Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

" nguyễn tuân: ' tôi chỉ là một nhà văn xoàng ở hà nội thôi ' " / bài viết: nguyễn đăng mạnh / (hồi ký - hà nội, 2008 - phổ biến hẹp)

hồi ký nguyễn đăng mạnh
(hà nội 2008- phổ biến hẹp)


         nguyn tuân:
   "tôi chỉ là mt nhà văn xoàng hà ni
                                                 bài viết : nguyễn đăng mạnh


                                                                                      nguyễn tuân    10-7-1910- 28- 7- 1987]

-  ... nhưng người tài đâu chỉ có nguyễn tuân ? -- [thì] xuân diệu, huy cận, chế lan viên, nguyễn đình thi ... không tài à? 
cho nên có một người như nguyễn tuân là rất sang cho giới nhà văn ...

- một số nhà xuất bản ở Sài gòn tự nguyện trả tiền nhuận bút cho những 'nhà văn tiền chiến' sống ở miền Bắc; mà, trước 1975, họ có tái bản để bán ở miền Nam; chỉ riêng Nguyễn Tuân từ chối [không nhận tiền bản quyền]. 

- cô gái Nga đẹp như tượng, làm thông dịch viên cho Nguyễn Tuân,  hỏi, " ... có phải các nhà văn Việt nam đều [ sang] như thế cả không? -- Nguyễn Tuân trả lời, " tôi chỉ là một nhà văn xoàng ở Việt nam thôi ..."

- nhà văn Simônốp ngỏ y tặng mỗi vị 50 rúp để tiêu tạm (khi chưa được cấp tiền) -- riêng Nguyễn Tuân từ chối. Còn tác giả 'Vợ nhặt' Kim Lân, tiếc hùi hụi,' chả lẽ mình nhận, cảm thấy cứ y như là  bị móc ví mất 50 rúp vậy.'

-  vừa rồi có mấy anh nhà văn nước ngoài đến, hỏi tôi [nguyễn tuân] ," ông  thường có thói quen viết vào lúc nào?" -- "... thường vào  ban đêm " --" lý do? "-- " vì, lúc ấy các nhà phê bình, họ đi ngủ cả rồi ."


(...) *  [Nhà văn] Nguyễn minh Châu cũng cho Nguyễn Tuân là sướng.  Sau 1975, Hội an tổ chức một cuộc kỷ niệm gì đó, mời Nguyễn Tuân viết cho một bài.  Lúc ấy, [các nhà văn] Nguyễn Khải và Nguyễn minh Châu đang ở Đà nẵng, muốn có xe vào Hội an chơi, bèn bịa chuyện cần một ô-tô vào rước; để sửa soạn đón Nguyễn Tuân hôm sau [sẽ] vào.  Thế là được cấp luôn một chiếc xe.  Thức ra [chỉ] bịa thế , chứ có sửa soạn gì đâu !  Nguyễn Tuân vào, đã có xe riêng; một mình một xe [ô-tô] .  Hồi ấy, chuyện xe cộ không sẵn như bây giờ.
---
* (...) - tạm lược 22 trang, 5, khổ A4., bắt đầu bài này, từ trang 211. ( Bt)

      Nghe nói ngày xưa, Nguyễn Tuân chơi cô đầu cũng rất sang.  Thường bồ bịch với đào hát nổi tiếng; hoặc bà chủ nhà hát.  Không phải bao gái mà được gái bao.  Hồi kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt bắc; ông được cô đào hát nhân tình nào đó, gửi vàng từ Hà nội ra cho ông tiêu.

     Riêng tôi [ Nguyễn đăng Mạnh] được chứng kiến một điều lạ.
     ấy là, ngày làm lễ bế giảng trường Nguyễn Du (khóa 1) long trọng lắm.  Quan khách đến dự rất đông.  Có đủ bộ trưởng, thứ trưởng, trung ương ủy viên; và, các nhà văn có tên tuổi ở Hà nội.  [Người] điều khiển buổi lễ, giới thiệu lần lượt các đại biểu.  Giới thiệu ai; thì, người ta cũng chỉ ngồi vỗ tay tại chỗ thôi.
     Nguyễn Tuân đến muộn.  Không hiểu sao, cả hội trường; không ai bảo ai, cùng đứng dậy vỗ tay dài.
    Vì, thiên hạ vốn trọng người tài chăng?  Nguyễn Tuân đúng là một [người] tài . Nhưng người tài đâu chỉ có Nguyễn Tuân? [Thì] Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn đình Thi ... không tài à ?

    Tôi [NđMạnh] cho Nguyễn Tuân được trọng; vì vừa có tài vừa có nhân cách -- nhưng giữ được nhân cách đâu có dễ.  Cái nghèo, cái đói,  cái sợ (sợ cấp trên), khiến người ta khó giữ được nhân cách, tuy biết thế là hèn.  Vì thế, người ta có nhân cách càng hiếm, càng quý.   Cho nên có một người như Nguyễn Tuân là rất sang cho giới nhà văn. 

     Trong nhiều tác phẩm của mình; nhất là 'Chiếc lư đồng mắt cua', Nguyễn Tuân thường vẽ mình như một kẻ bê tha, trác táng, bẩn thỉu, nhếch nhác, rượu chè be bét, suốt ngày chui rúc vào cái màn  hôi hám của ông Thông Phu; một con nghiện bị bệnh bại liệt bán thân bất toại.   Uống rượu thì say đến mức úp mặt vào mâm bát mà gào; mà hò hét như thằng điên ...

     Thực ra trong đời thực, ông có phải như thế đâu?  Hồi ở Việt bắc; bà Trần minh Tước cùng làm việc với tôi [NĐMạnh] ở sở Giáo dục  Liên khu Việt bắc; vốn, quen thân với Nguyễn Tuân, nói với tôi : " ...ông ấy , đến cái 'maillot', cái quần lót cũng giật là cẩn thận." 

     Còn uống rượu; thì không bao giờ quá chén.  [Nhà văn] Tô Hoài gọi là uống rượu 'ngữ,' nghĩa là chứng mực, chứ không say bét như Hoàng trung Thông ...  Ông chê Hoài Thanh, chê Nguyễn Tuân có lắm lệch lạc về tư tưởng; nhưng, ông vẫn thấy Nguyễn Tuân không bê tha, trụy lạc như nhiều tay trong nhóm 'Nhân văn'; nghĩa là, Hoài Thanh cũng rất nể Nguyễn Tuân về nhân cách.

    Tôi [NđMạnh] lại nghe nói ; sau 1975, một số nhà xuất bản ở Sài gòn tự nguyện trả tiền nhuận bút cho những 'nhà văn tiền chiến', sống ở miền Bắc -- mà, trước 1975; họ có in lại sach này, hay sách khác; để bán [ở miền Nam].  Các vị đều nhận cả; riêng Nguyễn Tuân từ chối !

    Trở lại câu chuyện Nguyễn Tuân và [nhà văn] Nguyên Ngọc ở Liên xô; trong thời gian
 [ 2 người] ở Nga -- người ta cử một cô gái Nga làm phiên dịch cho [ Nguyễn Tuân].  "Cô gái rất đẹp, đẹp như tượng ", Nguyễn Tuân nói thế.  ...

    Nguyễn Tuân nhờ cô gái [Nga] mua cho [ông] 10 bông hồng tươi. ( ở Nga, giữa mùa rét, hoa hồng rất đắt- 12 rúp - trong khi 1 cái bàn là [ủi] ; hay, một cái áo bay có 7 rúp.)  Hỏi mua để làm gì [Nguyễn Tuân] không nói; khi mua về, ông đem tặng luôn cho cô gái Nga phục vụ mình. Cô gái Nga lấy làm lạ; vì, cô biết Việt nam còn nghèo lắm; lại đang có chiến tranh, sao ông nhà văn này lại chơi sang thế, không dành tiền mua quà cáp đem về nhà.  Cô ta áy náy; bèn, tự mình đi mua một ít hàng, gói ghém; bắt Nguyễn Tuân mang về.  Cô hỏi, 'các nhà văn nước ông có cả như thế không?'  Nguyễn Tuân nói, ' tôi chỉ là một nhà văn xoàng ở Việt nam thôi.'  Ông nói thế, chắc để làm sang cho giới văn nghệ Việt nam; vốn, rất nhếch nhác, mỗi khi ra nước ngoài.

    Họa sĩ Đào Đức còn kể chuyện này, " ... một lần, Nguyễn Tuân cùng [nhà văn] Kim Lân sang Liên xô -- mấy ngày đầu , người ta chưa cấp tiền.  Nhà văn Nga Simônốp ngỏ ý; biếu mỗi người 50 rúp để tiêu tạm. [Riêng] Nguyễn Tuân từ chối; Kim Lân chả lẽ nhận-- nhưng tiếc quá, nói với Đào Đức,'mình cảm thấy cứ y như là bị móc ví mất 50 rúp [vậy].'

     Mọi người đều biết Nguyễn Tuân là người ham chơi, ham 'xê dịch' -- nhưng; không vì thế; mà,vất bỏ nhân cách.  Vào lúc đã cao tuổi, ông được mời sang Pháp; nhưng từ chối, ông nói vối tôi [NđMạnh], " Già rồi, sang đấy mà chết ở đấy; thì nhục quá !"  Đấy, Nguyễn Tuân sở dĩ được trọng; là vì thế.  '  ... không giữ được nhân cách; thì ông ấy giữ hộ, đại diện giới nhà văn giữ hộ.'

     Nguyễn Tuân nổi tiếng là chơi ngông không dễ đâu.  Không có tài, không có đức, chơi ngông làm sao được!  Ngông có cả một cơ sở đạo lý của nó đấy.  Cho nên những bậc chơi ngông xưa nay đều là những tấm gương đạo đức cả -- Tản Đà gọi là thiên lương,

                                   'Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ '

     Nguyễn công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Nguyễn Tuân đều thế cả.  Sau Nguyễn Tuân, hình như trong giới văn học; không còn ai dám  chơi ngông nữa, thì phải ?

    ở Nguyễn Tuân, tôi [NđMạnh] thấy có một cái gì rất cổ điển; không phải chỉ trong văn đâu;mà, trong lối sống, tác phong sống [nữa]. Ông không chỉ viết văn cho hay, cho đẹp; mà, còn muốn sống đẹp .Chất cổ điển là ở chỗ đó.  Các cây bút hiện đại chỉ lo sản xuất văn chương cho niều, cho tốt; còn sống thế nào cũng được, cốt sao cho khỏe, cho sướng. [Kể cả] Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn đình Thi ... là như thế.

    Người xưa tư duy nguyên hợp (syncrétique); óc phân tích chưa phát tiết; nên, thường không phân biệt thực và hư; chân vả ảo; con người và thiên nhiên; cuộc sống và nghệ thuật.  Cho nên người quân tử nói năng cũng có văn vẻ; ăn uống có phép tắc; chào hỏi cũng có điệu bộ; ngôn ngữ tình yêu cũng kiểu cách; khóc than cũng lên bổng xuống trầm (văn tế); thậm chí đánh nhau cũng như vũ đạo... 

   [Bởi vậy], Trần hưng Đạo truyền hịch mà thành văn chương; Nguyễn Trãi viết 'cáo' ;mà. hình tượng tầng tầng lớp lớ ... Từ đó, không phân biệt sự sống và nghệ thuật; cuộc đời hay sân khấu...

     Nguyễn Tuân là một trí thức tây học, một cây bút hiện đại.  Những tác giả phương tây; mà, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc; là, những nhà văn vào loại hiện đại nhất, giống như Nguyễn công Trứ, Tú Xương, Tản Đà ... Không phải chỉ làm nghệ thuật; mà, trước hết sống cho đẹp, cho nghệ thuật.  Và, về nhân cách văn chương phải [có] cái cốt cách trượng phu quân tử.

    Nguyễn Tuân là cây bút có phong cách nghệ thuật rất sâu.  Nhưng trong cung cách sống; nhiều khi ông cố tạo cho mình một phong dạng (manière) riêng, khá kiểu cách : từ cách để ria mép, cách cầm cái 'can', ngậm cái 'píp', cách đi đứng ... không phải ông không có ý tạo dựng cho đẹp.  Ông sành sỏi hát ả đào, đấy cũng là một thú ăn chơi cổ điển.  Trước cách mạng tháng 8, hồi còn ở Thanh hóa; ông mở một hiệu sách đặt tên là Thư Trang ; về Hà nội, làm cái nhà ở Cống Mọc, gọi là Am-Sông-Tô -- nghĩa là [rất ư] văn vẻ.

     Ngay sau cách mạng tháng 8, đến dự Đại hội Văn hóa cứu quốc; giữa Hà nội, ông vẫn mặc áo gấm, đội khăn xếp ... tôi [NđMạnh] cũng cho là một cách 'diễn' đấy thôi -- 'diễn trò' ngông nghênh nghệ sĩ, trước bàn dân thiên hạ.

    Một con người như thế; tất, không thích ai đến thăm, khi ốm đau.  Ông có bệnh thấp khớp mãn tính nặng; mỗi lần phát bệnh, chân tay sưng tấy, co quắp; phải vệ sinh tại chỗ, trông chẳng 'mĩ thuật' tí nào.

    Một lần, tôi [NđMạnh] đến ông, đúng lúc ông ốm.  Ông ngồi ở nép phản, thõng chân xuống. Có một người nữa quay lưng lại; hình như một người nhà đang làm gì [đó] để giúp , ông nheo mắt nhìn tôi từ xa -- lúc đầu ngờ ngợ, sau nhận ra; ông có vẻ bối rối, luống cuống,
" Sao, có việc gì thế?" -- " Không có gì, đến thăm bác thôi". -- " Thế thì cám ơn . Thôi để lúc khác nhé" . Sợ tôi chưa hiểu, ông chỉ xuống cái 'bô' ở gậm phản ...  Tôi ngượng quá, vội bỏ ra.  

    Một lần khác, tôi đến thăm ông cũng đúng vào lúc đang ốm.  Nhưng lần này cửa đóng. Ngoài cửa, tôi thấy dán một tờ giấy lớn, ghi mấy dòng chữ; 
" Bệnh nhân Nguyễn Tuân không tiếp khách; bao giờ khỏi, sẽ xin đến tạ.  Ai đến; xin gọi; và, xướng tên 2 lần.  Không có tiếng trả lời; thì, xin vui lòng lui cho. Cám ơn."    Đến thăm mà phải xướng tên; ai còn đến làm gì?

    Như đã nói ; tôi [NđMạnh]  gặp Nguyễn Tuân lần cuối cùng, vào buổi sáng ngày thứ bẩy 25/7/1987 tại trụ sở Hội nhà văn, 65 Nguyễn Du. Trông ông rất đẹp lão. Nguyễn Khải nhận xét, nói một câu rất gở, " Đẹp lão thế là sắp sửa đấy!"  Nguyễn Tuân nói ; ông không sợ chết, chỉ sợ ốm kéo dài thôi.  Hôm ấy; ông nói rất nhiều chuyện vui.  Tôi đã từng nghe  câu nói về các nhà phê bình, '' khi chết đi muốn người ta đốt cho mình, vài anh phê bình ...' Hôm ấy, ông lại thêm một câu nữa, " Vừa rồi, có mấy nhà văn nước ngoài đến, hỏi tôi " Ông có thói quen viết vào lúc nào? -- Tôi nói; thường vào ban đêm.  Họ hỏi lý do,  Tôi nói, " Vì lúc ấy các nhà phê bình, họ đi ngủ cả rồi."

     Tôi thấy ông cầm trên tay một điếu thuốc lá; nhưng không hút,  còn xin thêm Nguyễn Khải [một] điếu nữa.  Ông nói;'bác sĩ nói, phải hạn chế hút.  Mỗi ngày một điếu thôi, tránh hít sâu vào.  Còn rượu thì cấm hẳn.  Và phải tránh có xúc động mạnh.' Rồi, ông cười, " làm nghề viết văn; mà, phải tránh xúc động, thì còn viết gì được nữa?" 

    ấy thế ; mà, đúng 3 ngày sau ông qua đời.

    [Họa sĩ] Bửu Chỉ ở Huế ra Hà nội.  Chị Ngọc Trai (*) tổ chức một bữa 'nhậu'.  Nguyễn Tuân uống rượu.  Hôm sau vào bệnh viện, rồi 'tịch' luôn.
---
* một nữ nhà báo viết về Nguyễn Tuân, bài đăng  trên tạp chí Văn nghệ quân đội; tôi đọc, rất xúc động . Vì,  được biết thêm về tư cách nhà văn rất độc đáo ' chàng văn sĩ tiền chiến nhóm Hàn Thuyên'. Một bài báo viết về 'nhà văn lãng tử Nguyễn Tuân' ;giữa một 'chế độ cực quyền' (état totalitaire) ,  vẫn dám bày tỏ điều cấm kỵ; dầu Nguyễn Tuân 'biết sợ thì có, vẫn không ngại hé lộ điều cần nói.'  Lại nữa , Nguyễn Tuân nói thêm, ' khi chết , hãy mang  một nhà phê bình chôn cùng tôi ' --   theo tôi,  một nhà phê bình không  bị 'chôn ' theo Nguyễn Tuân -- ấy là  Ngọc Trai. " (Bt) 

    Anh Đình Quang nói,
 ' ...lẽ ra ông chưa chết.  Ông tự tử đấy. Ông nằm cùng một bệnh nhân nào đó; [vì] khó ngủ, dậy bật đèn lên. [Bệnh nhân] kia tắt đi, ông lại bật lên; bệnh nhân kia lại tắt đi. Cứ thế mấy lần. Bực quá, ông uống một liều thuốc gì đó; rồi 'tịch' luôn '

   Nhưng anh Nguyễn xuân Đào, con trai Nguyễn Tuân bào ' không phải vậy'. Ông chết ; là, vì đêm ấy uống đến nửa chai rượu.  Thế thì, có Trời cứu !  Như thế thì cũng là một cách tự sát, chứ sao?  Vì; chính ông đã biết phải kiêng rượu cơ mà !  ... Rượu thì cấm hẳn. 

   Như vậy, điều anh Đình Quang nói;' không hẳn đã sai'.  ... Chung  quanh Nguyễn Tuân, ]từ] xưa tới nay cũng lắm giai thoại.

   Võ hồng Cương, bí thư đảng đoàn bộ Văn hóa đến thăm Nguyễn Tuân.  Đứng dưới sân, Cương gọi vọng lên lầu .(Nguyễn Tuân ở tầng 3, nhà  ố 90 Trần hưng Đạo.),  " Anh Nguyễn Tuân có nhà không ?" .  Nguyễn Tuân mở cửa sổ, nói chõ xuống, " Nguyễn Tuân có nhà; nhưng, không tiếp khách!"
      ( Một 'dị bản' khác'Nguyễn Tuân mở cửa sổ, trả lời Võ hồng Cương"Nguyễn Tuân đi vắng". )

    Nghe [ra]  có vẻ rất Nguyễn Tuân đấy chứ. [Tô Hoài nói 'chuyện ấy Nguyễn thành Long'bịa' đấy thôi.]  Một thí dụ khác; Tạ Tỵ trong Nam (trước 1975) có viết một cuốn sách về chân dung một số nhà văn. Anh ta dựng đứng lên một chuyện về Nguyễn Tuân. 

   [ấy là] Nguyễn Tuân ốm, nằm ở bệnh viện Phủ Doãn [Hà nội]; thèm rượu qua mà bị cấm đoán , đang đêm, bèn leo tường ra bờ hồ Hoàn kiếm uống rượu -- và, chết luôn trên ghế đá.

    cũng có vẻ Nguyễn Tuân đấy chứ!  Tôi ]NđMạnh]  bài viết  của Tạ Tỵ; đúng vào thời gian ;mà, [tôi]  luôn luôn tiếp xúc với Nguyễn Tuân, để làm Tuyển tập.

     Giờ, lại nghe chuyện anh Đình Quang.

     Chả biết thực, hư thế nào!.

     NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

        (  -  tựa của tác giả' Chương XIII: Nguyễn Tuân'  
             -  tr 211- 15    HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH)
           
nguyễn tuân qua nét vẽ  trịnh công sơn
                             (ảnh: Internet )                            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét