Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

THI CA & THI NHÂN / NHÃ CA / Cao Thế Dung viết.

Thi ca & Thi nhân :

                                                   N h ã    C a
                                             bài viết : CAO THẾ  DUNG.

                                       Trần thy Nhã Ca, tên thật Trần thị Thu Vân .
                                       Sinh 1939 tại  Huế  .  Đã có thơ đăng trên các báo:
                                       Sáng tạo , ...Phụ nữ ngàn khơi, Tiếng nói , Văn ...
                                       Về thơ đã xuất bản : THƠ NHÃ CA .
                                       Về tiểu thuyết  : ĐÊM NGHE TIẾNG ĐẠI BÁC ,
                                                                  BÓNG TỐI THỜI CON GÁI  ....
                                        Giải thưởng Văn chương Toàn quốc 1966.


         TRONG  THI CA Việtnam  , không thiếu  những thi nhân thời danh , mà nữ thi nhân  lại hiếm hoi , nên văn học bao giờ cũng sẵn sàng trân trọng như đã trân trọng Bà huyện Thanh Quan , Tương Phố ...
          Từ ngày Giọt lệ thuKhúc thu hận của Tương Phố ra đời ( 1928)  đến nay đã gần  nửa thế kỷ- cũng có mặt một số phụ nữ làm thơ, nhưng chưa thể gọi là thi sĩ .
           Thời tiền chiến là một T.T.KH.,  với  Hai sắc hoa ty gôn .  Gần đây  là những  Hà Phương , Thanh Nhung , Tuệ Mai , Cao Mỵ Nhân...   Hà Phương như bông hoa lạ của thi ca ; nhưng từ lâu tiếng thơ bỗng bặt tăm .   bây giờ trong khung cảnh buồn tẻ, nghèo nàn của văn nghệ  - Nhã Ca  bỗng nổi bật  vươn cao .   Thơ Nhã Ca xuất bản   1965  như một hồi chuông  mà thanh âm của nó, nếu không thay đổi được bầu không khó tẻ lạt của văn nghệ  hiện đại, thì ít ra cũng mang lại cho văn học một niềm, vui lớn, và có thể tự hào, đã có một nữ thi nhân như Nhã Ca - đã thơ từ ngôn ngữ đến thể chất , qua thi tập đầu tay của bà.

        Cái tên Nhã Ca đã nên thơ như một vườn nho .   Nhà thơ thật đã khéo chọn cho mình một bút hiệu chan hòa tình yêu , ánh sáng và thơ mộng qua nguồn suối thơ  La Cantique des cantiques trong Kinh thánh .

       Người ta thường ví thơ Bà huyện Thanh Quan như tiếng hồ cầm cao điệu trong lâu đài đổ vỡ .   Tiếng
thơ tuy cao kỳ nhu uyển như tơ trời ; nhưng không cang xa , dù thâm sâu .   Người ta thường  ví thơ Tương Phố tình buồn như mưa  Ngâu và tựa khúc đàn ai oán xuyên vào tưng khe tim, âm thầm chuyển dịch .   Cả hai tiếng thơ ấy đã lùi vào quá vãng .  Cả hai nhà  thơ không còn rung động được tuổi trẻ hôm nay - không còn say cảm nồng độ để gần với tâm trạng giới trẻ yêu thơ bây giờ .

        Gần đây, thơ mà nghệ thuật không kém - Tương Phố lại có nét ruồng rẫy của Hồ Xuân Hương, thì trước nhất phải nói đến Nhã Ca  :

                               Với thân nhỏ chín mùi trăm tội lỗi
                               Tôi về mang tủi nhục trên vai
                               Giữa ngã ba đường tay hờn gối mỏi
                               Tôi cầu xin đời ban phép lạ tương lai
                               Người cũng vậy lòng muôn nghìn dối trá
                               Vờ thương yêu, vờ đắm đuối, ân tình
                               Tôi cũng dại tin lời , trao tất cả
                               Đâu biết người mang nửa dạ yêu tinh
                               Thôi tình ái hãy về theo ảo mộng
                              ( Ta lỡ đi xa hết nửa đời rồi )
                                Người phụ rẫy , ngày điêu tàn đứng bóng
                               Đêm nghẹn ngào chan mưối mặn trong môi .
                                     ( THƠ NHÃ CA -   Bài thứ sáu )

       Thơ Nhã  Ca  là như thế , mang theo vẻ đẹp của sự ruồng rẫy , tựa như hơi thở dồn dập của trái tim .   Cùng với cơn thôi thúc của sầu đau trong cô đơn ảo vọng .  Thơ Nhã Ca là tâm hồn Nhã Ca  - phát tiết từ  ảo mộng mà dâng lên cao để tiếng khóc trái tim bật thành  tiếng thơ .   Tiếng thơ ấy cứ thế lan rộng  tạo thành một giác quan  thơ .   Thơ giác quan của cơn cay đắng trong mơ màng, mang theo cơn say lảo đảo trong hờn giận cho tội lỗi thức dậy qua thơ .   Nỗi buồn di động theo ngôn ngữ thơ  .   Bài ca tháng sáu , ta đủ hình dung thấy Nhã Ca  là một người đàn bà hơn là một nhà thơ nữ .   Người đàn bà  ấy trở nên thơ cùng với nỗi buồn , tâm tư , ý tưởng di động trong nguồn thơ - và qua hình ảnh thơ thì tiếng thơ như thanh âm nguyệt cầm .  Mà người đàn bà  thì bao giờ chẳng như một nhà thơ tuyệt tác !  Nhã Ca đã hội đủ 2 yếu tố đó để trở thành giòng thơ cao điệu Nhã Ca  - thi-nhân-là-Nhã-Ca-đàn-bà  đủ làm cho Bài ca tháng Sáu đẹp như bông hồng .

        Giá trị cao nhất của thơ, nếu không phải là đạt tới cái đẹp và cái thực, sẽ còn gì để nói nên thơ ?  Thơ Nhã Ca có thể nói đã thể hiện trọn vẹn  một lần đủ sự thức .   Một sự thực của thơ qua nét chấm phá, qua hình ảnh và mầu sắc đan thanh của tâm hồn, cho tiếng nói của thơ trở thành vẻ đẹp muôn mầu của thiên nhiên , phát hiện qua chủ quan thơ nhìn ngắm .   Nhã Ca, trước hết  là thi sĩ của đời mình, của phận gái riêng mình , nên tiếng thơ đã trải rõ tâm tư của thế hệ lụy thiên cổ, qua phận gái đa mang  - vốn nhỏ bé và hối tiếc chạy dài trong yêu thương, để tìm bóng hạnh phúc thời xuân :

                                Xin giao trả  , này một cành hoa trắn
                                Với nửa vòng tay, với nửa đời người
                                Tôi trở về làm con gái hai mươi
                                Hai mươi tuổi cộng thêm ngày sắp tới .

          Bài Thanh Xuân  dưới  đây  là một hợp điệu giữa hình ảnh của họa, qua từng nét chấm phá  của tâm hồn cộng âm giai  âm  nhạc , phát xuất từ ngôn ngữ thơ :

                              Chợt  tiếng buồn xưa đọng bóng cây
                              Người đi chưa dạt dấu chân  này
                              Bàn tay nằm đó không ngày tháng
                              Tình ái xin về với cỏ may
                              Rồi lá mùa xanh cũng đỏ dần
                              Còn đây niềm hối tiếc thanh xuân
                              Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
                              Và nỗi tàn phai gõ một lần
                              Kỷ niệm sầu như tiếng thở dài
                              Khuya chìm trong tiếng khóc tương lai
                              Tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối
                              Tôi mất thời gian lỡ nụ cười
                              Đời sống ôi buồn như cỏ khô !
                              Này anh , em cũng tựa sương mù
                              Khi về tay nhỏ che trời rét
                              Nghe gió băng mòn hết tuổi thơ !

           Phần lớn  trong THƠ NHÃ CA ,  ta thường bắt gặp  niềm  dư âm hối tiếc  .  Nhã Ca mùa hạ là một sự lãng quên , những hối tiếc qua hơi thơ nghẹn ngào vây bọc tâm hồn thi nhân trước những ngày sắp đến .   Dĩ vãng như một bóng ma mờ dần, rối mất hút , rồi bỗng dưng lại lộ diện - Thơ Nhã Ca  mang theo tâm tư rối bời  và bị giằng co giữa Thực với Mộng, giữa Thanh Xuân và một lần Già Nua  trong lỡ lầm hối tiếc .  Người ta nghĩ rằng chính sự giằng co kia - buông rồi nắmnắm rồi buông - để từ đó tạo nên thơ Nhã Ca như là bản chất Nhã Ca - tuy ruồng rẫyhồn hậu, níu kéo trong lãng quân :

                           ...  Giọt nước  mắt rơi vào lòng hối tiếc
                                 Làm sao nói với anh
                                 Khi mỗi chúng ta tan vào thinh không
                                 Thinh không mà từ đó
                                 Lệ là mưa
                                 Xanh xao  ngày tháng trên gò má
                                 Như mặt trời tan vỡ
                                Từng chiếc lá mùa thu
                                 Loài chim di màu xám
                                 Đã tan vào đêm đen
                                 Ôi đêm đen làm sao kể  với anh
                                 Giấc mộng nào làm em còn sống mãi .
                                       ( trích ' Chim nhỏ ' - THƠ NHÃ CA )

              Ta đọc  một lần chưa đủ, phải đọc đôi ba lần ;  im lặng thật lâu , thì tự nhiên sẽ cảm thấy nỗi buồn thơ của người đàn bà, qua vẻ đẹp trong thơ ... cái Đẹp nên duyên, qua cơn hờn giận , qua từng nét chấm phá của sự bất cần .  Chất thơ sẽ nhuần thấm vào trái tim như hơi  sương trong gió heo may cuối thu .

            Ta đã từng phiêu lãng theo nỗi buồn  đài trang  trong thơ Bà huyện Thanh Quan .  Nhưng trước sau , ta chỉ thấy một màu tang thương .  Thơ Nhã Ca và nỗi buồn trong thơ Bà thì lại có khác ! Nó giúp ta khám phá thấy hình dung rất người của con người, dấu chân con người xiêu vẹo trong cô đơn và đôi mắt người nhìn vào đêm đen vực thẳm ảo mộng .  Bài  Đơn Ca  của  Nhã Ca  trở thành  tiếng nói qua thanh âm của Nhạc .  Thứ tiếng nói tự nhiên  như tâm sự đối bóng một mình .   Khi sử dụng những nỗi buồn khốn kiếp trên mặt dài lo sợ, có lá sấu khô queo là một sự táo bạo trong âm luật thơ .  Nó  táo bạo, vì những từ ấy trong một bài thơ  5 chữ sẽ dễ dàng chói tai và không thể tạo hình được một thể chất nào cho thơ .  Song , có một bài thơ , mỗi câu 5 chữ đã keo lại với nhau , như một dòng liên tục- và chính những từ táo  bạo chói tai kia đã đóng một vai trò ngắt nhịp, tạo thành một thi điệu đặc biệt trong thơ Nhã  Ca :

                                 Bây giờ mỗi chúng ta
                                 Là nỗi buồn khốn kiếp
                                 Anh như loài rong
                                 Trên mặt dài lo sợ
                                 Em như loài rong
                                 Xanh mướt niềm ăn năn
                                  Khẻ cho dĩ vãng
                                 Sâu trong rừng hoang
                                 Với tuổi thơ cằn cỗi
                                  Với cây già ngã xuống
                                  Lá khô bởi đất đen
                                  Đứa con gái soi gương
                                  Vỡ mặt tôi thất vọng
                                  Thôi bây giờ đời em
                                  Lối đi về dưới mắt
                                  Cỏ lá sầu khô queo
                                  Dấu hao mòn thảo mộc
                                  Lá vết mờ thanh xuân
                                  Em như loài rong
                                  Thôi mãi nằm ăn năn .
                                     ( Đơn ca - THƠ NHÃ CA )

             Có thể người viết đã  quá lời trân trọng thơ Nhã Ca ?  Nhưng sự thực , thì thơ Nhã Ca không những đã đạt tới vẻ đẹp của thơ, qua hình ảnh thơ, hình ảnh ngôn ngữ tạo thành âm thanh .  Thơ Nhã Ca còn biểu lộ một cách thành thực nỗi buồn của thân phận riêng nàng- cũng là nỗi buồn chung của tâm sự mà những ai từng chán nản , ruồng rẫy, lại vẫn phải tin yêu - quân để tin yêu -  đau đớn để tin yêu .

              Khúc thu sầu của Tương Phố vượt khỏi thời gian, vì tiếng thơ Tương Phố vừa ai óan vừa thấm thía thành khẩn , lại rất đàn bà ; khiến người ta phải cảm động mà hòa theo cái nhịp sấu ấy - rồi sau mới bắt theo cái nhịp này để khám phá ra thể chất thơ .  Khi tìm vào thơ Nhã  Ca, cũng là nỗi buồn, như Khúc thu sầu - nhưng trực cảm  ngay được thể chất thơ -  chỉ vì tiếng thơ ấy có cái thi điệu của dân ca , nhưng được hát bằng giọng say nồng nàn của người cay đắng trong  đam mê .  Nhờ thế ,  nỗi buồn sẽ đi thẳng vào trái tim cân não ta cùng theo nhịp  với nỗi buồn của chính ta nữa - Nhã Ca không làm ta cảm động, cũng không gợi long xúc động người đọc ; nhưng  tự ta tìm thấy nỗi buồn ẩn hiện mơn man - rồi ta sẽ ngây say theo nó, bằng lòng chết chìm theo dư âm của nó .  Vậy thì thơ Nhã Ca là một chứng tích cho khuôn mặt một người sống trung thực, với thể chất mình, từ ' Bài ca thứ nhất ' đến' Thanh xuân ' , ' Chuyến xe đêm ' - Nhã Ca  đã làm cho ta cái tài tình của khách thơ, nói bằng thứ tiếng người lạc giọng, trong một thực tại cháy bỏng mà như lúc nào cũng đe dọa đốt cháy tâm tư cùng cái cao điệu mơ ước :

                                   Tôi mang  đến  cửa mùa xuân 
                                   Hơ bàn tay  lên ngọn đèn sáp nhỏ
                                   Một tình yêu ngọt ngào
                                   Như tiếng chim kêu
                                   Hai mưới năm cháy dễ dàng như cỏ
                                   Đời sống chín muồi trên trán vô tư   
                                   Tháng ngày trôi qua rụng những giọt buồn
                                   Rồi nao nức lãng quên và kỷ niệm
                                   Một mình tôi nằm sát sự tối đen  . 
                                       (  Cửa mùa xuân - THƠ NHÃ CA )

              Nếu nói  thơ là họa  , thì đây là bức họa sắc bén của tâm hồn, tất họa sĩ phải là con người không những có tài thiên phú - mà còn thêm chất liệu sống, bức họa ấy vừa có vẻ trừu tượng lại như không trừu tượng , vừa lập thể lại không lập thể  - nó vỏn vẹn chỉ là sự thực, như sự thực :  'một mình tôi nằm sát sự tối tăm ' .  Thơ Nhã Ca   phản ảnh  rõ rệt tiếng nói Nhã Ca , tiếng nói không chỉ là ngôn ngữ, mà kết hợp từ chất liệu sống :

                                   Tôi làm con gái  
                                    Buồn như lá cây      
                                    Chút hồn thơ dại
                                    Xanh sao tháng ngày
                                                    Tôi làm con gái  
                                                     Một lần qua đây
                                                      Rồi không trở lại
                                                      Ôi ! Mùa xuân này .
                                  Tôi  là con gái
                                  Đời như heo may
                                  Tình bằng cỏ dại
                                   Giận hờn khôn khuây .
                                       ( Bài Nhã Ca thứ nhất - THƠ NHÃ CA ) 

            Thơ 4 chữ   mà đạt được nhu thế là tuyệt !  ta có thể ví như phím đàn tranh .  Những ' buồn  như lá cây /  tình bằng cỏ dại '   thật  tự nhiên  ,niềm hối tiếc tự nhiên  - qua giọng thì thầm bên chiếc gối cô đơn .  Nhã Ca không bao giờ ai oán   lỡ lầm hay quá hối tiếc tuổi xuân .  Nàng vuốt ve nó , tình tự với nó, để được thảng thốt trong giận hờn, rồi vùng vẫy, đứng im, ngây say .  Thơ Nhã Ca không nằm trong một khuôn thước nào của tình cảm .   Thơ Nhã Ca giống như tiếng sáo miệng của một người đi trong khoảng đêm đen, chung quanh chập chờn bóng ma đe dọa .  Tiếng sáo ấy chuyển biến theo tưng khúc quanh trên lối đi. từng cơn giao động của tâm hồn - cho nên ,. khi thì như sự kêu cầu cứu, van lơn ; khi thì hiu hắt đơn hành - rồi thốt  nhiên lại lặng lẽ, thốt nhiên hoảng hốt , chạy trên niềm kiêu hãnh giấu kín trong một tâm thức đàn bà :

                                 Nàng đã  đúng dậy , nàng đã đi
                                 Gió biển mênh mông và nước mắt
                                 Nước mắt tan trong thân thể nàng 
                                                Nàng ướt sũng
                                                Và trí nhớ bốc hơi
                                                Trời thì xanh và cao
                                                Nàng thì bé bỏng
                                                 Biển xô nàng xuống .
                                             ( Đi trong tuổi nhỏ - THƠ NHÃ CA ) 

               Nhà thơ không thể   đaành buông tay với nỗi buồn dìu dặt bước theo cùng nó .  Nàng đưổi theo nó   qua trăm hình sắc, rồi định tâm   lao thân vào một tình tự, phản kháng những trước, sau ; nàng vẫn chỉ là một người đàn bà .  Có nghĩa , nàng chỉ còn lại sự yếu đuối như một cành lá non; hay đúng hơn, một chiếc nón bài thơ trong cơn bão .  Từ đó, Nhã Ca đành buông tay thế chấp cái khuôn thước muôn đời của nữ giới :

                                           Tôi bây giờ đứng thu thân 
                                           Sống cam phận nhỏ chia phần an vui
                                           Cây mang nặng vết thương người
                                           Phố xưa tiếng động đã vùi lấp anh
                                           Cổng nào ngỏ dấu chim xanh 
                                           Nỗi bi thương cũ xin đành phút giây
                                           Vết chân còn lẫn bóng ngày
                                           Lá bi quan thoắt rơi đầy tuổi thơ .
                                                ( Vết chân con - THƠ NHÃ CA ) 

                 Hối tiếc xưa   tan theo cùng ảo mộng cho Thơ được trở về với tin yêu :

                                         Nghe đó  anh  còn đầy tiếng nói\
                                         Sự thật kia con nói đi con
                                         Nói đi con, nói giùm  mẹ với
                                         Buồn bã nào cấm nổi lộc non
                                              ( Thơ ( viết cho ) Sớm  Mai - THƠ NHÃ CA )

                 Thi nhân  tự có  nghĩa , như một loài bất thường khao khát, đam, mê - nhưng Nhã Ca không thể bỏ quên cái chân chất trong thiên chức người vợ, người mẹ ; nên thơ Nhã Ca còn phảng phất thêm  một nữ tính cao quí, vẫn còn yêu , vì còn một chân trời sáng từ hạnh phúc .

                 Thơ Nhã Ca có phải là một dòng thơ toàn bích  không ?  tất nhiên, câu trả lời thừa - vì không một nhà thơ nào có một dòng  thơ toàn bích , kể cà Goethe,  Tagore , Nguyễn Du ... - Nhưng thơ  Nhã Ca có nhiều bài toàn bích , từ nghệ thuật thơ tới thể chất thơ - thơ Nhã Ca có riêng một sắc thái đặc biệt của sự phung phá, ruồng rẫy .  Thơ Nhã  Ca tựa khúc bi ca thú tội .  Thú tội với chính tuổi xuân đang qua đi, cùng niềm ăn năn, mặc cảm, xám hối của tuổi dậy thì,. vỡ da, vỡ thịt .   Thơ Nhã Ca lả tiếng nói tuổi trẻ ở thời 1962.

                Thơ Nhã Ca trong buổi ấy, có giá trị như phiên khúc bản trường ca bi thảm tuổi thanh xuân - cùng sự thình cầu, trước một đối tượng mơ hồ, cái bóng qua tình yêu  tuổi thanh xuân .
           []
CTD.
   (  trích ' VĂN HỌC HIỆN ĐẠI : THI CA & THI NHÂN  / CAO THẾ DUNG .
                 Nxb Quần chúng , Saigon 1969 - tr.  275 -  284 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét