Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

soạn giả ' kiên giang - hà huy hà ' lang thang giữa chợ đời !? / bài viết: mai bá kiếm


 soạn giả Kiên Giang - [  Hà huy Hà ]
 lang thang giữa chợ đời  / bài: mai bá kiếm.

                                                  
                                                                    
                               soạn giả ... kiên giang - hà huy hà 
                                     lang thang giữa chợ đời ...
                                                     bài viết:  mai bá kiếm

  Năm 1946, trong căn nhà hoang Mộc kiều Trang ở Rạch Giá, mới 17 tuổi, Kiên Giang -[ Hà Huy Hà ]  *  đã sáng tác  bài thơ Tiền vá Lá, khởi đầu một đời văn chương tài hoa.  Đọc cho thầy, nhà thơ Nguyễn Bính nghe- thấy khen, nhưng sửa lại vài chữ :

                                                     Tiền không là lá em ơi
                                                     Tiền là giấy bạc của đời in ra 

    Nguyễn Bính đổi thánh :Tiền là giấy bạc của đời in ra  .  Câu cuối: Chợ đời họp một mình tôi  phiên chiều,  được sửa  lại: Chợ đời  họp mình tôi vui gì !

   Không hay, thơ lại vận vào đời !
      MAI BÁ KIẾM 
-----
* Kiên Giang- Hà huy Hà, bút danh chính thức sau cùng.    Soạn tuồng, viết báo   Hà Huy Hà - làm thơ ký Kiên Giang .

    1

    tuổi 84, Kiên Giang- Hà huy Hà vẫn một mình một xe máy cà-tàng dọc ngang rong ruổi.  Sức khỏe ông yếu nhiều, nhưng, chuyện ngày xưa, ông vẫn kể huyên thuyên không mệt.   Ông đã bán nhà ở quận 8 ( tp. HCM ) , về gần đình Phú xuân ( Nhà Bè ), thuê nhà trọ sống với  vợ... không biết là bà thứ mấy ? 

    Kiên Giang- Hà huy Hà [ KG-HHH ] tên thật Trương khương Ninh. Từ những năm 60 ( thế kỷ XX) , tôi đã nghe tên, kính phục tài hoa KG-HHH, mãi đến năm 1987, tôi mới được uen ông, qua
[ sự giới thiệu] cố nhạc sĩ Châu Kỳ.   Lúc ấy, nhà Châu Kỳ ở xã Tân quí đông ( Nhà Bè) .  Vợ nhạc sĩ là bà Kha thị Đàng bán bia lên cơn và đậu phọng.  Cuối tuần, anh em văn nghệ thường đến đây uống bia, nghe nhạc đan ghi-ta và hát những [ ca khúc] do ông sáng tác.  Thỉnh thoảng KG-HHH cũng ghé  qua ngâm thơ.  Nhà KG-HHH ở chân cầu Rạch Ông ( quận 8)  rộng: 2 gian -  một gian vợ ông ban vàng, gian kia ông làm thư viện.

    Lần đều tiên, đến xem thư viện của ông, tôi giật mình - khi thấy hàng ngàn cuốn sách : việt, pháp được lưu trữ ngăn nắp, theo từng thể loại.  Thế mà,  26 năm sau, ông không có nhà, thư viện của ông[ nay] chỉ là [ một ] túi sách [ mang bên  mình].

     Năm 1991,  trong lúc  làn sóng đổ bể hụi, HTX tín dụng,  nơi vợ ông, chủ tiệm vàng phá sản.   Ông mất nhà, đi thuê chỗ ở tồi tàn trong [ một] hẻm sâu  [cũng]  ở quận 8.

   Tôi đến thăm , thấy nhà không bàn ghế, đồ đạc vứt bừa bãi, trên vách viết  đầy thơ và một c âu khẩu hiệu:

                                     KHÔNG BỎ ĐƯỢC THUỐC LÀ  LÀ ĐỒ HÈN !

   Nhưng mới đây gặp lại, câu đầu tiên ông bảo tôi :

  ' Kiếm, mày cho tao xin điếu thuốc !'

  Bao năm nay, ông không có chỗ ở cố định, điện thoại dùng sim khuyến mại , thì, luôn luôm thay đổi số.  Có lúc, ông đến ở nhờ nhà của Hàn Phong ( nhà báo Quang Hảo, cựu phóng viên báo 
Long an )  hoặc nhà của nhạc sĩ Châu Kỳ ở quận 9 - có lúc - lại tá túc tại Nhà thờ Sơn Nam ở Tiền Giang .

   Người quý mến KG-HHH ,là  nhà thơ Thiên Hà ( cựu phóng viên  báo Công an [ tp. HCM ]) - 
 [ vợ chồng]  đã xây riêng cho ông  1 góc thơ riêng biệt trong sân vườn rộng rãi ở quận 9- cơm, rượu chiệu đãi hàng bữa- nhưng,  không lưu giữ được KG-HHH quá một tuần .

   Hồi Sân khấu tp. HCM  từng tặng ông căn nhà tình nghĩa, nhưng,  rồi ộng cũng bán, quay về tác túc tại Hội Ái hữu Nghệ sĩ Sân khấu,  nằm trên đướng cô Bắc [ số nhà 33 ] .

        'Bằng hữu thương quý ông, nhưng, không bao giờ ông tâm sự với ai về vợ con.'  

      Sở thích của ông là đi... giống như nhà văn Sơn Nam, lại khác Sơn Nam, ở chỗ đi bộ và xe Honda ôm- còn ông, [ KH-HHH]  đi ce đạp ( hời trẻ), nay[ già] yếu, tuổi vượt 80 lại tập đi xe gắn máy.

   Trước 1975, ông từng tham gia phong trào Ký giả đi ăn mày, mặc quần áo[ rách] te tua ( áo rũ cơ hàn ], ông dẫn đầu đoàn biểu tình[ bất bạo động]  chống lại quy chế kiểm duyệt báovà  [ đạo  luật 007 ] chính quyền Sài gòn[ bắt giam ông ]  . 

 Không chừng tham gia Ký giả ăn mày [ xưa kia]  là điềm  báo hiệu vận vào [ đời] ông, lúc về già :

                         ' CỰU KÝ GIẢ [ KIÊN GIANG - HÀ HUY HÀ ] LANG THANG ĐI ĂN MÀY !'

  2

   Kiên Giang- Hà huy Hà kể :

    ' Năm 1959 là ký giả kịch trường cho báo Dân tiến.  Có một tin vắn [ đăng] trên  báo ' Có một phụ nữ trạc tuổi 40 ở Lái thiêu đi xe  lửa [ hàng ngày] lên Lộc Ninh (  tỉnh Bình Phước )  mua bán ở chợ,  nhóm [ vào] buổi sáng, trưa lại về bằng xe lửa.  Hôm đó,  [ chị ta]  vừa [ bước xuống [ xe lửa ]  ở ga Lái Thiêu,  thì trượt chân, [ té xuống], bị xe lửa cán chết, trên tay còn cầm xâu trái gùi chín .

    Tưởng tượng ra hoàn cảnh một phụ nữ buôn bán tảo tần để nuôi đàn con nhỏ, người chồng bệnh tật, và, trưa nào , đám con cũng đứng trước cửa [ nhà] chờ mẹ mang xâu trái gùi về. -
KG -HHH đọc được[ tin này], đã sáng tác ra bài vọng cổ : cảnh tượng rtru7o71c mắt, sau khi ngưởi vợ mất, người chồng sống trong đau thương - ở câu [ vọng cổ] số 5  -  [ KG-HHH ]  đã viết ra, khiến bao người rơi nước mắt :

                                              Bao chiều tàu lại qua tàu 
                                              Khói tàu vơ vẩn xót xa tiếng còi
                                              Khi nhìn khói quyện mây trời
                                              Ngỡ người vợ cũ về nới chân thềm
                                                                                HÀ HUY HÀ

     Cố nghệ sĩ, nhà báo Thanh Điền ( cựu phó phòng Văn nghệ đài Truyền hình tp. HCM ) kể :

    '... năm 1960, [ anh ] là một nghệ sĩ cải lương trong chiến khu, bị  bắt giam ở nhà tù Phú lợi [ Bình dương).  [Tuy] không quen KG-HHH, nhưng thuộc các bài vọng cổ của KG-HHH.
        Một dịp, nhà tù Phú lợi tổ chức văn nghệ cho các tù nhân.   [ Tự nhủ, đây là cơ hội  trổ tài ca hát của mình] Thanh Điền hứa sẽ ca bàiTrái gùi Bến cát  .[ Khi trình diễn xong],  một chủ ngục ngồi ghế hàng đầu đứng phắt dậy, chỉ vào mặt tù nhân vừa hát, chửi thề , hét lớn :
 ' Thằng nào soạn bài này ?' 
        Hai con chó bẹc-giê chồm dậy,   tay chủ ngục kềm 2 dây xích ấn xuống.  [ Tù nhân]  chết điếng, nhưng, vẫn cố theo [ nhịp] đàn, hát tiếp đến câu thứ 6, [ thầm nhủ],  chắc phen này sẽ bị ăn đòn tơi bời.  Sợ quá, tù nhân không dám hát bài  2, vội bước xuống sân khấu.
     Chủ ngục ngoắt lại, hỏi  :
    ' [ Ê, mày ] thằng nào viết bài này ?  mày biết nó không ?'
   đáp:
   ' Dạ không [ nghe đâu ] là soạn giả có [ tên] Kiên Giang, ...soạn giả ở trong Thành.'
    Chủ ngục đưa hai tay lên mắt, quệt nước mắt [ thì phải,  dịu giọng] :
 ' Mày biết sao không ? Bà mẹ của câu ca xâu trái  gùi  chín   là  chị ruột tao. Tao cảm ơn mày và cả soạn giả Kiên Giang, [ nghe hôn ] ?
              

                                                                       ***
   
     (...)

    Tài hoa[ của soạn giả Kiên Giang- Hà huy Hà [ khiến bao trái tim thổn thức, [ nhưng cuối đời]  KG-HHH trơ trọi một thân , lang thang giữa cuộc đời ! []


     mai bá kiếm

-------
*   [ ...] chữ của BT

 (   cand.com . ra ngày 03- 11- 2013  - in kèm ảnh chân dung tác giả KG -HHH + một ảnh chụp        chung với  NSND  Đinh bằng Phi).  







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét