Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi / Tạ Tỵ



                 những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi
                                                     hồi ký  tạ tỵ 
kỳ 3.

     ... khuất duy  tiến,  đồ phồn, như phong , hoài thanh, phạm hổ, văn caonguyễn đình thi, thanh tâm tuyền, hồ hữu tường,
trương tửu ( nguyễn bách khoa), nguyễn đức quỳnh, lê văn siêuphạm duy, hoàng cầm, bùi công kỳ . ...

A nh Văn bảo tôi đến thăm anh, đưa anh cái này.
Tôi đỡ lấy  gói giấy mở ra, toàn giấy bạc mới tinh!  Tôi ngạc nhiên hết súc, vì có quen ai tên Văn đâu, sao lại  đưa tiền cho tiêu ?   Biết tôi thắc mắc, người thanh niên nói ngay :
-Thưa anh, Văn là bí danh của  anh Khuất Duy Tiến, Chủ tịch  thành phố Hà Nội, noi thế để anh hiểu, đây là sô tiền 10.000 đồng, anh Văn  biếu anh để chi dùng.

T ôi nhìn xấp giấy bạc, đầu óc quay cuồng, không biết nên nhận hay không ?   Nếu nhận, sẽ gặp hệ lụy nào, nếu không, có phụ lòng tốt của anh Tiến ?   Hơn nữa, mối liên hệ tình cảm giữa anh Khuất Duy Tiến và tôi không giống mối liên hệ của tôi đối với anh em văn nghệ .   Tôi chỉ gặp anh Khuất Duy Tiến vài lần tại Hà Nội,  như vậy chưa đủ thân tình để anh tặng khoản tiền khá lớn, so với thời giá lúc ấy.   Sau một lúc suy nghĩ, tôi lấy giấy gói xấp bạc; đưa trả  lại người thanh niên, với lời nói cảm ơn anh cũng như anh Văn.   Người thanh niên có vẻ ngạc nhiên,  khi thấy tôi từ chối.   Anh ta năn nỉ :

-V ì lòng quí mến  anh, anh Văn đưa anh ít tiền tiêu vặt; vì biết, anh chưa có công tác với cơ quan nào nên thiếu ;  nếu anh không nhận, tôi mang về sẽ bị la rầy !  Xin anh cứ vui lòng nhận.

N hưng tôi cương quyết từ chối.   Nói mãi không xong, người thanh niên  ra về, với chiếc xà-cột còn nguyên vẹn số tiền.   Đêm hôm đó, tôi mất ngủ; vì cứ suy nghĩ hoài về số tiền và không hiểu tại sao nha Khuất Duy Tiến biết chỗ tôi ở, cùng hoàn cảnh của tôi đang cần tiền ?   Tôi đã bắt đấu mang bán tại Vân Đình một bộ quần áo dạ mới để chi tiêu.

B uổi trưa hôm sau,  trời đã về chiều, trời đã tạnh mưa; nhưng màu mây vẫn xám ngoét, guió rít từng trận sau lũy tre.   Tôi đang phác họa bẳng bút chì những hình thể nhảy múa trong đầu, lại nghe tiếng chó sủa.   Quay mặt nhìn ra ngõ, thấy anh thanh niên chiều qua, vai vẫn đeo chiếc xả-cột; nhưng hôm nay, tay anh cầm thêm một dóng tre dài .  Tôi biết, dóng tre ấy dùng để chống lúc đi đường trơn và  cũng để chống cự với loại chó dữ.   Anh dùng chiếc  dóng tre khua khua phía trước để đuổi chó,  miệng  anh cười tủm tỉm,  đi ra phía   bể nước, múc nước rửa chân;  rồi tự nhiên vào nhà.   Tôi bỏ chiếc bút chì trên mặt giấy, có những nét phác họa dở dang, rồi hỏi :

-, lại chuyện gì thế anh ?
- Chắc anh đang sáng tác, tôi có làm phiền gì không ?
Vừa nói, anh vừa mở nắp chiếc xà-cột và lôi ra cái bọc giấy chiều qua :
- Thưa  anh, tối qua, tôi đã báo cáo với anh Văn về chuyện anh không nhận tiền - anh Văn la tôi quá, vì tôi không nói rõ mục đích đưa anh  số tiền này .   Anh Văn buộc tôi phải nói rõ,  số tiền 10.000 đồng này, tiền đặt trước để nhờ anh vẽ một tác phẩm.   Còn đề tài, anh Văn sẽ  nói với anh sau .   Như vậy thật rõ ràng.   Còn vấn đề nữa, anh Văn bảo tôi thưa với anh, tờ Cứu Quốc Thủ Đô, do anh Văn làm chủ nhiệm  đang cần họa sĩ vẽ tranh đả kích, mong anh vui lòng nhận vẽ giúp.   Mỗi tháng tòa soạn sẽ gửi anh 2.000 đồng,  coi như tiền thù lao.   Nếu anh thuận, chúng tôi sẽ cho người liên lạc mỗi tuần với anh ở đây, để lấy tranh.   Xin anh cho ý kiến !

B ị  đặt vào tình trạng như thế,  làm sao tôi có thể từ chối ?   Tôi nhận lời vẽ tranh cho tờ báo;  tôi có thể sống ung dung, không phải mang quần áo đi bán,  hơn nữa công  việc vẽ tranh đả kích cũng chẳng mệt nhọc gì, 1, 2 tiếng đồng hồ, xong một bức;  mình muốn vẽ gì cũng được, miễn ( là)  chửi Pháp !   Như vậy, về đời sống kinh tế của tôi đã ổn định, đối với địa phương, tôi làm cho cơ quan chính thức của Chính phủ Kháng chiến.
Trong thời gian này,  lúc rảnh rỗi; tôi làm thơ và tập viết truyện ngắn - vì mỗi truyện, tờ Cứu Quốc Thủ Đô trả nhuận bút 300 đồng một bài .

 T òa soạn báo Cứu Quốc Thủ Đô  đóng tại làng Cháy ,  cách quê tôi chừng 6. 7 cây số; con nơi ở của anh Khuất Duy Tiến, tôi lại hoàn toàn không biết;  nhưng đóan chừng cũng quanh quẩn đâu đó, gần đấy.   Một hôm, anh bạn ở tòa soạn mới tôi đi tham quan nhà in.   Chúng tôi đi quá nửa ngày đường vào sâu trong dãy núi chùa Hương Tích.   Có hai chiếc máy cũ mèm được bố trí trong một chiếc hang rộng và sâu.    Một chiếc bàn dài để ô chữ.   Chứng 10 người thợ in và sắp chữ.   Chiều hôm ấy, tôi tham dự bữa ăn trong hang đá.   Chỉ có cơm và đĩa rau muống luộc cùng chén nước mắm.   Buổi tối, chúng tôi ngủ trong một làng gần đó.  Sáng hôm sau, khi trở về; anh bạn đưa tôi ghé lại một ngôi làng ở gần bến đò Đặng .  Tại nơi này, tôi gặp nhà văn Như Phong và nhà thơ trào  phúng  Đồ Phồn.   Như Phong thường viết truyện ngắn cho tờ
Tiểu Thuyết Thứ Bẩy.   Dáng người mập mạp  như ông phán Tòa Sứ.   Truyện anh viết cũng thường thôi, nhưng anh nổi tiếng vì câu chuyện lấy vợ.   Khi anh đến nhà gái đón dâu về, theo tục lệ cổ, chàng phải lạy bố mẹ vợ; nhưng anh nhất định không lấy, dù mất vợ.   Do vậy, cuộc hôn nhân coi như bị hủy bỏ.   Báo chí đăng rùm beng về vụ này.   Gặp tôi,  anh nói chuyện cời mở, hồn nhiên.   Còn anh Đồ Phồn, người nhỏ thó, ăn mặc như lão nhà quê quê mùa.   Ngoài tài làm thơ trào phúng ra, chẳng có gì đặc biệt.   Buổi trưa, chúng tôi cùng ăn cơm, có món cá kho.   Thấy tôi không ăn được cá,  Như Phong nói nửa đùa, nửa thực :
- Tên này, đúng là họa sĩ tiểu tư sản !

T rong suốt thời gian tôi có mặt trong kháng chiến, tôi chỉ gặp họ  có một lần duy nhất.   Sau này, khi ở tù  * ra, vào năm 1981, tôi được anh em cho biết  : Như Phong là ông vua con, vì anh ta nắm trong tay mấy chục năm trưởng ngành xuất bản sách trong kháng chiến, cũng như bây giờ.   Còn Đồ Phồn, anh em miền Bắc, chê nhiều  hơn khen, về tư cách và còn đọc câu vè : "  Cái đầu Phạm Hổ, cái cổ Hoài Thanh ! ". Phạm Hổ, tôi không biết ; nhưng Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việtnam.  Câu vè  này ngụ ý nhạo báng về tinh thần sợ Đảng của 2 người đó.

M ùa đông của miền Bắc quả thực ảm đạm với mưa phùn, gió bấc.   Ngày ngày ăn xong, làm việc chút ít; rồi quấn mền nằm , ngại  không muốn bước chân ra ngõ.  Tôi cũng  ít khi lên  Vân Đình, vì đi mãi cũng chán, nhất là mùa đông đi đâu lại phải ôm theo mền.   Một chiều, khi gần tối; bỗng Văn CaoNguyễn Đình Thi tới thăm.   Thật không gì vui hơn, khi nằm một mình trong căn nhà trống, lại được bạn đến thăm.   Văn cao cho biết, từ Liên khu I mới xuống công átc ở Khu 3 ; nhân tiện, ghé chơi.  Văn Cao trông vẫn vậy.   Trời lạnh cắt da thịt, mà anh chỉ mặc nmột bộ đồ nâu; bên ngoài thêm chiếc áo trấn  thủ.    Còn Nguyễn Đình Thi mặc như ông lý trưởng đi họp việc làng.   cả hai người ống quần đều xắn cao quá gối.   Mỗi người đeo một chiếc xà-cột nhỏ, đựng tài liệu.

  S au khi rửa chân xong, tôi mời hai người vào nhà.   Chị dâu tôi lui cui nhóm bếp đun nước pha trà và toan nấu cơm thì  Văn Cao cho biết, vừa ăn rồi; đến chơi và ngủ lại thôi.    Văn Cao với tôi không xa lạ gì; riêng Nguyễn Đình Thi, tôi chưa quen lắm, chỉ được biết anh trong kỳ Đại hội văn hóa họp tại nhà   Khai Trí- Tiến Đức, vào năm 1946 và đọc vài bài thơ mới của anh đăng trong Tiền Phong.   Thơ của Nguyễn Đình Thi  không có vần điệu, chỉ có ý và lời - như thơ Thanh Tâm Tuyền sau àny.   Khi Cách Mạng Tháng Tám  thành công, anh bỏ học, đi theo Cách Mạng.    Nguyễn Đình Thi kém chúng tôi chừng dăm tuổi.    Anh có mái tóc hớt ngắn, khuôn mặt sáng láng, dáng người nhanh nhẹn.   Tôi nhớ hoài kỳ đại hội đó, Thi làm chủ tịch điều khiền toàn bộ.    Thi, con người thật thông minh, có lý luận sắc bén.   Không biết Thi đi theo Cách Mạng trước hay sau, học Duy vật biện chứng hồi nào, mà có thể áp dụng một cách tài tình trong khi tranh luận.    Nguyễn Đình Thi có thể 5, 7 người phát biểu xong, có người nói đến 15 phút.   Sau đó, Thi tóm lược ý kiến của từng người, rồi đưa ra kết luận của mình, bao giờ cũng đúng theo đường lối Cách Mạng.   Vì đây là kỳ đại hội Văn hóa  toàn quốc, gồm  nhiều thành phần tham dự, như văn nghệ sĩ, đại diện các  tôn giáo, sinh viên ... v. v... Từ miền Nam ra, có Hồ Hữu Tường mang theo tập sách mỏng Tương lai văn hoá Việtnam, với cuốn sách sẽ được lưu ý , về những gì anh viết  trong đó  phải là kim chỉ nam cho mọi hoạt động văn hóa ngày mai.   Nhưng, cuốn  sách tuy viết công phu, với lý luận đanh théo; chỉ dùng để đọc cho biết mà thôi- chứ, cái văn hoá Cách Mạng không nằm trong phạm trù suy tưởng của Hồ Hữu  Tường, nên chẳng mang lại một kết quả nào !   Trong đại hội, còn có một tay ăn nói cự phách nữa, nhà văn
Trương Tửu.   Trương Tửu nói và lý luận cũng cừ khôi lắm, nhưng dù sao, anh cũngt huộc nhóm Hàn Thuyên  là nhóm theo Đệ Tứ.   Nhóm Hàn Thuyên  gồm một số nhà văn và nghiên cứu về văn học,  chính
trị; trong đó có nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu.   Trụ sở của nhóm Hàn Thuyên và cũng là nhà xuất bản những sách do nhóm thực hiện, nằm ở phố  Hàng Cót ( đúng ra : phố Tsien Tsin - BT ghi ) .   Về sau, Trương Tửu , dưới bút hiệu Nguyễn Bách Khoa , phê bình Truyện Kiều của Nguyễn Du  , dùng Duy vật biện chứng pháp đả tơi bời.   Đại hội thật sôi nổi , vì nhiều ý kiến đối nghịch, do ý thức của mỗi thành phần tham dự; nhưng rốt cuộc, cũng phải đi vào qũy đạo cách mạng.

  B uổi chiều nay, nhìn Nguyễn  Đình Thi, tôi  nhớ lại cái tài hùng  biện của anh ngày nào; nhưng bây giờ, trong thời kháng chiến, Thi đã ăn mặc ngụy trang; trông bề ngoài, không ai có thể đoán được  vẻ thông minh của anh, nếu không biết anh trước.
Sau mấy tuần trà, chúng tôi đi ngủ.     Cả 3 người đắp chung một tấm mền mỏng.   Nói chuyện tầm phào mãi cũng chán, tôi yêu cấu Văn Cao đọc lại bài thơ Chiếc xe xác đi qua phường  Dạ Lạc.     Văn Cao   tuy làm nhạc, nhưng ( nếu) không có giọng hát , nhạc  Văn Cao  nổi tiếng nhờ tài hát của Phạm Duy,
 Bùi Công Kỳ v.v... Văn Cao cũng không có tài ngâm thơ, hát chèo như Hoàng Cầm; nhưng tiếng đọc thơ của Văn Cao rất lạ, nghe ghê rợn như tiếng vọng từ đáy huyệt !   Sau khi đọc hết bài thơ , cả Nguyễn Đình Thi và Văn Cao đều đòi uống rượu.   Lúc ấy đã gần khuya, lại rét mướt, mưa gió quá đỗi; tôi ngại quá,  nhưng nể bạn đành xách xchai đi- nhưng đến nhà nào có bán rượu đều đóng cửa, chó sủa vang, chẳng ai đánht iếng, tôi đành xách chai ( không) về.    Thấy không mua được  rượu, Văn Cao kêu buồn, nhưng cũng chẳng tìm ra thú vui gì hơn, lại nói chuyện chờ giấc ngủ.   Tôi nhớ, Văn Cao nói với tôi :
- Này cậu, tôi có ý định giới thiệu cậu vào Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các- Mác, cậu nghĩ sao ?
Tôi thẳng thắn trả lời, không thích chính trị, chỉ yêu nghê thuật thôi.   Trong đêm tới, tôi không nhìn thấy nét mặt Văn Cao và Nguyễn Đình Thi ra sao; nhưng qua câu nói  của Văn Cao :
- Không còn con đường nào khác đâu, nghệ thuật cũng phải phục vụ chính trị.   Tôi chỉ biết nói thế,còn tùy cậu.   Vả lại, Hội cũng ở gần đây thôi, mất công gì đâu mà cậu ngại ?
Tôi không trả lời, nói lảng sang chuyện khác.   Về  vấn đề này, Nguyễn Đình Thi không nói gì; có lẽ, tôi và Thi không thân nhau để có thể xẻ chia tâm sự.   Chúng tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.

S áng hôm sau, Nguyễn Đình Thi và Văn Cao đều dậy sớm, đi ngay.  Văn Cao có hẹn với tôi, sẽ trở lại  Liên khu 3 , khi có dịp, thế nào cũng ghé thăm tôi.    Trời bên ngoài, gió mưa vẫn tầm tã.   Tôi đứng ở đầu ngõ nhìn theo cho tới khi họ khuất vào lối vòng của bụi tre đầu làng.

Đ ời sống của tôi lại cô đơn, cáng cô  đơn; tôi càng nhớ gia đình, nhớ vợ  con và những tháng ngày hạnh phúc ! Bây giờ trong buổi rảnh rỗi, tôi đi chơi, thăm Chơ Đại, Cống Thần, vì 2 nơi này vui hơn Vân Đinh nhiều.   Chợ Đại  cứ 10 hôm họp một lần, những người tản cư đã biến 2 nơi này thành những  đô thị, với 2 dẫy nhà lá kè 2 bên bờ đê- do đó, chả cứ gì phiên chợ - mà ngày nào cũng vui, nhất là  ở Cống Thần,  nơi giáp ranh vói vùng Tề , mọi thứ  đều có, muốn mua gì cũng được- vì hàng do các tay buôn lậu tải từ Hà Nội ra.   Các cô gái thời Kháng chiến thường mặc áo trắng, hoặc nâu, may cổ vuông, tóc kết bím, thả thõng xuống  bên vai- còn các chàng trai bận bà- ba nâu, chân đi dép Con Hổ, mùa lạnh thêm áo blouson hoặc trấn thủ .   Đi chơi  la cà, tôi vô tình mua được 2 hộp sơn trắng và đen, loại sơn cửa , tại Cống Thần để pha trộn với các ống sơn màu do Nguyễn Thuận cho, còn lại.    loại sơn cửa thường mau khô, chứ không như loại sơn chuyên để vẽ;  ít nhất phải 3 ngày sau mới khô; do vậy, sự pha chế và vẽ phải thật nhanh, nếu không, khó sửa.    Từ ngày mua đuợc 2 hộp sơn, tôi sáng tác lại; nhưng sự sáng tác cũng mất đi hứng thú - vì mỗi lần nghe tiếng phui cơ khu trục từ xa bay tới , đã phải chạy nhanh ra hầm trú ẩn.   Tôi vẫn làm việc cho tờ Cứu Quốc Thủ Đô,  nên số tiền 10.000 đồng   của anh Khuất  Duy Tiến ( tặng) vẫn không  đả động  đến - nếu không  làm  báo, thì tôi đã tiêu hết  rồi !

( Còn tiếp)

 TẠ TỴ

-----
*  tác giả  ám chỉ : tập trung cải tạo dài hạn , đối với sĩ quan  VNCH.
   ( Biên tập chú thích )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét