Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

tưởng nhớ một nhân vật nữ trong văn chương tự sự qua đời ở quận 2 tp. hcm- ngày 5 tháng 1. 2015.

tưởng nhớ một nhân vật nữ  qua đời -trong
 văn chương tự sự  Thế Phong .



                                  Thế Phong  qua ống kính Nguyễn cao Đàm (1963)
                                                                 (ảnh chụp al5i trên mạng Internet)


                                                 TIM SẦU
                                 thơ Thế Phong

                                                         GỬI ĐẶNG NGỌC OANH

               Tin em tự tự là giờ anh nằm bệnh
                       tim sầu choáng váng,  mắt nhìn sâu
               vực thẳm - loài người -  ai chôn sầu em bằng thuốc ngủ

                       thế ra từ ngày em lấy chồng hạnh phúc chưa no?
               con gái em ai nuôi? nếu em bỏ mình trong mộ tối?
                       để rồi đêm ấy, cơn sốt anh lên độ 40
                       mồ hội không toát lên da - mầu xám bệch
                       như thân rêu nằm bệnh
                       đắp chăn làm gì, khi hai đứa cùng sấu?
                       hình hài em có tan biến mang theo?
                       âu sầu đánh bạo viết thư tự mình ra bưu điện
                       nhà em số lẻ tìm sao cho đến gặp?
                       anh chờ, cơn bệnh cũng tan theo,
                       tình yêu đầu - khi hai đứa bên nhau
                       ngày đầu còn xanh mái- đời chưa sấu
                       anh còn cảm thấy lạnh môi nụ hôn đầu
                       hai nghìn bảy trăm ngày sau em tự tử
                       
                       Ngày hai đứa gặp nhau - môi em tái nhợt
                       bàn tay em nứt rạn xanh như rêu
                       anh chải đầu, em khóc, giang tay ôm anh lại
                       mà làm sao hai đứa nối hôn đầu ?

                       Áo em mầu trắng chữa vết thương đời tất khỏi
                       mà thương tích mình xóa mãi không tan!
                       cả tình yêu đầu - mà nào ao giang tay chứng giám ?
                       lẽ nào tim sầu hai đứa ... vết sâu ngăn ?

                        THẾ PHONG
                        
                       (NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ- NXB VăN HỌC HÀ NỘI TÁI BẢN, 1996- TR. 135-36)

                                       

                                TƯỞNG NHỚ MỘT NHÂN VẬT NỮ TRONG                      VĂN CHƯƠNG TỰ SỰ KỂ  THẾ PHONG.
                                                                               bài viết:   Thế Phong

  

                                                                  tác giả Thế Phong  vào thời 1950 ở Hànội
                                                                             (ảnh tư liệu TP)

 Cách đây,  đâu đó 2, 3 năm, một ai đó bấm chuông nhà tôi . Ra mở vửa, một cô gái lạ, khá xinh xắn,  hỏi tôi, ' có phài là nhà văn Thế Phong?' Tôi gật đầu, cô tiếp lời, bà ngoại cô tên Oanh có quen biết tôi , gửi lời thăm. Biết được địa chỉ nhà tôi, ấy là, cô đọc trên Blog nhà văn nữ Bích Nga  phỏng vấn nhà văn Thế Phong, in kèm ảnh.   Cô bé chuyển lời vậy thôi,rồi xin phép giã từ.  Tôi bàng hoàng đến độ không nói được câu nào, lại rất kém lịch thiệp, không có lới mời khách vào nhà.  Ân hận, tự trách mình , sau,  cũng trôi qua nhanh.

       mới đây thôi,  ngày 6 tháng 1. 2015 , pha cà- phê nhấm nháp xong, là mở máy computer.   Cô bé Mỹ Linh báo tin bà ngoại cô qua đời  sáng 5 tháng 1 năm 2015.  Nếu có thể, tôi cho số điện thoại, để tôi tới viếng.  

     nhẩm trong đầu,  bà ngoại Mỹ Linh,  sinh năm 1935, tốt nghiệp y tá Bệnh viện Chợ  Rẫy ( Chợ lớn) đâu đó vào 1957-  qua đời ngày 5 tháng 1. 2015 tại quận 2. tp. HCM ,  tròn trịa ở tuổi 80.  Bài thơ Tim sầu viết tặng nàng, in trong tập thơ Nếu anh có em là vợ. (Đại Nam văn hiến, Saigon 1959).

     Năm 1950, học tại trường trung học chuyên khoa Phan đình Phùng  Hà nội, 40- 42 hàng Đẫy (nay, trường Phan chu Trinh) - cô Oanh  giỏi Pháp văn nhất lớp, đối thủ là Đỗ mạnh Tường - khiến thầy Hà hoàng Châu hết lời khen ngợi, con hết lòng bênh vực, can thiệp với thầy hiệu trưởng Bùi quang Tời, chủ tọa hội đồng kỷ luật , xử tội ' tên học trò Đỗ mạnh Tường, ở Ký túc xá đã vô lễ đối với một thầy giáo dạy pháp ngữ ở lớp Đệ Lục'. (lớp 7 bây giờ).

      ấy là , em Tường đánh bóng bàn, vô tình để trái  bóng nhỏ bắn tung vào lớp thấy Hoàng đang dạy học cầm phấn viết câu " le talent n'attend point le nombre des annnés " - tró Tường nói to, " ông nội ơi,  dốt ơi là dốt,  atteindre  chứ không phải attendre  đâu ". Chẳng biết đứng hay sai, học trò lớp Đệ Lục cười vang, llàm thầy Hoàng mất mặt, chạy ra túm cổ tên  học trò xấc láo, hỏi tên tuổi,  {hình như giáng cho 1 cái tát nổi đom đóm mắt)

      trò Tường còn nhớ rõ cả họ đầy đù: thầy  Lý văn Hoằng. (anh ruột bác sĩ Lý trung Dung rất nổi tiếng ở miền Nam sau này , qua vụ tổ chức hội chợ tại Vườn Bách thảo, người xem đông quá, làm sập cầu Thị nghè năm 1960 , nên ông ta không được đề bạt làm tổng trưởng thông tin trong nội các Ngô đình Diệm.) 

     tháng 10 năm 2006, vợ chồng tôi  đi xuyên việt, qua Hà nội, tổ chức buổi gặp bạn học cũ từ thời 1950 ở Hà nội : Cáo bá Ân, Nguyễn đăng Khải, Dương đức Dzư ( thi, văn sĩ Kiều liên Sơn 1936-  12 -2008), Nguyễn đăng Khải (1936- 12-2006) ... nhắc lại chuyện cũ.

     Cáo bá Ân  (hiện ở Hà nội) nhắc cô Đặng ngọc Oanh da ngăm đen, rất có duyên, giỏi Pháp văn thượng thừa , thường đọ tài với Đỗ mạnh  Tường (Thế Phong) hạng  nhất, nhì trong lớp.  Hỏi cô Oanh ra sao, thì Tường lúng túng chưa biết trả lời sao, thì bà Khê  trả lời, " không sao đâu, nhà tôi kể hết chuyện về các cô rôi, trong đó có cô Oanh mà anh vừa nhắc. " .
   
     và,  trong khi đợi cô bé Mỹ Linh trả lời, để tôi tới viếng -  một ý nghĩ lóé trong đầu nung nấu,  tôi sẽ năn nỉ vợ tôi cùng đi viếng ' người tình ruột thịt một thời của chồng.

      từ ngày 7, 8, 9, đến  10 ,  tôi tiếp tục mở hộp thư , chẳng thấy tin cô bé Mỹ Linh trả lời, thôi đành xếp lại bì thư phúng điếu vào ngăn kéo . Thẫn thờ.  

      chân dung người tình đã được viết lại trong tự sự kể Nữa đường đi xuống 
( Saigon 1960, 1968) và Thế Phong, nhà văn, tác phẩm cuộc đời .(Saigon 1959, 2000). Riêng cuốn sau, đã  được dịch sang anh ngữ  The Phong: The writer, the work & the life autobiography (bản dịch Đàm xuân Cận) , Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1972 ,  in mimeographed, phát hành ở Saigon vào những năm 1971, 1972 - nay được [hay 'bị']  Amazon, AbeBooks, WorldCat, Rulon -Miller Books, Biblio.com, v.v ... rao bán trên mạng ở Hoa Kỳ, ở Anh quốc, Pháp quốc, với giá  trên trời :  $ 850- $ 650 / cuốn, đã từ dăm, bẩy năm nay.  

         một nhân vật văn chương làm nên sự nghiệp của tôi đã ra đi-  mà tác giả  thì  rất bội bạc - một cành hoa không được ném xuống mồ cho ' một người tình yêu dấu' .

          vĩnh biệt Đặng ngọc Oanh!

          THẾ PHONG
          Saigon , 14. 1 2015


                                     Nửa đường đi xuống, bản tái bản- Saigon 1968.


                                            ảnh chụp lại trên mạng Internet

          

     




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét