Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn / hoàng vũ đông sơn/ văn uyển xuất bản - san josé, 2002

đi hoang/ hoàng vũ đông sơn
< www.  newvietart.com >


                                                       đi hoang
                                         tạp văn :  hoàng vũ đông sơn
  


                                                                 Hoàng Vũ Đông Sơn
                                                              ( họa sĩ X... phác họa chân dung-
                                          chụp ;ại  tư thất cố thi sĩ  ở Cư xá Thanh Đa ngày 2-2-2015)



                                                                tháng hai buồn đọc lại Lỗ Tấn
                                                                                     ( Văn Uyển xuất bản, San Jose 2002)


                                                                             họa sĩ Vị Ý ( bên phải) 
                                                                       (ảnh chụp ở Dalat 1961)


                                                                               Hoàng Vũ Đông Sơn
                                                                              (ảnh chụp lại trên Internet)


                                          trai qua: Thế Phong - Trần thị Bông Giấy
                                              - Hoàng Vũ Đông Sơn - Le ngộ Châu
                                ( ảnh TTBG- c hụp tại tư thất nguyên chủ nhiệm Bách khoa, Lê ngộ Châu)


đứng:  Thế Phong
ngồi: Thư Linh [i.e Đặng thị Lạc 1924-    ]
--X... + Hoàng Vũ Đông Sơn
 (ảnh Lữ quốc Văn)

Hoàng Vũ Đông Sơn ( bên phải)
 chụp chung với tác giả Trần ngọc Tự

Hoàng Vũ Đông Sơn (bên  trái) + Ý Nhi

                                                           một bức họa quý, hiếm  của VỊ Ý ...
                                               ( chụp tại tư thất cố  thi sĩ Hoàng Vũi Đông Sơn ngày 2- 2-2015-
                                                          - với ý thuận của góa phụ Nguyễn thị Thanh Phương.)

Với tôi , ngày nào cũng là ngày nghỉ, nhưng vẫn quen thói buổi trưa phải ngơi, dù là 15, 20 phút.  Cái đó đã thành cố tất của cả nhà.

Khởi đông rồi mà trời Saigon vẫn nắng như thiêu, vẫn mưa gió sụt sùi như mùa hạ. Với thời tiết khó thương như vậy, tôi thường bị vợ cấm trại tại nhà.  Lý do sống đã cơm rau đau mà không thuốc.  Nhưng buổi trưa nay, thì lại khác, ăn xong;  tôi đã mặc quần áo ra đứng ngoài hành lang; nhìn đồng hồ để chơ một ai đó.  Vợ tôi hỏi, cố ý châm chọc,  " Anh đi làm vướng, làm bá ,để mang bạc thước về  nha hay sao, mà giữa trưa nắng dày dày như thế này mà ra đường
 ư ?. " Tôi chưa kịp lên tiếng thì thằng con hớt lẻo, " Bố đi uống cà phê với bác Đỗ, lúc mẹ chưa về, bác Đỗ gọi điện thoại bảo bố chuẩn bị, bác đến ới, là đi ngay tới ' Thằng Bờm ', có người chờ. -- " Hỗn, sao con dám gọi người tương giao với bố, là 'thằng này, thắng nọ' , mẹ vả cho rụng răng ra bây giờ." -- " Không phải đâu mẹ ơi ! 'Thằng Bờm'  là tên một quán cà phê đấy." -- " Ở đâu?" -- " Bên kia Cù lao phố."

Quay sang tôi, vợ tôi nói giọng đầy khiêu khích, --" Đi mấy chục cây số, chỉ để uống ly cà phê thôi sao.  Bộ uống xong là được 'khước', rồi anh em ông trở thành quận công, tể tướng cả hay sao, mà ghê gớm thế !?. Nghe nói bác Đỗ đang sửa hay làm nhà mới chi đó, bác vẫn 'đi hoang' thế à ? Thật chỉ khổ cho bác gái và mấy cháu. " Làm nhà thì cứ làm/  Còn ông? ông vẫn tà tà đi chơi." Không ngờ vợ tôi cũng xuất khẩu thành thi - thay vì trả lời, tôi nối đuôi 2 câu, " Đi chơi cho sướng cái đời/  Không chơi thì để cuộc đời làm chi!".

Tiếng xe Honda rồ máy [ở dưới đường rồi].  Tiếng còi chát chúa như còi ô-tô vang vọng.  Trời thì nắng chang chang, tôi bước xuống lầu, để đi về hướng mặt trời mọc.  Con đường này tôi vẫn đi - ngày anh Nguyễn còn ở nhà - gần như buổi nào, tôi cũng cùng anh xuôi ngược, để đi thăm ông thân sinh anh trổ bệnh. Đó là lý do chính, nhưng lý do phụ,  còn phấp phới hấp dẫn hơn nhiều - ở các lần lên núi, xuống biển để giải tỏa- cái mà thời thượng gọi là bức xúc

Qua cầu Bình triệu, chiếc xe [gắn máy] lồng lộn lên như ngựa vía,  phi nước đại. Tính anh Đỗ vẫn vậy, bất chấp tất cả.  Tôi đã bị ảnh hương anh từ ngày còn nhỏ.  " Nhân sinh quý thích chi/  Có bao năm/ Ba vạn sáu ngàn ngày/  Như mây trôi/  Như gió thổi/  Như chiêm bao !" 

Trái với anh Đỗ, anh Nguyễn cẩn trọng, từ lời ăn, tiếng nói.   Đã nhiều lần, anh sửa lưng tôi, vì nói năng vô trật tự, đi, đứng ẩu tả.  

[Còn] anh Đỗ chạy xe, tôi thấy an tâm hơn, dù anh vượt xe 18 bánh, hay băng qua ổ voi, ổ khủng long trên xa lộ.   Chỉ 30 phút phù du rong ruổi [tới cầu rồi] - ở giữa cầu Gành, anh em tôi như lạc vào ranh giới khác,  đất trời, mây nước giao hòa một mầu lam tím.  Mặt sông, mặt nước sông Đồng nai đã làm choáng ngợp, ru hồn chúng tôi vào mộng mơ.  Thảo nào, ông Đoàn phú Tứ, ở không gian nào đó của ngày xưa, đã đối cảnh sinh tình :

                                   Màu thời gian không xanh
                                      Màu thời gian không nồng
                                      Hương thời gian thanh thanh "
                                          MÀU THỜI GIAN/  ĐOÀN PHÚ TỨ

Trạng thái lâng lâng ấy, theo anh em tôi mãi [cho đến khi bước vào] quán Thằng Bờm.  Trời buổi chiều nay như chưa có một buổi chiều nào đẹp như thế ! Tiếc rằng tôi không có tài năng thiên phú một nhà văn, nhà thơ; để bắt được cảnh đất trời, sông nước tuyệt vời này mãi mãi.

Đến điểm hẹn có người chờ, xem ra thời gian còn quá sớm.  Anh Đỗ đi trước thời gian hẹn cả tiếng đồng hồ - nên phải làm động tác đến tận nhà người hẹn để đánh thức Bùi tới quán Thằng Bờm.  Với một phong thái của một người [điềm đạm] , Bùi bị nâng đầu thức dậy- chỉ để uống ly cà phê phin đen ở Thắng Bờm - rồi còn được nghe lời trách cứ tới 2 lần. [Ấy là] lần lỗi hẹn để tiễn một người đi Huê Kỳ, và 1 lần đi đón một người từ Mỹ đến tp. HCM.  [Tuy bị chỉ trích], nhưng mặt Bùi vẫn tươi rói, bèn giải thích lý do 2 lần lỡ hẹn, bởi chuyện công, tư chẳng vẹn toàn cả đôi bên :

                                " Quán vắng chiều mưa
                                  Mưa với gió
                                  Quán cũng bị ảnh hưởng  cực ác"

Mưa như trút tới 2 lần, rồi tạnh được ngay, bầu trời trở lại đẹp như mơ, hết nhếch nhác --  chính người xứ Bưởi cũng ngạc nhiên, vì 2 trận mưa rào liên tục, mưa bất chợt đến,  mà chẳng có tiếng sấm gầm gừ báo trước.  Khi trời mưa giội đổ xuống mái tôn quán, khiến người nghe phải lắng tai nghe tiếng nhạc Giáng sinh ngoại nhập rất hay, đang phát lớn hết công suất từ 2, 3 loa.  

Rất may là mứa chiều thứ 7, luật lao động mới , Bùi được nghỉ làm.  Riêng anh Đỗ và tôi, thì thời gian chẳng là cái thá gì, tha hồ tán dóc, nói chuyện Đông, Tây, từ chuyện thời sự,  qua chuyện văn nghệ, biết gì nói nấy, nghe không chán, không mỏi - kể cả  những kỷ niệm với 2 người ở Hu6 Kỳ. [Đó là] anh Nguyễn và bạn Sầu Mê Điên, cũng đã từng ngồi uống cà phê ở quán Thằng Bờm này.

Tôi lại được mời mua vé số, tôi dò số cũ. Tôi rút kính, đọc hàng số đối chiếu, thì một mảnh giấy nhỏ gập chung tấm vé số cũ rơi ra- tôi ghi lại đôi câu đối đáp văn chương của vợ chồng tôi. Nếu bạn đọc có cho là câu đối cũng đước, hay thơ con cóc,  chẳng sao.

 Và, tội thường đọc  cho anh Đỗ, bạn Bùi cùng nghe toàn văn bài này, và lời giải thích:

                                " Làm nhà thì cứ làm nhà
                                  Còn ông? vẫn cứ tà- tà đi chơi
                                  Đi chơi cho sướng cái đời
                                  Không chơi thì để cuộc đời làm chi? "

đọc xong, bỗng tôi nhớ tới anh Nguyễn [ văn sĩ Thanh thương Hoàng] và thằng bạn thân Sầu Mê Điên. [thi sĩ Thanh Chương] - bây giờ đang ở phương trời xa  - qua sinh cảnh nước Huê Ky, có điều bất ý qua nội dung thư bạn Sầu Mê Điên gửi về. tả oán chưa quen làm việc, phải cày 8, 10  tiếng, mệt nhoài :

                                    SẦU không ỔN
                                    không XONG
                                    ĐIÊN không ĐƯỢC !

Buồn thay cho ban tôi, người chỉ mê có không khí cà-phê, thuốc lá, với anh em - bây giờ  đành đoạn bỏ.  Trong một thư gửi về, bạn Sầu Mê Điên còn nhớ như in những lần cà- phê, cà- pháo, có lần phải anh em  góp chung mơi đủ mua vài điếu thuốc lá lẻ. (...)  

Thằng con tôi đang ở tuổi đua đòi, hỏi bố, " Quán Thằng Bờm ơ 3 đường nào, số nhà mấy ở trên Biên hòa ? "-- " Thằng Bờm thì ở đâu mà chẳng có quán mang tên ấy- đáy chót là ở cái không gian , bầu không khí + chuyện trò của những người bạn hợp nhau. Rồi,  đặt cho nó có một cái hồn để trở thành những kỷ niệm gắn liền sự kiện cùng thời gian.  Cà- phê, cà-pháo cũng giống như ăn nhậu, cũng cần chọn.  Như thi sĩ Tản Đà từng dạy người đời cách ăn ở + cung cách+ thể cách, đúng hướng đi, sao cho ngon !  Tiếp, là thuyết luận, rút lại có 3 điều:  

                                     ĐỒ ĂN NGON
                                     CHỖ NGỒI NGON
                                     CHỖ NGỒI NGON

chén nào cũng là chén quỳnh, nó được đối ẫm với tri âm :

                                      CẢM ƠN ANH ĐỖ
                                      CẢM ƠN NHỮNG LẦN ĐI HOANG
                                      VÀ, NHẤT LÀ BUỔI CHIỀU ĐẠP HÔM NAY
                                      TRĂM NĂM RỒI CŨNG TRẮNG TAY
                                      MẤY AI XỨNG ĐÁNG BẬC THẦY ĐI HOANG !

       BÌNH  QƯỚI TÂY, 27 THÁNG 11, 1999
       ( tiễn anh UT [Uyên Thao] đi -- đón anh PD [ họa sĩ Phan Diên] về Saigon.)

        hòang vũ đông sơn

     lời bàn  thằng phải gió

Câu chuyện đã qua đi hơn 10 năm. Danh tính các nhân vật trong truyện Hoàng Vũ Đông Sơn, nhắc tới NGUYỄN [văn sĩ Thanh Thương Hoàng,tác giả NGƯỜI MỸ CÔ ĐON/ AN AMERICAN LONELY (bilingual) --SẤU MÊ ĐIÊN [thi sĨ Thanh Chương] --  LỮ QUỐC VĂN  [sước danh THẰNG TO ĐẦU]ĐỖ là Thằng phải gió -- HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN+ vợ THANH PHƯƠNG --  CON TRAI làm thơ ký bút danh HOÀNG NGỌC. (enfant unique)  con độc nhất cua ông bà Hoàng Ngọc Ấn + Nguyễn thị Thanh Phương.  

Từ mấy năm nay, văn sĩ  Hoàng Vũ Đông Sơn thường ra vào cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn văn Học [nay,  BV nhân dân).  Mỗi khi có người liều vào tận giường bệnh mời mua vé số, mua rồi - nhưng ít khi dò ngay-   dò rồi, lại thở dài, vì chẳng bao giờ trúng số.  Còn Thằng phải gió nghe vậy, bèn khai ngay , 

"  có một lần đưa vợ đi chợ  Tân định, mua 1 tấm vé số dài Kiện Giang ngày chủ nhật 14-12- 2008. Hai ngày mới dò số tại quán cà phê lề đường Trần khắc Chân,  tấm vé số kia trúng số đặc biệt 150 triệu Vn đồng."

 Nhớ lại bữa ấy,  chuông nhà thờ Tân định đổ 10 tiếng, một người nữ bị cụt cánh tay trái,  giọng Quảng, mời mua .  Thằng phải gió chọn 1 tờ trong  4 tờ xếp ở cuối tập vé số - trả bằng đồng tiền xu mạ kền 5000 đồng.  Trung rồi, cầm vé số tới chi nhánh  Công ty xổ số Kiên Giang  ở đường Lê hồng Phong (quận 10/ tp. HCM) lãnh tiền.  

 Đem số tiền  trúng số về , tôi gửi  tại chi nhánh Eximbank Tân định-  sau khi tặng vợ + con - rồi nẩy ra  định ,nếu được cấp visa, sẽ sang Huê Kỳ một chuyến thăm trưởng nam củng gia đình ở Houston.  Nhưng rồi, tổng lãnh sự Mỹ  từ chối, hình như lần thứ 3, kể từ sau 30 tháng 4, 1975.

 Ấy quên , là chưa kể trả nợ  cô  Lê Duyên,  cựu biên tập nhà xuất bản Văn nghệ cho mượn  200 usd gửi về  từ Mỹ { khi cô  đang du lịch ) - và, tặng Hoàng Vũ Đông Sơn 2 triệu Vnđ - trước khi anh vào nằm tại Khoa lồng ngực .

  Vợ anh, cô giáo Phương canh chừng chồng, mệt, phờ phạc,  mệt mỏi hơn nhiều khi làm chủ nhiệm lớp 12 trường cấp 3 Thanh Đa -  có 1 lần tất cả học sinh lớp 12 không một trò nào trượt cả. 

 Con trai độc nhất (enfant unique) của vợ chồng Đông Sơn, làm thơ tài tử ký bút danh HOÀNG NGỌC, đưa tập tho bản thảo để tôi đọc.  Đọc xong, tôi  chuyển thi tập trên cho trưởng chi nhánh Nxb Hội nhà văn Việt nam -  nhà thơ nữ Ý Nhi . Và,  còn  gửi 1 bài sang Huê Kỳ - sau  được đăng ở  TUYỂN TẬP  THƠ/ Hội Thơ tài Tử Việt Nam Hải Ngoại -  thi sĩ Như Hoa- Lê  quang Sinh làm hội trưởng. 

 Cháu Hoàng Ngọc  (từng được coi là con nuôi họa sĩ Vị Ý) đòi lại tập thơ bản thảo- nhưng  chị Ý Nhi chưa hoàn trả. Và, cũng không một lời bình -  trái hẳn, việc Ý Nhi giới thiệu một tác giả là con trai thi sĩ Nguyễn đức Sơn-  thơ đang trên báo Phụ nữ tp. HCM.  Thi sĩ Nguyễn đức Sơn [1937-    ]hiện vẫn ẩn thân ở  một rừng thông Phương Bối đâu đó, trên cao nguyên Bảo Lộc. Có lẽ, tác giả Hoàng Ngọc giận -  vì , tôi chưa hoàn trả thi tập bản thảo -  nhưng chưa nói ra thôi !

Trở lại với chuyện  chàng NGUYỄN. mà Hoàng Vũ Đông Sơn  trân trọng nhắc tới, coi như người anh nghĩa tử -  mà chúng tôi-  một số bạn  gọi anh là CHU TƯ GÀ -  bởi lẽ, chàng ta giỏi nghề chăn giắt 'gà mái tơ -  ăn riêng, nằm  chung, đắp chăn da - không phải một - mà với nhiều mái sùy'. Điều thú vị  lạ lùng nhất,  chẳng có mái  ghẹ nào  đẻ được một quả trứng, hoặc cho nở được một chú gà con .  Chú Tư Gà mỗi khi downtown, anh hay ghé qua Lữ quốc Văn trước, rủ  rê cà pháo, cà phê, đấu láo chuyện nhà, chuyện đời, chuyện văn chương  v.v .

 LỮ QUỐC VĂN/  THẰNG TO ĐẦU - " to đầu mà dại " -  nhưng ,tên này khôn cao cấp ) --  cuối cùng là THẰNG PHẢI GIÓ, tục danh văn sĩ THẾ PHONG, có mái tóc ' đầu đinh' . 

'Thằng cha Nguyễn [Thanh Thương Hoàng] rất không phản đối sước danh ấy, còn khoe với nữ thi sĩ, hoạ sĩ Lê thị Kim , 

" tôi nuôi gà mái , được cái khá mát tay, không con nào dẻ trứng vàng, cũng chẳng có mái sùy  nào đẻ con bạc cả . Cảm ơn Thượng đế - nói vậy thôi - tôi vốn theo đạo thờ ông bà  -  mà  THẰNG PHẢI GIÓ là tín hữu Tin lành, nó thường làm chứng đạo đễ tôi xưng nhận đức tin, linh hồn được cứu rỗi , tội được tha, trở  thành Christian -  thì tôi  chỉ gật gật đầu mà không  xưng nhận đức tin  -  như  thi sĩ điên Búi Giáng,  và,  văn sĩ kiêm dịch giả tài hoa Hoàng hải Thủy + phu nhân Alice , đã tin Chúa ở hội thánh Trần Cao Vân - trước khi đi định cư ở Huê Kỳ,  mục sư quản nhiệm Hổ hiếu Hạ cầu nguyện. " 

Tói cháng SẦU MÊ ĐIÊN (tác già TÌNH BUỒN NHỚ MÃI/ THANH CHƯƠNG)  mơi đây được Phan Ni Tấn (Canada) phóng chân dung chàng thi sĩ kia  lên You Tube  - chân dung ảnh  Sầu Mê Điên có đôi mắt nhỏ,  tựa hồ văn sĩ Văn Quang mắt lươn ( ca dao phán thằng nào , con nọ mắt lươn/ trai thì trộm cướp gái buôn chồng người" -  đem câu ca dao ó đâm này để định giá, quả là đã sai trật 100 % - vì,  trung tá Nguyễn quang Tuyến từng là quản đốc TIẾNG NÓI QUÂN ĐỘI (VNCH) -  nhà  sang cửa rộng, xu hào rủng rỉnh,  lắm vợ nhiều con !  Ông chồng sát gái quá, khiến Nguyễn thị Ngọc Dung, vợ cũ  ghen quá , chia tay chồng.  Ly  dị xong,  cặp tiếp một nhà ngoại giao Mỹ làm 'tân phu quân'  thực thụ - rồi  cùng nhau trở về nước Hợp chủng quốc , nàng bắt đầu viết tiểu thuyết, trở thành nữ văn sĩ ,  sống vinh vang, hạnh phúc tràn trề.

  Còn chàng cựu phu quân  tục danh  Nguyễn quang Tuyến[ 1933-  ] ở lại tp. HCM, không đăng ký diện H.O. xuất cảnh -  đi học  trường dạy vi tính chính quy- trở thành tay sử dụng computer sành sỏi, viết văn, viết báo có hạng- nào là báo Mỹ, báo Úc.   Bài vở  đăng  ì- xèo, được trả tiền bài hậu hĩnh, lại còn xuất bản ở hải ngoại đôi ba cuốn tiểu thuyết mới viết sau  biến cố 30-4-1975.  Có một cuốn tiểu thuyết Văn Quang trước đó in ở tp. HCM, do nhà xuất bản địa phương cấp phép, với bút danh  núp bóng quần hồng' Bảo Ngọc thì phải - bút danh rất phụ nữ,  dễ qua mắt nhà xuất bản. ( thời kỳ này các nhà văn chế độ cũ có tác phẩm xuất bản trước 1975, nay muốn tái bản không  mấy dễ dàng được cấp phép.)

Chẳng hạn,  Thằng phải gió - tác giả tập bút ký HANỘI 40 NĂM XA... xuất bản  năm 1999 , sách dày 96 trang, khổ sách 13x 19cm) -  phải đưa bản thảo qua 5 nhà xuất bản , địa phương có, trung ương có, đâu đó trong vòng 2 năm  mới được Chi nhánh nxb Thanh niên tại tp HCM cấp phép theo phương thức liên kết xuất bản.  ( ấy là, nhờ tác giả Nguyễn liên Châu viết thư giới thiệu với Thái Thăng Long, trưởng chi nhánh.) 


 Nay  thì, 'chàng Bảo Ngọc  chung sông với một ' phu nhân rổ rá cạp lại ' khá đẩm ấm ở quận 3. 

 Có một lần, Thằng To Đầu ngồi sau xe gắn máy Thằng phải gió  kể lại," vừa gọi cho nhà văn Văn Quang,  khi nhắc tới tên  Thằng phải gió  thôi- V.Q. lập tức buông lời thóa mạ "-  sao cậu lắm kẻ thù thế, ở Mỹ là UThao."


                                    Văn Quang: chàng Don Juan ...

                                ( ảnh chụp  1957 ở 29 c Sư Vạn hạnh (Saigon 10 - ...thời ký chàng văn sĩ Mạnh thường quân nuôi  ăn, cho ngủ, cho quần áo,  cho 'Thằng phải gió , giúi tiền để  cà  pháo, cà phê- để  ra Thư viện Saigon ngồi viết  tiếp bộ Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956 (4 tập) . Và  sáng sang, chiều chiều  đợi chờ nhận thư tình nữ văn sĩ L.B từ Hong Kong gửi về Saigon. ) 


                                                   một chân dung ảnh Văn Quang-
                                                          ở  tp. HCM-   sau 30-4-1975.
                                                        (ảnh chụp trên Internet)

  Thằng To Đàu kể chuyện UThao , đã nhiều lần yêu cầu gửi bản thảo cho anh ta in , mang logo nhà xuất bản Tiếng quê hương - trả bản quyền tiền tươi 2000 usd -  mà Thằng To Đầu lười quá, chưa viết được ." 

Một cô chủ nhỏ nữa-  đó là nữ văn sĩ tài hoa TRẦN THỊ BÔNG GIẤY ( tác giả NƯỚC CHẢY QUA CẦU/  RIVER OF TIME (bilingual) ly dị chồng, một mình nuôi con gái thành nhân -  chủ nhà xuất bản VĂN UYỂN ( San Jose) in ấn ( phát hành rất hạn chế) tập tạp văn THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN/  HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN .( San Jose, 2002) . 

" ... thế rồi trên những lần giang hồ bất đắc dĩ[ Hoàng Vũ Đông Sơn] có dịp mắt thấy, tai nghe những điều bất ưng, trong những nỗi đau khổ, của người và của chính mình, qua những sự kiện, được ghi nhanh xuống ... ( trích TỰA/ TRẦN THỊ BÔNG GIẤY - trang 7)

 Ngày 12 tháng 9 năm 2014, 9 giờ sáng, tại Bệnh viện Nhân dân,  tác giả  HOÀNG vŨ ĐÔNG sƠN đã  " ra đi, không mang va-li, quần áo cởi hết, chân không đi ba-ta, ném vào lò thiêu Bình hưng hòa'" ngày 14 tháng 9 năm 2015-  ở tuổi 75 - hài cốt đã được gửi vào một ngôi chùa nào đó.  

 Đã hơn 4 tháng qua đi ,(chính xác là 4 tháng + 20 ngày)- tôi vẫn mường tượng bạn tôi  như đang  còn luẩn khuất đâu đây. muốn đến gặp, thì chợt nhớ ra " bạn ta thật sự không còn nữa !". 

  thế phong

       < trích <www Newvietaert,com>  -   tu chỉnh LỜI  BÀN THẰNG PHẢI GIÓ .(1st, Feb. 2015) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét