Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

nhân lễ phục sinh 2014, nhớ Rp. nguyễn ngọc lan [1930 -27- 2- 2007] : đối thoại với một nữ tu cácmêlít ?

hẹn thắp lên 
nguyễn ngọc lan-
nxb trình bày- strasbourg-
Saltk lake city, 2000


          đối thoại với một nữ tu cácmêlít?
                bài viết: Rp nguyễn ngọc lan



  
tp. Hồ chí Minh, ngày 12 tháng Mười, 1981


Kính gửi ông Hoàng phủ Ngọc Tường
hội Nhà Văn
Huế


Kính Anh,

Bài "Đối thoại với một nữ tu cácmêlít?" của Anh [tác giả viết   hoa] đăng trên báo Tuổi trẻ, số đề ngày 7.10.1081, tôi đã được hân hạnh đọc.  Nếu phải có ý kiến về những bài, như từ bài
 "Những bộ mặt..." của 'cụ' Nguyễn khánh Toàn, đăng trên tạp chí Văn học(số 41-1978)- tôi gọi' cụ'- vì lẽ kính lão đắc thọ, chứ ngoài ra, từ 'cụ' không còn nặng lắm, sau một bài như thế . Tuy tôi cũng xin thú thật, là cho đến nay, cầm tới số tạp chí Văn học ấy, đến cả chục lần, nhưng, tôi chỉ mới đủ can đảm, đọc hết 4 chú thích của bài " Những bộ mặt..." thôi - cho đến bài "Đối thoại với một ...", hoặc về nhiều, khá nhiều đoạn sách, bài báo, liên quan tới tôn giáo, nhất là Công giáo, thì phải mất quá nhiều giấy, điều[này] trái với nghĩa vụ tiết kiệm giấy. Và, khó đi tới đâu, đối với một kẻ, vốn là chủ bút một tờ báo "đã hoàn thành nhiệm vụ",  từ cuối năm 1978, sớm nhất *.  Cho nên, tôi chưa hề làm công việc đó. Riêng lần này, tôi xin viết mấy dòng gửi tới Anh , chỉ vì chút nợ tình cảm - hay cảm tình -  đã lỡ mắc riêng Anh, từ cuối những năm 60.)
---
 * nguyên tổng biên tập báo 'Đứng dậy', bị rút giấy phép , tác giã tự giễu, báo đã' hoàn thành nhiệm vụ'.(BT)

Tôi xin miễn, khỏi đi vào nội dung bài báo, mà, chỉ xin đưa ra vài nhận xét bên lề, như sau đây :

- Anh đã cố tình nhắc tới 'Dialogues des carmélites' của Bernanos. Điều đó cũng tốt thôi.  Chỉ tiếc rằng Anh đừng nói gì thêm về tác phẩm của Bernanos, chứ Anh giới thiệu nó, như đã giới thiệu ở chú thích 1 ["nhân vật chính của vở kịch này , Blanche là cô gái yếu đuối, sợ hãi trước cuộc sống, đã vào dòng tu Carmen, [rồi] chạy trốn, cuối cùng đã chọn cái chết tử đạo"]- thì tôi có cảm tưởng lối giới thiệu này na- ná giống, như khi có người thiển cận nào giới thiệu bài " Đối thoại với một ..." của Anh , mà, phán rằng "hai ông và một bà nói chuyện với nhau".  Không biết tới hay không, nhắc tới một nhân vật hay một nhân tố, chủ chốt/ và chủ động thật trong 'Dialogues des carmélites', thì qủa là tội nghiệp cho Bernanos quá chừng.  Chưa kể là bảo Blanche "cuối cùng đã chọn cái chết tử đạo", thì, chẳng khác gì cho Bernanos đi đầu xuống đất đó, thưa Anh.  Một ý lực trong 'Dialogues', chính là cái chết tử đạo cuối cùng đã chọn Blanche, chứ hoàn toàn không phải ngược lại.  'Ai hiểu nổi thì hãy lo hiểu lấy'. 
(Mathieu: 19,12).

2- Anh nhại lại tên tác phẩm của Bernanos thành "Đối thoại với một nữ tu cácmêlít" thì cũng phải thôi.. Nhưng, tôi e rằng các mặt không phải, có lẽ còn nhiều hơn :

a) vấn đề của Bernanos không phải là chính ông ấy đối thoại với một, hay những nữ tu carmélites, vì,hẳn các nữ tu dòng carmélites này tha hồ đối thoại với nhau .   ( tuy bài của Anh bảo họ là 
' những cái bóng thinh lặng'.)

b) ' một nữ tu cácmêlít " - cứ cho đi là Bà Thơm có quyền phát biểu với tư cách 'một nữ tu cácmêlít' , vì, hẳn các nũ tu Dòng Kín chẳng kỳ kèo với Anh về chuyện đó làm gì- của Anh đúng là 
'mốt' thiệt.  Còn 'đối thoại' thì có 'đối thoại', nhưng, chỉ là đối thoại giữa Bà Thơm với Anh, và, với ông bạn của Anh.  Chứ 'đối thoại giữa Bà ấy với các nữ tu carmélites' khác, thì hòan toàn không có, và, khó có trên báo quá.  Vậy, nếu đối thoại thực sự và không gian lận với tác phẩm của Bernanos, và, nếu đứng về phương diện các nữ tu Dòng Kín, thì,'độc thoại của một nữ tu cácmêlít'  mới là phải đạo.

3- Cuối cùng, về chuyện 'thánh Têrêxa Cả...', người thành lập dòng Carmen' ở chú thích 2 ) , thì không biết Anh đã căn cứ vào đâu mà viết như thế.  Nếu là căn cứ vào sự hiểu biết của' một nữ tu cácmêlít', thì anh nên xin Bà ấy, từ nay, chỉ nên nói chuyện gì khác, vì, đã quên cả những chuyện sơ đẳng của Dòng Carmen rồi đó.  Còn, nếu căn cứ vào việc nghiên cứu riêng của Anh, thì, tôi xin phép giới thiệu Anh, thêm một cuốn từ điển phổ thông, vẫn tiện dụng cho những ai cần nói chuyện bên tây : Nouveau Petit Larousse chẳng hạn, ấn bản 1972, tr. 1731, cuối cột 1 ( cụ Nguyễn khánh Toàn cũng hẳn vì nghiên cứu sâu rộng, nghiêm chỉnh quá, nên  quên tra Nouveau Petit Larousse, ở mục ' Gooebel' , trước khi viết chú thích 3 ).  Đó là về Terêxa Cả.  Còn về chính vấn đề ai  đã 'thành lập dòng Carmen', thì, để an ủi Anh và Bà Thơm, tôi xin tiết lộ với Anh, một điều không bí mật gì trong lịch sử Công giáo : ngày xưa bản thân thánh Têrêxa Cả đã không biết là ai, và, ngày nay từ các nữ tu Dòng Kín ở đây cho đến giáo chủ Gioan Phaolô II , cũng vẫn chẳng tài nào biết được là ai. Thế là chúng ta chẳng phải lo ai chê cười mình, mà, phải làm cái việc râu ông nọ cắm cằm bà kia, anh Hoàng phủ Ngọc Tường ạ.

Tôi chỉ xin có vài ý kiến như thế thôi.  Nhưng cứ như vậy, Anh cũng dư hiểu, tại sao tôi đã xin miễn đi vào nội dung bài của Anh, để khỏi làm mất thì giờ của Anh - và của tôi - hơn nữa.

Dẫu sao, trước khi chấm dứt lá thư này, tôi cũng muốn thưa lại lần nữa với Anh, rằng, sở dĩ tôi đã có ý kiến với Anh, chứ không phải vì bài 'Đối thoại với một ...'- là một trường hợp phi thường gì đến nỗi phải kinh ngạc.  Ngay cả khi ở trong cuốn ' Lịch sử Việtnam' có vẻ là công trình tập thể đáng tin cậy, mà, Alexandre de Rhodes còn được gán cho một câu { được ghi lại trong ' 2 dấu nháy nháy' hẳn hiên ("), không hề có xuất xứ được viện dẫn một cách có vẻ khoa học.  Thì, còn ngạc nhiên gì, về những chuyện nói không có sách - hay có sách cũng bằng không - mách không có chứng làm chi cho vất vả.

Tôi mong rồi đây , sẽ được hân hạnh đọc, ít nữa là, từ ngòi bút của Anh, những bài không thuộc loại dễ dãi như thế nữa. Vấn đề không phải là vì những người kitô-giáo chúng tôi e ngại sự phê phán.  Bản thân tôi suốt bao nhiêu năm trời, vẫn khuyến khích sự phê phán, khuyến khích những anh chị em đồng đạo 'yếu đuối',đừng ngại phê phán, và, chính mình đã sốt sắng làm công việc phê phán. ít nữa là bao lâu trong giáo hội tôi, người ta còn có điều kiện để 'đối thoại' với tôi, phê phán với tôi, phê phán tôi nữa. Một tập thể như giáo hội Công giáo, mà có tồn tại, và, lành mạnh được, là một phần nhờ, suốt 20 thế kỷ, vẫn được phê phán thường xuyên, từ bên trong cũng như bên ngoài.  Sự phê phán rất nhiều khi, đã được viết bằng máu, nước mắt, và không kể mồ hội.  Nhưng chỉ giúp ích thực sự, là, sự phê phán nghiêm chỉnh, sâu sắc, thấu đáo.  Có như lưỡi dao giải phẫu đụng tới tận tin gan như thế, và chấp nhận bị anh em đồng đạo trách là 'thiếu bác ái' vv...- nhưng, chưa hề phải ân hận , vì đã làm như thế.Chứ sự phê phán dễ dãi, để khỏi phải nói là'rẻ tiền', thì thật vô duyên, vô vị, lại vô ích nữa. Khi đã chia xẻ cùng một đức tin, với những người từ dốt nát nhất, hay đơn mọn nhất 'trước mắt thế gian' như Blanche,nhân vật chính của Dialogues des carmélites, cho đến những người như Phaolô, Augustinus, Louis de Broglie, vv..., chúng tôi có thể tin, vì, những gì lớn hơn mọi thứ lập luận dễ dãi,vì lẽ, cũng không phải những thứ lập luận dễ dãi kia có thể làm phiền cho đức tin đó. Những luận điệu dễ dãi chỉ sinh chán ngán , hay buồn tẻ,  giả sử, như trên một sân cỏ, mà những cầu thủ mang giầy đinh đá với những cầu thủ chạy chân đất, lại còn ham đá vào chân, vào cẳng nhau , là vì, sẵn cái tội sính coi đá bóng - và - từ ít lâu nay tờ báo Tuổi trẻ đang được bán nhiều tại sân Thống nhất.

Thân chúc các Anh vạn hạnh .

nguyễn ngọc lan

( Sđd : tr. 38-41)

Lời dẫn.  Cuốn này, tuy đề nhà xuất bản Trình bày Strabourg- Salt lake City - ( thi sĩ Diễm Châu (Phạm văn Rao : 1937- 2006)chủ trương). Nhưng, tác giả không xin cấp phép, 'sách  tự in, tự bán', lại bán rất chạy  ở các  nhà thờ, dòng tu Công giáo.

Nơi trang 3, tác giả ghi tặng,
'  Mến tặng Anh Chị Thế Phong - Cùng hẹn thắp lên một ban mai lành sạch, chgo các cháu nội, ngoại của Anh Chị- Xuân 2001-
     nnl
( ký tên ). 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét