Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

văn chương ôi ! ta thù ghét mi / bài : thế phong

hồi  ký  ngoài văn chương / thế phong -
nxb đồng văn + văn nghệ  phát hành- california, usa  , 1996.

                            văn chương ôi ! ta t ghét mi ?
                                                    bài : thế phong



...  hoàng song liêm, huy sơn ( dương quang thuận), phạm xuân ninh, nguyễn đăng thục, trần đình khải, nguyễn văn vĩnh, phạm xuân ninh , tướng KQ  lưu kim cương,  nhân hậu, thiếu tá kq đặng trần dưỡng, 
 thiếu tá kq bùi hoàng khải,  cung trầm tưởng ( cung thúc cần) ,
 ngy cao uyên, phạm duy, mai thọ truyền , hạ sĩ  kq đào thành tráng , chu tử, ngũ văn bằng, dương tử giang,  luật sư  nguyễn tường bá, nguyễn tường thiết  , tổng trưởng thông tin   phạm xuân thái ,
thanh chương , phùng ngọc ẩn,  huy quang ( vũ đức vinh), hồ phong, duy lam, nguyễn tường thiết , tướng tư lệnh kq trần văn minh  ...


Trung tá thi sĩ Hoàng Song Liêm vẫn là chủ bút của tập san Lý  Tưởng KQ, bây giờ có thêm trung úy nhà văn Huy Sơn, thư ký tòa soạn.   Mỗi lần gặp lại bạn cũ, Sơn chìa  ra bao thuốc lá Salem mời hút, anh này ngoại giao rất giỏi.    Chúng tôi quen nhau từ Hà Nội, khi viết báo
Quê Hương - rồi Sơn vào Nam   , tôi giới thiệu  vào  làm cùng phòng Báo chí của Tổng trưởng Thông tin Phạm Xuân Thái .  Anh còn được đề cử làm thêm, trông coi tạp chí Văn Nghệ, chủ nhiệm Nguyễn Đăng Thục và chủ bút Trần Đình Khải,  tác giả Giòng Nước Ngược (1)     là bạn thân  chủ nhiệm; nhưng đã có 1 lần, vì vấn đề tiền nong gì đó, học giả  còn được phong là triết gia , vì Nguyễn Đăng Thục viết sách triết Đông, cũng là  bạn cũ  Tổng trưởng  Thái.  Chủ bút Khải bây giờ đã bay xa, nhưng nhớ đến anh, tôi không quên 2 ông chủ nhiệm chủ bút suýt choảng nhau, lại chỉ vì tiền, bởi lẽ tạp chí Văn Nghệ do quỹ  của Bộ Thông tin cấp.   Chưa bao giờ thấy cảnh trí thức , văn nghệ, chửi nhau như hàng tôm, hàng cá ; mới thấy được rằng những người có chữ nghĩa  khi nổi chất xung thiên, nó xấu xa và dung tục  hơn con vật biết nói.   Lần ấy, chính Tổng trưởng Thái đã phải cười-cười, ông này có nụ cười khẩy đặc tính người Việtnam,  đúng như  học giả Nguyễn  Văn Vĩnh mô tả - cái gì cũng cười - kể cả khi vợ  ông Thái  nổi đóa ghen tuông- hoặc như giờ này đây- 2 ông Thục, Khải suýt đưa nhau lên đài đấu võ, ở phía sau phòng Tổng trưởng, được gọi là Phòng Báo chí.    Huy Sơn lúc này cũng  hết cười được, vì tình thế  quá nghiêm trọng !  Sau, Huy Sơn được đồng hóa  sang quân đội, do Phạm Xuân Ninh  đưa vào, sau chuyển sang Không Quân  và trở thành bạn  kinh tài thân thiết của chuẩn tướng vinh thăng Lưu Kim Cương.   nay Cương đã có một ông quản lý bạc tiền như Huy Sơn -Dương Quang Thuận, nên Lưu Kim Cương giao hết cho anh coi sóc một số bar mở ở xung quanh  phi trường - nơi có nhiều vũ nữ, và trong số đó, hẳn  có một số gái gọi cho cố vân Mỹ.    Khi Lưu Kim Cương chết bất đắc kỳ tử vào    đợt Mậu Thân 2, tháng 5 /1968, thì Huy Sơn làm sao có thể báo cáo tiền bạc với ai,  ngoài  chủ tướng đã qua đời.    và anh sắm xe hơi Toyota de luxe , chạy mù trời ; nhưng chẳng được bao lâu, tôi không còn thấy anh dùng xe hơi đi làm nữa.   Bây giờ, anh làm thư ký tòa soạn, uy quyền cũng nhiều, làm việc với  Hoàng Song Liêm , phải hợp nhau -  tay chủ bút thì chuyên đánh bạc hầu  tướng  Tư lệnh KQ; mỗi khi gặp anh em, nên cũng   dễ phét  lác, ra oai với bạn bè .    Có đứa hỏi:
 ' sao dạo này  mày không còn làm thơ được nữa, phải không - hình như, có tờ báo nào định đăng potin,  mày  theo máy bay quân sự từ Lào về, bắt tay bạn bè ở phi đạo, không dám   cúi  thân người xuống thấp; vì sợ vàng lậu bị gập lại, mất giá, có phải vậy không ?'  Các cụ   nói nhiều câu cũng đúng, bạn bè như ngưu tầm ngưu, mã tầm mã - trâu có bạn ngựa , chắc khó có thể chạy thắng nước rút trong trường đua.    Lần này, báo Lý Tưởng  đăng  một truyện ngắn của thiếu tá  Đặng Trần Dưỡng- thế ra ông D.Z ( bút danh) , từng là phi công trực thăng H.34, cũng được gọi là  nhà văn KQ  hào huê, le lói phải biết !   Dưỡng hiện phụ trách  tờ báo Tin Không Quân, một tờ báo   thông tin về sinh hoạt quân chủng, có Thanh Chương, chuẩn úy  Chu Văn Hải phụ tá.   Trong  thời gian này, trung tá Nhân  Hậu từ Sư đoàn 1 KQ về Bộ Tư lệnh Không Quân thay đại tá Đinh Văn Chung đi  Huê Kỳ tu nghiệp bay bổng- cái ông trung tá  ngày nào từng năn nỉ xin pắc cho con của đại tá  Ba ở phi trường Đà Nẵng , bị  phi công Tự  trêu chọc  ,khiến ông  phải dắt cậu con quý tử con đại tá, rời phi  đạo  Bây giờ, ông là quyền Tham mưu phó Chiến tranh Chính  trị, uy quyền đầy mình và có trung tá  cử nhân Luật khoa  Dánh  làm phụ tá.   Ông trung tá Dánh luôn tự hợm mình trước bọn lính  tráng, kể cả tướng tá khác,  là trí thức, căn cứ vào mảnh bằng Cử nhân Luật khoa,  khi giải ngũ  chắc sẽ trở thành luật sau mấy năm ghi danh thực tập.    Ông Dánh  đứng
trước hàng quân, phán : "... chúng ta phải chăn dắt  bọn hạ sĩ quan, binh sĩ; huấn luyện chúng  trưởng thành , đủ 2 mặt: thành nhân và thành quân nhân khả dụng..." . Nên , một trung sĩ nhà văn khác, khi nghe  câu danh ngôn cẩm nang quân sự , đã nói nhỏ với bạn bè , khi đang  cà-phê, cà -pháo, bù khú  : "... chăn , ở đây, ông ta muốn nói tới  cái chăn ít khi đắp cùng vợ, mà  chung cùng giai nhân  nhiều hơn ; còn dắt,  ông ta muốn  muốn nói,  nghề dắt giai nhân cung phụng Tướng, tài nghệ ông ta chẳng thua kém bất cứ một  tên ma cô  nào !  Trí thức, sĩ quan cao cấp dắt gái,  hẳn hơn đứt bọn võ quan đồng lọai  học ít, vô cảm,  vô tri,  chỉ biết  lái máy bay hay cầm súng... !   "    Chẳng  hiểu vách có tai trong hàng quân là đứa nào, tâng công , báo cáo  trung tá Dánh , ông ta  biết rằng kẻ  phát ngôn bừa bãi ấy là tôi - nên mỗi khi gặp nhau trong sở, hạ sĩ quan phải biết chào kính  cấp trên,  khi đụng mặt, kể cả lúc tôi gặp cấp trên đang kéo phẹc-mơ-tuya  quần, nên cấp trên không  có tay chào lại.   Ông cảm thấy  đỏ mặt,   rất vụng chèo, lại  khéo chống,  rất văn hóa  là đằng khác :"  .. này ông trung sĩ văn sĩ kia ơi,  tôi cũng biết viết văn, làm thơ đấy nháông biết sao khôngbởi, tôi vốn sinh trưởng ở  Huế,   lại mang dòng họ Nguyễn-Khoa  mà ! "
  
 L ại, khiến phải nhớ lại , lần trung tá   cựu  phi công Phùng Ngọc Ẩn kể lại , Tướng Tư Lệnh nói đùa với thuộc hạ , trung tá Khoa Dánh bị  ông nẹt, đại để, bây giờ xưa  , hoặc bataillon viêtnamien  xưa kia - một sĩ quan chiến tranh tâm lý không thể phát ngôn bừa bãi, trước thuộc cấp ,   họ được  chăn đắt, một khi , có tên cố vấn Huê Kỳ nào,  rành tiếng việt , nghe được, nó sẽ cười mũi vào mặt Không Quân , cho chúng ta là quân đội Lê dương, hay lính  đánh thuê, chẳng hạn vây !  

T ừ đó trở đi,  một vài sĩ quan cao cấp KQ nhìn tôi và trung sĩ Kiều Văn Bảng ( bút danh
Hồ Phong) , cùng vài người khác nữa; với cặp mắt soi mói khác thường.   Ngay cả trung tá  KQ  , ngành không phi hành  (2)  Cung Thúc  Cần , có bút danh-thơ Cung Trầm Tưởng -'  bạn mày, tao',  từ khi còn mang lon trung úy ( và  khi tôi chưa vào lính KQ) , nó dằn mặt tôi, đại để :
 ' mày là lính đồng hóa , chưa chịu huấn nhục tại quân trường,  mày tưởng đời sống quân đội như ngoài đời, là lầm to đấy em ạ !' .    Tôi  hiểu được sự khó chịu của nó.  Nó, mới đúng là  một sĩ quan KQ ngành không phi hành , đậu tú tài tây , học trường tây  ( nó thích được phân biệt  bac métrobac local,  nôm na, tú tài mẫu quốctú tài bản xứ ) , từng học  Trường sĩ quan KQ kỹ thuật tại Pháp, sau sang Mỹ  bổ túc chuyên môn, đậu thêm  M.A nữa thì phải ?   Nó làm thơ lục bát rất hay,  lãng mạn trữ tình;  thơ  được  Phạm Duy phổ  nhạc, vừa hay, vừa lả lướt.   Nhớ  lại,  lần tập thơ tổng hợp:  ca khúc nhạc, họa  Ngy Cao Uyên  ( một sĩ quan KQ khác)  ra mắt tại Nhà hàng Baccara, rất xôm tụ. Thời kỳ ấy, nó còn  là tùy viên văn hóa   Tổng thống Diệm , phô trương ầm ĩ, ồn ào .   Nó cũng biết làm dáng đúng kiểu cách, kiêu kỳ   đúng  'tông, điệu' -  chẳng hạn, Phủ Quốc Vụ Khanh của  Mai Thọ Truyền  gửi thư mời  tới một số văn, thi sĩ KQ, trong đó có Cung Trầm Tưởng và tôi,  cùng vài anh em khác, đóng góp tiểu  sử và 1 tấm ảnh chân dung .   Không thằng nào bảo thằng nào, chỉ có   2 thằng  không trả lời , là tôi và nó - vậy mà, Niên Giám Văn Nghệ Sĩ  & Hiệp Hội Văn Hóa Việt Nam : 1969-1970 " (3) - tiểu sử  hai thằng  khá đầy dủ, hóa ra được họ  lấy từ  cuốn Văn Học Hiện đại, Thi Ca & Thi Nhân  / Cao Thế Dung ( Saigon, 1969)-  khung để ảnh để trống, vì  không có ảnh chân dung.   Nó bảo tôi :
'.. . thế ra mày cũng như tao, không cho chúng nó tiểu sử + ảnh  sao  ?'

Ă n sáng  của bọn tôi  dành trọn cả buổi sáng, ấy là khi chúng tôi không có việc làm, điểm danh xong là  đến quán cà phê  bình dân Năm Lợi    trong Khu Gia binh  bù khú, đấu láo chuyện văn nghệ, văn gừng.   Một buổi,  đang xôm chuyện; một nhân viên văn phòng, hạ sĩ  Đào Thành Tráng , từ ngoài quán, đã lên tiếng gọi ơi ới, réo tên tôi ,  vì tội được trung tá  Nhân  Hậu kêu trình diện.   Kéo nếp áo bốn túi ngay ngắn, xốc quần thẳng; tôi theo anh Tráng về Bộ Tự Lệnh KQ. đúng hơn là  văn phòng Tham Mưu Phó CTCT.   Trung tá Sếp ngồi ngay ngắn trong bàn giấy to đùng, đứng dậy, giới thiệi vói thiếu tá Khải, Sếp trực tiếp của tôi, như  phân bua:
- Tôi với anh Thế Phong là bạn  cũ , khi tôi mới học ở Pháp về.
Nói xong, Sếp lớn cười khẩy , không  thành tiếng.
Tôi làm đủ thủ tục trình diện Sếp lớn, báo cáo tên họ, số quân, cấp bậc và chờ nhận chỉ thị.   Lần này, tôi trả lời, không cần phải suy nghĩ :
- Thưa trung tá, trong quân ngũ, tôi  là hạ sĩ quan, thường ra chỉ có bạn là hạ sĩ quan, binh sĩ mà thôi.   Tuyệt nhiên không có bạn  lon lá cao hơn, và có lẽ, thưa trung tá, có sự nhầm lẫn nào đó, khi nghe được câu giới thiệu vừa rồi: tôi là bạn cũ  trung tá .

Cả trung tá Hậu và thiếu tá Khải đều sững sờ.  Ông không còn mời tôi ngồi ở salon  ở ngoài để tiếp khách, vì đã mời 1 lần, trước khi giới thiệu tôi là bạn cũ; và hiện nay, tôi vẫn  đứng ở thế nghiêm  khá lâu.   Tôi bèn kính cẩn, thưa tiếp:
- Thưa trung tá ,  thiếu tá, xin được nhận chỉ thị, nếu có  - và nếu không còn điều gì nữa, xin cho tôi được  lui , để vào phòng toa-lét.
Và trung tá Sếp gật đầu, nói với theo' tôi sẽ gặp anh sau'.   Tôi chụm chân chào, quay gót, đi ra ngoài.

T hì ra, hôm nay , ngày 14 tháng 3 năm 1973 - nhật báo Việt Nam của chủ  ngân hàng Tín Nghĩa Ngân  Hàng- ở trang 1 , kéo tít  8 cột    đầu trang :
                         ' Nhà văn Không Quân ăn cắp văn Nhất Linh '
ấy là nói về 1 truyện ngắn  ký tên thiếu tá KQ Đặng Trần Dưỡng  đăng trên nguyệt san
 Lý Tưởng KQ hôm nào !  

C uối trang 1, bên phải, 2 cột, ở mục Nghe Ngóng,  đăng bài phỏng vấn   tôi, về chuyện này có thực hay không ?   Tôi đã biết ngay, từ lúc sáng sớm, khi vào sở, vì  hạ sĩ báo chí Thanh Chương, báo cho biết  trước .
Nguyên văn bài phỏng vấn:

                                    VĂN CHƯƠNG ÔI !  TA THÙ GHÉT MI  ...
                                                                             Thế Phong

       -------------   LTS : Nhà văn Thế Phong, 20 năm  văn nghệ , từ 1954, chủ trương nhà xuất bản
 Đại Nam văn hiến (4)  , theo Mười  Khuôn  Mặt Văn Nghệ Hôm nay của  Tạ Tỵ  ( Lá Bối xuất bản) - Thế Phong  là tác giả của mấy chục tác phẩm ( đủ loại ) , từng cộng  tác  với các báo Đời Mới, Văn Nghệ Tập San, Văn Hóa Á Châu, Nguồn Sống Mới, Trình Bầy, TENGGARA ( Mã  Lai ) , Le Monde ( Pháp) -  Thế Phong  bỏ làm báo chí từ 1963, 10 năm nay, hiện là nhà văn nghệ đồng hóa Không Quân, đi lính làm nghĩa vụ quân dịch.   Theo như chúng tôi được biết, Thế Phong, hiện đang được International Writing Program  của Đại học đướng Iowa  , mới đi dự đại hội văn nghệ  quốc tế, trong những tháng tới.

S ở dĩ bài này có, vì tác giả có đọc một loạt bài  của Việt Nam Nhật Báo tố cáo một cây bút  KQ đạo văn Nhất Linh và nhật  báo Sóng Thần   lên tiếng trong mục QTV của Chu Tử.    Để rộng đường dư luận  và làm sáng tỏ vấn đề, VNNB xin đăng bài này vào mục Nghe Ngóng của Thiên Lý Nhĩ .-------------------------------------------------------


Tôi đi đâu  cũng bị phỏng vấn .   Anh là chiến sĩ Không Quân, mà trước khi đi lính, anh là nhà văn.   Vậy, vụ đạo văn đăng trên báo Lý Tưởng  như thế nào ?   Nói một lần chưa đủ trong 1 ngày, với  1 người và tất cả nhiều người trong nhiều ngày, thì quá mệt !   Nên, tôi đành cầm bút viết bài này.   Củ hơn 10 năm không viết báo, nhất là 6 năm sau cùng làm lính KQ.   Tôi viết 1 lần, mà không tranh luận với ai,   trong vụ này, theo tôi, chẳng có gì đáng trách !   Một độc giả nào đó, theo như báo  Việt Nam Nhật Báo , đã cho tòa soạn hay, tờ báo Lý Tưởng KQ có 1 người ăn cắp văn Nhất Linh.


C ó một bài văn ' Lâng Lâng' sao chép nguyên chương 4 của tiểu thuyết  Đoạn Tuyệt.    Nhà văn Nhất Linh ơi,  sao ông lại nỡ viết văn hay thế, để kẻ đấn sau túng đề tài, toan làm ẩu, cưỡng hiếp tên ông.   Ông Nhất Linh ơi, sao ông chết đi 10 năm rồi, mà còn thiêng thế, có phải ông báo mộng cho ai đó trên dương gian  khui vụ đạo văn này.   Ông có thấy không ?   Xưa nay, đạo văn, đây không phải  là lần đầu  .   Ở Việtnam thôi nhé, tôi nhắc để ông nghe chơi  - năm 1949, khi ông còn sống, đã  có 1 kẻ vô danh đã đạo văn ông.   Đó là truyện Anh phải sống ( cùng viết với Khái Hưng ) ký tên Vô Danh, đem dự thi   tren báo Cần Học của ông Ngũ Văn Bằng ( 5 )  ,   Ông chủ nhiệm báo này khoái quá, đăng lên báo, chấm giải  truyện  chiếm giải nhất.

N hưng, không thấy ai tới nhận giải, mà trên báo Thế Giới của Dương Tử Giang  ( bây giờ nhà văn này cũng đã viên tịch rồi )  lên án, rằng : cái ông  độc giả vô danh nào đó đã chơi khăm một cú đau điếng  , nhớ đời -  ấy là, đối với ông chủ nhiệm báo Cần Học. Còn vụ này.  ông D. đạo văn của ông, lại ngây thơ hơn, ký tên mình, đăng trên một nội san quân dội.   Nhưng, báo nội san, cũng không phải chỉ in một số ít, mà hàng vạn số, như thế , đã phổ biến cho chiến hũu KQ, cả ngoài dân sự  đọc.   Nó không còn được gọi  coi không ai được quyền xía vô.   Nên, tôi thấy quý mến độc giả vô danh nào đó, đã  được ông Nhất Linh báo mộng, để sau báo tin  lại , cho  một chủ nhiệm báo  dân sự  biết sự vụ.

Như thế,  độc giả có tinh thần xây dựng, không muốn cho Không Quân trở thành báo Cần Học  của ông Ngũ Văn Bằng xưa kia.
P hải nhận rằng, báo Không Quân, là tờ báo duy nhất trong quân chủng, được độc giả ham chuộng.    Mà bây giờ, tờ báo lại đạo văn, thì còn ra thể thống gì !   Tự nhiên, Việt Nam Nhật Báo đã được Không Quân  đọc nhiều hơn.   Nó chua xót ở chỗ, một trung sĩ KQ đọc Việt Nam Nhật Báo ,  số  báo ấy có in hình Phó Râu (6) , hồi còn là Phó Tổng Thống - mà  trên đầu tờ báo mang cái tít' Không Quân Ăn Cắp Văn ' -  anh trung sĩ kia phát biểu : ' KQ xưa nay ngon, mà thằng cha nào đó, không biết 'giếc'  (7) thì thôi , ăn cắp' giăng' (7)  làm chi cho báo nó chửi , như vậy làm nhục quân chủng ! "  Tôi bèn trả lời, chắc không phải đâu, nếu tác giả kia không ăn cắp , tất nhiên  sẽ kiện  tờ báo đăng tin thất thiệt chứ !   Cho đến giớ phút này, tôi thất vọng, vì tác giả đó đã thú nhận;' lạy ông con ở bụi này' - không sđủ can đảm  nhận mình  đạo văn,  cũng không dám kiện  báo.   Lại đính chính , minh oan một cách vu vơ  .   Chỉ tội cho ông Chu Tử , phải tốn 50 chục dòng, đăng trên  mục Ao Thả Vịt (ATV)   trên nhật  báo Sóng Thầnminh oan cho một ông bạn nào đó ký trên  DOÃN.  Nào, tác giả , một cấp tá KQ mới chỉ là một chiến sĩ tấp tểnh viết đôi bài, và có vài ba câu giống văn Nhất Linh, bị lên án đạo văn ! .   Tác giả có Bảo Quốc Huân Chương ( người có tội, khi có BQHC, được giảm án )  đọc bào  kia, thấy rằng đã làm mất uy tín anh ta và đau khổ vô cùng !

T ôi đồng ý: có đau khổ thật; nhưng, biết đâu, đây chẳng  là một màn  mà báo trong cũng như báo ngoài chí tình rượt nhau, trước giờ lâm trận địch với ( ... ) (8 )  CS trong lần đấu tranh chính trị tới  đây .   Tuy, tác giả đạo văn   một tác giả khác, có đau khổ thật,  nhưng rán  luyện võ, để sau này  cầm phần thắng sau cùng.    Còn ông DOÃN  đem Bảo Quốc Huân Chương ra minh oan cho tác giả kia- như thế - tôi, không hiểu,    bạn  đã ở trong quân ngũ  chưa -  lại không hiểu ,  đi lính mà được BQHC là một tối vinh dự -  không thể đem huân chương cao quý ra để bào chữa vụ đạo văn Hai cái đó khác  nhau, không thể  đánh lận con đen, nhập nhằng làm  một .

C ón phóng tác , cũng không thể gọi là phóng tác.   Một khi , đã nhận là phóng tác, có nghĩa, mượn cốt truyện  Nhất Linh , lại không  ghi' phóng tác ',  khi gửi đăng báo ?   Một bài văn sao chép nguyên văn ,  chuyển sang cùng thể loại,  ký tên mình, thì  lại càng rõ ra 'lạy ông, con ở bụi này'.   Người ta, chỉ có thể  phóng tác  một tác phấm nước ngoài sang  tiếng nước khác, cũng như thể văn này sang thể loại khác thì mới đúng  là phóng tác .   Đàng hoàng , có  tư cách hơn, không được phép   chỉ ký  một  tên mình. 

 Báo  Việt Nam Nhật Báo phát hành ,  phòng sở nhốn nháo, anh em   KQ  mua báo đọc lia lịa .   Tác giả bị lên án đau, bắt bọn đàn em trong ban,  lấy tin, đi dò hỏi; cứ như  An Ninh  lục soát kiếm Việt Cộng nằm vùng.  Nào ai đã xì tin này ra báo ngoài, trong khi Tổng cục Chiến tranh Chính trị,   có lệnh cấm quân nhân viết báo ( nếu không  được phép)  , bán tin mật quân sự; nào , đe dọa kẻ này, kẻ khác là   thủ phạm.   Chắc chắn TC / CTCT không thể cấm báo ngoài dân sự khai thác vụ đạo văn.   Nhưng ơ hay, tại sao lại  không trừng phạt chính  tên ăn cắp ,đã mở sách  sao chép , ngay từ  đầu?   Phải tự trách , tại sao mình chưa có khả năng để làm văn sĩ; thì không nên mượn tim óc nhà văn nổi tiếng tạo cho mình một tiếng tăm ?  Ông Nhất Linh thiêng thật, vì văn ông, học sinh trung học đệ nhất cấp học từng đoạn, tú tài làm  luận đề,  đại học Văn khoa thì giải đề.   Tôi thấy vậy, chỉ đau theo cái đau  một chiến hữu, hơn một lần sa bẫy ' ăn cắp văn'  bị cú xập đầu đè lên vai, lên cổ.    mò lên chùa Phước Hòa (9) , bái lật khấn vái  hồn  linh Nhất Linh , để ông tha tội Và ông  còn là anh hồn của  Ngày Song Thất  1963 (10) . Rồi năn nỉ xin báo bỏ qua cho, cảm ơn độc giả  đã mất công đọc văn tôi, biết tôi đạo văn, khi đem   so sánh  văn  Nhất Linh .   Tôi cũng sẽ viết thư cho luật sư Ngưy64n Tường Bá ( cháu gọi Nhất Linh bằng chú ruột) ,Nguyễn Tường Thiết  ( thứ nam nhà văn Nhất Linh) ,  trung tá  Tuấn ( nhà văn Duy Lam, cháu ngoại ) để tạ tội , vì  tôi chó dại , đã đạo văn Nhất Linh.  

 CÁC ÔNG ĐỪNG KIỆN TÔI LÀM GÌ, CŨNG ĐỪNG ĐÁNH ĐẤM TRÊN BÁO CHƯƠNG CHI HẾT-  TỪ NAY, TÔI SẼ KHÔNG LÀM NHÀ VĂN NỮA; NẾU CÓ, TÔI SẼ VIẾT BẮNG CHÍNH CẢM NGHĨ TIM ÓC CỦA TÔI, NHƯ CÁC ĐÀN ANH TRONG QUÂN CHỦNG  ĐÃ LÀM.   CÓ PHẢI VẬY KHÔNG, ĐÀN ANH, TRẦN VĂN MINH, TÁC GIẢ TẬP TRUYỆN
 CHẾT NON -    MỘT ĐÀN ANH   KHÁC, PHÙNG NGỌC ẨN,  TÁC GIẢ BAY TRONG HOÀNG HÔN , KẺ LẠC NGŨ ;   HOẶC NHÀ -THƠ -MỘT- BÀI- DUY- NHẤT, LÀ  NGUYỄN CAO KỲ KHÓC PHẠM PHÚ QUỐC; HOẶC  VŨ ĐỨC VINH  / HUY QUANG , TÁC GIẢ  NGÀY ANH TRỞ LẠI,   ĐÔI NGẢ,  NHỮNG MÁI ĐẦU XANH  .

Và cuối cùng, tôi kêu lên:

' VĂN CHƯƠNG ÔI,   TA THÙ GHÉT MI ' !

tháng 3 /  1973.
T.P.

--------
(1)     Tam Ký Thư Xả xuất bản, Hà Nội 1944.
(2)     ngành không phi hành: làm việc dưới đất.
(3)     Phủ Quốc Vụ Khanh xb,  Saigon 1970 , sách dầy 816 trang, khổ  16x 24.
(4)      Lối viết chapeau của Việt Nam Nhật Báo  giới thiệu nhà xuất bản Đại Nam văn hiến, do tôi chủ trương từ 1954- là chưa chính xác - vì đến năm 1959, Đại Nam văn hiến mới xuất bản  tập thơ đầu tiên Nếu anh có em là vợ /Thế Phong .
(5)      Ngũ Văn Bằngchủ trương Nxb Hoa Mai, in cuốn truyện Cô gái Nghĩa  Lộ / Thế Phong ( Saigon 1955) .    Cũng sau 1954-55, ông viết truyện tâm tình bình dân, ký cô Thanh Tùng.
(6)       Phó Râu, sước danh thường gọi  lúc ấy, chỉ Phó Tồng thống Nguyễn Cao Kỳ.
(7)       giọng Nam Bộ đọc chệch : viết thanh giếc, văn thành giăng.
(8)       Biên tập bỏ  2 chữ.
(9)      Gò  Vấp,   một huyện ngoại thành Saigon.
(10)      Chính trị gia Nguyễn Tường Tam  ( 1906-1963)  ( nhà văn Nhất Linh)  có liên quan đến vụ đảo chính Ngô Đình Diệm ( 1963),  sau, bị đưa ra tòa án  xét xử.   Trước ngày đó, 7 tháng 7 nắm 1963, ông  uống thuốc độc tự tử, đại ý nói đời ông để lịch sử phán xét.   
             Song Thất vì có  2 số 7-  ngày 7 tháng 7/ 1954 , Thủ tướng Diệm lên cầm quyền. .
          
          ( Biên tập chú thích ).

nguồn: HỒI KÝ  NGOÀI VĂN CHƯƠNG  /  THẾ PHONG
          Nxb   ĐỒNG TÂM + VĂN NGHỆ phát hành -  C ALIFORNIA,  USA   ,1996. - tr .  159 -  169)

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi / Tạ Tỵ



                 những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi
                                                     hồi ký  tạ tỵ 
kỳ 3.

     ... khuất duy  tiến,  đồ phồn, như phong , hoài thanh, phạm hổ, văn caonguyễn đình thi, thanh tâm tuyền, hồ hữu tường,
trương tửu ( nguyễn bách khoa), nguyễn đức quỳnh, lê văn siêuphạm duy, hoàng cầm, bùi công kỳ . ...

A nh Văn bảo tôi đến thăm anh, đưa anh cái này.
Tôi đỡ lấy  gói giấy mở ra, toàn giấy bạc mới tinh!  Tôi ngạc nhiên hết súc, vì có quen ai tên Văn đâu, sao lại  đưa tiền cho tiêu ?   Biết tôi thắc mắc, người thanh niên nói ngay :
-Thưa anh, Văn là bí danh của  anh Khuất Duy Tiến, Chủ tịch  thành phố Hà Nội, noi thế để anh hiểu, đây là sô tiền 10.000 đồng, anh Văn  biếu anh để chi dùng.

T ôi nhìn xấp giấy bạc, đầu óc quay cuồng, không biết nên nhận hay không ?   Nếu nhận, sẽ gặp hệ lụy nào, nếu không, có phụ lòng tốt của anh Tiến ?   Hơn nữa, mối liên hệ tình cảm giữa anh Khuất Duy Tiến và tôi không giống mối liên hệ của tôi đối với anh em văn nghệ .   Tôi chỉ gặp anh Khuất Duy Tiến vài lần tại Hà Nội,  như vậy chưa đủ thân tình để anh tặng khoản tiền khá lớn, so với thời giá lúc ấy.   Sau một lúc suy nghĩ, tôi lấy giấy gói xấp bạc; đưa trả  lại người thanh niên, với lời nói cảm ơn anh cũng như anh Văn.   Người thanh niên có vẻ ngạc nhiên,  khi thấy tôi từ chối.   Anh ta năn nỉ :

-V ì lòng quí mến  anh, anh Văn đưa anh ít tiền tiêu vặt; vì biết, anh chưa có công tác với cơ quan nào nên thiếu ;  nếu anh không nhận, tôi mang về sẽ bị la rầy !  Xin anh cứ vui lòng nhận.

N hưng tôi cương quyết từ chối.   Nói mãi không xong, người thanh niên  ra về, với chiếc xà-cột còn nguyên vẹn số tiền.   Đêm hôm đó, tôi mất ngủ; vì cứ suy nghĩ hoài về số tiền và không hiểu tại sao nha Khuất Duy Tiến biết chỗ tôi ở, cùng hoàn cảnh của tôi đang cần tiền ?   Tôi đã bắt đấu mang bán tại Vân Đình một bộ quần áo dạ mới để chi tiêu.

B uổi trưa hôm sau,  trời đã về chiều, trời đã tạnh mưa; nhưng màu mây vẫn xám ngoét, guió rít từng trận sau lũy tre.   Tôi đang phác họa bẳng bút chì những hình thể nhảy múa trong đầu, lại nghe tiếng chó sủa.   Quay mặt nhìn ra ngõ, thấy anh thanh niên chiều qua, vai vẫn đeo chiếc xả-cột; nhưng hôm nay, tay anh cầm thêm một dóng tre dài .  Tôi biết, dóng tre ấy dùng để chống lúc đi đường trơn và  cũng để chống cự với loại chó dữ.   Anh dùng chiếc  dóng tre khua khua phía trước để đuổi chó,  miệng  anh cười tủm tỉm,  đi ra phía   bể nước, múc nước rửa chân;  rồi tự nhiên vào nhà.   Tôi bỏ chiếc bút chì trên mặt giấy, có những nét phác họa dở dang, rồi hỏi :

-, lại chuyện gì thế anh ?
- Chắc anh đang sáng tác, tôi có làm phiền gì không ?
Vừa nói, anh vừa mở nắp chiếc xà-cột và lôi ra cái bọc giấy chiều qua :
- Thưa  anh, tối qua, tôi đã báo cáo với anh Văn về chuyện anh không nhận tiền - anh Văn la tôi quá, vì tôi không nói rõ mục đích đưa anh  số tiền này .   Anh Văn buộc tôi phải nói rõ,  số tiền 10.000 đồng này, tiền đặt trước để nhờ anh vẽ một tác phẩm.   Còn đề tài, anh Văn sẽ  nói với anh sau .   Như vậy thật rõ ràng.   Còn vấn đề nữa, anh Văn bảo tôi thưa với anh, tờ Cứu Quốc Thủ Đô, do anh Văn làm chủ nhiệm  đang cần họa sĩ vẽ tranh đả kích, mong anh vui lòng nhận vẽ giúp.   Mỗi tháng tòa soạn sẽ gửi anh 2.000 đồng,  coi như tiền thù lao.   Nếu anh thuận, chúng tôi sẽ cho người liên lạc mỗi tuần với anh ở đây, để lấy tranh.   Xin anh cho ý kiến !

B ị  đặt vào tình trạng như thế,  làm sao tôi có thể từ chối ?   Tôi nhận lời vẽ tranh cho tờ báo;  tôi có thể sống ung dung, không phải mang quần áo đi bán,  hơn nữa công  việc vẽ tranh đả kích cũng chẳng mệt nhọc gì, 1, 2 tiếng đồng hồ, xong một bức;  mình muốn vẽ gì cũng được, miễn ( là)  chửi Pháp !   Như vậy, về đời sống kinh tế của tôi đã ổn định, đối với địa phương, tôi làm cho cơ quan chính thức của Chính phủ Kháng chiến.
Trong thời gian này,  lúc rảnh rỗi; tôi làm thơ và tập viết truyện ngắn - vì mỗi truyện, tờ Cứu Quốc Thủ Đô trả nhuận bút 300 đồng một bài .

 T òa soạn báo Cứu Quốc Thủ Đô  đóng tại làng Cháy ,  cách quê tôi chừng 6. 7 cây số; con nơi ở của anh Khuất Duy Tiến, tôi lại hoàn toàn không biết;  nhưng đóan chừng cũng quanh quẩn đâu đó, gần đấy.   Một hôm, anh bạn ở tòa soạn mới tôi đi tham quan nhà in.   Chúng tôi đi quá nửa ngày đường vào sâu trong dãy núi chùa Hương Tích.   Có hai chiếc máy cũ mèm được bố trí trong một chiếc hang rộng và sâu.    Một chiếc bàn dài để ô chữ.   Chứng 10 người thợ in và sắp chữ.   Chiều hôm ấy, tôi tham dự bữa ăn trong hang đá.   Chỉ có cơm và đĩa rau muống luộc cùng chén nước mắm.   Buổi tối, chúng tôi ngủ trong một làng gần đó.  Sáng hôm sau, khi trở về; anh bạn đưa tôi ghé lại một ngôi làng ở gần bến đò Đặng .  Tại nơi này, tôi gặp nhà văn Như Phong và nhà thơ trào  phúng  Đồ Phồn.   Như Phong thường viết truyện ngắn cho tờ
Tiểu Thuyết Thứ Bẩy.   Dáng người mập mạp  như ông phán Tòa Sứ.   Truyện anh viết cũng thường thôi, nhưng anh nổi tiếng vì câu chuyện lấy vợ.   Khi anh đến nhà gái đón dâu về, theo tục lệ cổ, chàng phải lạy bố mẹ vợ; nhưng anh nhất định không lấy, dù mất vợ.   Do vậy, cuộc hôn nhân coi như bị hủy bỏ.   Báo chí đăng rùm beng về vụ này.   Gặp tôi,  anh nói chuyện cời mở, hồn nhiên.   Còn anh Đồ Phồn, người nhỏ thó, ăn mặc như lão nhà quê quê mùa.   Ngoài tài làm thơ trào phúng ra, chẳng có gì đặc biệt.   Buổi trưa, chúng tôi cùng ăn cơm, có món cá kho.   Thấy tôi không ăn được cá,  Như Phong nói nửa đùa, nửa thực :
- Tên này, đúng là họa sĩ tiểu tư sản !

T rong suốt thời gian tôi có mặt trong kháng chiến, tôi chỉ gặp họ  có một lần duy nhất.   Sau này, khi ở tù  * ra, vào năm 1981, tôi được anh em cho biết  : Như Phong là ông vua con, vì anh ta nắm trong tay mấy chục năm trưởng ngành xuất bản sách trong kháng chiến, cũng như bây giờ.   Còn Đồ Phồn, anh em miền Bắc, chê nhiều  hơn khen, về tư cách và còn đọc câu vè : "  Cái đầu Phạm Hổ, cái cổ Hoài Thanh ! ". Phạm Hổ, tôi không biết ; nhưng Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việtnam.  Câu vè  này ngụ ý nhạo báng về tinh thần sợ Đảng của 2 người đó.

M ùa đông của miền Bắc quả thực ảm đạm với mưa phùn, gió bấc.   Ngày ngày ăn xong, làm việc chút ít; rồi quấn mền nằm , ngại  không muốn bước chân ra ngõ.  Tôi cũng  ít khi lên  Vân Đình, vì đi mãi cũng chán, nhất là mùa đông đi đâu lại phải ôm theo mền.   Một chiều, khi gần tối; bỗng Văn CaoNguyễn Đình Thi tới thăm.   Thật không gì vui hơn, khi nằm một mình trong căn nhà trống, lại được bạn đến thăm.   Văn cao cho biết, từ Liên khu I mới xuống công átc ở Khu 3 ; nhân tiện, ghé chơi.  Văn Cao trông vẫn vậy.   Trời lạnh cắt da thịt, mà anh chỉ mặc nmột bộ đồ nâu; bên ngoài thêm chiếc áo trấn  thủ.    Còn Nguyễn Đình Thi mặc như ông lý trưởng đi họp việc làng.   cả hai người ống quần đều xắn cao quá gối.   Mỗi người đeo một chiếc xà-cột nhỏ, đựng tài liệu.

  S au khi rửa chân xong, tôi mời hai người vào nhà.   Chị dâu tôi lui cui nhóm bếp đun nước pha trà và toan nấu cơm thì  Văn Cao cho biết, vừa ăn rồi; đến chơi và ngủ lại thôi.    Văn Cao với tôi không xa lạ gì; riêng Nguyễn Đình Thi, tôi chưa quen lắm, chỉ được biết anh trong kỳ Đại hội văn hóa họp tại nhà   Khai Trí- Tiến Đức, vào năm 1946 và đọc vài bài thơ mới của anh đăng trong Tiền Phong.   Thơ của Nguyễn Đình Thi  không có vần điệu, chỉ có ý và lời - như thơ Thanh Tâm Tuyền sau àny.   Khi Cách Mạng Tháng Tám  thành công, anh bỏ học, đi theo Cách Mạng.    Nguyễn Đình Thi kém chúng tôi chừng dăm tuổi.    Anh có mái tóc hớt ngắn, khuôn mặt sáng láng, dáng người nhanh nhẹn.   Tôi nhớ hoài kỳ đại hội đó, Thi làm chủ tịch điều khiền toàn bộ.    Thi, con người thật thông minh, có lý luận sắc bén.   Không biết Thi đi theo Cách Mạng trước hay sau, học Duy vật biện chứng hồi nào, mà có thể áp dụng một cách tài tình trong khi tranh luận.    Nguyễn Đình Thi có thể 5, 7 người phát biểu xong, có người nói đến 15 phút.   Sau đó, Thi tóm lược ý kiến của từng người, rồi đưa ra kết luận của mình, bao giờ cũng đúng theo đường lối Cách Mạng.   Vì đây là kỳ đại hội Văn hóa  toàn quốc, gồm  nhiều thành phần tham dự, như văn nghệ sĩ, đại diện các  tôn giáo, sinh viên ... v. v... Từ miền Nam ra, có Hồ Hữu Tường mang theo tập sách mỏng Tương lai văn hoá Việtnam, với cuốn sách sẽ được lưu ý , về những gì anh viết  trong đó  phải là kim chỉ nam cho mọi hoạt động văn hóa ngày mai.   Nhưng, cuốn  sách tuy viết công phu, với lý luận đanh théo; chỉ dùng để đọc cho biết mà thôi- chứ, cái văn hoá Cách Mạng không nằm trong phạm trù suy tưởng của Hồ Hữu  Tường, nên chẳng mang lại một kết quả nào !   Trong đại hội, còn có một tay ăn nói cự phách nữa, nhà văn
Trương Tửu.   Trương Tửu nói và lý luận cũng cừ khôi lắm, nhưng dù sao, anh cũngt huộc nhóm Hàn Thuyên  là nhóm theo Đệ Tứ.   Nhóm Hàn Thuyên  gồm một số nhà văn và nghiên cứu về văn học,  chính
trị; trong đó có nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu.   Trụ sở của nhóm Hàn Thuyên và cũng là nhà xuất bản những sách do nhóm thực hiện, nằm ở phố  Hàng Cót ( đúng ra : phố Tsien Tsin - BT ghi ) .   Về sau, Trương Tửu , dưới bút hiệu Nguyễn Bách Khoa , phê bình Truyện Kiều của Nguyễn Du  , dùng Duy vật biện chứng pháp đả tơi bời.   Đại hội thật sôi nổi , vì nhiều ý kiến đối nghịch, do ý thức của mỗi thành phần tham dự; nhưng rốt cuộc, cũng phải đi vào qũy đạo cách mạng.

  B uổi chiều nay, nhìn Nguyễn  Đình Thi, tôi  nhớ lại cái tài hùng  biện của anh ngày nào; nhưng bây giờ, trong thời kháng chiến, Thi đã ăn mặc ngụy trang; trông bề ngoài, không ai có thể đoán được  vẻ thông minh của anh, nếu không biết anh trước.
Sau mấy tuần trà, chúng tôi đi ngủ.     Cả 3 người đắp chung một tấm mền mỏng.   Nói chuyện tầm phào mãi cũng chán, tôi yêu cấu Văn Cao đọc lại bài thơ Chiếc xe xác đi qua phường  Dạ Lạc.     Văn Cao   tuy làm nhạc, nhưng ( nếu) không có giọng hát , nhạc  Văn Cao  nổi tiếng nhờ tài hát của Phạm Duy,
 Bùi Công Kỳ v.v... Văn Cao cũng không có tài ngâm thơ, hát chèo như Hoàng Cầm; nhưng tiếng đọc thơ của Văn Cao rất lạ, nghe ghê rợn như tiếng vọng từ đáy huyệt !   Sau khi đọc hết bài thơ , cả Nguyễn Đình Thi và Văn Cao đều đòi uống rượu.   Lúc ấy đã gần khuya, lại rét mướt, mưa gió quá đỗi; tôi ngại quá,  nhưng nể bạn đành xách xchai đi- nhưng đến nhà nào có bán rượu đều đóng cửa, chó sủa vang, chẳng ai đánht iếng, tôi đành xách chai ( không) về.    Thấy không mua được  rượu, Văn Cao kêu buồn, nhưng cũng chẳng tìm ra thú vui gì hơn, lại nói chuyện chờ giấc ngủ.   Tôi nhớ, Văn Cao nói với tôi :
- Này cậu, tôi có ý định giới thiệu cậu vào Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các- Mác, cậu nghĩ sao ?
Tôi thẳng thắn trả lời, không thích chính trị, chỉ yêu nghê thuật thôi.   Trong đêm tới, tôi không nhìn thấy nét mặt Văn Cao và Nguyễn Đình Thi ra sao; nhưng qua câu nói  của Văn Cao :
- Không còn con đường nào khác đâu, nghệ thuật cũng phải phục vụ chính trị.   Tôi chỉ biết nói thế,còn tùy cậu.   Vả lại, Hội cũng ở gần đây thôi, mất công gì đâu mà cậu ngại ?
Tôi không trả lời, nói lảng sang chuyện khác.   Về  vấn đề này, Nguyễn Đình Thi không nói gì; có lẽ, tôi và Thi không thân nhau để có thể xẻ chia tâm sự.   Chúng tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.

S áng hôm sau, Nguyễn Đình Thi và Văn Cao đều dậy sớm, đi ngay.  Văn Cao có hẹn với tôi, sẽ trở lại  Liên khu 3 , khi có dịp, thế nào cũng ghé thăm tôi.    Trời bên ngoài, gió mưa vẫn tầm tã.   Tôi đứng ở đầu ngõ nhìn theo cho tới khi họ khuất vào lối vòng của bụi tre đầu làng.

Đ ời sống của tôi lại cô đơn, cáng cô  đơn; tôi càng nhớ gia đình, nhớ vợ  con và những tháng ngày hạnh phúc ! Bây giờ trong buổi rảnh rỗi, tôi đi chơi, thăm Chơ Đại, Cống Thần, vì 2 nơi này vui hơn Vân Đinh nhiều.   Chợ Đại  cứ 10 hôm họp một lần, những người tản cư đã biến 2 nơi này thành những  đô thị, với 2 dẫy nhà lá kè 2 bên bờ đê- do đó, chả cứ gì phiên chợ - mà ngày nào cũng vui, nhất là  ở Cống Thần,  nơi giáp ranh vói vùng Tề , mọi thứ  đều có, muốn mua gì cũng được- vì hàng do các tay buôn lậu tải từ Hà Nội ra.   Các cô gái thời Kháng chiến thường mặc áo trắng, hoặc nâu, may cổ vuông, tóc kết bím, thả thõng xuống  bên vai- còn các chàng trai bận bà- ba nâu, chân đi dép Con Hổ, mùa lạnh thêm áo blouson hoặc trấn thủ .   Đi chơi  la cà, tôi vô tình mua được 2 hộp sơn trắng và đen, loại sơn cửa , tại Cống Thần để pha trộn với các ống sơn màu do Nguyễn Thuận cho, còn lại.    loại sơn cửa thường mau khô, chứ không như loại sơn chuyên để vẽ;  ít nhất phải 3 ngày sau mới khô; do vậy, sự pha chế và vẽ phải thật nhanh, nếu không, khó sửa.    Từ ngày mua đuợc 2 hộp sơn, tôi sáng tác lại; nhưng sự sáng tác cũng mất đi hứng thú - vì mỗi lần nghe tiếng phui cơ khu trục từ xa bay tới , đã phải chạy nhanh ra hầm trú ẩn.   Tôi vẫn làm việc cho tờ Cứu Quốc Thủ Đô,  nên số tiền 10.000 đồng   của anh Khuất  Duy Tiến ( tặng) vẫn không  đả động  đến - nếu không  làm  báo, thì tôi đã tiêu hết  rồi !

( Còn tiếp)

 TẠ TỴ

-----
*  tác giả  ám chỉ : tập trung cải tạo dài hạn , đối với sĩ quan  VNCH.
   ( Biên tập chú thích )

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

WE PROMISE ONE ANOTHER / Introduction ...


we promise one  another - poems from an asian war -
selected, translated    by    don luce -john c.  schafer- j. chagnon
published by The Indochina  M.E. Project , Washington , D.C, 1974.


         INTRODUCTIONTHESE ARE THE POEMS  OF THE YOUNG VIETNAM ..
        selected, translated , introduced by     DON LUCE - JOHN C. SCHAFER  -J. CHAGNON


 T hese are  the poems  of the young of Việtnam.   They express  the hopes and sorrows of a youth which had known only war.   There is little joy.   Joy does  not come often to a land where brother is sent to kill brother.   But there is love which shines through in rare moments.   Tragically, the love is often for a friend lost in the war.

T here is hatred too.   This is the consequence of brother being pitted against brother.   It is  the result of a foreign army trying to protect the corrupt and power-hungry.

U nderlying  all else in these poems is the closeness of the family and the great love for Việtnam.    The respect and venerations of  the ancestors is told here, the struggle to be worthy of the family is recorded in the writings of the youth.

T hese are  the poems that have sent the young to jail -- and the poems that were written in jail.   Some were smuggled  out of the jails like Côn Sơn and Chí Hòa . meticulously copied by hand and passed  from youth to you.   Others were printed in underground newspapers and distributed in the crowded corridors of the  schools and at the secret meeting places of the youth.   Many of the poems have been put to music by the popular young songwriters : Tôn Thất  Lập, Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng .   These are sung wherever the youth meet ... at work  camps, in crowded cafes,  by lovers ,  in the prisons and during street demonstrations.

T he Vietnamese  love poetry.   their culture is best understand by their poems.   Though Vietnamese recognise the superior talent of their especially gifted poets and songwriters ,  they do not consisder poetry and song to be the special property of a small group of  literati .  They are  for everyone.   Farmers, soldiers, and students all write poems.  At the end of a party each person attending is usually expected to sing a song or recite a poem.

T he interest in poetry is part of the Vietnamese love of beauty  , their devotion  to aesthetics, which is evident in their approach to the spirituual as well as the physical world.    They are fond of saying of a particularly courageous and inspiring person that his life as like a poem.   Nowhere are poetry and life more closely intertwined than in Việtnam. 

B ut few outsiders have read the poems and understood the culture of Việtnam.   Few have listened to the voices of the people of Việtnam.   We can also appreciate their beauty and the evidence they provide of the courage of a people who can still sing after years of unrelieved sadness and war.

T he words   are simple,  but there is a depth of meaning.   There are, however,  difficulties in appreciating poetry filtered through literary and cultural sensibilities very different from our own.   To many Western readers these poems may seem  overly sentimental and even perhaps self- indulgent.   We  may tire when we hear continually of poor suffering Việtnam,  doomed  love affairs, prison tortures, war and death.   But one must remember that these are all a part of life in Việtnam today,  and Vietnamese cannot avoid them.   In the poem 'The Present ', the poet tells  of sitting down to write his girlfriend a love letter but finds the words' I love'  slanted by the explosion of rockets,  saking his hand holding the pen.   he ends by syaing ' Some  day when there ' s peace  / I will write you a different poem .'

W hen one  considers all that has happened to Việtnam,  it is remarkable that Vietnamese have not lost their ability to hope.   In a collection of songs called ' Song from the Devastated Fields ' ,   Miên Đức Thắng , a popular young writer and singer, expresses what has happened to his land and people.    These songs,  particularly ' Mother, Raise Me to Be a Prisoner ' , are very critical of the Thiệu regime  and its American allies.   Miên Đức Thắng was put in prison for singing them, but he does nor give in to despair.   In the title song, ' Songs from the Devastated Fields', he sings :

                                 From the devastated fields of today we sing these songs ;     
                                 Despite a thousand  frightful years our life is still happy ,
                                 Though weariness is printed on our dry hands ,
                                 We will never give up ,
                                 Though  our fields now are abandoned we will still work for tomorrow ,
                                 Though  flowers will blossom and the future will be bright .
                                 So let us go and recultivate our fields ,
                                 So we can  live and die in our homeland ;        
                                 And tomorrow our land will flourish with new ricefields ,
                                 Tomorrow our land will blossom with more smiles ,
                                 Tomorrow our land will be greener than the mountains and hills
                                  For tomorrow we are determined to live in our land .  

I n the West  we are taught to suspect those who wear hearts on their sleeves. Many of us cling to the belief  that an emotional cry from the heart should be restrained nd are ashamed or reluctant to give in to our feelings.  With us  there is the real danger that the levels of self-control we achieve may make us forget the validity of the feeling they are designed to mask .   And it is wrong,  it should seem,  for Americans  who can absorb the horrors of a Mỹ Lai  and saturation bombing  of a land  and people with only ripples of guilt  in the national consciousness to pass judgment on people who have not lost their capacity to weep in the face of suffering .   These poems are affirmations of feelings on the part of a people who have long been treated by many Americans as if they had no feelings.   By reading their poetry we can learn what has happened to them,  and hopefully,  what has happened to us .  
[]

DON LUCEJOHN C. SCHAFER
&  JACQUELYN CHAGNON

( from  WE PROMISE ONE ANOTHER -  poems fron an Asian war -
 Published by The Indochia Mobile  Education Project  , Washington, D.C, 1974  -   p. 1-4)                               

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

THƯ VIẾT Ở SAIGON - THẾ PHONG / DIÊN NGHỊ viết

Thư viết ở Saigon / Thế Phong - Văn Uyển  USA. 2000 -  Diên Nghị  viết điểm sách / Thời Báo , San José 2001.


    THƯ VIẾT Ở  SAIGON / THẾ PHONG
                                   bài điểm sách : Diên Nghị

Lời dẫn :    ...bài điểm sách  đã đăng tải trên tản mạn văn chương / thế phong  ( tháng 11 /2011) - còn thiếu một  đoạn kết.  Nay tìm  được  bài viết  đầy đủ  ,  dầu  cập nhật  đoạn kết  đi nữa  ,  bản thân tôi  đọc lại , vẫn  không  nắm được ý toàn bài.    Tốt nhất, vẫn là đăng   nguyên văn toàn bài dưới đây -   kèm hàng chữ viết  tay của người  viết điểm sách  : "..Thăm Thế Phong - chúc khỏe, vui mãi không già / Diên Nghị / April - 2001).
  Thếphong.

  - trần thị bông giấy,  khái hưng, từ ngọc ( giáo sư  nguyễn lân )
nguyễn tường tam ( nhất linh ) , nguyễn hữu bài, trương tửu, hoàng trọng miên,  nhà biên khảo nguyễn đổng chi,  phạm công thiện ,
  giáo sư nguyễn nam châu ,thế phong , đặng thai mai, xuân diệu, mộng tuyết, nguyễn tuânhuy cận  luật sư lê ngọc chấn, vân nương, hà thượng nhân, đinh hùng, lệ hằng, trần văn khê, tôn nữ hỷ khương,  xuân sách, đặng trần huân  nam caohọa sĩ  đằng giao , y sa , vương đức lệ, nguyễn thị thụy vũý nhi,  hoàng hương trang , nguyễn bính ,nhạc sĩ lưu hữu phướctô hoài,   quang dũng , đoàn phú tứvũ hoàng chương, lưu trọng lư,  nguyễn công hoan ...


K hi nghệ thuật thứ 7 vào thời kỳ hưng thịnh , những ngôi sao và tài tử điện ảnh  được khán giả chú ý , mến mộ, thì cũng  là lúc  qua phương tiện truyền thông, báo chí, những đề tài liên quan đến thành phần này được khai thác đầy đủ mọi góc cạnh: tài năng diễn xuất , ngoại hình, quan niệm sống, hoàn cảnh gia đình và  những tư tình riêng tình cảm mỗi người.   Một số  ít người được nâng lên hàng thần tượng, ghi dấu ấn đậm nét một thời, danh tính được đề cao đôi lúc quá đà sáo ngữ .   Lãnh địa văn học  khép kín hơn.  Quần chúng biết và hiểu tác giả thông qua  tác phẩm văn, thơ, ít chú trọng đến con người thực tế.

S au tháng 4 /1975 một thê hệ mới nối tiếp, cầm bút sáng tác đông đảo, trong nước cũng như ngoài nước, và  những câu  chuyện văn chương chung, riêng, cũng phong phú, đa dạng.   Chẳng những, những ngôi sao, tài tử, ca sĩ, kịch sĩ được nhắc nhở, được khám phá; mà những nhà văn, nhà thơ; những thành phần  tham gia sinh hoạt văn học, nghệ thuật thời trước cho đến hôm nay, cũng được đề cập, chia xẻ.

hải ngoại , Trần Thị Bông Giấy   đã xuất bản 2 tập tâm bút  Những truyện dài không  có tên ( 1994 và 1998 ) - nay đón nhận Thư viết ở Sài Gòn của Thế Phong .

L à nhà văn  thành danh từ trước 1975 tại miền Nam, Thế Phong có nhiều tác phẩm : thơ, văn, biên khảo và phê bình văn học.   Tập Nhà văn, tác phầm, cuộc đời ấn hành vào thập niên 1960 tại  Sài Gòn, cho thấy Thế Phong đã có khuynh hướng ghi nhận, tái họa chân dung giới văn học nghệ thuât, cả cái tốt lẫn cái xấu trong mỗi một con người, nhất là con người thơ ,văn, nhạc, họa . 

40 năm sau,  Thư viết ở Sài Gòn , một lần nữa , trình bày những sự kiện, biến cố, mặt phải, mặt trái , bằng  những thư Email   cho bạn bè , như là một thông tin trao đổi, thân mật , vui đùa giữa cõi đời nhốn nháo, cách xa nhau nửa vòng trái đất.

Tác giả  nói đến những chuyện trước 1945, thời Tự Lực văn đoàn, giữa Khái  Hưng và  Từ Ngọc  Báo Đông Dương tạp chí  năm 1937  đăng bài ông Khái Hưng bị bộc tội ăn cắp văn , cả đến Nguyễn Công Hoan cũng bị ông Khái Hưng  cốt truyện  để  viết Đoạn tuyệt .   Ông Trương Tửu  tố cáo đích danh  ông Nguyễn Tường Tam  tức Nhất Linh , chỉ vì  xin ngài Thượng thư Nguyễn Hữu  Bài một chân tri huyện , không được đáp ứng, nên dùng báo Phong Hóa  bôi lọ quan trường, bất chấp ngưới tốt xấu. 

T ại miền Nam, sau 1954 , cũng có những vụ đạo văn , như HoàngTrọng Miên  đạo văn Nguyễn Đổng Chi - Phạm Công  Thiện  lên án Nguyễn Nam Châu ( nhóm Đại học Huế )  đạo văn giáo khoa , tư tưởng triết  học nhà trường Pháp như là của  chính mình giỏi giang sáng tạo.

N hững giai đoạn  một thời tại Hà Nội, sau 1954, về nhà thơ Đoàn Phú Tứ , vốn là thầy dạy Việt văn của Thế Phong , kể rằng ở Hà Nội thời ấy, ông đói quá, mỗi sáng  lê lết đến tiệm phở quốc doanh, chờ những khách ăn còn thừa nước, xin và cầm bát húp, có khi cả cặn.   Quần áo thì luôn luôn chỉnh tề, có khi mặc complet, đeo kính trắng nữa.   Những bậc  thâm nho cao niên như Đặng Thai Mai , tiếng tăm như Xuân Diệu vẫn còn háo danh trơ trẽn, cũng chẳng khác  mấy với Nhạc sĩ ho Phạm ở Mỹ  đã mời gọi Hoàng Khởi Sắc viết bài đề cao mình.  

T rở lại chuyện  Sài Gòn, trước tai ương dâu biển, nhân vật bà Mộng Tuyết đối với Vũ Hoàng Chương, nhà thơ Say Mây,  nên suốt đời cứ ở nhà thuê .   Ông Chương nhận giải  thưởng văn học, có  đủ tiền để tậu một ngôi nhà trung bình, bà Mộng Tuyết xúi đừng mua, rước ông Chương về ở trên lầu nhà bà.   Bao nhiêu tiền giải thưởng, ông Chương tiêu cho thuốc phiện sạch trơn.   Sau 30-4-1975, bà Mộng Tuyết liền rước các vị văn nghệ sĩ tiền chiến, như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan  , v.v ... đến đãi tiệc om sòm ở phòng khách  nhà dưới, nhưng không mời ông Chương ở trên gác xuống dự.   Sau bữa tiệc ấy, bà Mộng Tuyết còn đánh tiếng đuổi ông Chương đi, vì sợ liên lụy.  Ông Chương rất uất ức, bèn chửi đổng cho bõ tức,  xách gói ra  đi, qua ở nhờ nhà vợ Đinh Hùng bên Quận 4.

B à Mộng Tuyết  thế mà cũng làm  thơ. Lạ thật !   Bà còn nhiều ác đức nữa . Luật  sư Lê Ngọc Chấn , cựu Đại sứ Việt Nam Cộng  Hòa tại Anh quốc , khi ở tù cải tạo về , bán nhà chớ đi diện đoàn tụ sang Pháp, đến thuê nhà bà  Mộng  Tuyết, nhà bà biệt thự rông mênh mông.  Đợi chờ mãi  vẫn chưa được đi, mấy năm sau ông qua đời vì bịnh nặng.   Bà chủ nhà Mộng   Tuyết nhẫn tâm đuổi đi, không cho làm đám tang trong nhà.   Bà Vân Nương phải chở xác chồng sang làm đám ma ở nhà Hà Thượng Nhân .  ( Hà Thượng Nhân lấy em gái bà Vân Nương ).

N hiều tay chống Cộng xưa kia oang oang, nay đã về làm sui gia  với Cộng gộc.   Ví dụ đại úy  Tấm lý chiến Lương Minh Đức đã mang con trai về cưới một con gái một tay cán bộ có 40 năm tuổi Đảng.   Đám cưới rất to, hơn 100 bàn tiệc ở khách sạn  New World,   một chỗ sang bậc nhất , mỗi bàn 300 đô -la, gấp 8 lần các nhà hàng khác .  Trong khi đó,  anh ta mua tranh của bạn bè, thì cướp không trả tiền.   Anh ta mua tranh của Đằng Giao và Hoàng Hương Trang .  

C òn nhũng tên ngày xưa tố cáo người này chống Cộng, người kia theo đế quốc, người nọ  nợ máu vơi nhân dân, người kia viết phản động, đồi trụy, như Minh Quân , Vũ Hạnh, Phan Kim Thịnh , chính những người này bị đá  rất đau, đi tới đâu cũng bị  lạnh nhạt.   Rồi những lố lăng, hèn hạ đáng lợm,  Nguyễn Thị Hoàng, tác giả Vòng tay học trò  thời cũ, , tự treo tác phẩm lên, rồi từ bỏ đứa con tội lỗi ấy, xin Cách Mạng ban ơn cho sống  để viết sạch sẽ hơn.   Như Phạm Thiên Thư  , ( thầy tu biết yêu Hoàng Thị Ngọ )  tự khoe, năm nào  cũng làm giỗ  Bác  . Kể từ khi nghe tin
Bác  đi xa  vào năm 1969.   Như Lệ  Hằng, bây giờ đang ở Úc , chẳng ai thèm giao dịch, thuở Cộng mới chiếm Sài Gòn, nàng vội vàng viết kịch bản phim  Hạnh phúc ở quanh đây   cống hiến Cách Mạng , ca tụng hết lời và tự tố cáo chôn sống tác phẩm cũ Tóc mây, Thung lũng Mùa Đông của chính mình !    Tôn Nữ Hỷ Khương kết nghĩa anh em cùng ông tiến sĩ Trần Văn Khê , từ khi kết nghĩa, Quận chúa Hỷ Khương  có vẻ le lói lắm, nhất là những cử chỉ bợ đỡ ông Khê.   Mọi người ai cũng thấy chướng mắt.   Ông Khê đi đâu , Hỷ Khương kè kè bên cạnh, bơ bợ sau lưng, mặc kệ chồng, cho ngồi riêng một góc.   Hỷ Khương đâu biết ông ta  là đại gian manh , đã ăn cắp cả tài liệu nghiên cứu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để làm luận án tiến sỉ ở bên Pháp; đến nay, Lưu Hữu Phước đã chết, vợ ông Phước cùng dạy Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật với Hoàng Hương Trang  sau 1975, muốn in cho chồng một tuyển tập kỷ niệm 10 năm ngày mất ( 1999).   bá gửi thư đòi hoài cả 100 lần, ông Khê  cũng không trả  tài liệu.

P han  Lạc Tuyên, luận án tiến sĩ mang đề Mẫu hệ Chàm , lấy trọn sách  của Nguyễn Khắc Ngữ    đã in ở Sài Gòn trước 1975.

V ăn chương bị đánh cắp , tài liệu bị cầm nhầm, nhạc cũng không thoát từ bàn tay nham nhở.   Nhạc sĩ Lê Thương đã bị Tống Ngọc Hạp  lấy nguyên  bản thảo viết về nhạc (* ), bỏ tên Lê Thương , thay tên mình vào tác giả.   Bây giờ, ông ta vào Hội Thánh Báp Tít Ân Điển, với cái tên  lạ hoắc Trần Bửu Đức , ông ta đổi tên, sợ lộ.   Ông thờ Chúa, truyển giáo lý Chúa , mà tội của ông, ông không  chịu nhận trước Đức Chúa Trời !

C uộc tình nhạc sĩ họ Trịnh  với một  nữ ca sĩ trẻ tươi , tên Hồng Nhung.   Không biết cuộc tình đã đến ngõ thiên đường chưa, mà cũng khá tốn phí, một ngôi nhà, một xe hơi du lịch, dù là
second hand ; nhưng rồi nàng  cũng ôm cầm thuyền anh trọc phú .

Q uay sang phía  Cali, chuyện giải phong cách  trao cho Tô  Thùy Yên , một người làm thơ chưa có tác phẩm  nào được in trước 1975, bị phê phán, thị phi; tác giả liền xuất tiền in ngay tập thơ  Thơ Tô Thùy Yên .  Tập thơ gửi về Sài Gòn  tặng 2 người nữ duy nhất  là  Ý NhiNguyễn Thị  Thụy Vũ ( vợ hai của tác giả ).  Thụy Vũ tuyên bố chỉ cần đô-la , không cần thơ phú .   Người khác cũng được giải phong cách, riêng Đặng  Trần Huân, tác phẩm có đầy đủ, lại chẳng được cái giải gì, thời nào, xã hội nào cũng có phe, có cánh, có  đảng, có bè cả !

Nói về thơ hôm nay , tập Thơ tình chọn lọc Việtnam và thế giới  dày gần 1200 trang , do ông Khai Tri thực hiện, đủ cả, thượng vàng hạ cám, thì hàng tháng ở Việtnam, có ít nhất hàng trăm tập thơ được xuất bản, vài nghìn bài, may ra mới đọc được một bài. 

   Q uận 4 Sài Gòn, có một ni cô còn trẻ đi tu, lại vừa cho xuất bản  tập thơ mang tựa đề  Thơ Tình .( Y Sa )    Thư pháp , vẽ, bay bướm, dẹp, tình tứ - Vương Đức Lệ  bèn có  4 câu :

                                         Đọc Thơ Tình một ni cô
                                         Lòng tôi chót ngẩn chót ngơ mất rồi
                                         Mai đây chuyển kiếp luân hồi
                                         Cửa chùa tôi đứng dợi người xuất gia

 Miền   Bắc có Xuân Sách ,  viết chân dung nhà văn  , ra mắt năm 1992.   Độ 100 chân dung, nhưng gây một dư luận văn chương ồn ào.   Xuân Sách đã đã đụng chạm tính cách và  đánh giá
 nhà văn nhân diện qua thơ, hàm chứa bức xúc, trăn trở quá khứ,  coi như lời ta thán thân phận từng nhà văn, nhà thơ, từng hoàn cảnh.

N ói về Tô Hoài , tác giả Dế  Mèn, O Chuột :

                                         Dế mèn lưu lạc mười năm
                                        Để o chuột phải ôm  cầm thuyền ai ?
                                        Miền tây trăng đã tàn phai
                                        Trăng thềm  một mảnh lạnh ngoài đảo hoang .

N ói về Nguyễn Công Hoan, tác giả  Kép Tư Bền :

                                        Bác Kép Tư Bền  rõ đến vui
                                        Bới còn tranh tối bác nhầm thôi
                                        Bới tung đống rác nên trời phạt
                                        Trời phạt chưa xong bác đã cười .

R ồi Quang Dũng, tác giả Tây Tiến :

                                       Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
                                       Về làm xiếc khỉ với đời thôi
                                      Nhà đồi một  nóc chênh vênh lắm
                                      Sống tạm cho qua một kiếp người !

H oặc Nam Cao, tác giả Đôi lứa xứng đôi và Đôi mắt (**)

                                    Anh còn đôi mắt ngây thơ 
                                    Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
                                    Thương thay Thị Nở  ngày nay
                                    Kiếm không đủ rượu làm say Chí  Phèo .

H ơn 300 trang  Thư viết ở  Saigon còn chứa đựng nhiều  sự kiện, nhân vật, giai thoại ; tiếc rằng trong điểm sách hạn hẹp, không đủ giãi bày, giới thiệu.   Tiếp cận với tác phẩm, bạn đọc sẽ thấy những vóc dáng, ngôn ngữ đối thoại, cùng tâm lý thông thường giữa đời sống của một con người, trước khi trở thành văn nghệ sĩ.   Nhiều ít, cũng đủ thất tình, lục dục, cũng ham muốn, cũng nhiều sai lầm, cũng nhận thức tốt xấu, phải trái; nhưng sao vẫn lệch lạc, quị ngã, thương tổn nhân cách vốn quí.

B ạn đọc  sẽ góp ý vào những vấn nạn, tác giả hai sắc hoa ti gôn TT.KH. NÀNG LÀ AI?   Vẫn chưa có  giải đáp thỏa đáng, sau nhiều  tìm hiểu nhân vật đã vang bóng một thời ?   Và 2 câu thơ của Nguyễn Bính trong bài Oan nghiệt :

                                  Nhất kiêng đứng lấy chồng thi sĩ
                                  Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con ! 

...do đâu có bài thơ đó ?

V ới những tài liêu sống, thực, viết như chơi mà đọc thấy thú vị.  Thế Phong, một nhà văn đầy kinh nghiệm giữa trường văn trận bút , ngay thẳng, bộc trực, tôn trọng sự thật và hoài bão muốn tìm sự thật.   Tác giả không phẫn nộ nhưng không  chịu cảnh chướng tai gai mắt , và ắt hẳn  giữa đường thấy chuyện bất bình không tha  .   Xã hội   cũng như con người, muốn cải tạo từ xấu qua tốt, phải nhận diện thành khẩn cái xấu trước.   Nói lên sự thật.  Không chỉ là lòng can đảm, mà chính là thiên chức  người cầm bút .
 []

DIÊN NGHỊ 
--------------
(* )      đó là cuốn Danh từ âm nhạc  /  Minh Tân,   Paris  xuất bản /  năm 195 ? ( chú thích :  Biên tập )
(**)   bắt đầu đoạn thiếu  trong bài đăng  trước .

 nguồn :   trang VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  nhật báo Thời Báo , San José-  tháng 4/ 2011)  
              ( diễn đàn văn học  do cơ sở Thi văn Cội Nguồn phụ trách-
                DIÊN NGHỊ phụ trách  ĐIỂM SÁCH   )