Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

UPLIFTING POEMS / RAISE YOUR HEADS / a poem by THE PHONG .

 Asian Morning Western Music ,  poems by  The Phong This Edition , Jan.2012  - HCM City . 

                                                                        R A I S E    Y O U R    H E A D S
                                                                                 a poem by THEPHONG
                                                              translated from the vietnamese by  ĐÁM XUÂN CẬN

1.

When  they have much money ,
           sure  you can ask then to buy this or that
Sure
           they are the cream of society
Sure
           their services can never be free
Sure
           their hands are clean thanks to good ,
                                               expensive soap
Sure
           their teeth are clean and shinning
           ( for the same reason )
Sure
           their voices  are resounding
           because full of pride
They come to you
           do nothing for you
anyway
           they expect too much from you
" I tell you
          nobody needs to worry about them ".


2.

Whatever you do which involves no real labor ,
           no genuine care ,
           no love on your partner
I couldn' t care less about it
           because  it has no value
They should have suffered ,
           but now it is too late for that
They should have earned their life honestly ,
           but they should have the will
They should have known humility
           so that they are not full of arrogance
Really they have never known real love
           so they should not talk of love
" I tell you ,  they are downright contemtiple ".


3.

Today
         I walk Saigon streets in sunny weather
The air is invigorating
         I am enjoying myself
I feel myself a new man
Cheer up ,
 Dear fellow .
 []

Saigon, July 17 , 1963 .
THEPHONG

( from  ASIAN MORNING WESTERN MUSIC ,
  poems by THE  PHONG.
  First published by DAI NAM VAN HIEN BOOKS ,
Saigon 1971.
 -  This Edition ,Jan . 2012 -  Ho Chi Minh City .
p. 58- 60  ) .

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

HÀN MẶC TỬ NHÀ THƠ SIÊU THOÁT / THẾ PHONG



                    H à n    M ặ c   T ử  : n h à  t h ơ  s i ê u   t h o á t
                                                     tác giả :   THẾ PHONG

                                                     bài viết : ĐƯỜNG BÁ BỔN .

  Lời dẫn :

      Khoảng năm 1960  ' Hàn Mặc Tử + Quách Thoại : nhà thơ siêu thoát / Thế Phong / Đại Nam văn hiến xuất bản cục /  Saigon   1960   in rô-nê-ô  . Năm 1965 , tái bản  sách ( in ty-pô)    -   
sau  30 / 4 / 1975 sách tái bản , chỉ còn một  " Hàn Mặc Tử : nhà thơ siêu thoát "  ( Nxb Đồng  Nai  1999 - 2002 -2004) .
         Trước khi in  , một số bài viết về Hàn Mặc Tử đã đăng tải (  ký Đường Bá Bổn ) trên tạp chí
' Văn hóa Á  châu' ( chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục ) -  ông  Quách  Tấn  viết  bài lai  cảo  phản hồi
' Đôi điểm sai lầm về Hàn Mặc Tử ' ( bài này  đã đăng tải trên ' Văn hóa Á châu - và khi sách ' Hàn Mặc Tử + Quách Thoại: nhà thơ siêu thoát ' tái bản năm 1965 , tôi  đưa vào phụ lục .) 

        Năm 1999 , Nxb Đồng Nai  tái bản lần đầu, tiếp 2002, rồi 2004  - ( tuy nhiên  trong khoảng cách  năm tái bản, tôi  cho  nối bản đôi  ba lần , mỗi lần 1000 bản, không thông báo  nhà xuất bản ).   Bởi  sách bán chạy , tuy không địch  nổi   T.T.KH., Nàng  Là Ai ? / Thế  Nhật ( Thế Phong) ; nhưng   sách  đã nuôi sống tôi  một số năm -  tam gọi là  đủ  .    Đề tài Hàn  Mặc Tử  ăn sâu vào  tâm can đọc giả  từ trước 1975 ở miền Nam , khá nhiều  nhạc sĩ đã  sáng tác , lấy hứng từ thơ  Tử  , viết  tuồng, soạn phim, rút từ đời sống mật đắng  Hàn Mặc Tử vv...  và còn sách nói về  tác giả này cũng  không  phải là  ít .
        "....  Chỉ tính tới 1998, sách viết về Hàn Mặc Tử có trên 10 cuốn;  ấy không kể những bài báo  , chương sách , viết riêng lẻ  trong các cuốn sách : như trong ' Nhà văn hiện đại' /  Vũ Ngọc Phan ,  có chương nói về Hàn Mặc Tử - ' Thi nhân Việtnam ' / Hoài Thanh + Hoài Chân  - ' Kỷ niệm văn, thi sĩ tiền chiến' / Nguyễn Vỹ   v.v... Số bài báo ấy lên tới số ,  trên, dưới 50;  của nhiều tác giả  nổi tiếng ; hoặc,   bạn bè văn chương của Tử .   Báo ' Người Mới ' , do Hoàng Trọng  Miên  phụ trách ,  rất nhiều bài báo nói về Tử, qua bài viết  của  Bích Khê ,  Chế Lan Viên ,   Hoàng Trọng Miên  ( Trọng Miên ) ,   Xuân Diệu ,   ( Bài thơ của  Người ' đăng trên ' Ngày Nay ' / 1938 ' .   Từ 1954 đên 1975 : bài viết về Tử của  Bùi  Tuân ,  Bùi Xuân Bào ,  Châu Hải Kỳ ,  Đào  Trường Phúc  ,  Đặng Tiến
 (  Pháp )  ,  Võ Long Tê ,  Huỳnh Phan Anh ,  Lê Huy Oanh ,  Lê  Tuyên ,  Ngọc  Sương ,  Nguyễn Kim Chương ,  Nguyễn Xuân Hoàng  ,  Phạm Xuân Sanh ,  Phạm Công Thiện ,  Phạm Đán Bình  ( Paris ),   Quách Tấn   (  Trường Xuyên ),   Thanh Lãng ( trong sách ' Bảng lược đồ văn học Việtnam ' ), Thi Vũ  (   Paris ) ,  Trương Văn Ngọc  vv... - hầu hết đăng trên  tạp chí' Văn '  do Trần Phong Giao,  Mai Thảo ,   Nguyên Xuân Hoàng  luân phiên  làm  thư ký tòa soạn .  ( chủ báo: Nguyễn Đình Vượng ) .
 
              Năm 1976 , Việtnam thống nhất ,  bắt đầu xuất hiện  nhiều bài báo  đăng lẻ tẻ ; hoặc những chương bàn về Tử trong một cuốn sách  ; phải kể đến   Đỗ Lai  Thúy ,  Lại  Nguyên Ân ,  Ngô Văn Phú ,   Nguyễn Minh Vỹ ,.  Nguyễn Quân ,  Nguyễn Văn Xê  ,  Phan Xuân Tuyển ( Phạm Xuân Tuyển  sau này ) ,  Phúng Quý Nhâm,  Vũ Quần Phương ,   Yến Lan vv...

               Về sách ,  chỉ    nói riêng  tới  Hàn Mặc Tử - đầu tiên  là cuốn  khảo luận của Trần Thanh Mại  : Hàn Mặc Tử -  Thân thế và Thi văn  (  1942 ) ;  Thái Văn Kiểm : Un  grand poète vietnamien : Hàn Mặc Tử  ( Saigon 1950)  ; Thế Phong : Hàn Mặc Tử + Quách Thoại : nhà thơ siêu thoát  '
 ( S 1960 )  ;   Hoàng Diệp : Hàn Mặc Tử ( S. 1960 ) ;  Chế Lan Viên :  Hàn Mặc Tử, Anh là Ai ? ' 
 (  Nxb Nghĩa Bình  ,  Nxb văn học đều xuất bản cùng năm 1989 ) ;  Thiện-Nhân -Nguyễn  Bá Tín  :
Hàn Mặc Tử, Anh Tôi '  ( Nxb Tin, Paris, sau Nxb Văn nghệ tp. HCM tái bản 1991 -  ấn bản này bị biên tập bỏ khá nhiều , so với ấn bản trước đó  in ở Paris ) ;   Quách Tấn : Đôi nét về Hàn Mặc Tử
 ( Nxb Nghĩa Bình, 1988 ) ;  Phan Cự Đệ : Thơ văn Hàn  Mặc Tử  ( Nxb Giáo dục 1993 ) ;   Trần  Huyền Trang : Hương thơm và Mật đắng  ( Nxb Hội nhà văn, 1991 ) ;  Nguyễn Thụy Kha : Hàn Mặc Tử , Thi sĩ đồng trinh  ( Nxb Đà Nẵng, 1996 ) ;   Lữ Huy Nguyện  : Hàn Mặc Tử, Thơ & Đời  ( Nxb Văn học 199 ? ) ;  Kiều Văn : Thơ văn Hàn Mặc Tử  ( Nxb Đồng  Nai, 1995 ) ;   Vương Trí Nhàn : Hàn Mặc Tử, Hôm qua và Hôm nay  ( Nxb Hội nhà văn, 1996 -    V. T. Nhàn sưu soạn , thâu tóm nhiều cuốn  nói về Tử  - trích của  Trần Thanh Mại ,   Quách Tấn ,  Hoàng Diệp ,  Nguyễn Bá Tín - mà ông ta gọi là
 " cuốn sách tập hợp được gần như tất cả những gì mà người yêu thơ Hàn Mặc tử cần biết ; nhưng lại chưa được giới thiệu đầy đủ trong các tập sách nghiên cứu khác ..." .

            (   Sưu soạn ,  theo cách nói  khác là sưu tập, song rất dễ thực hiện, ích lợi cho văn học không nhỏ  - bởi lẽ chỉ cần mua  một cuốn' Hàn Mặc Tử, Hôm qua và Hôm nay' của V.T.Nhàn sưu tầm; ít nhất coi như đã mua được 4 cuốn trích gộp lại  +  thêm nhiểu bài báo lẻ khác nói về Hàn  Mặc Tử  .  Tóm lại : đó là một lối sưu tầm ' ăn cắp một cách gian giảo,  sảo quyệt , lưu manh ,   ăn chặn bản quyền   -vô sỉ ,  dám ký tên   Vương Trí. Nhàn  sưu tầm . !!!   ).


          Một  cuốn khác ' Đi  Tìm Chân Dung Hàn  Mặc Tử '  của Phạm Xuân Tuyển  ( Nxb Văn học, 1996) .  Hình ảnh sưu tập thật công phu , phải nói  là đầy đủ nhất , kể cả phổ trạng , hồ sơ học bạ , văn bằng của Nguyễn Trọng Trí  .  Nhưng tới phần đánh giá tư tưởng Hàn Mặc Tử lại mờ nhạt , như không thấy đâu  là ý riêng  đáng giá của soạn giả  .   Có lẽ sự hiểu biết  ôm đồm - kho tài liệu bổ béo về Nguyễn Trọng Trí- Hàn Mặc Tử sưu tập được , khi viết ,  soạn già chưa kịp tiêu hóa để khai thác thành cuốn sách hữu ích hơn đối  với đọc giả chọn lọc. 
          Thêm một chuyện nhỏ đáng nói , lại không thể không  nhắc tới ở đây ;   chú thích dưới một số  ảnh, phô trương lộ liễu ,đề cao lố bịch  -  lấy  thí dụ :

a)  - " Ông Nguyễn Văn Xê và TÁC GIẢ ( sic )  trước cổng bệnh viện Bến Sắn  ,  xã Khánh Bình ,      huyện Tân Uyên ,  tỉnh Sông Bé   " ( trang  401 ).
b) -"  TÁC GIẢ  ( sic )  nơi cửa biển Nhật Lệ .."  / TÁC GIẢ (  sic ) với di tích nhà thờ Tam Tòa "
c) - TÁC GIẢ  ( sic ) nơi ngã ba trước mặt di tích  nhà thờ Tam Tòa có hai  biển tên đường của hai nhà thơ lớn Việtnam : Nguyễn Du và Hàn Mặc tử .."   ( 3 ảnh  Như Châu chụp ngày 10 - 2 - 95  - trang 403 )
d ) -   nơi trang 405, 5 chú thích dưới 5 tấm ảnh đều ghi hàng chữ :" TÁC GIẢ VÀ ..."  (  chữ hoa  /  sic ).

       Ý nghĩ đầu tiên  đến với tôi ,  có lẽ là phép lạ :    "... BỞI HÀN MẶC TỬ SÔNG LẠI  BẰNG XƯỚNG THỊT TRƯỚC NHÀ THỜ TAM TÒA ,  TRƯỚC CỬA BIỂN NHẬT LỆ ,  TÁC GIẢ HÀN MẶC TỬ NHÌN THẤY TÊN MÌNH TRÊN BIỂN TÊN ĐƯỜNG CÙNG VỚI  THI HÀO NGUYỄN DU RA SAO ?   
       Tôi giụi mắt nhiều lần  ,  nhìn  ảnh Hàn Mặc Tử ,  sao tác giả  đã sống lại  chăng ?  - mặt mũi phương phi ,  béo tốt ,  trẻ ,  đẹp vậy sao ?  Thật vậy sao ?   - Không phải vậy .   Hóa ra không phải  tác giả Hàn Mặc Tử thật !
        Bởi tôi đã bị  BÉ CÁI LẦM -  TÁC GIẢ này không phải  HÀN MẶC TỬ sống lại,  mà chỉ là Phạm Xuân Tuyển thích nhận MÌNH  LÀ TÁC GIẢ  - nên đọc giả  chẳng thể phân biệt được đâu   ai là SOẠN GIẢ ( thiệt )  và  TÁC GIẢ  ( giả ) !!!
-------
*     trang 79 - 80  HÀN MẶC TỬ NHÀ THƠ SIÊU THOÁT /  THẾ PHONG .


                                                               P H Ụ    L Ụ C   1

                             1.- Đôi điểm sai lầm về Hàn  Mặc Tử
                                                                QUÁCH TẤN viết.

        Thân sinh  Hàn Mặc Tử tên là Nguyễn Văn Toản  ( chớ không phải Nguyễn Ngọc Toàn ) .  Tổ tiên  của  Tử  vốn họ Phạm và quê ở Thanh Hóa  .
         Nguyên ông cố  ( của Tử  )  liên quan  vì quốc sự ,  gia đình bị truy nã ,  người con trai là cụ Phạm Bồi phải trốn vào Thừa Thiên ,  cải ra họ Nguyễn theo mẫu tánh  .  Vào Thừa Thiên  ,   cụ Phạm Bồi đến nương náu tại xứ Ồ- Ồ  , làng Thanh Tân ( chớ không phải Thanh Thủy ) , huyên Phong Điền .  Cụ Phạm Bồi tuy hán  học thông ,  võ nghệ giỏi ,  nhưng suốt đời  cam  phận áo vải chớ không xuất sĩ  .
        Ông Nguyễn Văn Toản là  con  ( sic )  trưởng nam của cụ .
       Vì vậy  Đường quân  ( bài viết ký Đường Bá  Bổn - Đ.B.B. ghi )   bảo thân sinh Tử lả  con một xuất đội  dưới triều Đồng Khánh là không đúng .
        Ông Nguyễn Văn Toản sanh hạ  ( sic ) được 6  người con ,  4 trai 2 gái ,  mà Hàn Mặc tử là con thứ tư  ( chớ không phải con út ) .  Người anh  cả là Nguyễn Bá Nhân  hiệu Mộng Châu  ,  đã qua đời .  Hai người chị là Nguyễn- Thị -Như - Nghĩa  ,  Nguyễn-Thị-Như- Lễ ,  và 2 người em trai là Nguyễn Bá Tín  ,  Nguyễn Bá Hiếu ,  hiện còn tại thế  .
        Hàn Mặc Tử đã học ( làm ) thơ  cùng anh Mộng Châu ,  và Tử nổi tiếng vào khoảng 1930 - 31 ,  nhờ lời giơi thiệu của Phan Sào Nam tiên sinh .
         Mới bước vào làng thơ ,  Tử lấy hiệu là Minh-Duệ-Thị ,  rồi đổi làm Phong Trần ,  lại đổi ra Lệ Thanh ,  lại đổi nữa là Hản Mạc  Tử ,  sau cùng mới lấy hiệu  Hàn Mặc Tử .
          Lúc nhỏ Tử  theo học nhiều trường ,  mà lâu nhất là Trường  Quảng Ngãi  .  Sau khi thân sinh  Tử qua đời ,  bàn thân ( của) Tử  về ở Quy Nhơn cùng anh Mộng  Châu và cho Tử ra học  ở Trường Dòng   Pellerin ở  Huế  .  Năm 1930 ,  Tử thôi học và về Quy Nhơn cùng mẹ và anh .  Sau đó xin vào làm việc ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn .
          Khi làm ở sở Đạc Điền,  Tử có yêu một thiếu nữ tên Cúc ,  con một ông bạn đồng sự và cùng ở một con đường .   Nhưng biết rằng  không  thể  đi đến hôn nhân ,  Tử bèn tìm cách dứt tình .  Tử xin thôi làm ở Sở Đạc điền và cùng Thúc Tề Vào Sài Gòn làm báo .  ( Nguyên nhân vễệc làm báo của  Tử là thế ,  chứ không vì kii1nh tế khủng hoảng như lời Đường quân ) .

    Tử vào Sài Gòn  khoảng đầu năm 1935 .
     Tử vốn là một nhà thơ Đường luật .   Nhưng từ khi vào  Sài Gòn ,  Tử bước sang địa hạt mới .
     Ở Sài Gòn được một năm thì Tử trở về Quy Nhơn  ,  và cho xuất bản tập Gái Quê  là tập thơ mới của tử ( 1936 ) .
     Tháng 5 / 1936 , anh Mộng Châu qua đời .
     Và cách 4, 5 tháng sau , Tử mang bệnh  .

      Khi biết mình  mắc chứng nan y ,  Tử liền sang Gò Bồi ,  cách Quy Nhơn chừng 15 cây số ,  để uống
thuốc ,  chớ không hề có ý định vào  Nhà thương  Quy Hòa ,  như lời Đường quân .  Người bạn  ở Nha Trang của Tử là ông Trường Xuyên ( chớ không phải  Trường Xuân )  - đưa  lương y ra hốt thuốc cho Tử    sau khi Tử  ở  Gò Bồi về Quy Nhơn vào khoảng cuối năm 1937 .   Và từ khi bệnh phát hiện cho đến 1940 ,  Tử luôn luôn uống thuốc Bắc và thuốc Nam  ;   chớ không chịu uống thuốc tây ,  mặc dầu  người anh rể ,  chồng chị Như-Lễ ,  là một viên y tá làm việc tại Nhà thương Quy Nhơn  , đã  hết lời khuyên bảo .  Sau cùng và  không thể dừng được ,  Tử mới vào nhà thương Quy Hòa .
      Tử tuy mắc chứng nan y  ,  song chỉ có đôi chân  và đôi tay mang dấu vết tật bệnh mà thôi .  Còn mặt mũi và mình mẩy vẫn không sưng lở ,  cũng không sượng sần ,  như phần đông người mắc bệnh hủi .  Nơi má phía tay trái  có bị nám và nước da  Tử trông trắng nhợt .  Người không quen biết , ngồi đối diện ,  chỉ ngờ Tử bị ốm mới khỏi ,  chớ không nhận được rằng Tử bị bệnh ngặt nghèo .
       Trước mấy hôm vào Quy Hòa  ,  tôi có gặp Tử tại  Nhà thương Quy Nhơn .  Lúc ấy Tử vẫn đi đứng như thường ,  và nét mặt rất bình tĩnh .
  
        Đường quân nói rằng lúc vào Nhà thương Quy  Hòa  :  "  hình hài thi sĩ đã tiều tụy , quằn quại ,  những vết thương của bệnh hủi "   là sai .
      Còn  sau khi vào Nhà thương Quy Hòa cho đến lúc  Tử mất ,  hình  dáng Tử  ra sao ,  tôi không được biết .  Nhưng tôi không tin rằng đến nỗi :  đầu óc  bù rối chiết lại từng vế,  trong  ấy nhung nhúc chí là chí ...   Vì  Nhà thương Quy Hòa  tuy là một nhà thương làm phúc ,  song các Bà phước rất tận tâm ,  không khi ào để cho một bệnh nhân lâm vào cảnh tồi tàn đến thế . Đối với những bệnh nhân  thường còn không đến nỗi  phó thác cho tự nhiên ,  huống hồ đối với Tử là người quý Bà khen là  ngoan đạo và quý Bà biết là một nhà thơ .  Thêm nữa là gia đình Tử thứ hai, ba ngày, là cho người mang đồ ăn vào cho Tử ,  và người chị của tử là chị Như-Lễ thường vào thăm luôn  ,  lẽ đâu lại để Tử lâm vào cảnh tồi tàn đến thế !

        Sau khi Tử mất ,  anh Xê ( Nguyễn Văn Xê  - Đ.B.B.  ghi )  có gửi thư cho tôi  - theo lời Tử dặn - trong thư có tả những ngày cuối cùng của Tử và  kể lại trong lời trối trăn của Tử ,  song không nói đến những cảnh tả trong bức thư của Đường quân đã trích dẫn .
        Để cho chắc chắn  ,  tôi sẽ hỏi lại chị Như-Lễ về điểm này .

     Trong số những người đàn bà  đi qua cuộc đời thơ của Hàn Mặc  Tử ,  thì cô Lệ Thị Mai tức Mai Đình là người Hàn Mặc Tử ít nói đến nhất .  lại được các sách ,  các báo ,  nói  đến rất nhiều .  Cuộc tình duyên giữa Tử và Mai Đình  đã được thêu rồng  vẽ rắn quá đẹp .  Trái lại có một người đã gây một ảnh hưởng lớn trong thơ Tử ,  mà lâu nay các nhà viết về Tử không hề nhắc tới ;   đó là cô Cúc  ( Hòang  thị Cúc - Đ.B.B. ghi ) .
      Cô Cúc là người yêu  đầu tiên của Tử ( chớ không phải là Mộng Cầm như Đường quân đã tưởng lầm )  - mối  tình giữa  Tử và cô Cúc tuy mới chớm nở ,  nhưng là mối tình đầu ,  nên nghìn thu chưa dễ đã ai quên .  Mối tình ấy bàng bạc trong tập Gái Quê  và phảng phất trong nhiều  bài thơ kết tiếp .
      Tập Gái Quê trong bản thảo  Tử đề tặng Cúc  ,  nhưng nghĩ không tiện ,  nên khi in ,  Tử đã xóa mấy hàng đề tặng

       Còn Mộng Cầm  thì Tử   gặp sau khi vào Sài Gòn làm báo .
       Và Mộng  Cầm  cũng như cô Cúc  hiện còn sức khỏe  và hiện tại  ở  miền Nam  ...  Nhưng vì tôn  trọng ý muôn của đương sự tôi không thể nói gì thêm .

       Tử là một nhà thơ hay yêu .  Gặp những người hay dễ yêu là Tử cứ việc yêu .  Họ có yêu lại càng tốt ,  không đoái tưởng cũng không hề gì .  Tử nghĩ rằng yêu như thế không hại chi đến sự chú mà có lợi cho văn chương   . Ví dụ Thương Thương chẳng hạn .  Và ngoài Thương  Thương ,  còn hai người nữa bị Tử yêu mà không biết , là chị Ngọc Sương,  một nữ sỹ quánThu Xà ,  một ni cô thôn Hưng  Trị  ( Bình Định ) .  Đó là những mối tình thoáng qua ,  nhưng vẫn để dấu trong thi nghiệp của tủ :

                                    Tay  đề chữ ngọc trên tàu lá
                                    Sương ở cung Thiềm nhớ chẳng thôi ..
    
                                     Cho tôi qua đền Ngự
                                     Cho tôi lòng ni cô ...

        Vì có đôi bạn  muốn viết lại thân thế và sự nghiệp văn chương Hàn Mặc Tử ,  nên nhân tiện ,  tôi mách lẻo qua loa .  nếu quý bạn muốn biết thêm , xin hỏi nơi khổ chủ .

         Còn về văn chương của Hàn Mặc Tử ,  thì tôi chỉ xin sắp lại những bài thơ Đường quân đã trích dẫn  theo thời kỳ sản xuất  của chúng mà thôi   .  Vốn  văn chương vô bằng cứ ,  nên tôi không bàn đến nội dung .
         Những  thơ Tử  làm lúc mới nhập môn làng thơ  hiện không còn bài nào .  Những bài trong tập thơ Lê Thanh Thi Tập đều là những bài làm từ 1929 - 1930 đổ vể  sau .  Bài  Tử họa vận bài Nhắn nhạn  của anh Mộng Châu ,  cũng như bài Thức  khuya đều  những sản phẩm  ra đời vào những năm 1929 - 30 - 31 .  Còn bài Buồn  thu Nhớ Trường Xuyên ,  cùng Vịnh cây đàn nguyệt ,  đền  bài  Thức khuyaChùa hoang, Gái ở Chùa  chớ  không phải  bài Đàn nguyệt  .  ( như lời Đường quân nói  )..

         Từ khi bước vào làng thơ mới ,  Tử đã lần lượt sáng  tác : Gái Quê  ( 1935 - 1936 ) - Đau thương ( sau đổi Thơ điên ) - Xuân Như Ý - ThượngThanh Khí - Cẩm Châu Duyên - Duyên Kỳ Nôộ - Quần tiên hội ( 1937 - 1940 ) .
         Bài  Bẽn lẽn , trong có câu :
                               
                                   Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
                                    Đợi gió đông về để lả lơi .

         Trong tập Gái Quê ,  nghĩa là  ra đời lúc Tử chưa mang bệnh .  Còn bài Đà Lạt trăng mờ lại ở trong  tập Thơ điên  ,  nghĩa là  làm trong lúc Tử đã mắc bệnh ,  chớ không phải lần hành hương đầu tiên đến Đà Lạt như  lời Đường quân nói .
          Tử lên Đà Lạt  đầu tiên vào 1933 .  Lúc ấy Tử chưa tập làm thơ mới .  Bài Đà Lạt trăng mờ  là hình ảnh  những đêm trăng Đà Lạt đã in sâu  trong tâm khảm Tử từ 1933 .  Những đêm ấy Tử cùng tôi đã ngồi trên bờ hồ  Đà Lạt ,  dưới lớp sương khuya đầy ánh trăng ,  và rồi cả hai bị cảm một trận nên thân  !  Khi làm bài  Đà Lạt trăng mờ .. gởi vào cho tôi  ,  Tử có nhắc đến trận đau thú vị ấy .  Do đó mà tôi nhớ rõ  được thời  kỳ Tử sáng   tác .

          Trong lúc Tử  bắt đầu biết mình mắc chứng nan y,  cho đến cưới 1937 ,  lòng Tử hết sức đau khổ ,  đau khổ đến phát  điên  !  Những cơn lọan thường nổi dậy khi nhiều khi ít .  Nhưng cũng có đôi khi tâm hồn Tử bình tĩnh  một cách lạ thường  : ( vẫn sáng tác ) những bài thơ Đà Lạt trăng mờ, Tối Tân Hôn  ... là bằng chứng cụ thể  .
          Biết rõ  được thời kỳ sản xuất của thơTử ,  tôi tưởng cũng cần cho các bạn muốn đi sâu vào tâm hồn của thi nhân  .  Cho nên ta không nệ dài dòng .
          Còn bài Thánh nữ Đồng trinh Maria , Tử làm  vào khoảng cuối  năm 1937 ,  chớ không phải lúc Tử đã vào Nhà thương Quy Hòa . ( như lời Đường quân ).
           Nguyên ,  sau khi  nghe tin Tử mắc bệnh ,  ông Trường Xuyên ở Nha Trang tìm thấy ,  đưa ra Quy Nhơn  chữa cho Tử .  Ông thầy ấy tên là Đoàn Phong .   Ông Đoàn Phong  hốt cho Tử mới mươi thang thì bệnh Tử thuyên giảm một cách bất ngờ .  Các ngón tay Tử co lại rồi mà bỗng ngay ra được và cầm bút viêt được như thường .  Tử mừng quá ôm ông Đoàn Phong mà khóc òa .

\         Trước  khi ông Đoàn Phong đến hốt thuốc , Tử nằm mộng thấy Đức Mẹ Maria lấy nước thánh rảy khắp chân thân ,  Tử cảm thấy mát đến ớn lạnh .  Cho nên khi cầm viết viết được ,  nhớ lại giấc chiêm bao ;  Tử liền soạn bài Thánh nữ Maria để tỏ lòng biết ơn Đức Mẹ .

          Bảo rằng : Tử thấy mình phải ghi lại hình tượng cáo quý của các Mẹ ,  các Chị,  nên có bài Thánh nữ Đồng Trinh Maria ; không biết Đường quân lấy tài liệu ở  sách , báo nào , chớ không lẽ lại phỏng đoán ?
   
                                                                    ***
         
         Những khuyết  điểm  Đường quân đã mắc phải là do Đường quân    là do Đường quân quá dễ dãi ,  đã bằng lòng với những tài liệu sẵn có ,  chớ khong chịu khó nghiên cứu lại ,  không chịu khò đi đến nơi Hàn Mặc Tử đã sống ,  tìm hỏi những người quen thân của  Tử ,  trước khi viết .

          Đã biết rằng những điểm tôi đính chính trên đây  kể ra cũng không có gì là quan trọng .  Nhưng nghĩ rằng  : " Những cái nhỏ nhen ( sic  - đúng hơn phải là nhỏ nhoi - Đ.B.B. ghi )  nhiều khi   rất cần thiết ' và ' một lỗ mội có khi làm vỡ cả bờ đê ... nên  tôi không ngại mang tiếng hiếu sự mà lạo thảo mấy hàng này .  Nếu có điều sơ xuất  ngửa mong quý vị độc giả thể  tất cho ..
 []

 QUÁCH TẤN
 ( 1959 ) .

                                                         2.-   B  ạ  t                                                           
                                                    bài  của : THẾ PHONG


              Bây giờ nhắc lại cuốn sách do tôi viết về Hàn Mặc  Tử  (1)  trước khi xuất bản ,   cho đăng trên tạp chí Văn hóa Á châu  (2) vào những năm 1958 - 59 ở Sài Gòn .  Báo  đăng ,  ông Quách  Tấn  gửi đến tòa soạn,  bài " Đôi điểm sai lầm về Hàn Mặc Tử " ( 3)  .  Ông viết :
           "... Trong Văn Hóa  Á Châu số 20 - 21 ,  ông Đường Bá  Bổn   có viết về cuộc đời và thi nghiệp Hàn Mặc Tử .  Tôi nhận thấy trong bài của Đường quân  có đôi điểm sai lầm  ,  nên xin đính chính lại hầu mong cho bạn đọc biết rõ thêm về nhà thơ đa khuất ..". 

\         Vậy  ông đính chính những điểm  nào àm cho là sai lầm ?  Trước hết ,  về tên thật thân sinh Hàn Mặc Tử là Nguyễn văn Toản ,  chứ không phải Nguyễn Ngọc Toàn .  Đổi họ vì lý do  quốc sự ,  nhưng không nói rõ tại sao ? 
          Ông Toản ,   con trai  cụ  Phạm Bồi , tuy hán học tinh thông ,  võ nghệ giỏi ;  nhưng suôt đời cam phận áo vải ,  chớ không phải là con một xuất đội dưới triều Đồng Khánh .  Sau này,   tôi đọc cướn hồi ký  của Nguyễn Bá Tín    nói về Tử ;  tôi thấy rõ hơn ( 4 )  - gia phả  viết bằng chữ Hán -   dưới thời Trịnh Kiểm thóan vị cha vợ  Nguyễn Kim ,  gia đình thế tử Nguyễn Uông nổi lên chống anh rể ,  nên bị hại .  Thất bại  trong việc nổi dậy chống Trịnh Kiểm ,  một số bị giết ,  một số cải  họ  Nguyễn thành họ Phạm  - rồi bị lưu đày vào Đàng Trong lập nghiệp ở Thanh Hóa  . 

        Ngoại tổ Tử  là Nguyễn Long ,  quê ở Quảng Nam ra Huế lập nghiệp tại làng Vạn Kim ,  làm đến chức Ngự y dưới triều vua Tự Đức .  Tất cả tài liệu về cuộc đời Tử , tôi nêu rõ theo xuất xứ tài liêu của ông  Trần Thanh Mại  ; song  ông Quách Tấn lại bác bỏ cho là không đúng  - nhưng ông không giải thích cặn kẽ lập luận của ông ' thế nào là đúng ?'  . Ông Quách Tấn còn nói thêm về mối tình đầu tiên của Tử là  cô Cúc ( đúng hơn , Hoàng Thị Cúc, mà kiệm lời không phải chỗ, không chịu nói đủ, họ tên  )  .  Những bài thơ của Tử  như : Hoa Cúc ,  Trồng Hoa Cúc ,  Âm thầm ,  Đôi ta ,  Hồn Cúc , Tình Thu   v.v... Tử viết tặng mối tinh đầu tiên , chính là Hoàng thị Cúc hoặc Hoàng Cúc  , ông Quách Tấn ạ !!  

        Còn tôi nói về hình hài tiều tụy ,  quằn quại những vết thương của bệnh hùi - thì điểm này ông Quách Tấn nhắc lại lá thư  ông Nguyễn Văn Xê gủi cho ông , theo lời Tử dặn dò  trước khi chết .   Thì ông Tấn viết :
"...Trong thư có tả những ngày cuối cùng của Tử  và kể lại những lời trăn trối của Tử ,  song không thấy nói êến những cảnh tả trong bức thư của Đường quân  .   Để cho chắc tôi sẽ hỏi chị Như- Lễ về điểm này ...".

          Bởi lẽ ,  tôi vêết '  đầu bù tóc rối chiết lại từng vế trong ấy nhúc nhúc lá chí .."  - tôi trích theo thư ông Nguyễn văn Xê gửi cho ông Trần Thanh Mại, khi trích dẫn lại,  tôi ghi xuất xứ rõ ràng .
 
           Ông Quách Tấn lại thêm :
      "' Nhà thương Quy Hòa tuy là nhà thương làm phúc ,  song  các Bà phước rất tận tâm không khi nào để cho êệnh nhân lâm vào cảnh tối tàn như thế ?  "

          tiếp theo, ông Tấn  lại phản bác việc tôi viết về nữ sĩ Mai Đình :  "...Trong số  những người đi qua cuộc đời của Hàn Mặc Tử  thì cô  Lê Thị Mai tức Mai Đình là người Hàn Mặc Tử ít nói đến nhất lại được các sách, báo nói đến rất nhiều  ... "  

          điều này thật dễ hiểu  ,  nhưng không phải ai cũng hiểu được - kể cả ông Quách Tấn  là nhà thơ đi nữa ?!   Bởi lẽ , Hoàng Thị Kim Cúc ( Hoàng Hoa ) , Mộng Cầm , Thương Thương ... sinh ra đời  chỉ là nàng thơ ,  để thi sĩ viết về họ ,  bởi họ là cảm hứng cho nguồn thô giội đổ từ Hàn Mặc Tử  , và nhớ là không có sự ngược lại

         còn Mai Đình lại khác hẳn họ .  nàng thơ của Tử có vai trò khác hẵn  những nàng thơ khác , ở chỗ   Mai Đình làm được  rất nhiều thơ nói về mối tình của Mai Đình và Hàn Mặc Tử .  Nên tôi đã dành cho Mai Đình một chương là vậy ! 

          theo ông Tấn ,  một người đã gây được một ảnh hưởng lớn trong thi nghiệp Hàn ,  đó phải là cô Cúc .  Cũng vẫn theo Quách Tấn ,  sở dĩ  cô Cúc và Hàn Mặc Tử có mối tinh ngang trái là thiếu môn đăng hộ đối  .  Nhưng lập luận này ,  theo ông Nguyễn Bá Tín ( em ruột Hàn Mặc Tử )  lại sai -  chính vì không đồng tôn giáo  (  Tử theo Công  giáo, Cúc là người  lương ) - cô Cúc ,  con gái ông Hoàng Phùng , giám đốc sở Địa chính ( Cadastre )  .   Nhưng có điều ông Quách  Tấn không nói rõ tên, họ đầy đủ, như ông Tín đã làm  - mà chỉ ghi vắn tắt ".. Con gái ông H.P. làm việc ở Sở Dịa chính Quy Nhơn  ( Conservation Foncière )  ( 5 ). 

         Riêng điểm này ,  tôi nhận thấy  ; người tinh đầu tiên của Hàn mà Tử đã làm rất nhiều thơ cho nàng là  Hoàng thị Cúc .
          Quách Tấn còn nhắc đến thời điểm một số bài thơ của tử ,  như các bài Thức khuya, Chùa Hoang, Gái ở Chùa .. các bài thơ cho ra đời vào khoảng 1920 -1 930 mà Phan Sào Nam tán thưởng - chứ không phải bài Đàn nguyệt như tôi  dẫn chứng   Như Quách Tấn nhận ' văn chương vô bằng chứng '-    thì  chinh ông chẳng trưng dẫn được bằng chứng nào về điều này ?  

          Tôi chỉ nhận mình sơ sót một điều  về tên người - cái  tên  ông  Trường Xuyên kia lại lầm  viết thành Trường Xuân  , mà cái tên  Trường Xuyên ấy không  khác hơn,    một bút danh khác của  Quách Tấn  - mà thực tình tôi không  biết  .

          Quách Tấn viết tiếp :
       "... Đã biêt rằng những điểm tôi đính chính trên đây chẳng có gì là quan trọng .   Nhưng nghĩ rằng những cái nhỏ nhen  ( sic )  nhiều khi  rất cần thiết và một lỗ mội  ( sic )  có khi làm  vỡ cả bờ đê nên tôi không ngại ngùng mang tiêng hiếu sự lạo thảo mấy hàng này ..."

           Nhớ lại - khi  Hàn Mặc Tử + Quách Thoại, nhà thơ siêu thoát  xuất bản vào 1960 , tái bản 1965 - tôi vẫn in bài'  Đôi điểm sai lầm về Hàn Mặc Tử '  của Quách  Tấn  vào sách, ở phần  Phụ Lục .   Nhưng chữ nhưng  nay hơi xấc ,  bởi lẽ  : không sửa sai môt đôi chi tiết mà ông nêu ra thực đúng - thì tôi lại làm lơ  . 

           Bài đính chính  đã đăng trên tạp chí Văn hóa Á Châu không thiếu một dấu chấm,  phẩy  .  Đó cũng  là sự hiếu thắng, cao ngạo  của tuổi trẻ - ngơời viết sách nói về  Tử - là tôi đây chưa qua tuổi 30 .

         Còn đối với Tử  ,  sự nghiệp thi ca rạng rỡ  hôm nay có được - công lao rất lớn của thi sĩ Quách Tấn đóng góp  .  Ông Tấn không những chỉ là bạn thơ ;   còn là bạn chí thiêt , người được Tử tin cậy, trao quyền ' thủ bản quyền '. - mà sao không phải  là ai khác, người thân trong gia tộc ,  chẳng hạn  ? 

           Cũng vì vậy ,  khi ông Quách Tấn tâấy  ông Trần Thanh Mại  trích dẫn thơ nguyên thơ   của Hàn Mặc Tử quá nhiều - so với phần nhận định - ( hình như không nên quá 1/3 cho một cuốn nhận định thì phải ? ) - nên Quách Tấn   đệ đơn  kiện Trần Thanh Mại ra trước Tòa án tại Huế .  Không hIểu lý do gì ,  Quách Tấn lại biết  rằng , Tòa xử thì ông  thua , nên  không tham dự .  Còn đối Với chính Quách Tấn , ông khước từ, với lý do : " ở xa.., mắc công vụ, tôi không có mặt trong phiên tòa được ".     Tòa án Huế tuyên bố : " Miễn xử " !

      Bản in lần này về những chỗ sai ; nay hiệu đính - nhưng quá muộn , vì đã  trên 30 năm  rồi còn gì ?   Bây giờ thi sĩ Quách Tấn  không thể còn đọc được những dòng chữ này ( 7).  Riêng tôi , đây là một cách xin lỗi tế nhị -  cảm ơn muộn    chân thành ,   lại tình nghĩa  về  đôi điểm sai lầm trước kia mà ông đã chỉ ra .   Tuy  khiêm tốn nói rằng  chẳng có gì quan trọng , nhưng thực ra sự thiếu sót kia đích thực quan trọng .  Sách  hai lần in  ra , không thừa nhận,  không sửa  sai sót ; từ lần thứ 3, thứ 4, thứ 5 .. đã sửa - bởi lẽ biết rằng đích thực cần thiết .
 []
  THẾ PHONG
   Sài Gòn, 1998 .

 ( trích  HÀN MẶC TỬ NHÀ THƠ SIÊU THOÁT / THẾ PHONG  / Nxb Đồng Nai tái bản  2004 .
   bản tu chỉnh :  25 / 2/ 2012 .)

 Đ. B. B.
------
 1.- Bản đầu tiên in rô-nê -ô , Đại  Nam văn hiến xuất bản, Sài Gòn, 1960, sách ký Thế  Phong .
 2.-     Tạp chí ' Văn hóa Á châu' , chủ nhiệm:  Giáo sư Nguyễn Đăng Thục .
 3.-  Văn hóa Á Châu, số 20 + 21 , đăng báo ký Đường Bá Bổn .
 4.- Hàn mặc Tử, Anh tôi  / Nguyễn Bá Tín  , Nxb Văn nghệ  tp HCM 1991 - và cùng tên , do Nxb Tin Paris xuất bản
       1990  . Tài liệu được sử dụng ở đây,  lấy từ ấn bản  năm 1990 của Nxb Tin, Paris .
 5.- Conservation Foncière  dịch sang việt ngữ,  Sở Địa chính , e không sát nghĩa .  Cadastre đúng hơn chăng ?
  6.- Sách đã dẫn  : một số tác giả khác đã viết về Hàn mặc Tử  ,  phải kể thêm : ' Thơ Hàn  Mặc Tử / Chế lan Viên   
        chọn   - ' Đôi nét về Hàn Mặc Tử '  / Quách  Tấn /   phát hành ở  Paris, sách dày 212 trang, giá 70 frs .
  7.- Quách Tấn qua đời ở Nha Trang ngày 21 / 12 / 1992 .

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

TO BE A GIRL / a poem by THE PHONG.

Asian Morning Western Music  / poems by  THE PHONG
 This Edition , Jan . 2012 - HCM City.


                                                        T o    b e   a    G i r l
                                                              By    THE PHONG
                                                         translated by Đàm Xuân Cận


Where there are flies there' s  God
Where ' s  God lonely men have a friend
 I ' ve  walked all trails in my country
When I stopped the city of  Dalat
          was  shrouded in mist in the dead of night
fortunately I had  companion to keep off the ghosts .

Your face is haunting me ,
              in day and night
Lying in bed ,
              I keep thingking of you
              I simply cannot help it
Your lips are so delicate ,
              your eyes just don' t go away
On the threshold of adulthood
              I 'm still looking for a sister soul
I ' ve climbed to the top of Lang Biang Hill
When all I wanted was to bury my head in your floatting hair
Is there any love story
             which is not beautiful
is there a blemish pervasive enough
              to blot out deep humiliation inside ?
I think continuously
              of you and me and all .

To be a girl
            to be a bar hostess
Is to be stripped of the liberty to live straight
And forced to put on airs
            for the sake of money
Remembering the sweet moment
           worth the money I saved in one year
You held me in your arms
Your warmth was better to me
          than the heat from the fire place
I was yours ,
          all yours ,
          even it for a brief moment only
We were together  twelve long hours .

( Tomorrow I will  live a world of memories ) .
    []

  THEPHONG 

( from  ASIAN MORNING WESTERN MUSIC  / poems by   THE PHONG ..
   First published by Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1971
  This Edition ,  Jan.  2012  -  Hồ Chí Minh City .)

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

WE PROMISE ONE ANOTHER / POEMS FROM PRISON : PHAN CHU TRINH / Don Luce introduced ...

We  promise one another .
 /  Don Luce ... introduced ...


                                                P o e m s  f r o m  P r i s o n

                                                  In temporary set bach , those who mend the sky
                                                                        Do not  let minor things get them down
                                                                                     (  PHAN CHU TRINH )

          Most of Việtnam 's greatest heroes have spent  time in prison and there is an impressive tradition of prison poetry in Việtnam .  Phan Chu Trinh , a leader of the anti-colonial struggles at the turn of the century ,  spent time on the prison island of Côn Sơn .  Phan Bội Châu , another leader of the resistance to the French policy in Indochina ,  was imprisoned in Kwang tung ,  China .  Both wrotes articles and poems while behind prison walls .  Hồ Chí Minh was a prisoner of Chiang Kai-Shek's police in China in  August , 1942 to September, 1943 , a and wrote poems while he was in captivity .

         Today many of the 100,000 political prisonners in the jails of South Việtnam compose poems and songs to help pass the time and to keep themselves from going mad .   Since they are afraid to write them down ,  many prisoners carefully memorize long poems ,  and then commit them to paper if they released .

          The Thiệu regime uses many of  the prisons built by the French colonialists to repress those who oppose its policies .   From all reports officials of the Thiệu regime treat  their prisoners as inhumanely as the French authorities treated theirs in colonial days .  Prisoners are shackled for months ,  and many become paralyzed .  They suffer from chronic dysentery and other stomach disorders .  Beatings and torture are common .  Former prisoners have described water torture , the use of electrodes on sensitives parts of the body ,  and other tortures  ,  The laws of South Việtnam make it possible for a prisoner to be arrested and held for up to two years without trial ,  which is renewable ,  jail and never be tried .

            One of the most  feared of all South Vietnam's prisons is on Côn  Sơn Island .  It is located in the South China Sea  ,  approximately 140 miles southeast of  Saigon .   The prison  was established in 1862  by the  French .   Although Hồ Chí Minh was never imprisoned there ,  it was also called
 ' University of Hồ Chí Minh '  because  so many of its ' graduates '  changed  from a strong anti-communist position when they entered to joining the Việt Minh upon their release .  Now it is the Government of the Republic of South Việtnam ' s largest civilian prison ,  having  9,916 prisoners as of June , 1970 ,  according to the U.S. Public Safety Director in Việtnam .

           In June ,  1970 ,  Don Luce escorted Congressman Augustus Hawkins of the Los Angeles Watts area ,  Congressman William Anderson of  Tennessee and Thomas Harkin ,  a congressional  aide ,  to the prison on Côn Sơn .  Frank E. Walton ,  Director of the U.S. Public Safety program in Việtnam , and Colonel  Nguyễn Văn Vệ ,  Chief Warden of  Côn Sơn Prison  , accompanied them and were responsible for showing them around .  At the  beginning of the trip Mr. Walton said , ' This  ( place )  is like a Boy Scout Recreational  Camp ' .  Both he and Colonel   Vệ wanted the visitors to spend a lot of their time in the prisoner souvenir shop .  When  Mr. Harkin showed Colonel Vệ a list of prisons they would like to see ,  he became angry and said that is was not possible to see indivual prisons ,  without special permission from the Ministry of Interior .

             Finally ,  however ,  with the help of a map given to him by a former prisoner ,  Don Luce  was able to locate the tiger cages .  He saw a path between two walls which had some vegetables growing along it and remembered that this was where a former prisoner said there was a  door leading into the tiger cages .   Before Colonel Vệ could stop them ,  the Congressman . , Don Luce and Thomas Harkin ,  punded on the door  which was opened by a confused guard .  They went into the area of the tiger cages  .

           What they  saw was later well  published in newspaers around the world .  The prisoners showed scars where they had been shackled to an iron bar at the  base of their small cells .  Many of them were paralized from the waist down  and could not stand .   Don Luce spoke  to them in Vietnamese and they complained of being beaten ,   of not having enough to eat , and of having lime thrown on them when they talked .    The lime stung their eyes and was causing blindness in some.

            After the existence of the tiger cages was made public ,  the American Mission and the Thiệu  Government announced that steps were being taken to improve the conditions at Côn Sơn  .   Later ,   because ,  it was disclosed that the American construction company of Raymond ,  Morisson  , Knutson- Brown ,  Root and Jones was building new ' isolation cells ' under a contract with the U.S. Government .  These new cells are costing the American taxpayers  $ 400,000 .
 []
( Don Luce 's note )

                                    B r e a k i n g   R o c k s    o n    C ô  n    S ơ  n
                                                       By     P H A N  C H U   T R I N H  

                       Phan  Chu Trinh  was a key figure in Vietnamese anti-colonial struggles at the
                       turn of the century .  He attempted to liberate Vietnamese from the feudalism
                       of the Mandarin system and perpare the way for a new nationalism .  Heavily
                       influenced by European Enlightenment thinking ,  he argued against a violent
                       confrontation with France  and was hopeful that an acceptable agreement could be
                       worked out      with France without bloodshed .  Nevertheless ,  he was accused of
                       inciting rebellion and sent to the prison island of Côn Sơn in 1908 ,  where he
                       remained until 1911 .  Although due to his notoriety he received some   special
                        privileges    while at Côn Sơn ,  he had to break rocks for building roads with
                       all the other  prisoners .  He also supposedly ruffled French  authorities
                        by refusing to talk to the  French  prison director unless he was invited to sit down .*
                          [] 
                               ( DON LUCE ' s not e ) .

                       ------
                                     Information on Phan Chu Trinh was taken  from ' Vietnamese Anti- Colonialism ' ,
                                       by David   C. Marr ,  University of  California Press , Berkeley , Calif., 1971 .


                                   
                                    
                                    As a man  standing upright on Côn Sơn
                                    I can being mountains crashing down in pieces .
                                    With my hammer I shatter heap after heap ,
                                    All my strength producing hundreds more stones ,
                                    Day  in ,  day out I make light of my exhausted body ,
                                    In rain or shime my heart never fails .
                                    In temporary setback ,  those who mend the sky
                                    Do not let minor things get them down !
                                        (  poem by PHAN CHU TRINH )

                                                                   

                                          P o em s  b y   H ồ  C h í   M i n h

                                            TUNG  CHUN  PRISON

                                   Tung Chin  prison ,  Ping Ma prison :  the same thing .
                                   Rice thin in tiny bowls ,  the stomach shrinks ,
                                   But at least there 's water and light
                                   And twice a day they open the bars and let the air in .

                                             ON   THE  WAY  TO   NANNING

                                             The supple rope  has  now been replaced with iron fetters ,
                                             At every step they jingle like jade rings .
                                             Though a prisoner ,  accused of being a spy ,
                                              I move with all the dignity of an ancient government official .

                                              PASTORAL  SCENE

                                              When I  came   the rice was  pale green .
                                              Now it 's cut in the barns ..
                                              Peasants laugh
                                              I hear them , here ,  across the rice fields .
                                                 ( poem by HỒ CHÍ MINH ) 

                                      -----
                                   (  from  WE PROMISE ONE ANOTHER  /  poems
                                                 from an  Asian war - Don   Luce ,  John C.  Schafer 
                                                 & Jacquelyn Chagnon  selected, translated -                            
                                                 Published by The Indochina Mobile Education
                                                 Project ,  Washington , D. C. 1971 -  
                                                  p. 94 - 98 ).                                                

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

NHỮNG NHÀ THƠ HÔM NAY / NGUYỄN THỊ HOÀNG / Nguyễn đình Tuyến viết .

Những nhà thơ hôm nay /
NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN
                                                   N g u y ễ n   T h ị   H o  à  n  g *
                                                               NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN viết


        Thi sĩ Nguyễn  thị Hoàng sinh ngày 11 tháng 12 năm 1939 tại  Huế .  Đã theo học  trường Đại học Văn Khoa Saigon .    Đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa .

          Đã xuất bản :
Các  quyển tiểu thuyết gây nhiều sôi nổi :

            VÒNG TAY HỌC TRÒ
            TUỔI SAIGON
 Đã lần lượt đăng báo các bài thơ rút trong 2 thi phẩm  ( chưa xuất bản ) :

             SẦU RIÊNG ( 1960 )
             SAU PHÚT ĐAM MÊ   ( 1961 ) .


        TRƯỜNG hợp  của Nguyễn Thị Hoàng  cũng giống như trường hợp của Sagan : học lỡ dở cấp bậc đại học rồi bỏ dở đi làm văn học .   Nhưng chỗ khác nhau là Sagan viết văn ngay ,  còn Nguyễn thị Hoàng thì làm thơ  trước khi viết văn .   Và thơ Nguyễn thị Hoàng mang những âm vang thật mới là :
    
                              không ai về thăm  chiều nay
                              cho tôi chết giữa vòng tay một người
                              tiếng hôn khép kín môi cười
                              gối chăn mùa lạnh rã rời thú xưa .

        Tiếng  thơ tha thiết xao xuyến ,  phản ảnh sự giàu sang của một tâm hồn nhiều đam mê cảm xúc ,  vừa ngọt ngào , vừa cay đắng như tiếng hát đoạn trường ,  như tiếng kêu thầm của một người con gái trong đêm tối :

                             Mím môi dằn  tiếng kêu thầm
                             Về đâu rồi những mùa xuân cuộc đời

          Về đâu rồi những  mùa xuân của trời đất nối tiếp nhau ra đi không bao giờ trở lại  ?  Về đâu rồi những mùa xuân của người con gái khi soi gương thấy mùa xuân không còn ở với mình ?  Về đâu rồi những ngày tươi đẹp cắp sách đến trường ,  vô tư lự ,  những vòng tay học trò ,  những nụ cười tươi nở trên môi  ?
            Hiện tại chỉ là chăn gối rã rời trong đó im nghe từng chuyến xe đời lặng lẽ ,  âm thầm ,  chứa đựng những hoài niệm bi đát  :

                                trong cơn chăn gối rã rời
                                im nghe từng chuyến xe đời đi qua

         Trong chuyến  xe đời đi qua , đi vào tàn tạ .  Thời gian vĩnh viễn là kẻ thù của mùa xuân ,  của cuộc đời  , thời gian triền miên đi vào vô vọng .  Nhưng mùa xuân  tình cũ , ngày mộng , tiếng kêu thầm ,  tất cả các thứ ấy lòng người thiếu nữ còn ghi vọng những âm thanh ngỡ ngàng ,  thanh nhã :

                               nhạc trầm theo tiếng mưa bay
                               với em tình cũ tháng ngày vọng âm .

           Tiếng thơ đưa ta đi trở lại mọi chặng đường quá khứ của  người con gái hôm nay ,  đưa ta đi vào tâm tư sâu kín nhất của người con gái thời đại .  Đó là một lời thú tội tình dục ( confession sexuelle )  như trong thi ca Nguyễn Du :

                                Biết thân đến chỗ lạc loài
                                Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

             Đó là một nguồn thơ phát tiết từ tình mộng của người con gái mới lớn lên bị cuộc đới quyến rũ và ta không biết nên buồn hay nên thương :

                                lênh đênh tiếng hát kinh cầu
                                ăn năn cổ thụ cúi đầu ngẩn ngơ
                                trên cao thap cũ nhà thờ
                                hồi chuông tưởng niệm bây giờ còn vang .

            Tình yêu,  triết lý tôn giáo pha lẫn trong thơ Nguyễn thi Hoàng truyền cảm ,  kết tụ từ tinh thể mùa xuân thiếu nữ ,  phát xuất từ những mối tình duyên có thực ,  lạ lùng ,  não nuột .  Lạ lùng ở chỗ vô ngôn cổ thụ ( nhân hóa )  cúi đầu ngẩn ngơ  ; não nuột là ở chỗ nhà thơ đã đi từ thái cực này sang thái cực khác :

                               em mười  sáu tuổi tơ măng
                               thịt da đốt cháy thiên đường tình yêu
              và :

                               từ mất người yêu nhỏ bé xưa
                               mùa xuân đã chết tự bao gi
                               hồn tôi xưa một bồng lai đảo
                               giờ đã  tan tành chuyện gió mưa .

              Lạ  lùng,  não nuột ,  nhưng huyền diệu ở tiếng hát kinh cầu ,  ở  hồi chuông niệm ,  ở tháp  cũ nhà thờ .  Đọc những vần thơ trên ,  ta thấy tất cả cái xót xa của ngưởi thiếu nữ : Sầu riêng ,  Sau phút đam mê  đều chứa đựng cái triêt lý bi đát biểu trưng định mệnh đau thương của người con gái  đẹp đi tìm yêu ,  đi tìm thiêng liêng và vĩnh cửu .

             Ta làm sao quên được  cái táo bạo của người con gái đã dấn thân vào cuộc đời tình ái phiêu lưu và đau khổ,  để  viết lên những bài thơ yêu đương nồng cháy như một Sara Teasdale của Mỹ trong  Đêm Xuân ( Spring night ) :
 
                                 Ta làm sao phải khóc kêu gọi yêu đương
                                 Với tuổi thanh xuân ,  một giọng  đầy âm nhạc
                                                                                        và nước mắt
                                  Chính là để làm cho cả thế giới chiêm ngưỡng bất ngờ
                                  Tại làm sao tôi lại từ chối sự kiêu căng
                                  Tại sao tôi không được thỏa mãn
                                  Tôi,  màn đêm tư tưởng
                                  Quấn tôi bằng ánh sáng tóc mây
                                  Tôi,  mà sắc đẹp nồng cháy
                                  Như hương trong một triệu đỉnh ?
                                  Ôi sắc đẹp ,  người có tự mãn không ?
                                  Tại sao tôi phải khóc khi kêu gọi yêu đương ?

             Ta làm sao quên được cái mím môi trong chăn gối ,  nửa mặt sầu nghiêng ,  những bước bơ vơ ,  những giòng lệ ngập ngừng ,  những cặp mắt sâu nhìn nhau mà cách biệt nhau đến muôn trùng thời gian :

                               cúi  đầu đếm bước bơ vơ
                               hoàng hôn khép kín bao giờ đây em
                               nhìn lên thành phố không đèn
                               âm u còn một  màn đêm cuối cùng
                               mắt sâu dòng lệ ngập ngừng
                               mình xa nhau đến muôn trùng thời gian .

          Ta làm sao  quên được những rung động thành thực phong phú của thời đại ,  phát xuất từ những sầu riêng con gái ,  từ những say sưa thác loạn ,  từ những vết son kỷ niệm trên lầu hoang  ?
         []
          
trích thơ :

                                             I .- m  ê

                                Lầu hoang khép kín đêm xưa 
                               Kín vòng tay ấm bao giờ nữa em ?
                               Chân cuồng đã đứng như im
                               Thu xưa giờ đã phai chìm tháng năm
                               Linh hồn đã thú ăn năn
                               Vết chân đương cũ nghìn năm chưa mòn
                               Em mười sáu tuổi tơ măng
                               Thịt da đốt cháy thiên đường tình yêu . 
                                                        ( SAU PHÚT ĐAM MÊ ) 

                                2.-   n i ềm   v u i   n h ỏ  

                                 Em đợi anh về  những chiều thứ bẩy
                                 Hiu hắt vòm trời buổi sáng thứ hai
                                 Nhạc dạo mơ hồ trong tiếng mưa bay
                                 Thành phố ngủ quên những ngày chủ nhật
                                 Em lang thang tìm thời gian đã mất
                                 Cột đèn gầy soi trà thất vắng hoe
                                 Dàn nhạc hoang vu ca sĩ chưa về
                                 Quầy hang lao đao bầy con
                                                                         trai khát rượu
                                  Hồn xiêu đổ theo nhịp đời huyên náo
                                  Vòng tay  mong ôm ngang hết tinh cầu
                                  Trở lại vòng đua thứ nhất
                                  Không còn gì mai sau
                                  Anh về với em một chiều thứ bẩy
                                  Confetti vung vẩy lá me bay
                                  Những đốm đèn xe chập chùng xa lộ
                                  Hơi thở khuya nào gợn  gió heo may
                                  Anh bỏ em từ  sáng thứ hai
                                  Thành phố tha ma trải dài xa lộ
                                  Từng  hạt mưa bay cửa lòng bỡ ngỡ
                                  Anh bỏ em từ trắc trở đầu tiên
                                   Cho em xin một chiều vui  thứ bẩy
                                   Có nhạc phòng trà có lá me bay
                                   Tiếng gió reo vui đêm dài xa lộ
                                   Nửa cuộc đời còn khoác kín vòng tay
                                   Anh nhớ về thăm em
                                   Chiều hôm nay thứ bẩy
                                   Trời giăng mưa trong lá me bay
                                   Em sẽ vì anh bắt đầu từ hiện tại .
                                               (  SAU PHÚT ĐAM MÊ )

                          3. -   n ử  a     đ ờ i  
                                                          
                                  Con tàu theo dòng sông trôi  
                                  từng kiếp bèo mây  
                                  và tôi   
                                  ngơ ngác nhìn trước mặt sau lưng
                                  đam mê  lưu đày oán hận 
                                  bánh xe lao dốc chưa ngừng 

                                  trời cho làm thân con gái 
                                  nhạc nhằn thể xác từng cơn  
                                  trắng trong còn bàn tay trái
                                  từng đêm thức giấc tui hờn  
                                  những vì sao nở phương nào 
                                  linh hồn sao không quen biết
                                  giọt nước mắt nụ cười đã chết
                                  nỗi buồn cao bay .

                                   4.- t r o n g  c ơ n  c h ă n  g ố i 

                                  Trong cơn chăn gối rã rời
                                  Im nghe từng chuyến xe đời đi qua
                                  Và từng chân bước dừng xa
                                  Tưởng như mình đã bao giờ vùi chôn
                                  Ung thư lở lói tâm hồn
                                  Niềm đau thân thể  ra mòn suy tư
                                   Vườn đời đã nhuốm mùa thu
                                   Chin thanh thôi hót trong mù sớm nay
                                   Thuyền neo mãi bến sông này
                                   Không ai về giữa vòng tay mỏi mòn
                                   Chiều xa gà nhịp vào hồn
                                   Rạc rời vó ngựa nẻo mòn hoang vu
                                   Vang vang tiếng hát giã từ
                                   Thiên đường Địa Ngục tôi giờ đi đâu ?

                                             5.- t h ú  t ộ i

                                    Giờ xin vĩnh biệt Nhà Chung
                                   Chúa ơi con đã vô cùng đớn đau
                                    Đêm đêm lắng tiếng kinh cầu
                                    Xót thương trăm nỗi tủi  sầu một thân
                                    Mưa sa gió  táp bao lần
                                    Nhục nhằn tội lỗi trên thân xác này
                                    Con đem số kiếp đọa đày
                                     Đi tìm kiếm một vài giây huy hoàng
                                     Trọn đời du mục lang thang
                                     Mỗi lần yêu một lỡ làng Chúa ơi
                                     Nên con đi trốn cuộc đời
                                     Nhà Chung cửa khép chôn vùi ngày xanh
                                     Tâm hồn ngoại đạo lênh đênh'
                                     Con không quên được bóng hình ngày xưa
                                     Niềm tin vỡ nát bao giờ
                                     Cuộc đời sớm nắng chiều mưa trở về
                                      Con nằm lịm ngất trong mê
                                      Nhạc xưa đồng vọng bốn bề tâm tư
                                      Vô tri thể xác lao tù
                                      Hồn hoang lạc nẻo sương mù yêu đương
                                      Cho con vĩnh biệt Thiên Đường
                                      Tìm đi Địa Ngục mê cuồng từ đây
                                      Năm năm tháng tháng ngày ngày
                                      Đau buồn khoác kín  vòng tay tủi hờn
                                      Linh hồn hải đảo cô đơn
                                      Chúa ơi suối lệ lòng con vẫn đầy
                                      Bèo trôi nước cuốn mây bay
                                      Về đâu ,  giới hạn cuộc đời mong manh
                                      Tình xa vạn lý trường thành
                                      Về đâu rồi những ngày xanh tuổi vàng
                                      Chuyện tinh đã chót đa mang
                                      Trái tim lở lói trăm ngàn vết thương
                                      Giờ xin vĩnh biệt Thiên Đường
                                      Giờ xin tìm lại sầu thương giữa đời
                                      Đường về không nhịp trùng lai
                                      Chúa ơi con sợ ... ngày mai một mình .
                                        ( thơ NGUYỄN THỊ HOÀNG )                                           []

                                     NGUYỄN  ĐÌNH TUYẾN ..
                                     -----
                                     *  Sau 30/ 4/ 1975,  Nguyễn thị Hoàng  thường trú tại tp. HCM. . ( B.T.)  
                                
                                ( trích  NHỮNG NHÀ THƠ HÔM NAY  / NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN
                                           ( ấn bản mới đã được hiệu đính ) - Nhà văn Việtnam tái bản , Saigon  1967 - tr. 235 -  244).