Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

thích nhất hạnh: "nhà sư 'tiếp cận' nữ giới " / bài viết: hồ nam + vũ uyên giang ( đất sống xuất bản, 2006)

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ đất sống, usa , 2006.


                                thích nht hnh:
               "nhà sư 'tiếp cn' ngii
                                          bài viết: hồ nam + vũ uyên giang

                                               thích nhất hạnh [i.e. nguyễn xuân bảo 1926  ]
                                                                                            (ảnh: Intenet)

thích nhất hạnh: "  opening the door of the heart
  (ảnh: Internet)

Ngay từ khi mới bước chân vào nơi cửa Phật, lúc còn là học tăng; Thích Nhất Hạnh đã viết văn, làm thơ-- các bút danh Thạc Đức, Nguyễn Lang ..., được người đọc chú ý; vì văn chương trong sáng, giản dị, ý tứ sâu sắc, thâm thúy.  Thích Nhất Hạnh là tu sĩ Phất giáo, nuôi mộng lớn 'hiện -đại -hóa- phật- giáo', không muốn Phật giáo chỉ là tôn giáo của mấy bà già ; mà, muốn trẻ trung hóa Phất tử. 

 Thích Nhất Hạnh là một nhà tu có trí lớn, vừa tu, vừa học-- ban đầu học đại học ở Saigon, sau sang Mỹ du học trên đại học; và, làm giáo sư giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ và Pháp.

Trong những năm tháng Việt nam mịt mù khói lửa, Thich Nhất Hạnh phất ngọn cờ phản chiến; trong lúc toàn dân, toàn quân hy sinh xương máu để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ... Nhất Hạnh mê văn chương Mác-xít, kêu gọi giải giới quân đội miền Nam, đòi chính quyền miền Nam [VNCH] từ chức; đòi ngưng giội bom Bắc việt, đòi quân Mỹ rút quân, đòi hoà hợp, hòa giải v.v ... 
 (...) 

Người ta cũng không quên Thích Nhất Hạnh, khi thuyết pháp ở New York, đã cường điệu một cách cố ý :
" Tôi rất giận dữ.  Có một lần, tôi được biết rằng thành phố Bến tre, một thành phố có 300.000 người, đã bị máy bay Mỹ ném bom, chỉ vì vài du kích đến trong thành phố; và, cố gắng bắn rơi máy bay Mỹ. Các du kich không đạt được kết quả nào; và, sau đó, chúng bỏ đi mất.  Và, thành phố [ấy] đả bị tiêu hủy.  Sau đó, một viên chức quân sự có trách nhiệm về việc này, đã tuyên bố rằng: ông ta phải tiêu hủy thành phố Bến tre để cứu thành phố đó. Tôi rất giận dữ ..." 
   (bài thuyết pháp của Nhất Hạnh vào tối 25/ 09/ 2001, tại thánh đường Riverside ở New York)

 Là một kẻ tu hành; nhưng Thích Nhất Hạnh còn vướng vào 'khẩu nghiệp'; khi, trong bài thuyết pháp đã xen vào câu nói có tính cách xuyên tạc, gian dối; và, bóp méo sự thật kể trên; để tiếp tay cho luận điệu tuyên truyền của CS.  Là một kẻ tu hành -- nhưng, Thích Nhất Hạnh [luôn luôn] có hành vi, lời nói cùng việc làm ẩn chứa chính trị.  Ông không có [đức tính}: bi, trí, dũng của nhà Phật để cứu chúng sinh đang bị loài quỷ dữ ...  đọa đày, trấn áp; mà lại đứng về phe [đối nghịch] chống lại dân chúng.

Thời gian này,Thích Nhất Hạnh kết bạn với vị Phật sống Đạt-lai-Lạt-Ma, một nhân vật Phật có thái độ khá dứt khoát với chủ nghĩa CS, nhất là CS Tàu. Thích Nhất Hạnh là người tu Thiền, đặt vấn đề hơi thở thành vấn đề số một của tu học.Thích Nhất Hạnh lập những Làng Hồng, Làng Mai; để rao giảng chủ trương Phật- giáo- Tiếp- hiện --  một chủ trương tu hành cởi mở, cho phép nam, nữ Phật giáo có gia đình, con cái.

Người ta bảo Thich Nhất Hạnh chủ trương Phật-giáo-Tiếp-hiện, để công khai hóa việc ông 'sinh hoạt vợ chồng'với 'ni' Thích-Chân- Không, tức nữ Phật tử có thế danh Cao ngọc Phượng, sinh con, đẻ cái với Phật tử này.  Nhưng cả Thích Chân Không và Thích Nhất Hạnh, dù chủ trương tiếp- hiện, tiếp- cận; đến nỗi có một đứa con trai mà không dám nhận -- phải đem gửi Cao Thái, người anh của Cao ngọc Phượng nuôi.  Hành động này chỉ làm ô uế cửa Thiền; và, bị muôn đời cười chê, khinh bỉ.   

Thích Nhất Hạnh viết văn, hay, làm thơ khá, nghiên cứu sâu sắc, khá 'lợi khẩu', nói năng khiến con kiến [trong lỗ] cũng phải bò ra nghe.  [Và], Thích Nhất Hạnh viết cả hàng trăm sách; không chỉ bằng tiếng việt, còn bằng tiếng anh nữa.  [Ông] là người có lòng tự tin lớn, giỏi thuyết phục;  dám nhiều lần tới Trung quốc (CS) thuyết pháp, rao giảng tình yêu thương, cách thức để chiến thắng [được sự] phiền não, tìm sự bình an cho tâm hồn.

[Ông cũng] đã thuê cả một chiếc máy bay chở một đoàn tăng, ni ; và cư sĩ Làng Mai từ Pháp tới Việt nam; [để] rao giảng tình yêu thương, phương pháp tránh [được sự] phiền não; nói rõ tại sao [ông] gọi Phật giáo là Đạo Bụt -- can đảm hơn nữa, Thích Nhất Hạnh dám kè kè hàng ngày người tình-già Thích Chân Không đi khắp nơi, không hề sượng sùng gì. 

  Hình thức phô trương với áo-tăng-màu-vàngvõng-lọng-hướng-án của Thích Nhất Hạnh; khi về Việt nam, chứng tỏ một điều : là nhà tu Phất giáo; nhưng ông đã không bỏ được háo danh của con người tầm thường; dù, trên phương diện nào đó, ông đã có 'danh', kể cả danh 'thơm' lẫn danh'thồi'.  Hành động đóng cửa, không tiếp Thích Nhất Hạnh của hòa thượng Thích quảng Độ, đã minh chứng cái tư cách không xứng đáng; để, được bậc cao tăng đức độ tiếp kiến.

Thích Nhất Hạnh quan hệ với các tôn giáo khác, khá tốt -- có linh mục Thiên chúa giáo La mã, ở Ý -- đã trao tòa giảng trong nhà thờ cho Nhất Hạnh thuyết pháp; có cả mục sư Tin lành ở Mỹ, đã mời Thich Nhất Hạnh 'thuyết pháp' thoải mái với các tín đồ Tin lành.

Có người đã lên ánThích Nhất Hạnh là 'nhà sư phá giới' ; khi chủ trương nam nữ tu sĩ Phật giáo quan hệ thoải mái, [lập] gia đình thoải mái, sinh hoạt tình dục thoải mái, vợ chồng, con cái đề huề.   Đúng là Thích Nhất Hạnh phá giới thật; nhưng chuyện 'tân tăng' ở Nhật bản lập gia đình, chùa ở Nhật cha truyền con nối; đạo Phật ở Nhật bản phát triển tốt, còn hơn mấy ông 'tăng', bà 'ni' sinh hoạt vụng ; con rơi, con vãi lung tung. 

Người ta gọi nhà sư Thích Nhất Hạnh là một hiện tượng tu hành [kiểu] Vô thượng sư Thanh Hải, một người nữ ngạo mạn, tu hành kiểu 'làm dáng'; có nhiều đời , chỉ lấy Phật giáo làm bình phong làm phương tiện kinh doanh, làm giầu cho cá nhân.  Vô thượng sự Thanh Hải đã khiến cho đạo Phật chịu nhiều tiếng xấu.   [Thì],  Thich Nhất Hạnh cũng làm cho Phật giáo mang tiếng xấu không ít.  Trong tối thiểu nào đó, 'cái' văn chương chữ nghĩa reo rắc, truyền bá yêu thương, chiến thắng phiền não củaThích Nhất Hạnh, cũng [đã] lừa gạt được  người nhẹ dạ, trong thời mạt Pháp này.

Nhà thơ Thảo- Đường- Cư- Sĩ ở Charlotte (North Carolina), có mấy cầu thơ 'khen' Thích Nhất Hạnh,

            Thiền sư Nhất Hạnh

           Tu chi nhất hạnh vẫn chưa xong 
           Phá giới ni cô lại lấy chồng
           Lập khối tân tăng thầy có vợ
           Trầm luân sắc dục há chân không

           Thiền sư nhất chỉ thấu chân không
           Oan nghiệt  sinh con để nói dòng
           Quả báo muôn đời trong địa ngục
           Mê đồ đệ tử có Tây, Đông.
               THẢO ĐƯỜNG CƯ SĨ

Trong Đại hội Diện ảnh Cannes ở Pháp, hôm 23 tháng 5 năm 2006, đã xảy ra một sự kiện, từ trước đến nay chưa hề có; khiến mọi người cùng chú ý theo dõi -- đó là một đòan ni, tăng nâu sồng, do Thích Nhất Hạnh hướng dẫn, đã lạc giữa những xiêm áo lộng lẫy của tài tử, giai nhân; từ khắp nơi trên thế giới đổ về dự đại hội.  Hình ảnh tương phản giữa mầu y nâu sồng và mầu sắc không muôn hồng, ngàn tía; đủ kiểu, đủ vẻ, đã tạo thành một bức tranh lạ lùng giữa chốn phồn hoa.  

Thích Nhất Hạnh đã được nhà sản xuất phim tỷ phú Bhupendra Kumar Modi, người Ấn độ mời đến Cannes; để ký hợp đồng, mua tác quyền  Đường xa mấy trắng/ Thích Nhất Hạnh; để thực hiện thành phim -- và, bản quyền là 500.000 Mỹ kim.   Có lẽ đây là một bản hợp đồng lạ lùng nhất, từ trước đến nay ; vì, tác giả đã tình nguyện không nhận tác quyền; để đổi lại một điều kiện: [từ] nhà sản xuất tới đoàn làm phim, các nhân viên trong đoàn làm phim, các diễn viên; đều phải tham dự một 'khóa Thiền học', do Thích Nhất Hạnh hướng dẫn. 

 Thích Nhất Hạnh cho rằng: đây là cuốn phim về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mầu Ni; nếu, từ nhà sản xuất, đến đạo diễn, diễn viên  ... đều hiểu biết Phật pháp; thì sẽ đóng trọn vẹn các vai được giao, hơn là diễn viên chỉ diễn theo khả năng.  Cũng cần phải nói thêm:  Đường xa mấy trắng/ Nhất Hạnh,  một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. (khoảng 20 thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Hindu, ngôn ngữ chính của Ấn)

 Nhà phê bình Paul Williams của Hoa Kỳ, đã xếp hạng cuốn Đường xa mây trắng, một trong số 40 cuốn sách hàng đầu của thế kỷ XX.  Bản tiếng việt được xuất bản vào năm 1988, nói về cuộc đời đức Phật Thích Ca; mà được biết đến như một thái tử từ bỏ cung vàng điện ngọc, để đi tìm đường cứu khổ chúng sinh.  Thái tử Tất Đạt Đa tọa thiền suốt 49 ngày trước khi thành đạo, đã được một chú bé chăn trâu Svasti dâng lá bồ đề cho thái tử ; và sau, chú bé đã xuất gia, trở thành một trong đệ tử nhà Phật.

Tỉ phú Bhupendra Kumar Modi là người theo Ấn độ giáo; nhưng khi đọc được quyển Đường xa mấy trắng/ Thích Nhất Hạnh, viết về cuộc đời đức Phật, đã quyết tâm thực hiện thành phim có giá trị, để cho đời sau nhìn vào tấm gương 'bi, trí, dũng' của đức Phật; mà tránh được đau khổ, phiền não. [Tỷ phù Modi] đã bỏ mặc sự chống đối của gia đình, quyết bỏ ra 120 triệu Mỹ kim để thự chiện cuốn phim lớn lao này. []

    HỒ NAM + VŨ UYÊN GIANG

    (tr.  232 - 235  100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ)


 trích thơ Thích Nhất Hạnh


  Hãy gọi đúng tên tôi


 Đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi  
 Bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đi tới 
 Hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây
 Làm đọt lá trên cành xuân 
 Làm con chim non cánh mềm  
Chim chíp vui mừng trong tổ mới 
Làm con sâu xanh trên cuống hoa hồng
Làm gân viên ngọc trắng tượng hình trong lòng đá 
Tôi còn tôi để khóc để cười
 Để ước mong để lo sợ 
 Sự xuất nhập của tôi là hơi thở 
 Nhịp sinh diệt của tôi cũng là tiếng đập một lần 
 Của hàng triệu trái tim 
 Tôi là con phù du thoát hình trên mặt nước 
 Và là con chim sơn ca mùa xuân về trên sông đón bắt phù du
 Tôi là con ếch bơi trong hồ thu
 Và cũng là con rắn nước trườn đi tìm cách nuôi thân bằng thân ếch nhái 
 Tôi là em bé Ouganda bao nhiêu xương sườn đều lộ ra 2 bàn chân bằng 2 ống sậy 
 Tôi cũng là người chế tạo bom đạn 
  Để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi 
 Tôi là em bé 12 bị  làm nhục nhảy xuống biển sâu
 Tôi cũng là hải tặc sinh ra với một trái tim chưa biết nhìn biết cảm 
 Tôi là người cầm quyền sinh sát trong tay 
 Nỗi vui của tôi thanh thoát như trời xuân ấm áp cỏ hoa muôn lối
 Niềm đau của tôi đọng thành nước mắt ngập về 4 đại dương sâu
 Hãy gọi đúng tên tôi
 Cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng tôi khóc tôi cười
 Cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một  
Hãy gọi đúng tên tôi  
Cho tôi giật mình tỉnh thức 
Và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ 
 Cánh cửa xót thương . 

  THÍCH NHẤT HẠNH

 vài dòng tiểu sử.

Thích nhất Hạnh là một thiền sư, giảng sư, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội; và, là nhà vận động cho hòa bình.  Sinh ngày 11/10/1926 tại thừa Thiên- Huế. (Trung bộ) .  Xuất gia, theo thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành  sư vào 1949.   Ông là người đưa ra khái niệm 'Phật giáo dấn thân'. 
(engaged Buddhism) trong cuốn Vietnam Lotus in a Seeof Fire của ông.   

- từng chủ trương nhà xuất bản lá Bối ở Saigon ( sau chuyển lại cho tu sĩ Từ Mẫn/ Võ thắng Tiết)-- sang Hoa Kỳ đổi thành nhà xuất bản Văn nghệ rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ.). 
- từng đến Hoa Kỳ diễn thuyết tại Viện đại học Princeton, sau giảng dạy tại Viện đại học Columbia.
- tác giả trên 100 tựa sách, trong đó có khoảng 40 cuốn bằng anh ngữ.

- tác phẩm đã xuất bản  : ( ở đây kê khai không đầy đủ.)

  Tiếng địch chiều thu ( Saigon, 1949 ) -- Chắp tay nguyện cầu cho Hòa bình ( Lá Bối, Saigon 1965) --                  Vietnam Poems (Unicorn Press/ USA ,1987) --  The Cry of Vietnam ( Unicron Press/ USA ,1966) -- 
   Tình người (bút danh TÂM QUÁN -  Lá Bối, Saigon 1973) 
    v.v ...                                                                                 theo WIKIPEDIA.


                                          một tác phẩm thích nhất hạnh xuất bản  ở saigon ,1965
                                                                                           (ảnh: Internet)             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét