lới bạt ' có gió chuông sẽ reo'
nxb trẻ tp. hcm xuất bản, 2014
LỜI BẠT CÓ GIÓ CHUÔNG SẼ REO/ Ý NHI
không ngồi đan mà ngồi viết truyện
bài viết : hồ anh thái
- tiếp nhà văn Mỹ Wayne Karlin,lại nói chuyện về văn học Nga...vậy là, chú Sam không thể tặng thơ robert frost, đành tặng thơnữ thi sĩ nga, akhamatova ...
- một sự nghiệp thơ như thế cũng được rồi, không cùng lúc, ...
văn ý nhi hấp dẫn như ... không cốt truyện mà là nhiều cốt truyện ngay trong chính mỗi một truyện, ấy là, sức hút tất cả nằm trong giọng văn, chậm rãi, miên man suy tưởng, nhận xét trải nghiệm ...
Cuối năm 1985 ở Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc, hai nhà thơ danh tiếng là Ý Nhi và Phan thị Thanh Nhàn ngồi phát tài liệu và quà của hội nghị. Chị Nhàn tươi cười hoạt bát bên cạnh cô Nhi điềm đạm kín đáo . Đến lượt tôi, chị Nhàn tìm mãi trong danh sách mà không thấy tên. Tôi đứng ngẩn người, chẳng biết giãi bày thế nào. Mình có giấy mời tới hội nghị hẳn hoi, lại được ban tổ chức nhắc nhở từ trước, nhưng, bây giờ đến nơi thì không có tên trong danh sách. Chị Nhàn cũng chẳng biết giải quyết ra sao. Đến lúc ấy cô Ỳ Nhi bèn lẳng lặng lấy một tập tài liệu và quà tặng của hội nghị đưa cho tôi. Rồi cô viết thêm tên tôi vào danh sách. Giải quyết rất đúng, rất nhanh, rất đơn giản. Mà cô vẫn im lặng trầm tĩnh, chẳng nói gì, chỉ kèm thêm một nụ cười thông hiểu.
Cô Ý Nhi và chị Nhàn là bạn, thỉnh thoảng tôi thấy hai người vẫn gặp nhau. Chị Nhàn hồi ấy hay thắc mắc, sao tôi gọi Phan thị Thanh Nhàn là chị , mà ,lại gọi Ý Nhi là cô. Cũng có ly do. Cô Ý Nhi là bạn đồng nghiệp, bạn vong niên của nhà thơ Hoàng trung Thông, bác tôi. Con cháu trong nhà đều theo đó mà gọi nhà thơ Y Nhi là cô.
Một lần bác Thông tôi về nhà kể, đã ăn cơm, uống rượu ở nhà cô Ý Nhi. Bác đang đi bộ trên đường, thì, gặp cô Ý Nhi đi chợ về, cô bảo : Anh về nhà em đi, em nấu cơm mời anh ăn, cũng có rượu cho anh uống. Bà bác tôi nghe chuyện ,cứ xuýt xoa cho ông lại làm phiền cô ấy thế. Hồi ấy đang thời bao cấp, lương thực, thực phẩm \không phải là chuyện đơn giản. Ông bác tôi thì hồn nhiên. Cô chú ấy mời nhiệt tình quá. Nhân chuyện nói chuyện ông bác tôi, người mê rượu, lại hay được các nữ thi sĩ thương và cảm thông. Nhà thơ Anh Thơ chuyển vào Sài Gòn rồi, nhưng, mỗi lần có người ở nhà xuất bản Tác phẩm mới đi công tác Sài Gòn, cô Anh Thơ gửi mấy chục bạc : cầm ra cho anh Thông uống rượu. Người cầm tiền ra bình một câu : Bạn văn thơ người ta gửi cho nhau uống rượi thôi mà. Bà bác tôi lại được dịp dặn ông bác : Ông đừng có làm phiền các cô ấy.
Cô Nhi chuyển vào Sài Gòn , phụ trách chi nhánh của nhà xuất bản Tác phẩm mới. Có lần, chị Lê minh Khuê và tôi đi công tác, vào trú tạm trong văn phòng nhà xuất bản, ngập giữ một kho sách, tôi đọc mê mải. Cô Ý Nhi đưa đi ăn tiệm, có cả nhà văn Wayne Karlin.
Gặp một nhà văn Mỹ, nhưng cô nói nhiều về văn học Nga. Thơ Ý Nhi nhiều nỗi nhớ, trong ấy có cả nỗi nhớ nước Nga. Cô có cả chùm thơ về nước Nga, về nữ thi sĩ nhiều trầm luân Marina Swetaeva. Cô chia sẻ được với số phận nhà thơ và thơ của nữ thi sĩ này. Thơ Ý Nhi dường như cũng có màu sắc mùa thu vàng và tính hàn lâm Nga. Văn xuôi của Ý Nhi về sau cũng vậy. Cô rủ Wayne Karlin lúc nào đó, cùng cả nhóm bạn bè sang thăm nước Nga. Lúc chia tay, Ý Nhi vẫn nhắc lại: Đi Nga nhé, hẹn gặp lại ở nước Nga. Wayne Karlin tặng cô một tập thơ của nữ sĩ Akhamatova, bản tiếng anh, với lời đề tặng : Hẹn gặp ở Moscow.
Có thể, với một số người, Ý Nhi là người đàn bà ngồi đan . Cái biệt danh xuất phát từ bài thơ nổi tiếng của cô, từ tập thơ được chú ý ngay, khi ra đời vào năm 1985. Nhưng, tôi chưa hề thấy cô ngồi đan len ở cơ quan, hay, trong những cuộc họp, như nhiều người đản bà khác. Hình ảnh ngồi đan len, dường như cũng không phải là Ý Nhi.
Ta hãy đọc lại thơ Người đàn bà ngồi đan :
Giữa chiều lạnh
một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
vẻ vừa nhẫn nại
vừa vội vã
nhẫn nại
như thể đó là việc phải làm suốt đời
vội vã
như thế đó là lần sau chót
Không thở dài
không mỉm cười
chị đang giữ kín đau thương
hay là hạnh phúc
lòng chỉ đang tràn đầy niềm tin
hay là ngờ vực
Không một lần chị ngẩng nhìn lên
Chị đang qua
phút giây trước lần gặp mặt
hay sau buổi chia ly
Trong mũi đan kia ẩn giấu niềm hân hoan
hay nỗi lo âu
trong đôi mắt kia
là chán chường
hay hy vọng
Giữa chiều lạnh
một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
dưới chân chị
Cuộn len
như quả cầu xanh
đang lăn những vòng chậm rãi .
Làm bìa cho tập thơ Người đàn bà ngồi đan, họa sĩ Bùi xuân Phái bảo : Bài thơ như một bức tranh vậy. Nhiều người nhớ bài thơ này. Nhiều người nhớ chùm thơ của Ý Nhi về Hải phòng. Không phải là quê hương, nhưng Hải phòng là nơi lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ của Ý Nhi. Năm 1954, từ Quê hương Quảng nam tập kết rá Bắc, mới 10 tuổi. Ý Nhi có thời gian học Trường học sinh miền Nam ở Hải phòng :
Sao hôm nay tôi muốn được là tôi
với tóc tết đuôi sam
với áo rộng thùng thình
đi lang thang qua phố nhà sông nước
được nhìn thấy tuổi thơ xa tít tắp
đang mỉm cười
tha thứ
chở che
NHỚ HẢI PHÒNG
Đôi khi
thèm nhớ tuổi mười lăm
qua phà Bính
đi xe ngựa về Thủy nguyên
hát bài hát buồn
khi chưa biết nỗi buồn
ĐÔI KHI
Ngay cả khi hoài niệm, ngay cả khi chạm đến ký ức, thì, vẫn là một giọng thơ trầm tĩnh, tiết chế, bâng khuâng, chứ, hiếm khi xót xa. Trường hợp lạm dụng cảm xúc, là, điều gì hiếm thấy trong thơ Ý Nhi, ngay cả trong bai thơ nhiều nỗi xót xa, là, bài Nguyễn Du 1813.
Thơ Ý Nhi nhiều nỗi nhớ về những vùng đất. Ngày trước là nhớ Hải phòng của tuổi thơ. Sau này chuyển từ Hà nội vào Sài gòn, thì, nỗi nhớ lại hướng về Hà nội. Bài thơ về Nguyễn Du là một hoài niệm Thăng long. Bài Thành phố tràn đầy hoa cúc là một hoải niệm về Hà nội : Những đại lộ/ những vỉa hè/ những góc phố Sài gòn/ tràn đầy hoa cúc/ xui lòng nhơ gió may ...
Thơ Ý Nhi nhiều khi cũng là những câu chuyện Người đàn bà ngồi đan là một câu chuyện. Nguyễn Du 1813 là một câu chuyện. Có lần, ngồi nói chuyện trong thư viện của hội Nhà văn, lúc ấy còn ở 65 Nguyễn Du, Hà nội, tôi bát chợt hỏi: sao cô Ý Nhi không viết truyện . Ý Nhi bảo, rồi cô sẽ viết. Cô bảo cô cũng có nghĩ đến việc đó. Hỏi vậy, vì tôi thấy cô kể những chuyện liên quan đến con trai. Cái chuyện cậu con trai bảo tường nhà cô Lê minh Khuê bị rách chẳng hạn. Cô thú vị với chữ 'bị rách' của cậu bé. Bức tường, nhưng nó không long lở, mà, bị rách thật. Tường [trong] căn phòng của chị Khuê, ớ gác hàng Trống
hồi ấy, ngăn cách với phòng hàng xóm, bằng cốt ép giấy dầu gì đó. Tường rách là phải.
Có lần, cô Ý Nhi trả lời phỏng vấn, có nói cái ý là người làm thơ hay chọn một cổ tích để viết lại, và, cô sẽ chọn truyện Chử đổng Tử. Nhưng rồi, nhiều năm sau này, tôi không thấy cô viết truyện, không viết lại cổ tích, cũng không thấy [viết] truyện thiếu nhi. Thì thôi vậy, tôi nghĩ, một sự nghiệp thơ như thế cũng được rồi, không nhất thiết nhà thơ cứ phải cùng lúc thả bút sang văn xuôi.
Thế mà, khoảng những năm 1990, tôi nghe loáng thoáng, hình như Ý Nhi có viết truyện ngắn. In ở đâu đó, không phải là chốn tụ điểm gây chú ý, nên, không nhiều người biết. Mãi đến năm 2011 , tôi mới được cô gửi cho đọc một chùm truyện, viết đã lâu, và, vừa mới viết. Khá bất ngờ. Nhiều nhà thơ viết văn xuôi khác hẳn thơ mình. Còn văn xuôi của Ý Nhi, thì, thực là văn xuôi, khi nó vượt thoát thơ về hình thức. Nhưng, còn đó cái trầm tĩnh đặc trưng, cái bình thản tính cách, cái kiềm chế cảm xúc không quá đà lạm dụng. Truyện ngắn như là sự tiếp nối từ thơ, những gì thơ không mang chứa, thì, tràn tiếp sang văn xuôi Ngôn ngữ truyện cũng vì thế, mà, có một sức hấp dẫn riêng, hấp dẫn như thơ Ý Nhi, một bảng màu trầm tinh tế, khiến, người ta phải lắng tai nghe, phải đọc.
Hầu như là không có cốt truyện. Phìn Sa là một điạ danh đây đó ở Tây bắc, có thể, là một phần quê hương, nhưng, chàng trai đã 3 lần lỡ chuyến đi tìm nơi ấy. Rốt cuộc, thì anh vẫn loanh quanh ở đô thị, và, trong đầu cứ tâm niệm sẽ tìm về nơi ấy, cứ nghi nghi, hoặc hoặc. Và, Phìn Sa cứ vừa ở trong anh, vừa ở đâu đó bên ngoài anh, có khi lại rất xa, đời anh chưa chắc với tới được. ... Cao nguyên thì không miêu tả cái mình lạ, cái mình thích của một thành phố cao nguyên, mà, chỉ như mượn khung cảnh cao nguyên, để viết về cuộc tụ tập của mấy người bạn, những nỗi niềm, những số phận của họ. Cũng hầu như không có cốt truyện là O trở lại, một người là bạn cũ của vợ, đồng thời là người yêu cũ của chồng, trở lại thăm, khi cả 3 đã ở tuổi xế chiều, thậm chí, có người đã về hưu. Rồi chuyện về một chó, có tên là Mix, dường như chẳng có gì trong ấy, mà lại ra chuyện. Một lần trú mưa thôi, trong truyện ngắn Mưa, mà cũng gieo bao nỗi băn khoăn , rồi bâng khuâng, vương vấn. Sức hút tất cả đều ợ giọng văn chậm rãi, miên man suy tưởng, những chi tiết nho nhỏ tinh tế, những nhận xét nhỏ trải nghiệm. Không cốt truyện mà chính là nhiều cốt truyện, ngay chính trong mỗi một truyện ngắn
Ý Nhi hay viết về những chuyến tàu, chuyến xe. Cô tự trào, một người ít dịch chuyển, di chuyển cũng không xa, mà lại, hay viết về những chuyến đi. Đợi tàu ngược, Biển, Gặp gỡ giữa đường, Gió, Tàu đến G... Có khi, đấy chính là ước ao, lấy văn xuôi bù chi cho cái sự ít đi xa của người viết. Nhưng chuyến đi, vì thế, có một vẻ đầy mơ ước, chất nặng nhiều hoài vọng, những háo hức và thảng thốt, cũng khác với những chuyến đi, mà, một người viết khác sẽ miêu tả thật hiện thực. Một vùng biển lạ. Một chuyến xa. Một chuyến tàu. Một cơn mưa giữa đường. Một vùng trung du. Cảnh sắc thật và hồi ức chập chờn đan xen nhau, quấn bện vào nhau. Một chữ biển, một chữ trung du, một vùng đất vắng, được gọi tên, được gợi lên từ trong tâm thức một tác giả luôn luôn mong ước được đi xa. Cả nhu cầu được phiêu lưu trong tưởng tượng. Những cái địa danh khi ấy mang một hồn cốt khác, sắc độ khác. Cũng có thể nói thêm : các đại danh hầu như đều viết tắt, có đấy mà không đấy, muốn coi là nó ở đâu, thì nó sẽ ở đấy, còn, nếu ngờ vực, thì cũng coi nó không có trong một vùng địa lý nào. Tên nhân vật cũng vậy, cũng viết tắt hầu hết, có thể là anh ấy, cô ấy, ông ấy, bà ấy, có thể là người quen cuả tác giả. Mà cũng có thể chẳng là ai, chỉ là sản phẩm tưởng tượng mà thôi.
Lại nhớ lần cùng cô Ý Nhi và chị Lê minh Khuê lên Đà lạt. Cô Nhi dẫn chúng tôi đến chơi nhà hoạ sĩ Thái Tuấn. Hình như, không khí ngồi giữa bạn bè Đà lạt, cùng họa sĩ Thái Tuấn, và, một vài nghệ sĩ, trong một tiệm cà-phê cũ, đã được Ý Nhi đưa vào truyện Cao nguyên. Dạo ấy, Tuấn đang [xu hướng] vẽ mô phỏng phong cách dân gian . Nhân vật trong tranh Tuấn , mặt mũi thường nhăn nheo, mũi tẹt, miệng rộng cười toe toét. Có hình bóng của Lý trưởng Mẹ Đốp, Lý Toét Xã Xệ của chú Tễu trong rối nước. Mọi người đù, chẳng ai dám để cho Tuấn vẽ chân dung. Tuấn mà vẽ , thì, ai cũng thành chú Tễu , cho [mà] xem. Nhưng, bức chân dung Thái Tuấn vẽ cô Ỳ Nhi, thì rất nghiêm ngắn, và, rất giống, không [có vẻ] đùa tí nào. Thực ra, ý Nhi là người biết đùa và cũng rất hài hước. Chân dung cô chắc phải có thêm nét hài hước, kín đáo, và thâm trầm, thí mới gọi là hoàn chỉnh. Như văn xuôi Ý Nhi vậy .
hồ anh thái
(Sđd.-tr. 97 -406)
------
vài nét tiểu sử về nhà văn hồ anh thái :
Sinh 1960, là một nhà văn đương đại của Việt nam. Ông được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ văn nhân thời hậu chiến, sau 1975. Ông còn là một nhà ngoại giao,với chức vụ hiện tại : tham tán công sứ, phó đại sứ Việt nam tại Iran . WIKIPEDIA tiếng việt [bản viết lần đầu]
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
chuyện tình- love story - erich segal / bản việt văn: phan lệ thanh - saigon 1973
chuyện tình - 30 - love story erich segal
nxb ngày mới, saigon 1973.
erich segal
chuyện tình
love story
bản việt văn : phan lệ thanh
18
Tôi bắt đầu nghĩ đến Thượng đế. Nghĩa là, trong tâm trí tôi bắt đấu xuất hiện ý nghĩ về một đấng Tối cao ở đâu đó. Không phải vì tôi muốn đấm vào mặt Ông, đấm Ông tắt thở, trả thù việc sắp xảy ra cho tôi -- cho Jenny. Không, tôi có những ý tưởng tôn kính, trái hẳn lại. Chẳng hạn mỗi sáng,. khi thức dậy, tôi thấy Jenny vẫn còn đó. Vẫn còn đó thật sư. Tôi thấy hơi kỳ kỳ, lại ngường ngượng nữa, và, ước gì, có một vị Thượng đế nào đó ,để tôi dâng lời cảm ơn . Cảm ơn Ngài đã cho tôi thức dậy và còn trông thấy Jenny.
Tôi cố hết sức làm như không có chuyện gì xảy ra, vì thế là dĩ nhiên rồi , tôi phải để nàng sửa soạn bữa sáng và dọn dẹp nhà cửa như lệ thường. Nàng hỏi, khi tôi bắt đầu ăn bát Bánh đặc biệt thứ 2 , " Hôm nay anh hẹn gặp Straton, phải không ? " -- " Ai cơ ? " --" Raymond Straton, 1964, bạn thân của anh, chứ còn ai. Bạn cùng phòng với anh, trước khi quen em ấy . " -- " Ừ, đang lẽ phải chơi bóng đập hôm nay. Nhưng, chắc anh bận, phải hẹn lại hôm khác. " -- " Lộn xộn ". -- Gì cơ, Jen ? " -- " Đừng bỏ hẹn, nó quen đi, cậu bé. Em không thích có ông chồng bụng phệ đâu, liêu hồn đấy !". --" Thì thôi, tối nay chung mình ra phố ăn cơm đi, em ?"-- " Tại sao ? " . tôi quát, cô ta giả bộ giận dữ, vẻ bông đùa thường ngay, " Sao lại tại sao ? Bộ lâu lâu muốn dẫn cô vợ đi ăn, không được sao ?" --" Nàng ta là ai đấy Barrett ?, tên gì ? " --" Em nói gì ?" . nàng cắt nghĩa, " Này, phải dẫn vợ đi ăn hiệu ngày thường là một triệu chứng, như đang lén lút với cô nào đấy nhé !" , tôi gầm lên, đau đớn thực sự,
" Jennifer ! vừa mới bảnh mắt ra mà em ăn nói kiểu gì lạ vây ?" --" Nếu không bằng lòng thì chịu khó vác đít về nhà mà ăn cơm , có nghe không ?" -- " Nghe".
***
Rồi tôi khấn vối Thượng đế ông muốn à ai, hay ở đâu cũng được, rằng tôi sẽ chấp nhận nguyên trạng. Tôi sẽ chịu đựng khổ sở Thượng đế ạ, tôi sẽ cam chịu điều tôi biết, nhưng, xin đừng để Jenny biết. Người co nghe tôi không, Thượng đế ? Rồi, Người có bắt trả bất cứ cái giá nào, tôi xin chịu hết !
***
Rồi tôi khấn cùng Thượng đế, Ông muốn là ai hay ở đâu cũng được, rằng, tôi vui lòng chấp nhận nguyên trạng. Tôi sẽ chịu đựng khổ sở, Thượng đế ạ, tôi sẽ cam chịu điều tôi biết, nhưng, xin đừng để Jenny biết. Người có nghe tôi không , Thượng đế ? Rồi, Người bắt trả giá gì, tôi cũng chịu.
***
"Olivier? " -- " - Dạ, có chuyện gì đấy, ông Jonas ? " . Ông kêu tôi vào phòng. "- Anh có biết rõ vụ Bech không ? " Dĩ nhiên tôi biết rõ. Robert L. Bech , nhiếp ảnh viên tờ báo Đời, bị cảnh sát Chicago đánh hộc máu, trong khi chạy theo để chụp hình đám biểu tình. Jonas coi vụ này là một trong những vụ 'tủ' của công ty. Tôi trả lời, giọng bông đùa ( a ha) "- Thưa, tôi biết, hắn bị chó săn nện hộc máu ". --" -Tôi mướn anh lo cho tôi vụ này, Olivier ?" --" -Tôi ?" --Nếu anh muốn, anh có thể mang một chú em nào theo". Một chú em nào ? Tôi là người trẻ nhất trong văn phòng. Nhưng, tôi hiểu ý ông : "Olivier , mặc dấu ít tuổi, nhưng, anh đã được kể là nhân viên ký cựu ở đây. Ngang hàng với tụi tôi, Olivier ạ.--" Thưa, cảm ơn ông "--" ...bao giờ anh có thể đi Chicago ?" Tôi đã nhất định không nói với ai, nhất định mang gánh nặng một mình. Vì thế, tôi phải nạy một cớ cho chết náo đó, tôi cũng không nhớ là cớ gì, để cắt nghĩ tại sao tôi không thể đi khỏi New York lúc này. Tôi hy vọng ông sẽ hiểu. Nhưng, tôi biết ông thất vọng lắm, trước phản ứng của tôi, đối với một nghĩa vụ đẹp như vậy. Trời, ông Jonas, một ngày kia ông sẽ biết sự thật .
***
Một mâu thuẫn : Olivier Barrett IV thường ra khỏi sở sớm hơn trước, tuy nhiên bao giờ cũng về nhà muộn hơn. Làm sao cắt nghĩa được điều này ? Tôi mới có thói quen đi dạo Phố số 5, nhìn ngắm đồ hàng sang trọng, đẹp đẽ, nhưng mắc tiền. Tôi muốn mua tất cả mọi thứ cho Jenny, nhưng, không dám, vì phải giả bộ như không có chuyện gì xảy ra.
Đúng thế, tôi không dám về nhà. Vì, hồi nãy, đã mấy tuần nay, từ khi tôi khám phá ra sự thật, là nàng của tôi bắt đầu gầy đi. Nghĩa là gầy chút xíu thôi và, có lẽ nàng cũng chưa để ý. Nhưng, vì biết nguyên nhân, nên tôi để ý. Tôi thường đứng ngắm tủ kính những văn phòng hàng không : Brasil, dảo Caribean, Hawai :
(' hãy trốn khỏi thế gian này '. -- bay tới vùng rực rỡ nắng tươi ), v.v...
Buổi chiều hôm đó, TWA đăng quảng cáo chuyến bay đi Âu châu không đúng kỳ nghỉ mùa hè: mua hàng ở Luân đôn, tình tự ở Paris . --" Thế còn học bổng của em thì sao ? Còn Paris mà cả cuộc đời chó chết này em chưa hề nhìn thấy ?. --" Còn đám cưới chúng mình, thì sao ?" --" Có ai nói chuyện đám cưới bao giờ đâu ?" -- " Anh nói, anh đang nói đấy thôi ".--" Anh muốn lấy em, thật vậy sao ?" -- Ừ !"-- " Tại sao ?"
***
Nghề nghiệp tôi ngon lành đến độ, tôi vừ xin thẻ Hội những người ăn cơm hiệu, là được cấp liền . Díp! ký vào chỗ có dòng chấm chấm, thế là ngang nhiên tôi cầm trong tay 2 vé máy bay ( hạng 1, chứ ít sao ) để viếng thành phố của Những kẻ yêu nhau
Về đến nhà, tôi thấy Jenny có vẻ xanh sao, nhợt nhạt, nhưng, tôi vừa có một quyết định động trời, điều này có thể sẽ làm má nàng ửng hồng lên đôi chút chăng . --" Đoán thử xem có chuyện gì đây, bà Barrett? " . Cô vợ lạc quan của tôi, đoán ." Bay đi công việc, hả ".. Tôi lôi 2 tấm vé máy bay ra khỏi túi áo,
" Không, bay lên mây xanh . Lên mây, lên trời, rồi bay đi luôn . Tối mai mình đi Paris ".--" Đi cái khỉ gió gì , Olivier ? ". Nàng nói nhẹ nhàng, chẳng có vẻ gì nhạo báng, và không dữ dằn như trước. Từ miệng nàng nói ra, câu chửi thề, hầu như thành 1 lời âu yếm. " Đi cái khỉ gió gì, Olivier ?"--" Em làm ơn định nghĩa 'cái khỉ gió' cho rõ ràng, hơn nào !". Nàng nói nhè nhẹ như hơi thờ, " Ollie, làm như vậy không hay ". --" làm cái gì? " --" Em không thích đi Paris. Em không cần Paris. Em chỉ cần anh ". Tôi chen vào, giả bộ vui vẻ, " Em có anh đây, cưng ? ". --" Và em cần thời gian, mà anh thì không có thời gian dành cho em ".
Bây giờ tôi mới dám nhìn thằng vào mắt nàng. Ánh mắt buồn không thể tả được. Nhưng, chỉ tôi hiểu được về nỗi buồn đó. Nó như nói lên rằng, nàng rất tiếc. Rất tiếc. Rất buồn, rất buồn cho tôi.
Chúng tôi ôm lấy nhau không nói một lời. Trời đừng để một đứa khóc; nếu phải khóc, cả hai sẽ cùng khóc. nhưng, nếu không ai khóc, thì vẫn tốt hơn. Rồi Jenny giải thích; nàng cảm thấy trong người khó chịu muốn chết, và, đã đến gặp bác sĩ Sheppard, không phải để khám bệnh, mà, để chất vấn : ông phải cho tôi biết bệnh gì chứ, tiên sư ông bác sĩ . Và, ông ta dã nói.
Không hiểu sao tôi thấy mình có tội với Jenny, vì, đã không nói với nàng. Nàng như cảm thấy điều này và cố ý nói một câu thật ngớ ngẩn, " Hắn là dân Yale, Gì ạ ?" --Ai cơ, Jen ?" --" Ackerman. tên chuyên viên phân tích máu. Yale 100% . Cả đại học, cả trường Thuốc ."
Tôi cố trả lời, vì, biết nàng không muốn câu chuyện trở nên thảm quá, " Thế à. Nhưng ít nhất, hắn cũng biết đọc, biết viết chứ ?" . Bà Olivier Barrette, Radcliffe, 1964, mỉm cười, "... cái đó chưa biết, nhưng, em biết hắn nói chuyện được. Và bây giờ, em chỉ muốn mình nói chuyện " --" Được thôi, để mừng ông bác sĩ trường Yale " -- " Ừ, được ".
( còn tiếp )
erich segal
phan lệ thanh dịch
( Sđd: - tr. 171- 179)
nxb ngày mới, saigon 1973.
erich segal
chuyện tình
love story
bản việt văn : phan lệ thanh
18
Tôi bắt đầu nghĩ đến Thượng đế. Nghĩa là, trong tâm trí tôi bắt đấu xuất hiện ý nghĩ về một đấng Tối cao ở đâu đó. Không phải vì tôi muốn đấm vào mặt Ông, đấm Ông tắt thở, trả thù việc sắp xảy ra cho tôi -- cho Jenny. Không, tôi có những ý tưởng tôn kính, trái hẳn lại. Chẳng hạn mỗi sáng,. khi thức dậy, tôi thấy Jenny vẫn còn đó. Vẫn còn đó thật sư. Tôi thấy hơi kỳ kỳ, lại ngường ngượng nữa, và, ước gì, có một vị Thượng đế nào đó ,để tôi dâng lời cảm ơn . Cảm ơn Ngài đã cho tôi thức dậy và còn trông thấy Jenny.
Tôi cố hết sức làm như không có chuyện gì xảy ra, vì thế là dĩ nhiên rồi , tôi phải để nàng sửa soạn bữa sáng và dọn dẹp nhà cửa như lệ thường. Nàng hỏi, khi tôi bắt đầu ăn bát Bánh đặc biệt thứ 2 , " Hôm nay anh hẹn gặp Straton, phải không ? " -- " Ai cơ ? " --" Raymond Straton, 1964, bạn thân của anh, chứ còn ai. Bạn cùng phòng với anh, trước khi quen em ấy . " -- " Ừ, đang lẽ phải chơi bóng đập hôm nay. Nhưng, chắc anh bận, phải hẹn lại hôm khác. " -- " Lộn xộn ". -- Gì cơ, Jen ? " -- " Đừng bỏ hẹn, nó quen đi, cậu bé. Em không thích có ông chồng bụng phệ đâu, liêu hồn đấy !". --" Thì thôi, tối nay chung mình ra phố ăn cơm đi, em ?"-- " Tại sao ? " . tôi quát, cô ta giả bộ giận dữ, vẻ bông đùa thường ngay, " Sao lại tại sao ? Bộ lâu lâu muốn dẫn cô vợ đi ăn, không được sao ?" --" Nàng ta là ai đấy Barrett ?, tên gì ? " --" Em nói gì ?" . nàng cắt nghĩa, " Này, phải dẫn vợ đi ăn hiệu ngày thường là một triệu chứng, như đang lén lút với cô nào đấy nhé !" , tôi gầm lên, đau đớn thực sự,
" Jennifer ! vừa mới bảnh mắt ra mà em ăn nói kiểu gì lạ vây ?" --" Nếu không bằng lòng thì chịu khó vác đít về nhà mà ăn cơm , có nghe không ?" -- " Nghe".
***
Rồi tôi khấn vối Thượng đế ông muốn à ai, hay ở đâu cũng được, rằng tôi sẽ chấp nhận nguyên trạng. Tôi sẽ chịu đựng khổ sở Thượng đế ạ, tôi sẽ cam chịu điều tôi biết, nhưng, xin đừng để Jenny biết. Người co nghe tôi không, Thượng đế ? Rồi, Người có bắt trả bất cứ cái giá nào, tôi xin chịu hết !
***
Rồi tôi khấn cùng Thượng đế, Ông muốn là ai hay ở đâu cũng được, rằng, tôi vui lòng chấp nhận nguyên trạng. Tôi sẽ chịu đựng khổ sở, Thượng đế ạ, tôi sẽ cam chịu điều tôi biết, nhưng, xin đừng để Jenny biết. Người có nghe tôi không , Thượng đế ? Rồi, Người bắt trả giá gì, tôi cũng chịu.
***
"Olivier? " -- " - Dạ, có chuyện gì đấy, ông Jonas ? " . Ông kêu tôi vào phòng. "- Anh có biết rõ vụ Bech không ? " Dĩ nhiên tôi biết rõ. Robert L. Bech , nhiếp ảnh viên tờ báo Đời, bị cảnh sát Chicago đánh hộc máu, trong khi chạy theo để chụp hình đám biểu tình. Jonas coi vụ này là một trong những vụ 'tủ' của công ty. Tôi trả lời, giọng bông đùa ( a ha) "- Thưa, tôi biết, hắn bị chó săn nện hộc máu ". --" -Tôi mướn anh lo cho tôi vụ này, Olivier ?" --" -Tôi ?" --Nếu anh muốn, anh có thể mang một chú em nào theo". Một chú em nào ? Tôi là người trẻ nhất trong văn phòng. Nhưng, tôi hiểu ý ông : "Olivier , mặc dấu ít tuổi, nhưng, anh đã được kể là nhân viên ký cựu ở đây. Ngang hàng với tụi tôi, Olivier ạ.--" Thưa, cảm ơn ông "--" ...bao giờ anh có thể đi Chicago ?" Tôi đã nhất định không nói với ai, nhất định mang gánh nặng một mình. Vì thế, tôi phải nạy một cớ cho chết náo đó, tôi cũng không nhớ là cớ gì, để cắt nghĩ tại sao tôi không thể đi khỏi New York lúc này. Tôi hy vọng ông sẽ hiểu. Nhưng, tôi biết ông thất vọng lắm, trước phản ứng của tôi, đối với một nghĩa vụ đẹp như vậy. Trời, ông Jonas, một ngày kia ông sẽ biết sự thật .
***
Một mâu thuẫn : Olivier Barrett IV thường ra khỏi sở sớm hơn trước, tuy nhiên bao giờ cũng về nhà muộn hơn. Làm sao cắt nghĩa được điều này ? Tôi mới có thói quen đi dạo Phố số 5, nhìn ngắm đồ hàng sang trọng, đẹp đẽ, nhưng mắc tiền. Tôi muốn mua tất cả mọi thứ cho Jenny, nhưng, không dám, vì phải giả bộ như không có chuyện gì xảy ra.
Đúng thế, tôi không dám về nhà. Vì, hồi nãy, đã mấy tuần nay, từ khi tôi khám phá ra sự thật, là nàng của tôi bắt đầu gầy đi. Nghĩa là gầy chút xíu thôi và, có lẽ nàng cũng chưa để ý. Nhưng, vì biết nguyên nhân, nên tôi để ý. Tôi thường đứng ngắm tủ kính những văn phòng hàng không : Brasil, dảo Caribean, Hawai :
(' hãy trốn khỏi thế gian này '. -- bay tới vùng rực rỡ nắng tươi ), v.v...
Buổi chiều hôm đó, TWA đăng quảng cáo chuyến bay đi Âu châu không đúng kỳ nghỉ mùa hè: mua hàng ở Luân đôn, tình tự ở Paris . --" Thế còn học bổng của em thì sao ? Còn Paris mà cả cuộc đời chó chết này em chưa hề nhìn thấy ?. --" Còn đám cưới chúng mình, thì sao ?" --" Có ai nói chuyện đám cưới bao giờ đâu ?" -- " Anh nói, anh đang nói đấy thôi ".--" Anh muốn lấy em, thật vậy sao ?" -- Ừ !"-- " Tại sao ?"
***
Nghề nghiệp tôi ngon lành đến độ, tôi vừ xin thẻ Hội những người ăn cơm hiệu, là được cấp liền . Díp! ký vào chỗ có dòng chấm chấm, thế là ngang nhiên tôi cầm trong tay 2 vé máy bay ( hạng 1, chứ ít sao ) để viếng thành phố của Những kẻ yêu nhau
Về đến nhà, tôi thấy Jenny có vẻ xanh sao, nhợt nhạt, nhưng, tôi vừa có một quyết định động trời, điều này có thể sẽ làm má nàng ửng hồng lên đôi chút chăng . --" Đoán thử xem có chuyện gì đây, bà Barrett? " . Cô vợ lạc quan của tôi, đoán ." Bay đi công việc, hả ".. Tôi lôi 2 tấm vé máy bay ra khỏi túi áo,
" Không, bay lên mây xanh . Lên mây, lên trời, rồi bay đi luôn . Tối mai mình đi Paris ".--" Đi cái khỉ gió gì , Olivier ? ". Nàng nói nhẹ nhàng, chẳng có vẻ gì nhạo báng, và không dữ dằn như trước. Từ miệng nàng nói ra, câu chửi thề, hầu như thành 1 lời âu yếm. " Đi cái khỉ gió gì, Olivier ?"--" Em làm ơn định nghĩa 'cái khỉ gió' cho rõ ràng, hơn nào !". Nàng nói nhè nhẹ như hơi thờ, " Ollie, làm như vậy không hay ". --" làm cái gì? " --" Em không thích đi Paris. Em không cần Paris. Em chỉ cần anh ". Tôi chen vào, giả bộ vui vẻ, " Em có anh đây, cưng ? ". --" Và em cần thời gian, mà anh thì không có thời gian dành cho em ".
Bây giờ tôi mới dám nhìn thằng vào mắt nàng. Ánh mắt buồn không thể tả được. Nhưng, chỉ tôi hiểu được về nỗi buồn đó. Nó như nói lên rằng, nàng rất tiếc. Rất tiếc. Rất buồn, rất buồn cho tôi.
Chúng tôi ôm lấy nhau không nói một lời. Trời đừng để một đứa khóc; nếu phải khóc, cả hai sẽ cùng khóc. nhưng, nếu không ai khóc, thì vẫn tốt hơn. Rồi Jenny giải thích; nàng cảm thấy trong người khó chịu muốn chết, và, đã đến gặp bác sĩ Sheppard, không phải để khám bệnh, mà, để chất vấn : ông phải cho tôi biết bệnh gì chứ, tiên sư ông bác sĩ . Và, ông ta dã nói.
Không hiểu sao tôi thấy mình có tội với Jenny, vì, đã không nói với nàng. Nàng như cảm thấy điều này và cố ý nói một câu thật ngớ ngẩn, " Hắn là dân Yale, Gì ạ ?" --Ai cơ, Jen ?" --" Ackerman. tên chuyên viên phân tích máu. Yale 100% . Cả đại học, cả trường Thuốc ."
Tôi cố trả lời, vì, biết nàng không muốn câu chuyện trở nên thảm quá, " Thế à. Nhưng ít nhất, hắn cũng biết đọc, biết viết chứ ?" . Bà Olivier Barrette, Radcliffe, 1964, mỉm cười, "... cái đó chưa biết, nhưng, em biết hắn nói chuyện được. Và bây giờ, em chỉ muốn mình nói chuyện " --" Được thôi, để mừng ông bác sĩ trường Yale " -- " Ừ, được ".
( còn tiếp )
erich segal
phan lệ thanh dịch
( Sđd: - tr. 171- 179)
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : hoàng trúc ly ( 1933- 1984) / thế phong - 35
nhà văn hậu chiến - 35 - thế phong
đại nam văn hiến , saigon 1959, 1971.
hoàng trúc ly
bài viết : thế phong
Tiểu sử:
Tên thật Đinh đắc Nghĩa. Sinh 1933 ở Đà nẵng. Làm thơ, viết cho báo Nguồn sống mới, do Hoàng thu Đông [Hoàng rrọng Miên] chủ trương , tuần báo Cải tạo loại mới, tạp chí Sinh lực... Qua nhiều bài thơ đăng báo, Hoàng trúc Ly có địa vị , một nhà thơ có nhiều bài thơ hay , bộc lộ rõ rệt khuynh hướng thi ca của mình.
Khuynh hướng :
Hoàng trúc Ly như Thanh Thuyền , Viên Lăng, Kiên Giang- Hà huy Hà, thế Viên, tuy chưa in tác phẩm
nào * , nhưng họ đều là nhà thơ phải buộc người đọc thơ lưu ý, khi bàn đến thi sĩ đương hời, bởi tài năng thi ca phát triển mạnh, tạo được một bản sắc riêng biệt trong những năm gần đây. Với Hoàng trúc Ly, qua Rừng mưa, Chắp nối, Đồng vọng, Gởi người anh, Gặp người em ... thơ đi sâu vào triết lý nhân sinh Đông phương.
-----
* viết tới đây, thì Kiên Giang- Hà huy Hà, Hoàng trúc Ly, Thê Viên. cả 3 thi sĩ chưa ai xuất bản tập thơ nào, sau 1, 2 năm, các tác giả đã in từ 1 đến nhiều tập thơ.(TP)
Thơ của ông giống Huy Cận, ở chỗ, ' cả hai cùng khóc đời nhiều hơn khóc mình'. Huy Cận khóc đời nhiễu nhương, còn Hoàng trúc Ly than thở, hoang mang bộc lộ ẩn ức, suy tư về triết lý nhân sinh, qua bài thơ Chắp nối ,
Tôi yêu vạn cánh buồm răng rắc
Yêu bờ biển Thái bình dương xanh ngắt
Mười phương gió tanh tanh
Như thịt người hòa trong máu tinh anh
Tìm biển cả có bao giờ nguôi thổn thức
Tôi nghe bao la
Ngàn năm mây trắng quyện Hồng Hà
Quê hương thẹn thùng môi trinh nữ
Rượu Đường thiu ngả say men Trang tử
Đêm Á châu huyền diệu bóng trăng sao
Cánh sen bừng nở
Một sớm hoa đào
Đời lại gần như nắng đẹp sắp vươn cao
Bình minh vang nội địa
Có hợp tấu muôn mầu
Đương thời bao ngả lạc
Ai biết ai về đâu?
Ân tình đi rải rắc
Ai xây một nhịp cầu
Hai mùa duyên chắp nối
Cho cá nước gần nhau
Là nghĩa đời lên lay động nhất
Mùa xây thông cảm nhạc dâng cơ
Chím mươi dòng chữ bằng thanh sắc
Bừng sáng lưng trời ngọn lửa thơ .
Hoàng trúc Ly thám hiểm nội tâm, qua lời yêu đương rất thành khẩn, tha thiết qua bài thơ Gửi người em, đẹp lời và ý,
Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng
Thương về non nướng ngại ngùng xuôi
Những người em nhỏ bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi
Tôi muốn hôn bằng nôi của em
Mùa xưa tha tiết nắng hoe thềm
Lòng trong đã trắng tinh nguyên thủy
Nghe bước chân về êm quá êm
Em lắng tai đâu... chiều lững lờ
Thơ tôi vừa hát khúc ban sơ
Lòng chưa tội lỗi mà vô cớ
Bỗng muốn gục quỳ qua tuổi thơ
Em là em -- tôi có là tôi
Dù nghĩa thời gian ngăn cách rồi
Tôi đứng bên này lưu luyến quá
Những người em nhỏ của tôi ơi !
Hoàng trúc Ly và Thanh Thuyền giống nhau, ở điểm: sử dụng lối làm thơ 7 chữ rất điệu nghệ, với Hoàng trúc Ly là Gửi người em, hoặc, Thanh Thuyền ở bài thơ Cách biệt- những bài thơ của 2 thi nhân có kỹ thuật dắn dỏi, nội dung xúc cản, ý tứ mới mẻ, lời chau chuốt .
Nhớ đến thi sĩ Quang Dũng, được gọi là nhà thơ tự do thời kháng chiến, nhưng lại đặc sắc ở bài thơ 7 chữ Quán bên đường, Tây tiến, đến khi ngả sang thơ tự do, như Hoa thành bình, thì, kèm sút, giống hệt trường hợp Hoàng trúc Ly, với bài thơ Đi,
Rồi tôi đi
Thoáng hiện về đêm về le lói
Ở đời này mấy kẻ biết nghe thơ lý sự.
Kết luận :
Tho Hoàng trúc Ly hướng về nội tâm, khắc khoải, hoang mang, tâm sự người trai lớn lên giữa thời đoạn lịch sử rối ren, thơ ông đi sâu vào tâm trạng ấy, khai thác hình tượng sống thành khẩn. So sánh giữa hình tượng sống, và con người, thì, hình tượng sống được đề cập nhiều hơn. Đọc Đôi bờ cua Quang Dũng, bài thơ ngợi ca tình yêu, song, vẫn có sự sống e ấp nấp kín phía sau,
Gió rét mùa sau chừng sắp ngự
Kinh thành em có nhớ bên kia ?
....
Thoáng hiện bóng em về đáy cốc
Nói cưới như chuyện một đêm mưa
Khác hẳn Mầu tím hoa sim / Hữu Loan, hay Bên kia sông Đuống / Hoàng Cầm, thì Đôi bờ / Quang Dũng, và ,Gửi người em / Hoàng trúc Ly có điểm gặp nhau : lời tế nhị, ý thơ đẹp. Nói thế, không là so sánh, tán tụng Đôi bờ, hoặc giảm gía trị tình yêu Bên kia sông Đuống , Mầu tím hoa sim - mà ý định của người viết - nhấn mạnh, thơ hay có nhiều lối diễn đạt, thí dụ trên đều là trường hợp của nhà có tâm hồn.
Thơ Hoàng trúc Ly đượm mầu sắc triết lý nhân sinh Đông phương, diễn đạt lối Tây phương. Ông dung hòa được cả 2 thái cực: thơ mới + thơ tự do. Nội dung thơ hoài vọng dĩ vãng, khai thác chiều sâu hình tượng nội tâm, nhiều hơn cảm quan cá nhân hòa đồng thời thế. Nói đến nhà thơ có địa vị , dù chưa in thơ, đó là thi sĩ Hoàng trúc Ly- Đinh đắc Nghĩa.
Trích thơ :
GẶP NGƯỜI ANH
Có người anh không quen
Đến tôi nhà im cửa ngõ
Trời mưa phiêu bạt hoa đèn
Tâm sự nửa chiều cởi mở
Anh kể bài thơ
Ngổn ngang năm tháng
Thu xưa biền biệt áo tím kinh kỳ
Nắng không đè nôi vai người bước đi
Đồng núi mênh mang
Dép mòn lá rụng
Xóm làng từ buổi thắm loang
Tàn phá đỏ loe đầu súng
Biết còn gì nữa ... người anh,
Những mái nhà cay đắng chiến tranh
Ruộng vườn ai lạnh lẽo cho đành
Từng vành khăn trắng như mây trắng
Xuân đến tha hồ thương tóc xanh
Đại dương lửa khói mờ nhân ảnh
Sực tỉnh nao nao khúc độc hành
Lạ lùng anh đến thăm tôi
Dừng chân mưa bay nhạt lối
Bóng chiều nghiêng xuống cuộc đời
Anh mỉm cười nghe đêm tối
Ngày ửng hoa sau lửa mắt khơi vơi .
TRÍCH BÁO' CẢI TẠO LỌAI MỚI'.
hoàng trúc ly
( kỳ sau : Nguyễn văn Cổn ( 1911- 1992)
đại nam văn hiến , saigon 1959, 1971.
hoàng trúc ly
bài viết : thế phong
Tiểu sử:
Tên thật Đinh đắc Nghĩa. Sinh 1933 ở Đà nẵng. Làm thơ, viết cho báo Nguồn sống mới, do Hoàng thu Đông [Hoàng rrọng Miên] chủ trương , tuần báo Cải tạo loại mới, tạp chí Sinh lực... Qua nhiều bài thơ đăng báo, Hoàng trúc Ly có địa vị , một nhà thơ có nhiều bài thơ hay , bộc lộ rõ rệt khuynh hướng thi ca của mình.
Khuynh hướng :
Hoàng trúc Ly như Thanh Thuyền , Viên Lăng, Kiên Giang- Hà huy Hà, thế Viên, tuy chưa in tác phẩm
nào * , nhưng họ đều là nhà thơ phải buộc người đọc thơ lưu ý, khi bàn đến thi sĩ đương hời, bởi tài năng thi ca phát triển mạnh, tạo được một bản sắc riêng biệt trong những năm gần đây. Với Hoàng trúc Ly, qua Rừng mưa, Chắp nối, Đồng vọng, Gởi người anh, Gặp người em ... thơ đi sâu vào triết lý nhân sinh Đông phương.
-----
* viết tới đây, thì Kiên Giang- Hà huy Hà, Hoàng trúc Ly, Thê Viên. cả 3 thi sĩ chưa ai xuất bản tập thơ nào, sau 1, 2 năm, các tác giả đã in từ 1 đến nhiều tập thơ.(TP)
Thơ của ông giống Huy Cận, ở chỗ, ' cả hai cùng khóc đời nhiều hơn khóc mình'. Huy Cận khóc đời nhiễu nhương, còn Hoàng trúc Ly than thở, hoang mang bộc lộ ẩn ức, suy tư về triết lý nhân sinh, qua bài thơ Chắp nối ,
Tôi yêu vạn cánh buồm răng rắc
Yêu bờ biển Thái bình dương xanh ngắt
Mười phương gió tanh tanh
Như thịt người hòa trong máu tinh anh
Tìm biển cả có bao giờ nguôi thổn thức
Tôi nghe bao la
Ngàn năm mây trắng quyện Hồng Hà
Quê hương thẹn thùng môi trinh nữ
Rượu Đường thiu ngả say men Trang tử
Đêm Á châu huyền diệu bóng trăng sao
Cánh sen bừng nở
Một sớm hoa đào
Đời lại gần như nắng đẹp sắp vươn cao
Bình minh vang nội địa
Có hợp tấu muôn mầu
Đương thời bao ngả lạc
Ai biết ai về đâu?
Ân tình đi rải rắc
Ai xây một nhịp cầu
Hai mùa duyên chắp nối
Cho cá nước gần nhau
Là nghĩa đời lên lay động nhất
Mùa xây thông cảm nhạc dâng cơ
Chím mươi dòng chữ bằng thanh sắc
Bừng sáng lưng trời ngọn lửa thơ .
Hoàng trúc Ly thám hiểm nội tâm, qua lời yêu đương rất thành khẩn, tha thiết qua bài thơ Gửi người em, đẹp lời và ý,
Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng
Thương về non nướng ngại ngùng xuôi
Những người em nhỏ bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi
Tôi muốn hôn bằng nôi của em
Mùa xưa tha tiết nắng hoe thềm
Lòng trong đã trắng tinh nguyên thủy
Nghe bước chân về êm quá êm
Em lắng tai đâu... chiều lững lờ
Thơ tôi vừa hát khúc ban sơ
Lòng chưa tội lỗi mà vô cớ
Bỗng muốn gục quỳ qua tuổi thơ
Em là em -- tôi có là tôi
Dù nghĩa thời gian ngăn cách rồi
Tôi đứng bên này lưu luyến quá
Những người em nhỏ của tôi ơi !
Hoàng trúc Ly và Thanh Thuyền giống nhau, ở điểm: sử dụng lối làm thơ 7 chữ rất điệu nghệ, với Hoàng trúc Ly là Gửi người em, hoặc, Thanh Thuyền ở bài thơ Cách biệt- những bài thơ của 2 thi nhân có kỹ thuật dắn dỏi, nội dung xúc cản, ý tứ mới mẻ, lời chau chuốt .
Nhớ đến thi sĩ Quang Dũng, được gọi là nhà thơ tự do thời kháng chiến, nhưng lại đặc sắc ở bài thơ 7 chữ Quán bên đường, Tây tiến, đến khi ngả sang thơ tự do, như Hoa thành bình, thì, kèm sút, giống hệt trường hợp Hoàng trúc Ly, với bài thơ Đi,
Rồi tôi đi
Thoáng hiện về đêm về le lói
Ở đời này mấy kẻ biết nghe thơ lý sự.
Kết luận :
Tho Hoàng trúc Ly hướng về nội tâm, khắc khoải, hoang mang, tâm sự người trai lớn lên giữa thời đoạn lịch sử rối ren, thơ ông đi sâu vào tâm trạng ấy, khai thác hình tượng sống thành khẩn. So sánh giữa hình tượng sống, và con người, thì, hình tượng sống được đề cập nhiều hơn. Đọc Đôi bờ cua Quang Dũng, bài thơ ngợi ca tình yêu, song, vẫn có sự sống e ấp nấp kín phía sau,
Gió rét mùa sau chừng sắp ngự
Kinh thành em có nhớ bên kia ?
....
Thoáng hiện bóng em về đáy cốc
Nói cưới như chuyện một đêm mưa
Khác hẳn Mầu tím hoa sim / Hữu Loan, hay Bên kia sông Đuống / Hoàng Cầm, thì Đôi bờ / Quang Dũng, và ,Gửi người em / Hoàng trúc Ly có điểm gặp nhau : lời tế nhị, ý thơ đẹp. Nói thế, không là so sánh, tán tụng Đôi bờ, hoặc giảm gía trị tình yêu Bên kia sông Đuống , Mầu tím hoa sim - mà ý định của người viết - nhấn mạnh, thơ hay có nhiều lối diễn đạt, thí dụ trên đều là trường hợp của nhà có tâm hồn.
Thơ Hoàng trúc Ly đượm mầu sắc triết lý nhân sinh Đông phương, diễn đạt lối Tây phương. Ông dung hòa được cả 2 thái cực: thơ mới + thơ tự do. Nội dung thơ hoài vọng dĩ vãng, khai thác chiều sâu hình tượng nội tâm, nhiều hơn cảm quan cá nhân hòa đồng thời thế. Nói đến nhà thơ có địa vị , dù chưa in thơ, đó là thi sĩ Hoàng trúc Ly- Đinh đắc Nghĩa.
Trích thơ :
GẶP NGƯỜI ANH
Có người anh không quen
Đến tôi nhà im cửa ngõ
Trời mưa phiêu bạt hoa đèn
Tâm sự nửa chiều cởi mở
Anh kể bài thơ
Ngổn ngang năm tháng
Thu xưa biền biệt áo tím kinh kỳ
Nắng không đè nôi vai người bước đi
Đồng núi mênh mang
Dép mòn lá rụng
Xóm làng từ buổi thắm loang
Tàn phá đỏ loe đầu súng
Biết còn gì nữa ... người anh,
Những mái nhà cay đắng chiến tranh
Ruộng vườn ai lạnh lẽo cho đành
Từng vành khăn trắng như mây trắng
Xuân đến tha hồ thương tóc xanh
Đại dương lửa khói mờ nhân ảnh
Sực tỉnh nao nao khúc độc hành
Lạ lùng anh đến thăm tôi
Dừng chân mưa bay nhạt lối
Bóng chiều nghiêng xuống cuộc đời
Anh mỉm cười nghe đêm tối
Ngày ửng hoa sau lửa mắt khơi vơi .
TRÍCH BÁO' CẢI TẠO LỌAI MỚI'.
hoàng trúc ly
( kỳ sau : Nguyễn văn Cổn ( 1911- 1992)
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
tháng Tư Sài Gòn - một bài thơ hay của trần vấn lệ - ( los angelès)
ww. vanchuongviet.org
tháng Tư Sài Gòn - thơ trần vấn lệ
THÁNG TƯ SÀI GÒN
thơ trần vấn lệ
Ngưởi ta nói: Sài Gòn tháng Tư / trời nóng quá
Không có một nụ cười / chiếc nón lá không che hết tóc / bỗng / bất ngờ một trận mưa rơi.
Người ta nói : Sài Gòn hỗn độn / xe và xe /
người và người / chen nhau / đi trên đường
ai cũng muốn đi mau ( ai qua chuông Chùa mà thèm cõi yên tĩnh / gọi là ... cực lạc ?
Tháng Tư Sài Gòn không chút gió mát / một chút môi hồng có đủ thương không ? Những đứa nhỏ cầm [que kem] * mút mút, lưng ba lô sách vở [oằn vai] **.
Tôi xa Sài Gòn 25 năm / nhớ nhìn về / thấy mây bềnh bồng/ nhớ làm sao bèo trôi sông rạch / nhớ làm sao ánh mắt bạn bè .
Nhớ làm sao chiếc nón em che/ nửa khuôn mặt muốn hôn mà sợ / có cái gì không tan thành khói ? Cả chiếc khăn chở khẳm mồ hôi!
Người ta nói : Sài Gòn ... thôi thôi ! đùng nghĩ tới !!! Những ngôi nhà cao ngất . Những bóng nhà che trường mầm non / cây trứng cá đỏ lòm trái chín.
Tháng Tư Sài Gòn có một nơi cô quạnh:... chùa bà Đanh ... và chùa bà Đanh không ai qưỡn vào đây khấn nguyện ... người ta ra nhà thờ Đức Bà để ngắm trời xanh !
Tháng Tư Sài Gòn, rồi tháng Năm, tháng Sáu, rồi thời gian đi tới, tôi ngược về tìm chiếc xe ôm / bảo người lái đưa tôi vào một ngõ hẻm. Con hẻm vẫn còn nguyên rác rưởi tồi tàn.
Hai mươi lăm năm, tôi còn lang tháng đi kiếm một Thiên đàng không có. Những chiếc xích lô máy lâu rồi tắt thở ... chúng nằm đâu trong nghĩa-địa-người ?
Sài Gòn ơi ! Sài Gòn đẹp lắm, chẳng qua là bài hát dễ thương .
trần vấn lệ
<vanchuongviet.org>
-----
[...] chữ của người biên tập.
* nguyên văn:" những đứa trẻ "cầm cà-rem" mút mút ...
ngôn từ chỉ cây kem ở thời trước 30-4-75 ở Sài Gòn, nay ít ai còn xài.
** nguyên văn : "... lưng ba lô sách vở "nhẹ tênh"
báo chí, cơ quan truyền thông vẫn chưa hết lên án
"chiếc cặp sách to đùng " làm oằn vai các em học sinh tiểu học hiện thời.
(BT)
tháng Tư Sài Gòn - thơ trần vấn lệ
THÁNG TƯ SÀI GÒN
thơ trần vấn lệ
Ngưởi ta nói: Sài Gòn tháng Tư / trời nóng quá
Không có một nụ cười / chiếc nón lá không che hết tóc / bỗng / bất ngờ một trận mưa rơi.
Người ta nói : Sài Gòn hỗn độn / xe và xe /
người và người / chen nhau / đi trên đường
ai cũng muốn đi mau ( ai qua chuông Chùa mà thèm cõi yên tĩnh / gọi là ... cực lạc ?
Tháng Tư Sài Gòn không chút gió mát / một chút môi hồng có đủ thương không ? Những đứa nhỏ cầm [que kem] * mút mút, lưng ba lô sách vở [oằn vai] **.
Tôi xa Sài Gòn 25 năm / nhớ nhìn về / thấy mây bềnh bồng/ nhớ làm sao bèo trôi sông rạch / nhớ làm sao ánh mắt bạn bè .
Nhớ làm sao chiếc nón em che/ nửa khuôn mặt muốn hôn mà sợ / có cái gì không tan thành khói ? Cả chiếc khăn chở khẳm mồ hôi!
Người ta nói : Sài Gòn ... thôi thôi ! đùng nghĩ tới !!! Những ngôi nhà cao ngất . Những bóng nhà che trường mầm non / cây trứng cá đỏ lòm trái chín.
Tháng Tư Sài Gòn có một nơi cô quạnh:... chùa bà Đanh ... và chùa bà Đanh không ai qưỡn vào đây khấn nguyện ... người ta ra nhà thờ Đức Bà để ngắm trời xanh !
Tháng Tư Sài Gòn, rồi tháng Năm, tháng Sáu, rồi thời gian đi tới, tôi ngược về tìm chiếc xe ôm / bảo người lái đưa tôi vào một ngõ hẻm. Con hẻm vẫn còn nguyên rác rưởi tồi tàn.
Hai mươi lăm năm, tôi còn lang tháng đi kiếm một Thiên đàng không có. Những chiếc xích lô máy lâu rồi tắt thở ... chúng nằm đâu trong nghĩa-địa-người ?
Sài Gòn ơi ! Sài Gòn đẹp lắm, chẳng qua là bài hát dễ thương .
trần vấn lệ
<vanchuongviet.org>
-----
[...] chữ của người biên tập.
* nguyên văn:" những đứa trẻ "cầm cà-rem" mút mút ...
ngôn từ chỉ cây kem ở thời trước 30-4-75 ở Sài Gòn, nay ít ai còn xài.
** nguyên văn : "... lưng ba lô sách vở "nhẹ tênh"
báo chí, cơ quan truyền thông vẫn chưa hết lên án
"chiếc cặp sách to đùng " làm oằn vai các em học sinh tiểu học hiện thời.
(BT)
lưu dân thi thoại : huy lực - bùi tiến khôi / bài viết: diên nghị + song nhị (usa)
lưu dân thi thoại - diên nghị ...
nxb cội nguồn, san jose 2003
thi sĩ huy lực - bùi tiến khôi
bài viết : diên nghị + song nhị
Bắt đầu đi vào làng thơ từ giữa thập niên 50, từng nhận giải thưởng Văn chương Việt Nam Cộng Hòa năm 1966. Huy Lực- Bùi tiến Khôi đã có một bề dày thời gian cầm bút . [Tác giả cho xuất bản] 9 tập thơ ấn hành tại quốc nội và 2 tập bằng anh ngữ ở Hoa Kỳ ' America my first feelings' (1981), '20 poems and 1000 thoughts' ( 1994)...- ngoài ra, còn biên luận nhiều chuyên đề khác 'The Spirit of Vietnamese Philosophy' ( 1989),
' Vietnamese Youth in America: Change, Challenge and Education' ( 1990).
Chào đời tại quê hương vào 1937 ờ Bình định, trước 1975 là viên chức thuộc bộ Canh nông & Điền địa. Ông là một trong số ít nhân vật thành công tại Hoa Kỳ, có học vị tiến sĩ, hành nghề giáo sư cố vấn tại đại học Cộng đồng Houston từ 1976 đến nay. Ông được thành phố Houston bầu vào chức vụ Nhà thơ công huân danh dự của thành phố. ( Houston's Poet Laureate, !984) - và hội Thi ca quốc tế tặng giải thưởng Vàng thi sĩ 1985, viện Danh nhân Hoa Kỳ tặng Huy chương Danh dự 1900, Giải thưởng thành tựu của thế kỷ 20 ( The Twentieth Century Award for Achievment 1992 ), và, có tên trong Almanac 1994, 1995 và Who's who in America 1994, 2002 .
Hiện ông đang hành nghề giáo dục tãi tiểu bang Texas. Thông qua phần tiểu sử, đã minh chứng khả năng, uy tín, hoạt động đa diện, và, tầm cỡ thành tựu của ông trong 1/4 thế kỷ.
Thơ Huy Lực trước 1975 đến nay đậm nét thời thế, lạc quan trong quá khứ, bi quan ở hiện tại, dầu ông đã gặt hái kết quả tích cực trên các lãnh vực thi ca, văn háo, xã hội và giáo dục.
Phục vụ guồng máy công quyền miền Nam, ông đã tận tụy hết lòng đầu tư tài năng, trí tuệ ,tuổi trẻ cho đại cuộc, bảo vệ, phát huy lý tưởng tự do, nhân ái của dân tộc. Sự sụp đổ chế độ chính trị miền Nam là một cú hích mạnh, xô ngã giai cấp trí thức đương thời, họ gượng đứng dậy được, trước tỉnh ngộ muộn màng, và, họ ý thức về thân phận nhược tiểu, giữa bao la quyền lực vô hình định đoạt, áp đặt theo sách lược quyền lợi được hoạch hóa.
(... ) - tạm lược 2 dòng. (BT)
Quá khứ nhiệt huyết một thời, chặng đường thành tựu, ngày trước và mãi mãi đã mất, đã rã rời tàn nhẫn. Huy Lực [vẫn] đứng trước khoảnh khắc hiện tại, bỗng trở lại, kiếm tìm, nuối tiếc,
Làm sao lội ngược thời gian nhỉ
Tìm dấu trinh nguyên giữa bụi trần
nỗi buồn vô âm, vô cảnh, bủa vây tâm hồn lưu lạc. Đi tìm nhau, ai tìm ai, liệu còn hội ngộ? Quê người mênh mông quá, chan hòa ánh sáng văn minh, mà, con người mất quê hương vẫn nặng trĩu tâm lý cô đơn, nên, cảm nhận
' người buồn cảnh có vui đâu bao giờ '.
Tìm nhau sưởi ấm đêm lưu lạc
Trong vũng tang thương đăm đuối buồn
Quê người gặp lạ tang thương quá
Cỏ úa rêu phong cổng lạnh lùng
MIỀN NAM
Nếu bản thể công dân, vươn tới hoàn thành tiến trình hội nhập, thích ứng cuộc tồn sinh, giữa dòng đa văn hóa, thì, bản thể thế nhân quay quắt, dị ứng thường trực với xã hội, với chủng tộc khác màu da, cả cảnh vật, sắc hương tự tại của tiết xuân bát ngát vùng đất lạ,
Hương xuân trên đất người ta
Ngửi vô lạ hoắc, thở ra bồi hồi
Hương trầm còn lạ trong tôi
Òa lên nghi ngút, xông đời quạnh hiu ...
Tâm cảnh mâu thuẫn, tranh chấp, một nửa muốn thỏa hiệp hòa hoãn, nửa kia muốn rời lìa, cách ngăn. Hiện thực năng động xô xát, nhòa xóa dần, để trước mắt con người lưu vong trở về nội tâm của chính mình, nhưng đơn độc và đơn điệu. Đứng trên bục giảng, tước cử toạ sinh viên, người bốn bể hợp dưới mái nhà chung, nỗi hoài nghi ray rứt, đậm nhạt, thoáng hiện trong cõi riêng của tác giả,
Đại học vùi thân bốn bể một nhà
Bụi phấn kết hoa giảng đường mặt lạ
Bao năm rồi giọng cuốc buồn ra rả
ta nói với người hay cho chính thân ta
Huy Lực cùng chung tâm trạng với nhiều nhà thơ cùng cảnh ngộ, phải bước qua trên khúc quanh lịch sử. Máy ai xa quê hương, giờ đây an ổn như mộng ước ! Chinh chiến tàn cuộc ngoài không gian, chinh chiến trong lòng người còn âm ỉ dài lâu ...
Vào ngày kỷ niệm tuổi tri thiên mệnh' của thi sĩ, cảm xúc một lần nữa gợi dậy não nùng dòng nước mắt,
Thơ đời xanh xao
trên thân ác em xinh dày vò hải tặc
Mạch đời buồn
quê hương tù ngục uất hận mờ trăng sao
Tuổi năm mươi
khóc ngất trẻ thơ, nước mắt nhạt nhòa
SINH NHẬT 50 TRÊN ĐẤT NGƯỜI
Và tận cùng giờ phút hồi tưởng tiếng vọng cuộc tình xa xưa đang gõ nhịp, nhắc nhở thời gian của một thời đã mất,
Thuở yêu người trôi nhanh mất hút
Quê hương xa kỷ niệm một thời
Đêm lưu lạc, đêm buồn thao thức
Tiếng yêu thầm vọng mãi người ơi
THUỞ YÊU NGƯỜI
Mỗi dòng thơ, mỗi đoạn thơ của Huy Lực- Bùi tiến Khôi ghi dấu một ân hận, một tiếc thương. Tiếc thời gian đi không bao giờ trở lại. Con sông thời gian cạn dần trước mắt, nhìn thật bất lực... Hình như, thời gian đang hiện hữu, âm thầm mài mòn tâm tình thi sĩ .
trich 1/4 bài thơ Huy Lực :
MƯỜI NĂM
Khi đứng trước c3nh nhân sầu tuyệt thảm
em sẽ yêu cái ngông cuồng của ta
HUY LỰC- BTK.
Gió trở trời thu thả phấn hương
Mười năm mù mịt cõi muôn phương
Mưa bay kỷ niệm lên màu khói
Từng giọt râm ran nỗi đoạn trường
Tích tắc người đi nhịp bước chân
Mười năm, ngày trước gái thanh tân
Làm sao lội ngược thời gian nhỉ
Tìm dấu trinh nguyên giữa bụi trần
Tình phai nhạt tơ ánh trăng suông
Mười năm dâu bể lệ người tuôn
Tìm nhau sưởi ấm đêm lưu lạc
Trong vũng tang thương đắm đuối buồn
Thoai thoải đồi cao gió mướt nhung
Mười măm thuở trước viếng mê cung
Quê người gặp lại tang thương quá
Cỏ úa rêu phai cổng lạnh lùng .
huy lực
( Sđd - tr. 149- 152)
nxb cội nguồn, san jose 2003
thi sĩ huy lực - bùi tiến khôi
bài viết : diên nghị + song nhị
Bắt đầu đi vào làng thơ từ giữa thập niên 50, từng nhận giải thưởng Văn chương Việt Nam Cộng Hòa năm 1966. Huy Lực- Bùi tiến Khôi đã có một bề dày thời gian cầm bút . [Tác giả cho xuất bản] 9 tập thơ ấn hành tại quốc nội và 2 tập bằng anh ngữ ở Hoa Kỳ ' America my first feelings' (1981), '20 poems and 1000 thoughts' ( 1994)...- ngoài ra, còn biên luận nhiều chuyên đề khác 'The Spirit of Vietnamese Philosophy' ( 1989),
' Vietnamese Youth in America: Change, Challenge and Education' ( 1990).
Chào đời tại quê hương vào 1937 ờ Bình định, trước 1975 là viên chức thuộc bộ Canh nông & Điền địa. Ông là một trong số ít nhân vật thành công tại Hoa Kỳ, có học vị tiến sĩ, hành nghề giáo sư cố vấn tại đại học Cộng đồng Houston từ 1976 đến nay. Ông được thành phố Houston bầu vào chức vụ Nhà thơ công huân danh dự của thành phố. ( Houston's Poet Laureate, !984) - và hội Thi ca quốc tế tặng giải thưởng Vàng thi sĩ 1985, viện Danh nhân Hoa Kỳ tặng Huy chương Danh dự 1900, Giải thưởng thành tựu của thế kỷ 20 ( The Twentieth Century Award for Achievment 1992 ), và, có tên trong Almanac 1994, 1995 và Who's who in America 1994, 2002 .
Hiện ông đang hành nghề giáo dục tãi tiểu bang Texas. Thông qua phần tiểu sử, đã minh chứng khả năng, uy tín, hoạt động đa diện, và, tầm cỡ thành tựu của ông trong 1/4 thế kỷ.
Thơ Huy Lực trước 1975 đến nay đậm nét thời thế, lạc quan trong quá khứ, bi quan ở hiện tại, dầu ông đã gặt hái kết quả tích cực trên các lãnh vực thi ca, văn háo, xã hội và giáo dục.
Phục vụ guồng máy công quyền miền Nam, ông đã tận tụy hết lòng đầu tư tài năng, trí tuệ ,tuổi trẻ cho đại cuộc, bảo vệ, phát huy lý tưởng tự do, nhân ái của dân tộc. Sự sụp đổ chế độ chính trị miền Nam là một cú hích mạnh, xô ngã giai cấp trí thức đương thời, họ gượng đứng dậy được, trước tỉnh ngộ muộn màng, và, họ ý thức về thân phận nhược tiểu, giữa bao la quyền lực vô hình định đoạt, áp đặt theo sách lược quyền lợi được hoạch hóa.
(... ) - tạm lược 2 dòng. (BT)
Quá khứ nhiệt huyết một thời, chặng đường thành tựu, ngày trước và mãi mãi đã mất, đã rã rời tàn nhẫn. Huy Lực [vẫn] đứng trước khoảnh khắc hiện tại, bỗng trở lại, kiếm tìm, nuối tiếc,
Làm sao lội ngược thời gian nhỉ
Tìm dấu trinh nguyên giữa bụi trần
nỗi buồn vô âm, vô cảnh, bủa vây tâm hồn lưu lạc. Đi tìm nhau, ai tìm ai, liệu còn hội ngộ? Quê người mênh mông quá, chan hòa ánh sáng văn minh, mà, con người mất quê hương vẫn nặng trĩu tâm lý cô đơn, nên, cảm nhận
' người buồn cảnh có vui đâu bao giờ '.
Tìm nhau sưởi ấm đêm lưu lạc
Trong vũng tang thương đăm đuối buồn
Quê người gặp lạ tang thương quá
Cỏ úa rêu phong cổng lạnh lùng
MIỀN NAM
Nếu bản thể công dân, vươn tới hoàn thành tiến trình hội nhập, thích ứng cuộc tồn sinh, giữa dòng đa văn hóa, thì, bản thể thế nhân quay quắt, dị ứng thường trực với xã hội, với chủng tộc khác màu da, cả cảnh vật, sắc hương tự tại của tiết xuân bát ngát vùng đất lạ,
Hương xuân trên đất người ta
Ngửi vô lạ hoắc, thở ra bồi hồi
Hương trầm còn lạ trong tôi
Òa lên nghi ngút, xông đời quạnh hiu ...
Tâm cảnh mâu thuẫn, tranh chấp, một nửa muốn thỏa hiệp hòa hoãn, nửa kia muốn rời lìa, cách ngăn. Hiện thực năng động xô xát, nhòa xóa dần, để trước mắt con người lưu vong trở về nội tâm của chính mình, nhưng đơn độc và đơn điệu. Đứng trên bục giảng, tước cử toạ sinh viên, người bốn bể hợp dưới mái nhà chung, nỗi hoài nghi ray rứt, đậm nhạt, thoáng hiện trong cõi riêng của tác giả,
Đại học vùi thân bốn bể một nhà
Bụi phấn kết hoa giảng đường mặt lạ
Bao năm rồi giọng cuốc buồn ra rả
ta nói với người hay cho chính thân ta
Huy Lực cùng chung tâm trạng với nhiều nhà thơ cùng cảnh ngộ, phải bước qua trên khúc quanh lịch sử. Máy ai xa quê hương, giờ đây an ổn như mộng ước ! Chinh chiến tàn cuộc ngoài không gian, chinh chiến trong lòng người còn âm ỉ dài lâu ...
Vào ngày kỷ niệm tuổi tri thiên mệnh' của thi sĩ, cảm xúc một lần nữa gợi dậy não nùng dòng nước mắt,
Thơ đời xanh xao
trên thân ác em xinh dày vò hải tặc
Mạch đời buồn
quê hương tù ngục uất hận mờ trăng sao
Tuổi năm mươi
khóc ngất trẻ thơ, nước mắt nhạt nhòa
SINH NHẬT 50 TRÊN ĐẤT NGƯỜI
Và tận cùng giờ phút hồi tưởng tiếng vọng cuộc tình xa xưa đang gõ nhịp, nhắc nhở thời gian của một thời đã mất,
Thuở yêu người trôi nhanh mất hút
Quê hương xa kỷ niệm một thời
Đêm lưu lạc, đêm buồn thao thức
Tiếng yêu thầm vọng mãi người ơi
THUỞ YÊU NGƯỜI
Mỗi dòng thơ, mỗi đoạn thơ của Huy Lực- Bùi tiến Khôi ghi dấu một ân hận, một tiếc thương. Tiếc thời gian đi không bao giờ trở lại. Con sông thời gian cạn dần trước mắt, nhìn thật bất lực... Hình như, thời gian đang hiện hữu, âm thầm mài mòn tâm tình thi sĩ .
trich 1/4 bài thơ Huy Lực :
MƯỜI NĂM
Khi đứng trước c3nh nhân sầu tuyệt thảm
em sẽ yêu cái ngông cuồng của ta
HUY LỰC- BTK.
Gió trở trời thu thả phấn hương
Mười năm mù mịt cõi muôn phương
Mưa bay kỷ niệm lên màu khói
Từng giọt râm ran nỗi đoạn trường
Tích tắc người đi nhịp bước chân
Mười năm, ngày trước gái thanh tân
Làm sao lội ngược thời gian nhỉ
Tìm dấu trinh nguyên giữa bụi trần
Tình phai nhạt tơ ánh trăng suông
Mười năm dâu bể lệ người tuôn
Tìm nhau sưởi ấm đêm lưu lạc
Trong vũng tang thương đắm đuối buồn
Thoai thoải đồi cao gió mướt nhung
Mười măm thuở trước viếng mê cung
Quê người gặp lại tang thương quá
Cỏ úa rêu phai cổng lạnh lùng .
huy lực
( Sđd - tr. 149- 152)
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
nhà văn nguyễn đình toàn & 2 tác phẩm mơi được tái bản ở hoa kỳ / bài viết : T.Vấn.
www.T.Van & Bạn hữu (usa)
nhà văn nguyễn đình toàn & 2 tác phẩm
mới được tái bản ở hoa kỳ
bài viết : T.Vấn.
Đọc lại Nguyễn đình Toàn, là trở về với ngày tháng cũ, những Ngày tháng của Áo mơ phai, là đi lại những Con đường, mơ về những Đồng cỏ, mắt mút thênh thang của tương lai đang chờ đợi. Nhưng, tương lai ấy, nay đã qua rồi. Có còn chăng, là những hoài niệm khôn nguôi, phải thế không, hỡi em yêu dấu ? (T.Vấn).
Tôi cầm 2 quyển sách mới in * của Nguyễn đình Toàn, với một cảm giác lạ lẫm, mà, quen thuộc, vì đã lâu lắm - đã mấy chục năm - mới lại có được cảm giác này- khi cầm
[ nó] trên tay. Quen thuộc, vì, đã ở tuổi gần đất xa trời, tôi vẫn không thể quên thuở hoa niên tràn ngập, lòng ham mê sách vở, cùng với cảm giác của nùi giấy mới lâng lâng xao xuyến, cảm giác của những hàng chữ nằm im lìm, mà quyến rũ đến tê người. Tưởng chừng như thuở hoa niên ấy mới ra khỏi đời tôi, hôm qua
----
* Người Việt Books xuất bản. (BT)
Thoắt cái, mà, đã hơn 40 năm , sao ? Như vị thầy khả kính Nguyễn xuân Hoàng * dẫn tôi vào thế giới văn chương, bằng những bài giảng việt văn, từ hồi học đệ ngũ [lớp 8 bây giờ] trường Pétrus Ký, những trang sách Nguyễn đình Toàn cũng là những vị ngọt đầu đời tôi nếm thử, để rồi nghiện trong suốt quãng đời còn lại. Những Áo mơ phai , những Con đường, những Tro than, những Giờ ra chơi, những Ngày tháng, và, những nhân vật không tên , hoặc có tên, chúng đã là một phần tâm hồn tôi, cái phần không thể dứt bỏ, dù muốn cái phần đã mang đến cho cuộc đời tôi , cả niềm vui lẫn nỗi buồn, mà, đã có lúc, tôi ước gì mình đừng bao giờ biết đến. Nhưng, cũng như vị ngọt của nụ hôn đầu đời, cũng như tình yêu mà không ai, không chưa một lần trải nghiệm, những trang sách của Nguyễn đình Toàn đã nhấn chìm nghỉm tôi, trong thế giới ẩm ướt của riêng ông, thế giới của những tâm hồn mơ ước được sống , như đó là một lý lẽ duy nhất để mình tồn tại.
---
* văn sĩ, nhà báo Nguyễn xuân Hoàng [1938 ? - ] tốt nghiệp Sư phạm , đâu đó vào khoảng 1962 ? , từng dạy ở Trung học Pétrus Ký (Saigon). Hiện định cư ở Hoa Kỳ. (BT)
Khi cầm trên tay 2 tập tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn đình Toàn, cùng với cảm giác bùi ngùi về cuộc đời mình, đồng thời, tôi khẳng định một điều với chính tôi, những quyển sách điện tử [ebook] của thế kỷ 21, sẽ không bao giờ thay được sách in trên giấy. Từ lâu nay, tôi mang theo người một vật bất khả ly thân, là cái máy đọc Nook, (...) [ bời thế] tôi cũng đã đọc được qua Web văn học - những tác phẩm in lại- trong đó, có 2 tiểu thuyết vừa [tái bản] của Nguyễn đình Toàn. Nhưng, hồi tưởng lại, dù ngày ấy ngẫu nhiên đọc, vì 'đói chữ', nhưng cảm giác lạ lẫm mà quen thuộc rất kỳ lạ này- chỉ có - khi tôi cầm 2 quyển sách còn thơm mùi giấy trên tay. (...)
Kính chúc ông giữ gìn sức khỏe, bồi thêm cho gia tài văn học & âm nhạc đồ sộ của mình .[]
t.vấn
(WEB T.VAN & BANHUU - USA )
----
vài dòng tiểu sử nha văn nguyễn đình toàn :
Sinh 19.11.1930 ( trước 1975, có bản chép sinh 1936) tại Gia lâm, ngoại vi Hà nội.
Đã in : Chị em Hải ( 1962), Những kẻ đứng bên lề ( 1964), Con đường ( 1967), Ngày tháng ( 1968), Phía ngoài ( 1969), Giờ ra chơi ( 1970), Đêm he ( 1970), Đêm lãng quên ( 1970), Không một ai ( 1971), Đám cháy ( 1971) ... WEB PHAYVAN
... [và tập thơ Mật đắng ( nxb Huyền Trân,Saigon xb năm ? ]
Nguyễn đình Toàn khởi viết văn ở Hà nội, từ thập niên 50, bạn viết thuở còn là học sinh, cùng với Dương vy Long, Nhật Tiến ( hiện ở Mỹ], Hà My [ ở Hà nội] ... , bút hiệu đầu đới, ký Tô hà Vân.
nhà văn nguyễn đình toàn & 2 tác phẩm
mới được tái bản ở hoa kỳ
bài viết : T.Vấn.
Đọc lại Nguyễn đình Toàn, là trở về với ngày tháng cũ, những Ngày tháng của Áo mơ phai, là đi lại những Con đường, mơ về những Đồng cỏ, mắt mút thênh thang của tương lai đang chờ đợi. Nhưng, tương lai ấy, nay đã qua rồi. Có còn chăng, là những hoài niệm khôn nguôi, phải thế không, hỡi em yêu dấu ? (T.Vấn).
Tôi cầm 2 quyển sách mới in * của Nguyễn đình Toàn, với một cảm giác lạ lẫm, mà, quen thuộc, vì đã lâu lắm - đã mấy chục năm - mới lại có được cảm giác này- khi cầm
[ nó] trên tay. Quen thuộc, vì, đã ở tuổi gần đất xa trời, tôi vẫn không thể quên thuở hoa niên tràn ngập, lòng ham mê sách vở, cùng với cảm giác của nùi giấy mới lâng lâng xao xuyến, cảm giác của những hàng chữ nằm im lìm, mà quyến rũ đến tê người. Tưởng chừng như thuở hoa niên ấy mới ra khỏi đời tôi, hôm qua
----
* Người Việt Books xuất bản. (BT)
Thoắt cái, mà, đã hơn 40 năm , sao ? Như vị thầy khả kính Nguyễn xuân Hoàng * dẫn tôi vào thế giới văn chương, bằng những bài giảng việt văn, từ hồi học đệ ngũ [lớp 8 bây giờ] trường Pétrus Ký, những trang sách Nguyễn đình Toàn cũng là những vị ngọt đầu đời tôi nếm thử, để rồi nghiện trong suốt quãng đời còn lại. Những Áo mơ phai , những Con đường, những Tro than, những Giờ ra chơi, những Ngày tháng, và, những nhân vật không tên , hoặc có tên, chúng đã là một phần tâm hồn tôi, cái phần không thể dứt bỏ, dù muốn cái phần đã mang đến cho cuộc đời tôi , cả niềm vui lẫn nỗi buồn, mà, đã có lúc, tôi ước gì mình đừng bao giờ biết đến. Nhưng, cũng như vị ngọt của nụ hôn đầu đời, cũng như tình yêu mà không ai, không chưa một lần trải nghiệm, những trang sách của Nguyễn đình Toàn đã nhấn chìm nghỉm tôi, trong thế giới ẩm ướt của riêng ông, thế giới của những tâm hồn mơ ước được sống , như đó là một lý lẽ duy nhất để mình tồn tại.
---
* văn sĩ, nhà báo Nguyễn xuân Hoàng [1938 ? - ] tốt nghiệp Sư phạm , đâu đó vào khoảng 1962 ? , từng dạy ở Trung học Pétrus Ký (Saigon). Hiện định cư ở Hoa Kỳ. (BT)
Khi cầm trên tay 2 tập tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn đình Toàn, cùng với cảm giác bùi ngùi về cuộc đời mình, đồng thời, tôi khẳng định một điều với chính tôi, những quyển sách điện tử [ebook] của thế kỷ 21, sẽ không bao giờ thay được sách in trên giấy. Từ lâu nay, tôi mang theo người một vật bất khả ly thân, là cái máy đọc Nook, (...) [ bời thế] tôi cũng đã đọc được qua Web văn học - những tác phẩm in lại- trong đó, có 2 tiểu thuyết vừa [tái bản] của Nguyễn đình Toàn. Nhưng, hồi tưởng lại, dù ngày ấy ngẫu nhiên đọc, vì 'đói chữ', nhưng cảm giác lạ lẫm mà quen thuộc rất kỳ lạ này- chỉ có - khi tôi cầm 2 quyển sách còn thơm mùi giấy trên tay. (...)
Kính chúc ông giữ gìn sức khỏe, bồi thêm cho gia tài văn học & âm nhạc đồ sộ của mình .[]
t.vấn
(WEB T.VAN & BANHUU - USA )
----
vài dòng tiểu sử nha văn nguyễn đình toàn :
Sinh 19.11.1930 ( trước 1975, có bản chép sinh 1936) tại Gia lâm, ngoại vi Hà nội.
Đã in : Chị em Hải ( 1962), Những kẻ đứng bên lề ( 1964), Con đường ( 1967), Ngày tháng ( 1968), Phía ngoài ( 1969), Giờ ra chơi ( 1970), Đêm he ( 1970), Đêm lãng quên ( 1970), Không một ai ( 1971), Đám cháy ( 1971) ... WEB PHAYVAN
... [và tập thơ Mật đắng ( nxb Huyền Trân,Saigon xb năm ? ]
Nguyễn đình Toàn khởi viết văn ở Hà nội, từ thập niên 50, bạn viết thuở còn là học sinh, cùng với Dương vy Long, Nhật Tiến ( hiện ở Mỹ], Hà My [ ở Hà nội] ... , bút hiệu đầu đới, ký Tô hà Vân.
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
chuyện tình - love story - erich segal / bản việt văn: phan lệ thanh - 29
chuyện tình- love story - 29 - erich segal
ngày mới xuất bản, saigon 1974
chuyện tình - love story - erich segal
bản việt văn : phan lệ thanh
17
"Sản xuất trẻ con không dễ gì ! "
Tôi thấy thật mỉa mai, khi những kẻ trong những năm đầu mới biết đến tình dục, chỉ lo làm sao giữ, để bạn gái khỏi mang bầu (khi tôi mới bắt đầu, đồ nghề là bao cao su thông dụng ).; nay ngược lại, bị ám ảnh về việc làm sao để cô nàng thụ thai, thay vì ngừa.
Đúng, nó có thể trở thành một ám ảnh. Và nó có thể, khiến khía cạnh tuyệt diệu nhất của đời sống vợ chồng hòa hợp, mất và tự nhiên, bồng bột. Nghĩa là, phải xếp đặt tư tưởng ( 'xếp đặt' - thật là động tác nhạt nhẽo; nó gợi hình ảnh một cái gì máy móc ) - xếp dặt tư tưởng chung quanh cách làm tình, sao cho đúng tháng và dùng chiến thuật. ( "có lẽ, để đèn sáng mãi tốt hơn, phải không anh "). Nhưng, điều này làm mình khó chịu, ghê sợ và cuối cùng, kinh hãi.
Bởi vì, khi thấy sự hiểu biết thông dụng, và, những cố gắng bình thường, lành mạnh ( cho là như vậy) của mình không đưa đến thành công trong việc "tăng gia sản xuất " nhiều ý nghĩa đáng sợ, sẽ bắt đầu hình thành trong óc mình.
Bác sĩ Mortimer Sheppard nói với tôi, ngay hôm đầu tiên khi chúng tôi đến gặp ông, sau khi quyết định cần hỏi ý kiến chuyên môn. "' Olivier, chắc anh hiểu sự " không có con được", và, sự cường tráng không liên quan gì tới nhau '' --. ".-- "Anh ấy hiểu, bác sĩ ạ "
Jenny trả lời hộ tôi, vì, dù không bao giờ tôi nói ra, nàng vẫn biết rằng ý nghĩ là mình không có con được -- rằng có thể " tôi không có con được " -- sẽ tai hại cho tinh thần tôi vô cùng. Giọng nàng như ngầm nói, nếu có thể tìm ra một khuyết điểm nào, nàng hy vọng khuyết điểm đó sẽ thuộc về phần nàng. Nhưng , bác sĩ chỉ cắt nghĩa cho chúng tôi biết cái tệ hại nhất, trước khi nói tiếp , rằng rất có thể cả 2 chúng tôi đều bình
thường, và, có thể chúng tôi sẽ có con trong một ngày gần đây. Nhưng, dĩ nhiên chúng tôi phải trải qua một lô thí nghiệm trước đã. Khám nghiệm tất cả các bộ phận, các máy móc. ( tôi không muốn kể lại những chi tiết tỉ mỉ của lần khám nghiệm này ).
Cuộc khám nghiệm bắt đầu vào một ngày thứ hai, Jenny khám vào ban ngày còn tôi, thì sau giờ tan sở
( lúc đó ở sở, tôi đang bận việc vô cùng). Thứ sáu tuần đó, bác sĩ Sheppard gọi Jenny đến, vì lý do, cô y tá lầm lẫn một vài thứ và ông cần cho thử lại. Khi Jenny cho tôi biết chuyện này, tôi bắt đầu nghĩ rằng, có lẽ ông ta đã khám phá ra ... điều thiếu sót gì, ở nơi nàng chăng ?. Hình như, nàng cũng nghĩ vậy. Cái cớ cô y tá lầm lẫn gì đó, dễ hiểu quá mà !.
Khi bác sĩ Sheppard kêu điện thoại cho tôi ở sở, tôi đoán chắc ngay cái giả thuyết này là đúng. Tôi có thể ghé qua phòng mạch bác sĩ, sau khi tan sở không ? Khi biết đây, sẽ chỉ là cuộc nói chuyện tay đôi
( " sáng nay tôi có nói chuyện với bà Barrett rồi " ), vì tôi biết bà nghi là đúng. Jenny không có con được. Tuy nhiên, đừng vội tin, Olivier; hình như Seppard đã có lần nói rằng: hiện giờ đã có cách
chữa , vv...
Nhưng, tôi không sao chăm chú vào công việc được nữa, và, cũng không thể ngồi đợi tới 5 giờ chiều. Tôi gọi lại cho Sheppard và hỏi, liệu trưa nay tôi ghé qua có được không ? Ông ta bằng lòng.
Tôi hỏi hết sức rành mạch, khi vừa bước vào phòng, " Bác sĩ có biết lỗi là tại ai chưa ? " --" Không thể gọi đây l à' lỗi ' được Olivier ạ." -- " Thế, bác sĩ đã biết người nào trong 2 đứa chúng tôi ' không được bình thường' chưa ?" -- " Rồi, Jenny ".
Tôi đã sửa soạn trước để đón nhận tin này, nhưng, lời tuyên bố trắng trợn cũa vị bác sĩ vẫn làm tôi sững sờ. Không thấy ông nói thêm, tôi cho rằng ông muốn biết ý kiến tôi . "... không sao, chúng tôi sẽ nuôi con nuôi vậy. Điều quan trọng là chúng tôi vẫn yêu thương nhau, phải vậy không, bác sĩ ? ".
Lúc đó, ông mới cho tôi biết, " Olivier, bệnh tình Jenny trầm trọng hơn thế nhiều. Jenny hiện đang đau
nặng " --" Ông làm ơn định nghĩa giùm tôi chữ 'đau nặng', là sao ?" -- " Vợ anh sắp chết ". -- " Vô lý thật ! ". Và tôi chờ, nghe vị bác sĩ đính chính lại, " đây chỉ là trò đùa ác ôn thôi !'." -- "... bà ấy sắp chết rồi, thật đấy . Tôi rất buồn phải báo tin này cho anh".
Tôi nhất quyết là ông nhầm -- hay là, cô y tá ngẩn ngơ kia đã lẫn lộn, đưa ông bác sĩ coi bản rọi kiếng cũ vứt đi, chăng ? Bác sĩ Sheppard tỏ vẻ không thông cảm, và cắt nghĩa, ông đã thử máu cho Jenny tới 3 lần rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa. Dĩ nhiên là bác sĩ sẽ phải giới thiệu chúng tôi -- tôi và Jenny -- đến gặp một chuyên viên phân tích máu. Bác sĩ định đề nghi vậy. Tôi khóc tay ra hiệu cho ông ta ngừng. Tôi muốn được yên lăng một phút. Yên lặng để thấm thía một tin buồn. Bỗng nhiên nhớ ra một điều, " Thế, bác sĩ nói với Jenny làm sao ?" -- ' Rằng, cả 2 anh chị đều bình thường "." -- " Jenny có tin vậy không ?" --
" Chắc là tin". -- " Bao giờ mới nên nói cho nàng biết?" -- " Như tình trạng bây giờ, tôi để tùy
anh " --" Tùy tôi, Trời ! ờ tình trạng này, tôi thấy thở cũng còn không nổi ? ".
Vị bác sĩ giải thích, bệnh ung thư máu mà Jenny mắc phải, chỉ có thễ chữa lấy lệ mà thôi. Tất cả những phương thuốc hiện nay, chỉ có thể làm cho đỡ đi, hoặc là kéo dài thời gian sống sót, nhưng không thể triệt được bệnh. Vì thế, tùy tôi, muốn cho Jenny biết lúc nào thì tùy. Vậy thì, bác sĩ Sheppard có thể thư thả, trước khi bắt đầu chữa bệnh cho Jenny. Nhưng lúc đó, tôi chẳng thể nghĩ được gì, hơn là, sao cuộc đời này khốn nạn, bẩn thỉu đến vậy được !
" Nàng Jenny của tôi chỉ 24 tuổi thôi ".
Hình như, tôi đã quát vào mặt bác sĩ, thì phải Ông ta nhẫn nại, gật đầu, đủ biết thừa là Jenny bao nhiêu tuổi; đồng thời, ông cũng hiểu tôi đang bị dày vò, khổ sở như thế nào ? Sau cùng, tôi thấy mình không thể ngồi ù lì trong phòng ông ta mãi được . Tôi hỏi ông xem tôi phải làm gì bây giờ. Bác sĩ Sheppard khuyên tôi , nên làm như không có gì xảy ra, càng lâu càng tốt.
Tôi cảm ơn bác sĩ, rồi ra về.
Như không có gì xảy ra !
Như không có gỉ xảy ra !!!
Như không có gì xảy ra !!!.
( còn tiếp )
erich segal
PHAN LỆ THANH dịch
( Sđd: tr. 164- 170 )
ngày mới xuất bản, saigon 1974
chuyện tình - love story - erich segal
bản việt văn : phan lệ thanh
17
"Sản xuất trẻ con không dễ gì ! "
Tôi thấy thật mỉa mai, khi những kẻ trong những năm đầu mới biết đến tình dục, chỉ lo làm sao giữ, để bạn gái khỏi mang bầu (khi tôi mới bắt đầu, đồ nghề là bao cao su thông dụng ).; nay ngược lại, bị ám ảnh về việc làm sao để cô nàng thụ thai, thay vì ngừa.
Đúng, nó có thể trở thành một ám ảnh. Và nó có thể, khiến khía cạnh tuyệt diệu nhất của đời sống vợ chồng hòa hợp, mất và tự nhiên, bồng bột. Nghĩa là, phải xếp đặt tư tưởng ( 'xếp đặt' - thật là động tác nhạt nhẽo; nó gợi hình ảnh một cái gì máy móc ) - xếp dặt tư tưởng chung quanh cách làm tình, sao cho đúng tháng và dùng chiến thuật. ( "có lẽ, để đèn sáng mãi tốt hơn, phải không anh "). Nhưng, điều này làm mình khó chịu, ghê sợ và cuối cùng, kinh hãi.
Bởi vì, khi thấy sự hiểu biết thông dụng, và, những cố gắng bình thường, lành mạnh ( cho là như vậy) của mình không đưa đến thành công trong việc "tăng gia sản xuất " nhiều ý nghĩa đáng sợ, sẽ bắt đầu hình thành trong óc mình.
Bác sĩ Mortimer Sheppard nói với tôi, ngay hôm đầu tiên khi chúng tôi đến gặp ông, sau khi quyết định cần hỏi ý kiến chuyên môn. "' Olivier, chắc anh hiểu sự " không có con được", và, sự cường tráng không liên quan gì tới nhau '' --. ".-- "Anh ấy hiểu, bác sĩ ạ "
Jenny trả lời hộ tôi, vì, dù không bao giờ tôi nói ra, nàng vẫn biết rằng ý nghĩ là mình không có con được -- rằng có thể " tôi không có con được " -- sẽ tai hại cho tinh thần tôi vô cùng. Giọng nàng như ngầm nói, nếu có thể tìm ra một khuyết điểm nào, nàng hy vọng khuyết điểm đó sẽ thuộc về phần nàng. Nhưng , bác sĩ chỉ cắt nghĩa cho chúng tôi biết cái tệ hại nhất, trước khi nói tiếp , rằng rất có thể cả 2 chúng tôi đều bình
thường, và, có thể chúng tôi sẽ có con trong một ngày gần đây. Nhưng, dĩ nhiên chúng tôi phải trải qua một lô thí nghiệm trước đã. Khám nghiệm tất cả các bộ phận, các máy móc. ( tôi không muốn kể lại những chi tiết tỉ mỉ của lần khám nghiệm này ).
Cuộc khám nghiệm bắt đầu vào một ngày thứ hai, Jenny khám vào ban ngày còn tôi, thì sau giờ tan sở
( lúc đó ở sở, tôi đang bận việc vô cùng). Thứ sáu tuần đó, bác sĩ Sheppard gọi Jenny đến, vì lý do, cô y tá lầm lẫn một vài thứ và ông cần cho thử lại. Khi Jenny cho tôi biết chuyện này, tôi bắt đầu nghĩ rằng, có lẽ ông ta đã khám phá ra ... điều thiếu sót gì, ở nơi nàng chăng ?. Hình như, nàng cũng nghĩ vậy. Cái cớ cô y tá lầm lẫn gì đó, dễ hiểu quá mà !.
Khi bác sĩ Sheppard kêu điện thoại cho tôi ở sở, tôi đoán chắc ngay cái giả thuyết này là đúng. Tôi có thể ghé qua phòng mạch bác sĩ, sau khi tan sở không ? Khi biết đây, sẽ chỉ là cuộc nói chuyện tay đôi
( " sáng nay tôi có nói chuyện với bà Barrett rồi " ), vì tôi biết bà nghi là đúng. Jenny không có con được. Tuy nhiên, đừng vội tin, Olivier; hình như Seppard đã có lần nói rằng: hiện giờ đã có cách
chữa , vv...
Nhưng, tôi không sao chăm chú vào công việc được nữa, và, cũng không thể ngồi đợi tới 5 giờ chiều. Tôi gọi lại cho Sheppard và hỏi, liệu trưa nay tôi ghé qua có được không ? Ông ta bằng lòng.
Tôi hỏi hết sức rành mạch, khi vừa bước vào phòng, " Bác sĩ có biết lỗi là tại ai chưa ? " --" Không thể gọi đây l à' lỗi ' được Olivier ạ." -- " Thế, bác sĩ đã biết người nào trong 2 đứa chúng tôi ' không được bình thường' chưa ?" -- " Rồi, Jenny ".
Tôi đã sửa soạn trước để đón nhận tin này, nhưng, lời tuyên bố trắng trợn cũa vị bác sĩ vẫn làm tôi sững sờ. Không thấy ông nói thêm, tôi cho rằng ông muốn biết ý kiến tôi . "... không sao, chúng tôi sẽ nuôi con nuôi vậy. Điều quan trọng là chúng tôi vẫn yêu thương nhau, phải vậy không, bác sĩ ? ".
Lúc đó, ông mới cho tôi biết, " Olivier, bệnh tình Jenny trầm trọng hơn thế nhiều. Jenny hiện đang đau
nặng " --" Ông làm ơn định nghĩa giùm tôi chữ 'đau nặng', là sao ?" -- " Vợ anh sắp chết ". -- " Vô lý thật ! ". Và tôi chờ, nghe vị bác sĩ đính chính lại, " đây chỉ là trò đùa ác ôn thôi !'." -- "... bà ấy sắp chết rồi, thật đấy . Tôi rất buồn phải báo tin này cho anh".
Tôi nhất quyết là ông nhầm -- hay là, cô y tá ngẩn ngơ kia đã lẫn lộn, đưa ông bác sĩ coi bản rọi kiếng cũ vứt đi, chăng ? Bác sĩ Sheppard tỏ vẻ không thông cảm, và cắt nghĩa, ông đã thử máu cho Jenny tới 3 lần rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa. Dĩ nhiên là bác sĩ sẽ phải giới thiệu chúng tôi -- tôi và Jenny -- đến gặp một chuyên viên phân tích máu. Bác sĩ định đề nghi vậy. Tôi khóc tay ra hiệu cho ông ta ngừng. Tôi muốn được yên lăng một phút. Yên lặng để thấm thía một tin buồn. Bỗng nhiên nhớ ra một điều, " Thế, bác sĩ nói với Jenny làm sao ?" -- ' Rằng, cả 2 anh chị đều bình thường "." -- " Jenny có tin vậy không ?" --
" Chắc là tin". -- " Bao giờ mới nên nói cho nàng biết?" -- " Như tình trạng bây giờ, tôi để tùy
anh " --" Tùy tôi, Trời ! ờ tình trạng này, tôi thấy thở cũng còn không nổi ? ".
Vị bác sĩ giải thích, bệnh ung thư máu mà Jenny mắc phải, chỉ có thễ chữa lấy lệ mà thôi. Tất cả những phương thuốc hiện nay, chỉ có thể làm cho đỡ đi, hoặc là kéo dài thời gian sống sót, nhưng không thể triệt được bệnh. Vì thế, tùy tôi, muốn cho Jenny biết lúc nào thì tùy. Vậy thì, bác sĩ Sheppard có thể thư thả, trước khi bắt đầu chữa bệnh cho Jenny. Nhưng lúc đó, tôi chẳng thể nghĩ được gì, hơn là, sao cuộc đời này khốn nạn, bẩn thỉu đến vậy được !
" Nàng Jenny của tôi chỉ 24 tuổi thôi ".
Hình như, tôi đã quát vào mặt bác sĩ, thì phải Ông ta nhẫn nại, gật đầu, đủ biết thừa là Jenny bao nhiêu tuổi; đồng thời, ông cũng hiểu tôi đang bị dày vò, khổ sở như thế nào ? Sau cùng, tôi thấy mình không thể ngồi ù lì trong phòng ông ta mãi được . Tôi hỏi ông xem tôi phải làm gì bây giờ. Bác sĩ Sheppard khuyên tôi , nên làm như không có gì xảy ra, càng lâu càng tốt.
Tôi cảm ơn bác sĩ, rồi ra về.
Như không có gì xảy ra !
Như không có gỉ xảy ra !!!
Như không có gì xảy ra !!!.
( còn tiếp )
erich segal
PHAN LỆ THANH dịch
( Sđd: tr. 164- 170 )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)