cách đó ít lâu,  có người củng làng lên huyện ,  vào tiệm ăn chú Chiệc ăn món giả cầy. Ăn xong,  đi vào phìa nhà sau để đi tiểu, anh ta thấy có cái đầu lâu trong thùng đựng rác, nhìn thấy,  nhận ra ngay là con bé Ni , đúng là con ông Chánh Cựu, em gái giáo Thành trường làng ta rồi.   Vế đến nhà , hấp tấp đi tìm Thành báo tin, " cậu giáo ơi, em của cậu, cô bé Ni chết rồi ". --" Chết như thế nào " , Thành hỏi --"  Người làng kể câu chuyện xong, anh Thành con như kẻ điên dại, xé hết quần áo, chạy rông khắp làn, vừa . khóc, vừa chửi rủa thực dân Pháp, Phát xít Nhật  dã man thu thuế thóc công, dân chúng chết đói như rạ, riêng nhà ông Chánh Cựu đeo 3 cái tang một lúc.    Thành vác dao chạy lên huyện, tìm nhà hàng của  chú Chiệc  Ba Tàu hỏi tội, người ta kể lại, anh Thành con đã trả thù được, chém chết chú Chiệc, còn thấy ở nhà sau rất nhiều đầu lâu trẻ con.  Sau đó, Thành theo người làng lên Thu cúc, xứ Mường ta  đấy con ạ".  

Spay ứa nước mắt.  Đêm khuya, mưa tí tách ngoài trời, Spay cũng  buồn như trời mưa .



                                                              ***

Buổi tối hôm đó, Thanh đã tới Phú yên theo ông Tạo Péng đi thu nợ.  Ông Tạo Phéng kể chuyện về ôngTạo Mường, chồng bà Chẽn , cho Thành nghe.- anh  mới biết chuyện ôngTạo Mường, bố nuôi Thành chết, tương tự như gia cảnh nhà Thành ngày trước. Vả lại, mẹ nuôi Thành  là người kinh, bấy lâu này Thành không hề hay biết. . Về tới nhà, ông Tạo Phéng hết sức chiều đãi Thành, dành riêng  một chiếc sập, đầy đủ chăn, chiếu, tỏ lòng quí mến khách .  

Thành nhận thấy người miền sơn cước, phần đông quí mến người kinh. Bất cứ là sang, hèn, khi đã bước vào nhà họ, được đối xử tử tế.   Có nhà còn nhịn miếng ngon đễ đãi khách, mà chính Thành từng dược chứng kiến ở Thu cúc, bản Mường.

Đêm nay Thành ngủ lại nhà này, anh thấy buồn tẻ. Anh ra hiên ngắm dòng sông Đà đen ngòm, từ phía nao đổ về đây, trong đêm tối réo lên âm thanh ghê rợn .   Khi tâm trí đang mung lung suy nghĩ, từ quê nhà lưu lạc tới Thu cúc, bản Mường, và,  bà Chẽn nhận làm con nuôi,  buổi đầu lạ nước, lạ cái, anh sợ hãi vô cùng .  Ngay hôm nhập gia, Spay đã săn sóc anh rất chu dáo.   Những con vắt xanh   hút máu,  đau tới  phát sốt, phát rét, phải nằm nhà ngơi nghỉ, rịt thuốc Vết thương rướm máu, sâu hủm, xưng lên tưởng chừng có thể bị sâu quảng, thì, bà mẹ nuôi và cô con gái đi lấy thuốc lá , gĩa nhỏ ra rịt, băng bó, anh cảm thầy nhẹ nhõm , mẹ con bà Chẽn rất gỏi môn thuốc nam, chỉ cần vào rừng là có đủ lá thuốc.

Mẹ nuôi săn sóc anh rất chu đáo, mời thầy Mo đến cúng trong mấy đêm.  Anh chẳng hiểu đầu đuôi cấu chuyện ra làm sao, trong lòng thì lo âu, sợ hãi.   Đêm đầu, anh nhớ rõ thầy Mo lập đàn, cúng vái thâu đêm. Thầy Mo ăn mặc rất ngồ ngộ, trong bô y phục rộng thùng thình, tấm  vải rông màu chàm  quấn quanh người, như chiếc áo tế.   Một tay  thầy Mo cầm đàn bầu, tay kia cầm quạt phe phẩy, đôi khi ho sù sụ.  Thành nhìn thấy cục đờm  to thế, quá sức tưởng tượng , khạc ra gần như quả trứng gà con so, lại thêm màu xanh nước mũi hỉ ra, trông gớm quá .  Thầy Mo tới vừa lúc mâm cỗ dọn ra. Con gà luộc mỡ vàng ngậy đặt trong chiếc điã cổ thật lớn.

Trước hết, thầy Mo buộc anh phải cởi chiếc áo màu nâu ra, treo lên mắc áo. Thầy mặc cho anh chiếc áo chàm, có đeo thêm một chiếc bùa giấy vẽ chữ nhì nhằng màu đen, anh nhớ lại có lần mẹ   đi chùa về, bắt con đeo vào cổ, nói là trừ tà, ma quỉ. . Bà mẹ nuôi nói tiếng việt lớ lớ, đóng vai chưa thông thuộc tiếng kinh mấy, " con không sợ mà, cái nầy cúng cho con mạnh khỏe thôi  mà".  Lúc ấy, anh chỉ nghĩ mẹ nuôi người Mường, nói tiếng kinh thạo, chứ không ngờ bữa nay ông Tạo Péng cho hay, bà có  gốc người kinh lai mường.

Tuần đầu kéo dài qua những câu khấn vái mà anh nghe như tiếng giảng kinh mấy ông cố đạo tây đạo Công giáo , mỗi sáng chủ nhật ở nhà thờ,đọc tiếng la tinh trước khi giảng kinh. Cái giọng ê- a,  bò, ho, la la la,  kéo dài ngân nga tái hồi, nghe mới não nuột  làm sao.  Cúng xong lần này, ngả mâm cỗ ra ăn , trong bữa, anh chỉ ưa được đôi miếng gà luộc.  Họ tiếp đủ thứ  thức ăn vào bát đủ món ăn thù nghịch, anh lắc đầu từ chối.  Trong bữa ăn, lại có thêm 1, 2 cô con gái nhà ai, cứ gắp thức ăn vào bát , anh thầm nghĩ :  tại sao những món không thích lại được gắp nhiều, món thích lại được gắp ít.  Anh đang lo lắng về món ăn thù nghịch, thì, bà mẹ nuôi bào, " Món thịt trâu tái này, phải chấm với " nặm pịa"  mới ngon con ạ. Nếu con không biết ăn thì quả là khờ dại hết sức, chẳng khác gì người phương tây không biết ăn: phô mai",  hy là, người kinh không biết ăn nước mắm vậy". 

Anh mới đặt một miếng vào miệng lưỡi,  tự dưng muốn ói .  Hỏi ra, mới biết" nặm pịa"  là  phân non trong ruột trâu. Nặm pịa đối dân sơn cước,  món gia vị không thể thiếu trong mâm cỗ. Thấy anh không biết châm" nặm pịa", một cô gái khúc khích, nói nhỏ với nhau, " người miền xuôi không biết ăn thật mà !". 

Bữa cơm xong xụôi, người nào thì lo việc nấy.  Anh bị bịt mắt dẫn vào nơi mà anh không thể biết trước được.  Mắt bịt tối om như bưng, qua mấy lần khăn chàm dày bịt kín.  Bước trên đường đa lởm chởm, đá tai mèo nhọn hoắt đâm vào chân đau tái tê,  bị khuỵu xuống, " đau quá Trời ơi !"  . Cái đau tột bực của con người, lần đầu tiên gặp, không thể chịu nổi, anh muốn chết đi cho rồi, kết liễu màn bi kịch này.   Nhưng, lát sau, nỗi ám ảnh bi quan, yếm thế kia không còn nữa,  anh nghĩ, nếu , con trai được sinh ra đời mới chịu khổ một chút, thì còn gì là khí phách nam nhi ?  Bỗng câu văn một văn sĩ Pháp lởn vởn trong đầu, " À vaincre sans péril, on tromphe sans gloire"- nôm na
' thắng không vượt qua khó khăn, thành công có gì là vinh quang-  anh được khích lệ.

Bây giờ thầy Mo cởi khăn bịt mắt  anh nhìn thấy nét mặt thầy Mo sao hung dữ quá .Thầy ra hiệu lện h cho anh quỳ xuống, chắp tay vái lia lại, nhìn lên đó, bàn thờ thần ? , có rất nhiều áo cũ rách bươm  treo tòng teng trên cây sào nứa: màu nâu, chàm,  màu áo trắng bị mưa nắng trở thành áo cháo lòng., Thế này, thì, cái tục lệ có vẻ man di, mọi rợ này có gì  lạ đâu, mà, làm anh khiếp sợ . Thầy Mo lại gõ leng keng,  giở điệp khúc khấn khứa,  hai tay bắt quyết như để trừ tà, ma quỉ gì đó.

Mưa nặng hạt, gió thổi mạnh, cơn mưa  vần vũ núi, họ định đưa  mình để tế thần nào nữa đây ?  Chân bước đi đều bước, lòng buồn rượi , chẳng biết  số phận ra sao? Cứ đi như vậy đã lâu lắm, bây giờ nghe thấy tiếng gà gáy, anh cố lắng tai nghe,  lòng tử nhủ, " Gà làng gáy thì phải, vây là đưa về nhà rồi".

Về tới cổng, anh được cởi khăn bịt mắt, ngòi kia,  trời chưa sáng.  Bước chân lện cầu thang, anh thấy ấm lòng hơn, thấy mình còn được sống. Vào trong nhà, thầy Mo ra hiệu lệnh cho anh ngồi trước bàn thờ, hai  tay khoanh lại.  Bỗng đâu, 2 cô gái Mường từ đâu chạy tới chỗ cúng vái, cầm 2 con dao bầu sáng choang múa, âm thanh  loẻng xoẻng ,ngay trên đầu anh, đúng theo nhịp múa, trầm, bổng, theo nhịp  tay thầy Mo.

Anh định đứng dậy, ù té chạy ra ngoài, nhưng bị vướng cái thắt lưng thầy Mo cột chặt anh vào hông thầy.   Lúc này, thầy Mo giật mình, thì, 2 cô liền ngừng tay, ngồi xuống, cười rũ rượi.  Người mẹ nuôi dường như hiểu thấu tâm trạng , thầy Mo bảo  bà giải thích cho anh hiểu. Từ lúc này, anh mới hoàn hồn,  "Cái bùa này do thày Mo cho con đeo là của thân hộ mạng đấy. Có một điều mẹ dặn, con phải nghe và làm theo, nếu không sẽ mất mạng.  Ấy là không được đi đâu xa, nếu không cho mẹ biết, mẹ sẽ khấn với thần, thì, con  có thể bị hộc máu, có đi đâu thì cũng loanh quanh trở về nhà thôi.   Mẹ nói thật đấy, không đùa . Bữa nào  vui, mẹ sẽ kể cho nghe chuyện ma Mường quật chết một người kinh xé bùa, rồi có ý định trốn ."

                                                        ( kỳ sau: Chương 3)

   thế phong 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét