Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : trần kim tuyến / lãng nhân . nxb ziên hồng / zieleks usa 1997.- kỳ thứ 28

nhớ nơi kỳ ngộ  28- - lãng nhân
nxb ziên hồng- zieleks / 1997

                                              trần kim tuyến:
             'cái người nhỏ nhắn ở trong Dinh ...'
                                                            bài viết : lãng nhân


- thời Ngô đình Diệm, nghe tên bác sĩ Tuyến, người nghe sửng sốt, vì đó là 'ông trùm mật vụ', bắt người rồi thả, hoặc thủ tiêu trôi sông , mấy hồi !.  Báo chí quốc tế gọi là 'người nhỏ nhắn trong dinh Độc lập' , từng cộng sự viên với nhóm Tinh việt văn đoàn , chủ soái, Phạm đình Tân, chủ báo Văn đàn. Có những tên'văn thám nằm vùng'như cô Phương Thảo [Vũ Hạnh] đã'mượn oai hùm rung cây nhát khỉ', viết bài điểm sách hạ đối thủ ... 

-lãng nhân :"..cái người nhỏ nhắn trong Dinh" mà mấy chục năm trước, hễ nghe tên,nhiều vị sởn tóc gáy ... -  và năm 1985 ở Cambridge-  có tiếng gõ cửa, ra mở cửa,tôi sửng sốt, người khách lạ nhỏ nhắn kia, tự xưng tên  "Trần kim Tuyến"...

- sau 30-4-75 tay trùm mật vụ bị kẹt lại Saigon, được 1 tay trùm điệp báo nằm vùng dẫn lối trốn thoát- nay làm chủ một lữ quán All Seasons gồm 10 phòng tề chỉnh...bên kia dành cho gia đình : nhạc mẫu trên 80, trai út học kiến trúc, còn 2 anh, 2 chị làm ở tỉnh xa ...

- Lãng Nhân tôn vinh tên trùm mật vụ , "khi ở giới quyền uy không hống hách không màng tư lợi, ...sồng khiêm tốn.." - điều này có đúng vậy không ?? xin mời đọc lời phản biện của người biên tập.  


Hồi tôi mới  định cư tại một tỉnh nhỏ ở nước Anh, đời sống tạm yên, chỉ buồn là nơi đây không tìm mua được sách và báo việt ngữ, thỉnh thoảng mới được bạn ở Mỹ, Canada hay Pháp gửi cho vài tạp chí, nên, không theo dõi , cập nhật như mình muốn, những diễn biến về tình trạng đồng hương nơi hải ngoại.

Một hôm có được tập Quê mẹ ( số 45, tháng 1- 1981), thấy cái tự Miền lệ xanh, củ một ông Nguyễn nào đó, ngỡ chỉ la một loại  truyện ngắn trữ tình, không cần đọc ngay.  Thế rồi, ngồi buồn mới tẩn mẩn mới giở lại xem 3 chữ Miền lệ xanh, thú cái nghĩa gì, thì chán quá, đây chỉ là mấy trang tiếp theo đoạn đầu đăng trong số 44 mà mình không có ... Mà, thôi, cũng đọc chơi cho qua lúc cô liêu này.

Một cột rưỡi rồi, không có gì rùng rợn.  Vài dòng sau, bỗng một đoạn rất ư là bắt mắt..


Mùa xuân 1962, khi chế độ Ngô đình Diệm đang ở đoạn mở đầu của cơn lốc chính trị sắp tới.   Hữu gặp một con người bí ẩn nổi tiếng nhất của chế độ đó, con người mà báo chí Mỹ thời đó nhắc tới bằng chữ
 " the little man in the Palace " ( cái người nhỏ nhắn trong Dinh).

"... Hữu đã nghe thấp thoáng rất nhiều chung quanh con người này, " những nhân viên trong một mạng lưới chằng chịt, mặc âu phục , lái xe díp dân sự, súng tiểu liên để dưới chân, đi về các tỉnh liên lạc vận động mọi thứ, với nhiều danh nghĩa : những con đường nghiệp vụ, nha phiến, vàng, khắp vùng Đông dương và Đông nam Á, những cơ sở báo chí, đoàn thể  và văn hoá chống cộng của miền Nam; những cơ quan bí mật trong các biệt thự của những chuyên viên liên lạc ngành tình báo người Đài loan.

Chiếc traction đen  của Sở Nghiên cứu chính trị & xã hội đưa  Hữu vào vườn sau dinh Độc lập, nơi văn phòng bác sĩ Trần km Tuyến..  Lúc này, ông đang ngồi sau bàn giấy, hí hoáy ghi chép/.   Ông ngẩng đầu mỉm cười chào Hữu: vầng trán cao, nét mặt xanh xao, khắc khổ, thông minh, như pha lẫn sắc diện một nhà khổ tu với một cán bộ cách mạng.   Nói chuyện từ tốn, khúc chiết, nhẹ nhàng, tỏ ra am tường.

Hữu nghe nói về " một đường lối thông tin trong khuôn khổ chính sách quốc gia" như nghe một chuyển mạch ý thức, hành động giữa 2 thế hệ trí thức cận kề nhau của một miền Nam không cộng sản.. Hữu hình dung qua người đối diện, cả những [thành tích][ khu Công giáo Phát diệm, Bùi chu trên đất Bắc, trước khi đất nước chia đôi...' - Ông nhẹ nhàng nói, "  Chúng ta có ra khỏi đất nước, cũng không phải là ' để trở thành những kẻ 'apatrides' mà là ' để tiếp tục xây dựng lại một cái gì ' . Đó  là cuối năm 1962, -   câu nói đó của con người, trong tuổi sinh sinh viên, đã dịch quyển ' Định mệnh con người '/ Lecomte de Nouy , sau này vẫn phảng phất trong ký ức Hữu những đêm lưu vong ở hải ngoại.  Những mưu đồ xây dựng lại miền Nam độc lập và không cộng sản đều thất bại, vì, dân tộc Việt nam trong thê kỷ này phải đối phó cùng một lúc, với những thế lực duy vậy vĩ đại của phương tây : " cộng sản & tư bản " - khiến người dân việt bị dìm từ đau thương này qua khổ nhục khác, từ mất mát này qua vong thân khác. ..".

Tôi vốn  có cái tật không quan tâm  mấy đến chính trị, mặc dầu, có nhiều bạn hoạt động trong chiến truồng, đôi khi gặp nhau, trong hương trà, khói thuốc, tôi chỉ nghe lõm bõm những mưu đồ vì chính sách, những mánh khóe về tình báo, mà, không để ý, vì thầm yêu cái dại của cụ [Nguyễn công] Trứ :

                                             Nghĩ mình hay nhịn cho nên dại
                                             Thấy kẻ nhiễu điều cũng hết khôn  (*)
---- 
* Nguyễn công Trứ / bài " Thói đời " ( vì thòi đời nên phải chịu luồn  ). 

Vậy mà xem xong đoạn báo chép trên đây, tôi không khỏi giật mình " cái người nhỏ nhắn trong Dinh" mà, mấy chục năm  trước, hễ, nghe tên là nhiều ông 'sởn gai ốc', lại có thể hiền khô như vậy, được sao ?  Khó tin được lời nhà báo, , nên tuy có nghe rằng ' người lừng lẫy này'  cư ngụ ngay tại Cambridge cận kề, mà vẫn không muốn làm quen, trong khi ở chốn cô liêu, mình cũng cần có bạn cho khuây khỏa .  Thế rồi, không hên mà nên : một buổi trưa mùa xuân năm 1985, nghe tiếng gõ cửa, tôi ra mở, bỡ ngỡ, thì, người khách lạ tự xưng " Trần kim Tuyến".  Tôi sửng sốt, vì đây là lần đầu tiên tôi  giáp mặt ông.

Song, chỉ một tích tắc sau, bao nhiêu thắc mắc tiêu tan  hết, qua ít câu mưa nắng xã giao, phong cách của ông bà Tuyến gây trong tôi một thiện cảm thích thú, thái độ xuề xòa của ông, với vẻ rẽ ràng thùy mị của bà, làm cho cuộc gặp gỡ dễ dàng trở nên thân mật.

Một tuần sau, chúng tôi xuống đáp lễ, lân la trò chuyện, mới hay lữ quán  All Seasons  mà ông bà chủ trương,, gồm 2 lớp.  Một bên 10 căn phòng tề chỉnh, bên kia dành cho gi đình, gồm cả cụ nhạc mẫu ngoài 80, cùng cậu Út đang học kiến trúc, còn 2 anh và chị cậu đã tốt nghiệp đại học, đi làm ở tỉnh xa.  Nơi lữ quán, ngòi việc nội trợ và sổ sách, thỉnh thoảng bà Tuyến còn dạy miễn phí cho mấy con người bạn ôn tập tiếng anh,  va pháp ngữ,  bởi hồi xưa,  bà là một giáo sư sinh ngữ.  Các việc sắp xếp, thu vén, thì ông Tuyến đảm nhiệm, ới sự đỡ tay của một  tay lao công người bản xứ phụ công việc nặng nhọc.

Sau 10 năm nai lưng ra điều khiển, nay đã là chủ sở hữu 2 bất động sản đáng giá gấp 10 lần khi mua, sao không bán đi để dưỡng già cho nhàn hạ nhỉ ?   Ông cũng như bà đều nói, ở không sẽ buồn, thà bận bịu cho khuây  nỗi còn tốt hơn.

Còn muốn hiểu tại sao xuất thân y khoa , ông Tuyến lại chuyên về mật vụ, thì, có bạn cho hay : Khi vừa xong củ nhân luật khoa và y khoa bác sĩ  , chưa tính hành nghề, thì gặp ngay cảnh chia đôi đất nước, phải di cư vào Nam. Lúc này chế độ [Ngô đình Diệm] đang gặp khó khăn, tình cờ có người giới thiệu với người đương lộ, bèn, được giao ngay cho mọi công việc, có vẻ thách thức khả năng mình, bèn nức lòng phụ trách, thử lửa một phen .  Thế rồi ' cuốn theo chiều gió ', mải mê theo nhiệm vụ, không còn nghĩ đến thuốc men nữa ...

Sau này, trong một bước lưu vong, một bạn thân già đời nơi văn phòng thượng đỉnh  [ cựu phó đổng lý Đoàn Thêm - BT), thủ thỉ cho biết: nhiều vụ gay go, người cầm quyền hay bực tức, không muốn ra mặt, nên giao cho ông Tuyến đứng ar gỡ mối, vì biết ông Tuyến thông minh, lại mềm dẻo, sẽ hoá giải mọi chuyện êm đẹp. Quả nhiên, ' người nhỏ nhắn'  này đã thành công trong nhiều trường hợp.  Bất đồ, một  việc tranh chấp lớn đột nhiên xảy ra, ông tuyến đã ra công giàn xếp, tường sắp êm chuyện, không ngờ tiếng gà mái gáy trưa hồng làm sụp  hết, chế độ tan hoang *, chính ông Tuyền cũng phải tránh né mà không thoát khỏi vong giam hãm.
----
*  ý nói bà  Ngô đình Nhu ( nhũ danh Trần lệ Xuân), sau, được văn sĩ Hoàng trọng Miên  đưa vào bộ tiểu thuyết 'Đệ nhất phu nhân' .[chữ in nghiêng, đậm của người biên tập] (BT)  

Từ khi quen ông {Trần kim Tuyến] ở  Anh quốc, mỗi lần tôi đến thăm, cùng nhau vui buồn thế sự, ông ta thu hình dưới cái vầng trán đồ sộ, làm tôi nhớ đến cái front monumental của Victor Hugo, ông ta tỏ ra am tường bao quát về thời cục cùng  các nhân vật nước nhà và cả nước ngoài, thật là cuộc mạn đàm lý thú.  Trước kia, tôi cứ tưởng chỉ có bà cựu giáo sư [vợ ông Tuyến]  hay ngâm nga thơ phú, dè đâu ông chồng cũng thường xét nét về văn chương * . Một hôm ông Tuyến thắc mắc mấy câu 9, 10 ở trong Cung oán ngâm khúc :

                                                     Trộm nhớ thuở gây hình tạo hóa
                                                     Vẻ phù dung một đoá hoa tươi ...
---
* Trần kim Tuyến vốn  là một y sĩ đại úy,  từng dịch  tác phẩm ' Định mệnh con người'/ Lecomte de Nouy, Tinh Việt văn đoàn xuất bản ở ngoài Hànội trước 1954.   Khi di cư vào Nam,  theo đạo Công giáo   được giới thiệu với ông cố vấn Ngô đình Nhu.   Còn ông trưởng nhóm Tinh viêt văn đoàn," thi sĩ " Phạm đìnhTân,  cũng dựa hơi nơi ông trùm mật vụ Tuyến, được làm chủ nhiệm tuần báo Văn đàn, được làm giám khảo văn chương Giải văn chương Tổng thồng VNCH, v.v... Nhóm này còn một thi sĩ [không trong ngoặc kép]  Phạm đình Khiêm  giỏi ngoại  ngữ,  ở lại trong nước, sau 30-4-75. Có thể đã qua đời, không kèn không trống, ít ai biết, vì , ông  đã rất  lớn tuổi . (BT)  

Sao mà lạ vậy! Tạo hóa mới gây hình cái bào thai, mà, sao đã thấy đẹp như [hoa] phù dung rồi !  Lại, cái câu :"  Song đã cậy má đào chém chết" : má của cô cung phi này đâu có lòe lọet thế,  như má cô đào lẳng trên sân khấu hát bội.   Gía má phơn phớt thay trau chuốt, có lẽ ưa nhìn hơn.  Điều mắt thấy. làm tôi quý mến ông [Tuyến] nhiều : hồi đi tị nạn, gia đình may mắn đưa được cụ nhạc mẫu sang Anh quốc.  Bà cụ bây giờ đã ngoài 70, theo Phật giáo và Lão giáo, ham mê đồng bóng, tính lại hay phiền trách vô cớ, vậy mà ông  con rể] hết lòng chiều chuộng, không một lời phàn nàn, mặc dầu chính mình và vợ con đều theo công giáo.*
-----
* dưới thời  Ngô đình Diệm, hầu hết công bộc cao cấp của  nhà Ngô, đều phải theo đạo Thiên chúa giáo. Một trường hợp khác, mẹ ruột tổng giám đốc thông tin Phan văn Tạo,cũng vậy, con theo công giáo " theo đạo lấy gạo  nuôi thân, nuôi vợ con , và nuôi cả  mẹ  " - còn mẹ ruột ông ta vẫn là tín đồ Phật giáo. (BT) 

Lại nữa, gia cảnh nào mà chẳng có lúc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, nhưng ở đây, những lủng củng đó sẽ dẹp đi hết, nhường chỗ cho một bản hòa tấu êm như ru.  Coi vậy, khi [Trần kim Tuyến] ở giới quyền uy, không hống hách, không màng tư  lợi, đến lúc phải sống trong khiêm tốn, không phiền lòng,  lại cần cù làm lại cuộc đời, nuôi dạy con, phong cách này hiếm thấy trong đời ly loạn *

(...) người biên tập tạm lược bỏ 2 trang  xướng họa thơ giữa  Đoàn Thêm, Trần kim Tuyến, và Lãng Nhân )
----
* điều này ong Phùng tất Đắc quá tôn vinh bạn ,theo cảm tính, không dễ khiến người đọc bị thuyết phục về   sự không mang tư lợi của một tay trùm mật vụ, dưới thời  độc tài Ngô đình Diệm  Nếu đúng như ông Lãng Nhân  cho Trần kim Tuyến  màng tư  lợi, hẳn khi di tản sang Anh quốc, không thể  nào có ngay một số  tiền  kếch xủ,  để , mua  ngay một nhà hàng gồm 10 căn  dùng làm khách sạn,  nhà hàng All seasons  ngay tại Cambridge được ?  [ những chữ  in nghiêng, đậm của người biên tập]  (BT) 
                                                                    ( kỳ chót: Nguyễn  mạnh Tường 

lãng nhân- phùng tất đắc.

( Sđd - tr. 209-  213

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét