Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

nhạc sĩ dzũng chinh phổ thơ ca khúc ' những đồi hoa sim ' tử thương trên đồi hoa sim / bài viết: phạm tín an ninh (đàn chim việt)



                             nhạc sĩ DZŨNG CHINH phổ thơ ca khúc
                                  NHỮNG ĐỒI HOA SIM
                                  tử thương trên ĐỒI HOA SIM
                         ----------------------------------------------------------------------
                                               bài viết: phạm tín an ninh


                                        nhạc Dzũng Chinh [ i.e. Nguyễn bá Chính 19 xx - 1968]
                                                                                        (ảnh: in kèm theo bài)

Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác; nhưng, nhạc phẩm 'Những đồi hoa sim' đã làm nên tên tuổi ông.  Ca khúc được phổ biến trong những năm đầu thập niên 60 -- thời điểm chiến tranh Việt nam bắt đầu khốc liệt.  Hàng hàng lớp thanh niên  miền Nam [VNCH]; hầu hết là học sinh, sinh viên [buộc phải] tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. 

     Ca khúc 'Những đồi hoa sim'  (ý thơ lấy tử bài thơ 'Mầu tím hoa sim'/ Hữu Loan, một nhà thơ miền Bắc), phổ biến rộng rãi, nhanh chóng; được người yêu nhạc; đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến ở miền Nam.

    Nhạc sĩ Dzũng Chinh là một lính chiến thực thụ -- tên thật Nguyễn bá Chính, quê ở Phan thiết. [nay: tỉnh Bình thuận.)   Trước khi theo học khoá sĩ quan đặc biệt ở Trường hạ sĩ quan Đồng đế/ Nha trang, anh là hạ sĩ quan, phục vụ tại một sư đoàn Bộ binh ở Vùng IV. 

     Cuối 1968, sau khi tốt nghiệp, với cấp bậc chuẩn úy, anh chọn Sư đoàn 23 BB, tự nguyện phục vụ tại Trung đoàn 44, trú đóng tại Sông Mao/ Phan thiết.

    Thời điểm này, Sư đoàn 23 BB đặt bản doanh tại Ban mê thuột, đặc trách hành quân trong khu lãnh thổ khu 23 CT sư đoàn-- phụ trách hành quân an ninh tại các tỉnh Đắc -lắc, Phú bổn -- Trung đoàn 53 BB đồn trú tại Sông Mao, đặc trách hành quân  miền duyên hải Bình thuận, Ninh thuận, Khánh hòa.

    Trung đoàn 44 BB đồn trú tại Trại Lý thường Kiệt (Sông Mao), một doanh trại lớn của Sư đoàn 5 BB -- thời đại tá Voòng-A- Sáng bàn giao lại -- để di chuyển vào Vùng 3 CT.  

    Sông Mao là một thị trấn nhỏ thuộc quận Hải ninh. (phía bắc Phan thiết, khoảng 60 cs), cách Quốc lộ 1 hoảng 2 cs). Hầu hết dân chúng ở đây là người [dân tộc] Nùng, từng theo chân đại tá Voòng- A- Sáng ở Sư đoàn 3 Dã chiến. (tiền thân Sư đoàn 5 BB) -- từ Móng cái (Bắc bộ) di cư vào Nam, từ tháng 8/ 1954.
  
     Phía dưới là quận Phan lý Chàm. (Chợ Lầu.)  Dân chúng, đa số là người Chàm.  [Nơi đây] có cả dinh cơ công chúa cuối cùng của Vương quốc Chiêm thành, với đền thơ vua, cờ xí, long bào, cả ấn tín. 

    Cách đó không xa là mật khu Lê hồng Phong của VC.

    Nhắc đến địa danh Sông Mao; và, mật khu Lê hồng Phong; người ta nhớ tới mấy câu thơ hay, rất hào sảng của Nguyễn bắc Sơn (*) :

                                           Mai ta đụng trận ta còn sống
                                    Về ghé Sông Mao phá phách chơi
                                    Chia sớt vui buồn cùng gái điếm
                                    Đốt tiền mua vội một ngày vui
                                       .........
                                    Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
                                    Nghe rửng xa nổ cắ[c] cù[m]
                                    Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
                                    Nỗi buồn sương khói của mùa thu.
                                              thơ  NGUYỄN BẮC SƠN
 ---
*  Nguyễn Bắc Sơn [1944- 2015) trước 1975 , lính Địa phương quân ở Phan thiết, tham gia hành quân ợ mặt trận Sông Mao. (Bt)

    Chuẩn úy Nguyễn bá Chính (nhạc sĩ Dzũng Chinh) xin về Trung đoàn 44 , nhằm được gần quê.  Anh được bổ sung về Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 2/ 44. (đại đội trưởng : trung úy Nguyễn văn Chánh; tiểu đoàn trưởng: đại úy Ngô văn Xuân.) 

    Một tháng sau khi về đơn vị,  trưởng khối Chiến tranh chính trị trung đoàn, biết chuẩn úy Nguyễn bá Chính là nhạc sĩ Dzũng Chinh, cho anh [được] biệt phái về Khối CTCT, tạm thời đặc trách ban Văn nghệ mới được thành lập.  Vốn nghệ sĩ tính, thích sống phóng khoáng,  thường bỏ trại, 'dù' về Phan thiết chơi với bạn bè, thường xuyên vắng mặt tại đơn vị -- sau, chuẩn úy Chính bị trả về tiểu đoàn; tiếp tục giữ chức vụ trung đội trưởng tác chiến.

    Đầu tháng 3 năm 1969, Tiểu đoàn 2/44 di chuyển  hành quân tại khu vực quận Ninh phước (thuộc Tiểu đoàn khu Ninh thuận, Đại đội 1/2 đặc trách an ninh tại Văn lâm , một làng người Chàm. (hướng đông- nam tỉnh lỵ Phan rang, khoảng 25 cs.)

     Nhận tin tức từ Phòng Hai tiểu khu, cho biết có một mũi công tác của VC, từ mật khu núi Chà bang, ( tiếng Chàm: Chơk Chabbang) sẽ về Văn lâm thu thuế + thực phẩm.  Tiểu đoàn ra lệnh Đại đội 1 cho 1 trung đội đến án ngữ, dưới chân núi Chà bang để phục kích toán quân VC về Văn lâm.  

     Trung đội của Nguyễn bá Chính (nhạc sĩ Dzũng Chinh) cho tiểu đội trung sĩ Luận nằm phục kích, cách tiền đồn phía trước, bên con đường mòn dưới chân núi-- cách trung đội chừng 500 mét, nhiệm vụ theo dõi, báo cáo bằng tín hiệu, khi đối phương xuất hiện. 

     Khi toán  quân đối phương bị trung đội tấn công, thì chạy ngược lại, lui về phái sau. 

     Khoảng 11 giờ đêm, một toán quân xuất hiện, lên tiếng, " Luận về đây"  -- thì chuẩn úy Nguyễn bá Chính lại [yên chl] là trung sĩ Luận [phe ta] đã dắt trung đội về -- chuẩn úy Chính tiếp , " ... sao Luận về sớm vậy? "--  lập tức đối phương nổ súng -- và, chuẩn úy Nguyễn bá Chính ngã xuống.

     Có một sự trùng hợp kỳ lạ, quái ác đã đưa tới cái chết tức tưởi chuẩn úy Chính [nhạc sĩ Dzũng Chinh] --[ bởi] " Luận về đây" cũng là mật khẩu đối phương.  Cái mật khẩu LUẬN VỀ ĐÂY của đối phương lại trùng với trung sĩ LUẬN, tiểu đội trưởng. [phe ta] 

     [Thì ra ] đối phương đã phòng bị trước, chia làm 2 toán , đi lối khác, thay vì đường mòn định trước-- khiến tiểu đội trung sĩ LUẬN [phe ta] không phát hiện được.

     Chính vì sự ngộ nhận trùng hợp này, khiến chuẩn úy Nguyễn bá Chính [nhạc sĩ Dzũng Chinh] đã lãnh trọn một băng đạn AK đối phương.   Dù trực thăng cứu thương của Mỹ yểm trợ, đã kịp tải thương đưa vế Quân y viện Đoàn mạnh Hoạch ở Phan thiết-- nhưng vết thương quá nặng ở bụng và ngực -- sáng hôm sau chuẩn úy Nguyễn bá Chính [nhạc sĩ Dzũng Chinh] qua đời.
   []

  PHẠM TÍN AN NINH
  ( theo Đàn chim Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét