nửa thế kỷ việt nam / song nhị
cội nguồn xuất bản, usa, 2010
ngày bắt đầu cuộc đời ...
hồi ức : song nhị
nửa thế kỷ việt nam / bút ký, tự truyện song nhị
(courtesy photo: art2all.net)
"... một văn phẩm [nửa thế kỷ việt nam/ song nhị] giá trị cao, bát ngát tình người và chất liệu lịch sử. Một con người là NGƯỜI trong lịch sử. Và lịch sử là thần mệnh của cả một dân tộc ; mà, con người ấy sống với -- trong danh dự -- rồi trước hết, và, sau hết : con người Việt nam muôn thuở."
HÀ NHÂN VĂN (giáo sư tiến sĩ CAO THẾ DUNG)
(báo'THỦ ĐÔ THỜI BÁO'/ Washington D.C.- 31.3. 2010)
... Nhưng rồi 'ghét của nào trời trao của ấy' . Tôi [Song Nhị] không lựa chọn; không xin xỏ, thế mà sau khi tốt nghiệp Khóa sĩ quan trừ bị Thủ đức -- lại nhận bưu điệp [được phân bổ] về:
1- bộ tư lệnh Hải quân 2- Phòng Tổng quản trị bộ Tổng tham mưu
sau cùng, cầm sự vụ lệnh biệt phái về nha Nhân viên Phủ tổng thống.
Ba lần, đại úy Huỳnh văn Dân, đại đội trưởng Đại đội khóa sinh, tập họp đại đội khóa sinh giữa sân ; đọc bưu điệp của bộ Quốc phòng [VNCH] -- khiến nhiều anh em trong đại đội nhìn tôi bằng con mắt khác trước. Có anh còn la lên , " ...gốc gì mà bự thế ! chê về bộ tư lệnh Hải quân; bộ TTM cũng chê, phải về Phủ đầu Rồng mới chịu ..."
Thật sự, tôi không có gốc gác nào cả. ...
***
Cuộc chính biến 1. 11. 1963, Lực lượng Sinh viên, Học sinh, nói riêng; giới trẻ, nói chung, đã đóng góp một phần đáng kể vào [vụ] lật đổ chế độ đệ 1 Cộng hòa, kết thúc một chuỗi biến động; bằng sinh mạng của vị tổng thống [Ngô đình Diệm] khai sáng và lãnh đạo nền Cộng hòa Việt nam đầu tiên.
Hai lãnh tụ sinh viên : con bài góp phần 'làm lịch sử' thời bấy giờ là Lê hữu Bôi và Nguyễn trọng Nho. Ông Nho, vài ba năm sau; ra tranh cử làm dân biểu Hạ nghị viện; còn ông Bôi khoác áo lính, lên đường chiến đấu... -- trong cuộc tổng công kích Mậu thân [1968]; ông Bôi [tử trận], sau tìm thấy xác trong một mộ chôn tập thể. Cả 2 ông là biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân; đã 'đi' và 'đến'.
Một [là] 'công thành danh toại', [hai] là 'Tổ quốc ghi ơn'. (...)
Dưới thời tổng thống Ngô đình Diệm, chính quyền đã có những quan tâm đặc biệt đến kế sách 'trồng người', dành cho giới trẻ, sinh viên, học sinh; trong chính sách đào tạo lớp người mới cho đất nước.
Thời đệ 1 Cộng hòa, ngoài quán cơm xã hội dành cho giới lao động, Sinh viên, học sinh
[SVHS] Saigon; có quán 'Anh Vũ' (*) ở đường Bùi Viện. Giới trẻ đến đó ăn cơm ; trả bằng phiếu được phát không. Cuối tuần có các danh ca Saigon: Minh Hiếu, Thanh Thúy, Túy Phương .. đến hát giúp vui. (*)
---
* 45, đường Bùi Viện ( Saigon 1 / nay quận 1.tp. HCM); do kiến trúc sư Võ đức Diên, được chính quyền Ngô đình Diệm tài trợ, thành lập. Ngoài việc phát phiếu cho sinh viên, học sinh nghèo cần có cơm ăn; kiến trúc sư Diên còn dùng nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức mời ca sĩ hát giúp vui, đồng thời đặt hệ thống âm thanh nghe lén' để dò xét sinh viên, học sinh đối vối chính quyền ra sao? Kỹ sư Diên còn được'cố vấn chính trị 'Ngô đình Nhu cho đứng tên chủ nhiệm tạp chí 'Sáng dội miền Nam' quy tụ một số nhà báo, văn sĩ nổi tiếng làm 'bồi bút', viết bài xu phụ , ca tụng chính quyền nhà Ngô . Nhà văn, nhà báo nổi tiếng nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, Lê văn Siêu làm chủ bút, vây quanh, có nhạc sĩ Phạm Duy, họa sĩ Tạ Tỵ, chủ nhà in siêu đẳng Kim lai,nhà văn Lãng Nhân- Phùng tất Đắc , v.v... Sau vụ đảo chính 1.11. 1963, chính quyền Ngô đình Diệm dọn về dinh Gia Long, ông Ngô đình Nhu cậy kiến trúc sư Diên, thiết kế đường hầm từ dinh Gia Long đến Nhà thơ cha Tam (Chợ lớn) để thóat thân, một khi cuộc đảo chính thứ 2 xảy ra. [ Có tin đồn] : sau khi đường hầm hoàn thành, kỹ sư trưởng được ông cố vấn Nhu mời uống cà phê [bỏ chất cyanur) đầu độc chết + môt số công nhân xây hầm cũng bị thủ tiêu. (Bt)
Chính sách đó, sau cuộc đảo chính [1.11.1963] vẫn được Hội đồng tướng lãnh tiếp tục thực hiện. Hè nắm 1964,trung tướng Phạm xuân Chiểu cho tổ chức một trại Hè, 1 tuần lễ tại Vũng tàu; dành cho SVHS các trường học và SVHS cũ, thuộc Tổng đoàn thanh niên học đường VN.
Tôi bất ngờ, khi nhận được giấy mời tham dự Trại Hè này. Ấy là một trại hè, nghỉ mát, tắm biển, văn nghệ, [vui] chơi. Ban ngày có giới chức điạ phương hướng dẫn, phục vụ ăn uống. Ban đêm có cảnh sát [mặc] thường phục + sắc phục đi theo, bảo vệ; dẫn đi hóng gió biển, thăm phố phường.
Buổi chiều tối hôm rời Vũng tàu về Saigon, có xe thiết giáp theo hộ tống ; đoàn GMC về tới Long thành.
Tháng 4.1964, một trại hè khác được Ủy ban Hành pháp trung ương tổ chức tại Huế; trong 2 tuần lễ, dưới hình thức cuộc tranh tài thể thao [của] sinh viên Liên viện toàn quốc kỳ V, tranh tài các bộ môn: bóng tròn, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông; và, nhu đạo. Tham dự có các đội sinh viên thuộc các Viện đại học Saigon, Vạn Hạnh, Cần thơ, Dalat, Huế. Tất cả mọi chi phí ăn ở trong 4 tuần lễ; đều do công quỹ đài thọ.
Tôi được mời tham dự, với tư cách trưởng ban báo chí Sinh viên Vạn Hạnh.
6 giờ chiều 17. 3. 1967; chúng tôi tập trung tại sân bay quân sự Phi long, phi trường Tân sơn nhất. Chiếc phi cơ [quân sự] C.130 chở phái đoàn sinh viên Vạn Hạnh, hạ cánh tại phi trường Phú bài, vào khoảng 11 giờ đêm. Một đoàn GMC; được thiết giáp hộ tống chở đoàn về trường đại học Sư phạm, trên đường Lê Lợi. Tất cả các phái đoàn đều cư ngụ tại đây trong thời gian ở Huế. Các phái đoàn sinh viên từ trong Nam ra; được hướng dẫn đi thăm các đền đài, lăng tâm; và, các danh lam thắng cảnh cố đô; đi tắm biển Thuận an, thưởng thức đêm văn nghệ 'cổ nhạc cung đình' tại khách sạn Hương Giang. Ngoài thời gian tham dự các cuộc tranh tài; thời giờ còn lại ;[ thì] các vận động viên được tự do đi đây đó; dạo phố, mua sắm, thăm bà con, bạn hữu; ngủ đò ngắm trăng trên sông Hương; [hoặc], chụp hình lưu niệm,
Lần đó; tôi và Nguyễn thiêm Tường đến thăm một người quen : thầy giáo Minh. Ông bà chủ nhà đãi một bữa ăn thịnh soạn . Chia tay; hẹn sẽ gặp nhau ở Saigon. Sau tết Mậu thân [1968]; nhóm chúng tôi (Tường, Hải ... ) đi tắm biển Vũng tàu -- bất ngờ gặp vợ con thầy giáo Minh ; căng lều bạt, ngủ trên vỉa hè. Hỏi ra mới biết : thầy giáo Minh bị VC vào nhà; bắt đi; thủ tiêu trong thời gian Huế bị VC tạm chiếm.
nguyễn cao kỳ : chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương
(ảnh: kèm theo bài)
Trở lại, Giải thể thao liên Việt; buổi lễ khai mạc diễn ra tại trường Tự do (Huế) -- dưới sự chủ tọa của trung tướng Hoàng xuân Lãm, có sự hiện diện của giới chức lãnh đạo tại Saigon ra; thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ, chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương, đá trái banh danh dự buổi khai mạc trận túc cầu.[bóng tròn.] Các cuộc tranh tài thể thao cùng những tuần lễ hội hè, văn nghệ, vui chơi hào hứng lành mạnh ấy; diễn ra trong tình hình cuộc chiến đang 'dầu sôi lửa bỏng'.
Mục đích của những cuộc vui chơi này; chính quyền tranh thủ giới trẻ, hướng tới sinh hoạt lành mạnh. Đây là một dịp hiếm có, quy tụ được giới sinh viên; tất cả sinh viên đại học về quây quần bên 'bếp lửa trại'; trong các sân khấu văn nghệ; trên các sân khấu thể thao; và, trong các cuộc vui chơi khác.
Dưới bề mặt sinh hoạt lành mạnh ấy; nhóm sinh viên hoạt động cho VC; đã ngấm ngầm tiếp xúc, sinh hoạt với nhau; tiếp xúc người của Mặt trận giải phóng 'nằm vùng [MTGP]tại Huế. Chủ tịch SV Vạn Hạnh vắng mặt khó hiểu; trong 2 đêm sinh hoạt với đoàn sinh viên Huế. [Cho tới] một năm sau; chính người gần gũi với sinh viên này; đã khẳng định với tôi; ở ngay trước hành lang trường đại học Vạn Hạnh, " ... [ngay] lúc đó Dũng đã bỏ anh em; để vào 'bưng' tiếp xúc với VC [rồi]."
Mấy tháng sau, Đại hội thể thao toàn quốc tại Huế; một hội nghị được triệu tập -- họp tại phòng số 1 trường đại học Vạn Hạnh. [Saigon.] ...
[]
SONG NHỊ
chủ trương nxb Cội nguồn (San Jose/ Calif) in tác phẩm của Song Nh ị-- Diên Nghị -- Võ Ý , v.v ...)
(trích CHƯƠNG V: NGÀY BẮT ĐẦU CUỘC ĐỜI )
(nguồn: <art2 all.net>)