Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

tưởng nhớ hoàng vũ đông sơn lúc sinh thời ... / trần thị bông giấy (usa)

những mẩu rời dấu ái 
trần thị bông giấy
văn uyển , san jose 2008


                                   tưởng nhớ hoàng vũ đông sơn
                 lúc sinh thời 
                                                               hồi ức : trần thị bông giây



                                                    trái qua:
                               Hoàng Vũ Đông Sơn -- Trần thị Bông Giấy -- Thế Phong
                                             ngồi , hàng trước :
                                Lệ Khánh , tác giả thi tập  " Em là gái trời bắt xấu" 
                                                                (ảnh chụp năm 2000, Dalat)


                                                                                  trái qua:
                                                                              X.. -  Thế Phong  - Lệ Khánh - Hoàng Vũ Đông Sơn
                                         nhiếp ảnh gia MPK - Trần thị Bông Giấy  và nhà báo tự do Hàm Anh
  
                                                                 (ảnh MPK, Dalat / tháng 7- 2002.)




                                                                       III



Cũng như Phan Diên mê hội họa, Hoàng Vũ Đông Sơn, tác gỉả cuốn Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn (Văn Uyển, 2003) , cũng là một  " người bạn đồng nghiệp vong niên" của tôi, rất mê chủ nghĩa.  Khổ nỗi, mê không có nghĩa là " có tài"  trình bày ra trong chữ nghĩa riêng cái me của mình để thu hút kẻ khá.  Cái lối viết văn của anh cũng khề khà như các câu chuyện anh nói, đâm làm mất tính chất sinh động cần thiết phơi bầy trên trang giấy.  Tánh anh lại :
" lề mề lễ mễ"  kiểu các ông già Bắc kỳ cổ, một cá chất vẫn làm đề tài cười cợt cho lũ em út ở Dalat của tôi.  Anh cũng biết điều đó, nhưng không hề giận-  thng-  nếu có nghe tôi, hoặc đứa em Dalat nào bực mình theo sự đợi chờ anh lâu lắc trong một cuộc chơi; để đưa một nhận xét về anh như thế.   Nhờ vậy, trong cả đám, những mùa hè tôi và Âu Cơ về Dalat, ai cũng thấy 
" sự có mặt của anh Đông Sơn là cần thiết trong các cuộc vui của tụi mình."

Một ngày cuối tháng 6 mùa hè năm 2000, khi vừa cùng Âu Cơ bước chân ra khỏi phi trường Tân sơn nhất lúc 11: 15 khuya, là tôi đã được một người đàn ông cao lớn, khuôn mặt phương phi, cái đúm tóc được búi tóp sau gáy, cùng với Thế Phong, tiến đến bắt tay tôi : Hoàng Vũ Đông Sơn.  Để rồi cũng ngay lúc ấy, anh và Thế Phong -- đã " khăn gói trực chỉ hướng núi cao" cùng với đám em Dalat và mẹ con tôi.

Trên đoạn đường thiên lý giữa khuya, suốt những câu chuyện nổ như bắp rang, trong ký ức gặp gỡ lần thứ nhất của Thế Phong và tội; anh chỉ ngồi trong thái độ rõ ràng cũng rất hưởng ứng.   Cũng từ đó, điều " khăn gói tháp tùng"  này trở thành thông lệ không bỏ của  2 anh, trong các mùa hè Việt nam của mẹ con tôi.

Cũng như Phan Diên, Thế Phong hoặc Văn Quang, Đông Sơn; là người có công với mẹ con tôi.  Anh hay " chiều " theo những  cái gì tôi thích.  Biết trôi ưa ăn cà pháo chấm mắm tôm, trong các bữa ăn tại nhà anh; món gì cũng có thể thiếu, chứ 2 món này phải là món hàng đầu mà người vợ anh khi đi chợ " sẽ không bao giờ quên đem về."


                                       Hà túc Đạo ( Việt kiều Mỹ về tp. HCM, mở trường dạy anh văn
                                     rất" ăn khách"  thời kỳ đầu) -- Văn Quang -- Thế Phong
                                             ( ảnh in trong NHỮNG  MẨU ĐỜI DẤU ÁI / tập IV -  tr. 243)

Có điều, cũng vì cái tính " lề mễ lề mề"  đáng bức mình; nhưng cũng đáng yêu đó, mà nhiều khi " trật đường rầy"  cho tôi trong sự chiêu đãi.  Ví dụ : một lần mùa hè 2001, anh đưa tôi đi thăm khắp Sàigòn trên chiếc xe gắn máy cà tàng của anh, đến công viên đối diện nhà thơ Đức Bà, anh dừng xe ghé vào một quán rượu lề đường, gọi một xị rượu và đĩa mồi khô.  Tôi đang chưa hiểu gì, thì anh đã nói :
  "Để cho cô có dịp tìm lại thời gian đã mất!"

Lúc ấy tôi mới ngẩn  ra :
"Ý anh muốn nói câu chuyện Trân Sa với các quán rượu Con Rùa hay quán rượu ông già?" 

Anh gật gù thì tôi  cười toáng lên :
" Xưa hơn dĩ vãng rồi, anh Đông Sơn ơi!  Trân Sa bây giờ chỉ nằm trong tim hay trong sách Bông Giấy, chứ đâu còn nằm ở đây mà anh giúp BG đi tìm thời gian đã mất?"

( Một thoáng thật nhanh thấy ra cái trật đường rầy của anh trong 2 hình tượng ngộ nghĩnh: Anh đâu phải là Nguyễn và Sàigòn bây giờ đâu phải là Sàigòn của tôi với Nguyễn ngày xưa.)


                                                                   ***

Khi biết ra câu chuyện "Uyên Thao vì sợ cháy thành vạ lây, đã đòi rút tên ra khỏi " Điệu múa cuối cùng của con thiên nga",  mà tôi đang viết- nhờ đó, mà tôi xóa bỏ trọn vẹn 518 trang cũ, để làm thành, hơn 800 trang hoàn toàn mới như hiện tại."

  Đông Sơn tỏ ra "ngưỡng mộ"  điều ấy lắm.  Trong một cuộc điện đàm Cali-Saigon, tôi nói với anh :
" Sự việc xảy ra giống như cái lần anh em cùng đi Dalat, lên tới Đèo Chuối tưởng là cao, tới Bảo lộc thấy cao hơn một bậc, chừng tới đỉnh Lâm viên; nhìn lại Đèo Chuối mới thấy thấp lè tè còn hơn một bụi chuối!  Thì ra trong cái rủi luôn luôn cóp cái may, anh ạ. : Đèo Chuối là ví nhân vật kia ở 518 trang LÚC CHƯA BỊ HỦY, còn đỉnh Lâm viên là ví hình ảnh ông bà già BG, với tác phẩm hơn 800 trang đang HOÀN TẤT trong tay.  Nhờ thế mà vô cùng cảm ơn nhân vật đòi rút tên; để từ đó, mới thấy được cái đỉnh Lâm viên như hiện tại ."

Bất thần, giọng Đông Sơn vang lên bên kia đầu giây:
" Người ta được làm Đèo Chuối đã không chịu, còn Đông Sơn rất mong được làm một bụi chuối trong " Điệu múa cuối cùng của con thiên nga" lại chẳng xong ! "

Tôi ngớ người.  Lại nghe anh cười khà khà :
" Nhưng có là nằm mơ, bởi vì cho đến hết đời; Đông Sơn cũng đâu dám nghĩ đến chuyện đứng chung hàng ngũ với các "đại gia"  văn nghệ.

Qua cái cưới ngớ người, tôi bật cười to:
" Sao lại không? Đây là tác phẩm " trả nợ ân tình"  của BG mà ! Nó được  ví như một bữa tiệc BG mở ra, mời mọi người Thân, người Bạn, ngưởi Tình đã từng đi qua đời mình cùng nhập cuộc.  Trong bữa tiệc sẽ có anh mặc áo rách, có anh mang áo veste; nhưng  điều quan trọng,  là ai cũng đượ mời ngồi ngang hàng trong bàn tiệc.  Riêng anh, dù áo rách hay veston, thì cũng là bạn BG ; anh vẫn có quyền ' đòi quyền lợi' cho mình chứ !. "

( Nói tức là tự trói mình vào lời nói, tôi ngồi xuống viết bản văn này; ngay sau kh du71tcu1 điện thoại với Đông Sơn - cũng sáng hôm qua .) 


                                                                             IV

Tình thân giữa Đông Sơn và tôi nẩy sinh, hiển nhiên là từ những kỷ niệm Dalat với nhau; nhưng trên hết - chính là nhờ vào tấm lòng chị Thanh Phương,  người vợ anh - mà cái độ thân mới kéo dài được lâu  như vậy.  Chính cái tính cách rất dễ thương của chị đã vô tình làm cho
 " chữ nghĩa  chẳng mấy tài hoa" của Đông Sơn trở thành không quan trọng trong tình bạn từ tôi- ( một con người chẳng những khó tính trong chuyện kết bạn, lại còn rất khó tinh trong chuyện văn chương nữa.) Từ những lời nói ân cần của người đàn bà vóc dáng gầy mỏng ấy, đã làm dậy lên trong tôi sự ngưỡng mộ theo một mái ấm; mà anh bạn tôi đang có được trong tay.

[Tôi có cái tánh lạ, dầu rất thẳng thắn với đàn ông, lại vô cùng nhỏ nhẹ với phái nữ.  Luôn luôn tôi nghĩ về đàn bà như những con chim mỏng manh cần được bảo bọc - và, tha thứ những cái gì họ không suy nghĩ tới.  Nếu nói rằng " thành công với tình cảm đàn ông" là điều quen thuộc; thì bên cạnh, lòng đố kỵ, ghét bỏ của RẤT NHIỀU phụ nữ đã dành cho; tôi cũng còn có được lòng quý trọng hiếm hoi nhận lãnh từ " những người đàn bà thật sự là đàn bà." ]

Có thể nói trong đời, tôi không hề có một bữa ăn, giấc ngủ đàng hoàng, theo tính cách một người định cư cuộc sống.  Điều đó nảy sinh từ cá tính TẤT KHÔNG MANG  đến 2 thú vui lớn nhất của con người thế này.  Tuy được mẹ dạy cho nấu ăn từ khi mới lớn, nhưng suốt đời tôi chưa bao giờ đem thực hành cụ thể những gì đã học  trong cuộc hành trinh đôi lứa. Bẩy năm làm vợ Trần Nghi Hoàng, thì cũng chỉ giống như 10 năm sống đời độc thân cùng mẹ gài và Âu Cơ trong hiện tại; suốt thời trẻ phiêu bạt với cây violon, thì cũng y hệt như bây giờ đang cúi mình bân bàn hàng ngày với cậy viết.

Trên các lãnh vực thuộc về ẩm thực, tôi sống hệt một người khách trong đời mẹ tôi; trong đời các đứa em tôi- và, sau này trong cả đời sống các người tình, người bạn.  Từ thuở nhỏ, mẹ tôi (kể lại)  đã không bao giờ hỏi tôi: " Con có ăn cơm không ?" vì, biết rằng luôn luôn tôi sẽ đáp: " Dạ, không." , y hệt một người khách - dù tôi đang đói bụng cỡ nào chăng nữa.!  Vì vậy, muốn cho tôi ăn cơm, bà phải bảo người làm, hoặc, các đứa em tôi: " Lên mời chị xuống dùng cơm!~" hay, " Con ăn cùng với mẹ cho vui!"- y như cách đối  xử cùng một người khách!

[Trong cái duyên  chồng vợ với Trần nghi Hoàng, có điểm khôi hài, như sau : "Khi mới gặp nhau, biết cái cá tính" rất khách kiểu giang hồ lang bạt" của tôi, hoàn toàn xem nhẹ vấn đề ăn uống; nên để giữ chân tôi ( có lẽ ?!) Trần nghi Hoàng đưa ra lời thật ( hay phủ dụ ?!) :
 " Mình khỏi cần mất thì giờ với chuyện nấu ăn mà chi; nên để thì giờ làm chuyện văn chương.  Nếu muốn ăn ngon, cứ ra tiệm!" Tôi tin và rất hài lòng theo điều tin này.
Trong suốt 7 năm, tôi cũng nhiều lần chui vào bếp; nhưng chỉ với tính cách thích thú nhất thời, theo một món ăn vừa mới học lóm; cần đem ra thử nghiệm cái học; hoặc, vì tiếp đãi bè bạn v.v... - mà không là công việc hàng ngày như một bổn phận của một người vợ.   Cho đến hồi hết cơm lành, canh ngọt; Trần nghi Hoàng phàn nàn với mẹ tôi rằng: " Không biết làm vợ, không chịu nấu ăn!" - thì tôi bảo Trần nghi Hoàng: " Cứ việc đi tìm người đàn bà thích nấu ăn, chẳng cần làm cái hành động phán bội những lời giao ước, để bào chữa cho sự MUỐN BỎ ĐI của mình!"

Ngay vối Âu Cơ 10 năm qua cũng vậy, tôi cũng chỉ là ' khách' với nó trong lãnh vực đó.  Thích thì 2 mẹ con ' mời' nhau đi tiệm; còn không thích- mẹ một góc phòng, con một góc phòng; mỗi người " ăn với cuốn sách" của mình; chứ không phải là bữa ăn chung giữa mẹ con.  Chỉ riêng mẹ tôi, phải thú nhận, vì cá tính " khách trong việc ăn uống" không thay đổi được mình; mà, tôi rất đau long khi phải nhìn thấy bà ngồi ăn một mình, lặng lẽ.

 Tôi viết ra điều này, như một lời thú tội cùng mẹ; mong bà tha thứ cho tôi.  Chính vì đã mấy chục năm trôi qua - tôi không hề - hay rất ít khi - ăn cơm gia đình với mẹ tôi; mà tôi đã tập thành một thứ phản ứng kỳ cục- chính tôi cũng KHÔNG CHO TỰ CHO PHÉP mình làm điều ấy, với những người đàn ông của tôi, với Trần nghi Hoàng- và bây giờ là [ Trần San] Âu Cơ.  Tôi nghĩ, người trên hết, phải đáng nhận những săn sóc thật là nữ tính thế này; chính  là Mẹ tôi mà đã không được - thì chẳng bất cứ ai trên đời, sẽ được tôi làm cho điều ấy- sau bà.]

Phải nói rằng, cả 2 người bạn tôi : Phan Diên và Đông Sơn - đều là 2 người " có tài ",  trong việc "tề gia" -  (mà khỏi cần " trị quốc, bình thiên hạ.!")  Và 2 người vợ bạn tội là 2 kẻ " thẩm thấu được với lòng ngưỡng mộ" hơn bất cứ ai, trên đời cái " tài" của 2 đấng ông chồng mình. Cũng vì thế, mà họ đã vô tình biến thành những đối tượng thật đang ngưỡng mộ dưới mắt tôi :một kẻ hoàn toàn bất tài trên mặt xây dựng cuộc sống hôn nhân.

Anh chị Đông Sơn là những con người sinh ra, để làm công việc góp phần vào sự tồn tại trên mặt nhân sinh của xã hội.  Vì vậy, tính cách " khách" của tôi đã được thỏa mãn tối đa, trong những mùa hè được mời dùng cơm chưng ở mái lầu của chung cư Cư xá Thanh đa.  

Ở những buổi chiều như thế, khi ngồi nhâm nhi cốc rượu đế ngâm thuốc cùng anh Đông Sơn; nhìn ra, bóng tối bắt đầu giăng trên thành phố- . nhìn vào-  thấy chị Thanh Phương đang lui cui bày các thức ăn lấy từ bếp, quả thật không có sự thú vị nào đáng so sánh, hơn cả cai tâm hồn lang bạt kỳ hồ của tôi.

 ( Chị là người có biệt tài nấu ăn, nhất là các món bắc, trong khi lại xuất thân vùng Bình định . Đó  cũng là một điểm rất khéo trong tính cách làm vợ một anh" Bắc kỳ cục" như bạn tôi.) 

Đặc biệt những hôm trời mưa, trong cái không gian nhỏ hẹp; ma ngồi nghe những giọt mưa đệp mạnh lên  mái tôn, làm thành những âm thanh giận dữ; tôi thấy lòng thật ấm, khi được hòa nhập chung trong một bối cảnh êm đềm như vậy- có một người đàn ông như vậy , một người đàn bà như vậy :

  Hạnh phúc một đời tôi tìm kiếm, rồi lại chỉ nằm trong 2 chữ  bình thường  ; còn cuộc sống như 2 người bạn đang bày ra trước mắt.  Nhưng cái hạnh phúc đó, tôi chỉ thích đóng vai trò người khách một lúc nào dừng chân nhìn ngắm; chứ, không bao giờ muốn đặt mình vào vị trí của anh hay chị Đông Sơn.

[Chỉ thoáng nhìn điều kia, tôi đã thấy rùng mình!]  []



                                                                 trần thị bông giấy ký tặng sách  tp
                                                                 
   trần thị bông giấy


     <Những mẩu rới dấu ái/ Trần thị Bông Giấy (tập IV) 
     ( Văn Uyển xb, San Jose 2008 - tr. 225-  233 )    ( phổ biến hẹp-  rất ít bán ra thị trường.)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét