Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

" sao bác[ hữu loan] khôn thế ! , toàn lấy được vợ trẻ, đẹp, con nhà giàu"/ bài viết: trần cao sơn. (thanh hóa)

blog < lengoctrac.com>

       " sao bác [hữu loan] khôn thế!, toàn lấy được vợ trẻ,
      đẹp, con nhà giàu..."
                                                  bài viết: trần cao sơn



Ngày giáp tết Mậu tý (2009), nhân về quê - tôi quyết định đến thăm nhà thơ Hữu Loan. Tôi đến, ông và bà Nhu- vợ ông vui, đón tiếp nồng hậu, ân tình.  Tôi nói đùa:

" Bác khôn thế, toàn lấy được vợ  trẻ, con nhà giàu sang."Ông chỉ cười:" Đấy là cái duyên trời định, nào có chú tâm".  

Quả thật, 2 người phụ nữ gắn bó với đời ông, đều là 2 cô gái trẻ, đẹp, con nhà giàu có.   Người vợ đầu tiên,  bà Lê-Đỗ thị Ninh kém ông 14 tuổi, yêu ông từ lúc [tuổi] chớm độ trăng tròn.

[Khi] Tuần lễ Vàng được phát động vào năm 1945, gia đình bà có nhiều người hưởng ứng, chính nhờ sự kiến đó, nối tạo cơ duyên cho cô gái trẻ khuê các: Lê-Đỗ thị Ninh, diện kiến ông tú hào hoa Nguyễn hữu Loan.   Bàn tay thanh tú nâng niu chiếc xuyến vàng,  khoảng mấy đồng cân, hiến trao cho chính quyền [kháng chiến] buổi ấy, đã lọt mắt xanh kẻ sĩ đa tình, giống như sợi tơ hồng buộc họ lại với nhau.

Cái bi tráng trong Màu tím hoa sim trên vai ao người chiến sĩ vệ quốc đoàn càng tăng thêm sức hút [nơi] ông, trước người đời, trước phái đẹp-  trở thành vận ngũ hành [đưa] ông đến với người vợ mới.  Sau đó mấy chục năm, khi về làm vợ ông, bà Nhu mới 19 tuổi.

2 người phụ nữ gắn với đời ông lần 2, số phận 2 hình ảnh tương phản:  một người khuê các, kiêu sa, thoạt đến rồi thoạt đi-  như nàng tiên trong áng mây chiều, luận vào thi ca, trở thành chân dung của bức hoành phi nghệ thuật để đời.  Nhìn màu tím hoa sim, người đọc biết về bà [Lê-Đỗ thị Ninh], xót thương kiếp hồng nhan bạc mệnh có thật.  

Một người [bà Nhu]  thì hiện thực, mộc mạc, lâu bền, lam lũ với chồng con, trọn nghĩa phu thê,  mẫu tử.   [Cả] 2 người vợ,: một ngoài đời, một trong thơ- tựa nhu tồn tại, và giữ [được] ông tồn tại giữa [sóng] đời nhiều bão táp.

Biết ông đang vui, cũng biết ông thích câu đố, tôi đọc 2 câu tặng ông:

Câu 1. ' Mây ngắn Hoàn Vân, nghiêng bóng núi dặm đường chiến sĩ /  Gió đùa Ô Lỗi, rộn hương đời trang chữ thi nhân.'

Câu 2. ' Đất lạnh nghìn trùng, vẩy ngọn bút TÍM lòng nhân thế/  Trời thiêng một với, mưa tàn cánh phù dung.'

Ông nghe chăm chú, và chậm rãi, nói: " về mặt bút pháp, niêm luật, ý tứ của câu đối, như vậy là được.  Chỉ có điều, anh ca ngợi tôi ghê quá !".

Sau một vài phút hỏi thăm gia đình, ông thong thả: 

" Câu 1 thì ổn-  nhưng câu 2, thì chữ TÍM, ở vế thứ nhất-  có thể nhiều người sẽ hiểu khác.  Tôi biết anh dùng chữ TÍM,  là chỉ màu tím violette, liên quan đến màu hoa sim, trong bài 'Màu tím hoa sim'.  Nhưng đây là câu đối, nó đứng biệt lập, vì vậy, sự liên tưởng đến màu của hoa sim, là không nhiều.  Chữ TÍM ấy sẽ được hiểu là THÂM TÍM, BẦM TÍM, TÍM TÁI- nghĩa nghịch của nó nhiều hơn cái nghĩa thuận xuất phát từ ý thơ.  " Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết / màu hoa sim tím  chiều hoang biền biệt" mà anh đang muốn dùng."

Tôi giật mình, không ngờ ông minh mẫn đến thế, nghe có 1 lượt, mà, đã phát hiện ra 'cái lỗi cần sửa'.  Tôi ngỏ ý muốn nhờ ông sử giúp, ông im lặng.  Tôi thêm: " Nên chăng thay chữ TÍM  bằng chữ THẮM , có được không?".  

Ông trả lời: " chữ THẮM cũng được, nhưng nhạt nghĩa , không tướng xứng với mệnh đề " đất lạnh nghìn trùng" đứng trước- có thể chữ THẮM hay hơn".  

Tôi quyết định dùng chữ THẮM của ông gợi ý. Bà Nhu, vợ ông ngồi bên, cũng tán đồng.  Câu đố được sửa lại:

"ĐẤT LẠNH NGHÌN TRÙNG, VẨY NGỌN BÚT, BÚT THẮM LÒNG NHÂN THẾ/  TRỜI THIÊNG MỘT VỚI, ÔM MÂY MƯA TÀN CÁNH PHÙ DUNG". 

Ông đồng ý để tôi viết tặng 2 câu đối vào trong cuốn KỶ YẾU dày cộp, dễ tìm khi tìm.  Dù sao,  đây cũng là một kỷ niệm chữ nghĩa mà tôi dành tặng ông. Và, được ông chấp nhận. 
            (...) - tạm lược 1 đoạn  (BT)


                                                          ***

Trong trí nhớ của tôi, ông [Nguyễn hữu Loan] ngồi trên chiếc ghế tựa, đôi mắt mở to, sáng quắc tựa pha-lê, mái đầu tóc trắng như bông.  Trước mặt là Vân hoàn sơn, 4 mùa mây trắng, đang ngập chìm trong màn sương, trước cảnh vào xuân.  Nhìn ông. tôi liên tưởng đến các bậc hàn sĩ ẩn mình dưới thâm sơn, cùng cốc, với dáng Long ngọa-Phượng sồ  kỳ thú, được truyền tụng từ bao đời.

 [Và], không ngờ đây là ngày cuối cùng.
   []

   trần cao sơn

       < lengoctrac.com> 

        - tựa bài  " Nhà thơ Hữu Loan luận chữ làm câu đối"- in kèm ảnh cố thi sĩ Hữu Loan          + tác giả bài phỏng vấn.

      ------

     HỮU LOAN, họ Nguyễn( 2/4-1916- 18/3/2010).  Quê ông tại xã  Nga lĩnh, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh hóa.   Hữu Loan để lại khoảng 60 bài thơ, chưa có tập thơ nào chính thức được xuất bản.  Màu tím hoa sim là bài thơ được chép tay, phổ biến khá rộng rãi trong thời kháng chiến chống Pháp,  nhiều thi bản được chép khác nhau.  Sau 30-4- 1975, thi sĩ Hữu Loan vào Saigon, gặp gở một số bạn bè cũ, mới, một số chưa hề quen biết- trong số đó có Lữ quốc Văn. Ông Hữu  Loan ở lại chơi ít ngày tại nhà ông Nguyễn thế Văn [bút danh Lữ quốc Văn] ở 2xx đường Bạch Đằng, phường 14, quân Bình thạnh (tp. HCM)- tác giả chép tay bài Màu tím hoa sim mà tác giả cho là bản đúng nhất. (theo lời kể Lữ quốc Văn) 
 Có khoảng 60 bài,  một số bài thơ Hữu Loan đã được đăng trên các báo, từ thời kháng chiến chống Pháp, còn ở Hà nội, Sài gòn ... trước 1954, và, sau ngày đất nước thống nhất, nhiều báo đăng tải thơ Hữu Loan : Đèo  Cả-- Đêm-- Màu tím hoa sim -- Ngày mai --  Tình thủ đô  v.v... 
Riêng  Màu tím hoa sim được các nhạc sĩ miền Nam (VNCH) phổ nhạc : Dzũng Chinh,Phạm Duy, Anh  Bằng.
Năm  2004, bài Màu tím hoa sim/ Hữu Loan được  ViTek/ VTK  mua bản quyền 100 triệu Vnđ. (BT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét