Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / thế phong - 30

nhà văn hậu chiến -  thế phong
đại nam văn hiến xuất bản, saigon  1959


                                                        Tiết 7
                                                   CHẤN PHONG
      Tiểu sử.

      Tên thật Đoàn Thanh . Sinh năm 1921  ở Gò công.  Học qua các trường lê Bá Cang, Paul Doumer. Bắt đầu viết văn tứ 1940, viết cho  báo Công luận, thời hậu chiến, sau 1950, viết  báo Tiếng miền Nam, Ngôn luận...( Saigon ).

    Tác phẩm chính.

    Tác phẩm đầu tay xuất bản  là Rừng địa ngục ( Quan điểm, Saigon 1956).  Ông còn viết truyện ngắn, như Mong chờ ( báo Quan điểm, ngày 20-4-1956) nhưng không đặc sắc bằng truyện dài.  Bắt đầu câu chuyện về một công ty cao su miền Nam cử người về làng mộ phu.  Buổi đầu, họ  đưa ra  nhiều hứa hẹn.  Dân nghèo miền Bắc vào Nam đi đầu phu được tuyển  mộ ngay.   Trên chuyến tàu trở về Nam, người không cùng ở làng :cũng coi nhau  như trong một gia đình.  Một trong số gia đình ấy có thanh niên, tên Ngô, và một gia đình có cô gái, tên Cúc.  Họ là những người bất đắc chí , thất cơ lơ vận, bỏ quê hương ra đi tìm sống.  Tới đồn điền cao su, bi kịch bắt đầu xảy đến.  Pha đầu tiên, người không còn được gọi bằng tên thật, những con số như số lính  của đế quốc, thực dân vậy.  Ngô lấy Cúc, con gái Lý Tân.  Cúc là một thiếu nữ xinh  xắn, đỏm dáng, nên , nhưng viên cai thèm muốn .  Khi sự thèm muốn của kẻ có  quyền đã tới độ, nào khác gì sự thèm muốn  của các vị đế vương ở các nước phong kiến ngày xưa-  thèm muốn tất nhiên là phải  được no thèm. Vì, thế, dầu Cúc là vợ Ngô, nhưng còn là vợ tên cai ngục đam mê nhục dục hãm hiếp trước đó.   Sự hãm hiếp đến nỗi người dân ở đồn điền biết hết, cho là rất thường như cơm bữa.    Sếp Lân, tên khát máu ấy, lúc nào cũng ôm ấp Cúc trong tay và đe dọa bỏ tù chồng Cúc, nếu, Ngô nhúc nhích lên tiếng.  Cúc hối hận, Ngô căm thù.  Rồi Ngô  trở thành tên sát nhân.  Tòa án mang ra xử, Ngô  được trắng án, do tiền của Cúc chạy luật sư biện hộ.   Cuối cùng Cúc tự tử.

     Ở góc thế giới này, thống  trị bị  thống trị từ 2 phe rõ rệt, công nhân hay là giai cấp bị thống trị là con vật thuộc quyền  chủ đồn điền cao su.   Ông chủ được quyền bóc lột thặng dư giá trị, hưởng lợi gấp trăm nghìn lần  nhân công.  Đời  sống công nhân ngang hàng súc vật biết nói.  Tuy nhiên,  có thể so sánh  loại chó  bẹc-giê còn sung sướng hơn người dân Việt nam trung lưu.  Phật ý ông chủ một chút, bị cắt , hoặc mất lương, bị ngồi tù, ngồi khám, trăm phương kế ày vò.  bao gốc cây cao su xanh tốt làm lợi cho  chủ đế quốc Pháp .  Thảm kịch chưa ai nói đến, mặc dầu đới sống ấy có tứ trước  2 cuộc thế chiến.

    Và, Chấn Phong, một trong những người đầu tiên thuật lại  đời sống súc vật ấy trong Rừng địa ngục .  Qua kỹ thuật viết, cách đạo diễn tâm lý nhân vật, phân đoạn của tác giả, cốt truyện được kể lại, xét trên bố cục toàn diện, chưa nói hết được tinh thần đấu tranh của  Cúc. Hơn nữa, tác giả  kết  luận theo kết cục chuyện Tố Tâm , như lối  giải quyết tình huống trong chuyện Tuyết hồng lệ sử đã làm.  Thái độ ấy la để chuộc tội.   Thực ra, là sự bó buộc của nhà văn chịu ảnh hưởng nền luân lý phong kiến lạc hậu.   Cái chết của Cúc tự tử không thể được coi là hành động cứu vãn tội lỗi.  Hối hận của cúc do xã hội, hoàn cảnh tạo ra, như tác giả quan niệm tạo nên, kết thúc, bắt cá nhân chịu đựng khắt khe quá !     Song truyện dài Rừng địa ngục vẫn là  độc nhất  cuốn tiểu  thuyết rất hay về loại truyện tranh đấu.  cách viết tiểu thuyết,  từ thắt nút, cởi, dàn tâm lý nhân vật, gây căm thù với phe thống trị đã đạt được ý muốn của tác giả.  và cấu tạo nên những xen pha , trận  đấu , biểu tình; tuyy, thực tế chưa xảy ra nhiều, song, chủ quan định hướng tác giả đưa công nhân cao su muốn đạt quyền lực, phải tranh đấu.   Đó là thái độ tiến bộ của tiểu thuyết gia Chấn Phong..

     Phân tích tác phẩm.

    Tác giả ở miền Nam , nhưng, sống nhiều năm ở miền Bắc. Tả  nhân vật Cúc, thôn nữ miền bắc, Chấn Phong có nhận xét  rất tỉ mỉ, chính xác, khác hẳn nhà văn ở cùng địa phương hiểu biết :

    '... Cúc  hồn nhiên, đôi mắt sáng ngời, long lanh giữa khuôn mặt trái xoan dám màu nắng đồng Bắc việt, 2 má lúm đồng tiền lồ lộ theo nét cười duyên dáng và hàm răng đen nhúc, đều đặn như hạt na, phản với đôi mắt hơi dày do tươi vì nước trầu.   Cúc đẹp như nụ tầm xuân trong cái tươi dậy thì và ở nàng còn thêm những nét thùy mị, kín đáo của hầu hết những co thôn nữ miền Bắc ...'

    Giữa trái và phải, già và trẻ thường khích bác nhau, theo tác giả, chỉ là thái độ không chịu tìm hiểu nhau.   Trước kia, bác Lý Tân cho bọn Ngô không làm nên trò trống gì, lại xấc láo;  bác ghét cay ghét đắng; sau khi đã tìm hiểu đã thông cảm ngay, trởnên thân .  Tác giả có nhiều nhận xét tinh tế :

    '... Nhưng rồi, chung sống với  nhau mấy ngày ở Sở Mộ, bác đã đổi ý.  Bác nhận ra cái bọn thanh niên, vậy mà khá, biết kính lão đắc thọ, chẳng những họ lễ phép, họ còn kính nể bác như cha .  Mấy bữa trước, bác còn cấm thằng cu Đào không được đến chơi với bọn Ngô.  bây giờ thì khác, mặc nó, để no gần các anh ấy, rồi các anh ấy dạy khôn cho nó.  Cả cái Cúc nhà bác nữa , chẳng mấy lúc mà  nó không nhắc tới Ngô, khi có mặt Ngô là y nó lúng ta lúng túng,  trông đến buồn cười. Bác đã để ý, bác thừa biết con gái bác lớn lên mà gặp đứa đẹp trai biết ăn, biết nói như Ngô, nếu không khéo giữ thì hỏng mất.  Tuy nhiên bác thấy Ngô đứng đắn và chưa có triệu chứng gì, nên bác tạm yên lòng ...'

    Tác giả tả mưu mô sảo quyệt của bọn  cai với đôi vợ chồng cưới nhau chưa hôn thú. Đoạn văn dưới đây, tác giả thành công trong pha đầu gây công phẫn :

    '... Viên thư ký ngẩng đầu hỏi :
    - Mày có chồng con gì không ?
    Trương văn An đáp thay vợ :
    - Thưa thầy tôi là chồng ạ.
    - Á, chúng mày có giấy hôn thú chưa ?
    - Thưa thầy không, chúng tôi đã có treo cưới ở làng.
    - Mặc xác, không có hôn thú, con nguyễn thị Mơ phải sang con gái mà ở, số của mày 11. 818.
    - Dạ, lạy thầy  thương cho vợ chồng chúng con...
    Tiếng khóc nổi lên, ấm ức trong  hàng.
    Viên thư ký gắt :
    - Khóc nỗi gì ? Có im đi không ?
   Đoạn, y lạnh lùng điểm danh cho số những người còn al5i ...'

    Tả tình yêu thương, cảm giác xúc động của thanh niên đồng quê: Ngô với thái độ chất phác, thành thật :

    '... Ngô tựa lưng vào gôc cao su, mắt đăm đăm nhìn khu nhà máy, nóng lòng chờ đợi.   Anh đinh ninh rằng, nếu Cúc yêu anh thì  với câu nói và cái liếc mắt ấy nhất định cô nàng sẽ kiếm cớ về với anh.
     Tuy nghĩ thế, nhưng lòng anh vẫn bồn chồn lạ; anh không hiểu rằng Cúc có can đảm ra về hay không.  Mấy lần anh đã thối chí, vì đợi mãi không thấy Cúc đến, anh định về nhà nằm cho khỏe xác ?  Nhưng đi vài bước, anht rở lại đúng vào chỗ cũ cố đợi.
    Độ nửa giờ sau, Cúc về thật.  Ngô thoáng thấy bóng Cúc từ ở khu nhà máy đằng xa.  Tim Ngô đ6ạp mạnh như muốn tung lồng ngực.
    Cúc càng đến gần, Ngô càng hồi hộp dữ.  Anh cắn răng sửa bộ làm ra bình tĩnh, nhưng, khi Cúc chỉ còn cách anh vài thước, thì anh run rẩy như người sốt rét.   Chính  cũng không dè anh nhát gan quá như vậy ...'

    Những thiếu nữ lọt vào sở Cao su chỉ là vật sở hữu chủ cho chủ,  cho thầy cai cặp rằng.  Một đêm bóp chết vài thiếu nữ trinh tiết, thiếu nữ khóa cửa xuân  thất , còn công lý nào đâuđể can thiệp. Cường quyền công  lý nằm trong tay một bọn người, tác giả cho người đọc được đọc một bản kháng cáo chế độ bóc lột thặng dư giá trị :

    '... Lão gác gian vào trước, lớn tiếng đánh thức mọi người dậy.  Lão thư ký đến và oai vệ ra lệnh tất cả ngồi vào hàng  cho hắn điểm .  hắn gọi số từng người cho có lệ rồi đứng lên ab3o lão gác gian ;
    - Dắt  4 cô này lên nhà giấy cho ông Sếp bảo ...'

    Đó là đoạn mở đầu để Cúc bị mở khóa xuân.  Chủ khai thác bộ máy trinh tiết người thiếu nữ.  Công phẫn ư, công phẫn đã rạo tực ở người đọc, tác giả ghi al5i thú tính của người thống trị khi hành lạc :

    '... Ông râu xồm đi thẳng tới  cạnh Cuc, cười hề hề : mùi rượu ho7it hở bay nồng nặc:
    - Em, em này số mấy ?
    - Dạ, 11.820
    - Em vào trong này ông Sếp hỏi việc.
    Cúc đứng lên sợ sệt, nhìn 3 chị kia, như muốn nói điều gì.  Nhưng nàng thấy cả 3 đều cúi găm mặt, nàng buộc phải theo chân ông Sếp vào buồng bên cạnh.
    Ba người lại cũng được 3 thầy tuần tự mời vào bàn riêng.,
    Các cửa buồng đếu được đóng kín  lại.  Đèn vụt tắt. Bây giờ  trong phòng chỉ còn nghe vài tiếng thất thanh, vài tiếng đồ vật rơi lốp bốp, tiếng ằng ặc của người bị quật ngã, rồi im  bặt ...'

     Qua phút giông tố cuộc  đời đêm nọ giày vò về đêm , thì, ban ngày lại bị tên khác giày vò, trêu chọc. Chấn Phong giới thiệu  cho người đọc xem một  vài nét  gợi tình trắng trợn;

    '... Thình lình anh 85 phía sau gốc cao su bước tới ngồi đại xuống cạnh Cúc, cười nhăn nhó.  hắn đưa tay vỗ mạnh vai Cúc,  cưới nhăn nhó.   Hắn đưa tay vỗ mạnh vai Cúc, hỏi một câu trắng trợn :
    - nào chị 20 có bằng lòng lấy tớ không thì bảo ?
    Cúc giận đỏ mặt, nhưng, biết tên 85 là tay cừ khôi, nàng phải đấu dịu để khỏi mất lòng hắn :
    - Bác đừng nói chơi thế, tôi là  gái có chồng.
   - Có chồng mặc kệ có chồng, bằng lòng lấy tớ, tớ bồng về ngay'
    
    thái độ trêu chọc vào ban ngày ấy, đi đến :

    '... Đang vui, bỗng dưng có người đập cửa.  Rồi thì, bác cai 98 tự nhiên xô cửa chững chạc bước vào. Theo sau bác là tên 85 với một người nữa, lễ mễ bưng 2 chiếc mâm thau phủ vải kín.
     Bác Lý Tân hốc mồm nhìn 3 người khách lạ. bác đang ngơ ngác chưa biết đối xử thế nào, thì cai 98 đã bước  tới trước mặt bác, nói trịnh trọng:
    - Thưa bác nhà, anh 85 có nhờ chúng tôi nói với 2 bác để xin cưới chị 20.  Vây hôm nay chúng tôi mang lễ đến xin ra mắt bác.
   Bác Lý tân cho là một việc hết sức  quái dị. Bác đưa mắt nhìn ông giáo, nhìn Thành , như ngầm hỏi ý kiến.  Nhưng 2 người lại cúi đầu làm thinh.  Bối rối quá, bác quay lại nói ấp a, ấp úng :
    - Thế, nhưng... con tôi đã có chồng.
   Ngô giận tái mặt, bật đứng lên, quắc mắt hỏi gằn từng tiếng :
    -Ở đây dễ chừng người ta có quyền cưới gả gái có chồng ? Chị 20 là vợ tôi, các ông biết không  ?
   Cai 98 khoát tay lia lại :
   - Cái ấy là việc riêng của các bác, rồi các bác sẽ tính sau.  Anh 85 đâu, mang lễ vào đây nào ...'

   Qua được tay 85, 98, bông hoa kia không thoát khỏi lưới nhện giăng khắp vườn địa ngục. Cai 98 không thắng được, y dành đưa miếng mồi ngon ấy cho Sếp Lân, qua đòn mội giới ác nghiệt.  Chấn Phong chuyển đoạn rất khéo, phơi  bày hành động của bọn lưu manh :

     '... Cai 90 đứng lên đến cạnh Sếp  Lân, nói nho nhỏ, như sợ có người nghe trộm:
     - Sếp nên gọi con 20 đến làm việc trong nhà cho Sếp để cho nó  khỏi ra lô... Con bé khéo tay, khéo chân, chắc Sếp vừa lòng ... Thằng 85 biết con bé làm việc vời Sếp, thì không đời nào nó dám nhất cử lưỡng tiện, Sêp có người làm mà lại được tiếng là đã hứa thì hết lòng giúp .
   - Chú thật là được việc ! '

    để rồi có đêm, Cúc  thêm lần nữa bước vào sóng gió . Và, chuyện bị hiếp là thường xảy ra, như cơm bữa :

    '... Ông Sếp vẫn ngồi hút phì phà.  Ông ngắm vóc hình thon thon, 2 bàn tay xinh đẹp của Cúc, rồi ông nhếch mép cười gian ác.  Ông ta lẩm bẩm một mình  :
   ' Con bé xinh thế, thảo nào thằng 85 ...'
    Bỗng, ông như bị điện giật, đứng phắt dậy, đi nhanh vào phòng ngủ.
    Mộc chốc, ông quay ra, tay cầm một hộp xà phòng thơm và lớn tiếng gọi Cúc :
    - 20, bỏ đấy, vào tôi bảo cái đã ...'
    Cúc nhanh nhảu chạy vào :
   ' Ông sếp gọi con ?'
    Sếp lân trao co Cúc hộp xà phòng và nói gọn gàng :
   'Cô ra rửa mặt mũi, tay chân sạch sẽ, rồi vào đ6ay ..'
    ' lạy ông cho con ra, con sợ quá ông ơi'
    Lửa dục lên tận cổ, Sếp Lân nhảy phóc lên nắm chặt tay Cúc, nói hổn hển:
   ' Vào đây, ông bảo một tí thôi, rồi ông cho nhiều tiền ...' 
    Cúc bíu tay vào bệ cửa, khóc rưng rưng:
   ' Tôi nghiệp chồng con, ông ơi ! Thân con dơ dáy có ra gì ..'

    Tác giả  tả chân rất đúng, xác hợp hình tượng sống của thời đương đại: con người là sản phẩm do hoàn cảnh xã hội tạo thành. Người như 85, phải đâu không có tình gia đình ? Nhưng, bị hòan cảnh xã hội bạc đãi, thì 85 có bạc đãi thêm, nào có nghĩ  gì ? Xã hội vay vay, trả trả, đó  là hoàn cảnh do xã hội tạo nên :

    '... Như trường hợp  anh phu 85 chẳng hạn. Hắn, trước kia là người hiền lành như bụt.  hắn còn một người mẹ già ở xứ Bắc. hắn những mong làm ăn chắt bóp ít lâu để ramột số tiên mang về nuôi mẹ già ..'

     Ai ngờ, sốngtrong cái xã hội thối nát này, càng ngày hắn càng hư hỏng, liều lĩnh, bạt mạng hơn tất cả mọi người ...'

    Sau cùng, Cúc chạy luật sư cho  Ngô  được Tòa tha trắng án.   Xong xuôi  về  tới quê nhà, Cúc  tự tử.

     Kết luận.

    Chấn Phong viết tiểu thuyết hấp dẫn, nội dung truyện tranh đấu xã hội, bênh vực phe bị áp bức.  Bố cục truyện, tình tiết sắp đặt ăn ý với nhau . tác phẩm Rừng địa ngục lột tả được mặt trái đời sống phu đồn điển cao su .  Về mặt này, Chấn Phong, người đi tiên phong viết phóng sự tiểu thuyết xã hội . tâm lý nhân vật có cá tính, chiều sâu.
    Ông là nhà văn nổi tiếng,  có chỗ đứng rất riêng, sau khi xuất bản Rừng địa ngục .
    []
                                                                                      ( kỳ sau: Hư Chu )
     thế phong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét