những mẩu rời thương nhớ / hvđông sơn
van uyen phublishing copmapy, san jose 2015
lan man kỷ niệm
trần thị bông giấy viết về
'những mẩu rời thương nhớ'
của hòang vũ đông sơn
tâm bút : trần thị bông giấy
trần thị bông giấy & nghì thu mệnh bạc (IX)
Van Uyen Publishing Company- San Jose 2015)
Một cái may trong đời tôi là được gặp và giao thiệp với vài người vợ 'thật sự là vợ' của các người bạn tôi . ( Văn Quang, Thế Phong, Phan Diên, và Hoàng Vũ Đông Sơn.) Bài viết này chỉ xin đưa ra 2 người đàn bà đặc biệt trong đời Phan Diên và Hoàng Vũ Đông Sơn : chị Bonnie và chị Thanh Phương. Đó là những phụ nữ biết làm 'sang cho chồng'; biết quên cái tôi, để chỉ nghĩ về 'cái tôi' của chồng. Những người đàn bà Việt nam xứng đáng đin hình cho giới nữ Việt nam -- mẫu người bao giờ cũng cứ vướng mắc không nhiều thì ít -- cái truyền thống
'chồng chúa vợ tôi' rất là cổ lỗi sĩ !
Bài thứ nhất nói về Phan Diên và người vợ anh.
Phan Diên (ngoài cùng bên phải)
(P.Diên cung cấp ảnh)
1.
Phan Diên trẻ nhất trong số tất cả trong số tất cả những vị 'đồng nghiệp vong niên' của tôi. Anh lớn hơn tôi chứng dăm bẩy tuổi, lại sống trong cùng một tiểu bang nước Mỹ. Do đó có cả 2 điểm 'thân nhau' một cách tự nhiên. Cái 'thân' của 2 người bạn sẵn sàng nói lên cho nhau nghe những tâm sự,mà không có vấn đề nam nữ chen vào làm cho úy kỵ. (hẳn nhiên cũng chỉ là những lời lịch sự.) Cái thân của những người có cùng sự phẫn nộ trước những điều gỉ tạo, nhìn thấy trong giới văn nghệ hải ngoại chung quanh.
(một điểm lạ, ghi nhận suốt trong cuộc đời tôi rằng: chỉ trừ ra các 'người Tình'; còn với những người 'bạn Trai'; ai cũng đều nghĩ về tôi trong vai trò một người cùng giới (!) , dầu vẫn cho tôi chút yêu chiều. (dù sao tôi cũng là một phụ nữ).
Phan Diên quý tôi và công khai phô bầy sự quý ấy bằng lời nói, hoặc qua những lá thư nho nhỏ. Anh bảo, " Tâm hồn BG trong sáng quá! " Cái trong sáng như (anh kể), " Có lần tôi đưa cuốn 'Tài hoa và Cô đơn như một Định mệnh' cho một ông bạn quen. Ông này đã già, đọc xong, trả lại cuốn sách, và nói ' Tôi chỉ cần đọc bài viết về Phạm Duy cũng đủ thấy sự trong sáng của tâm hồn cô này. Chữ nghĩa thẳng thừng, không hàm chút gì độc ác.'. "
Tính anh dù hiền hòa nhưng cũng rất bộc trực, biểu lộ qua lối phê nình nhẹ nhàng những người những việc mà anh thấy rằng 'không được'. Hẳn nhiên cái bộc trực của anh không có tính cách 'sát xà-phòng vào mặt' như của Thế Phong, cũng không ' băng băng thẳng tuột' như của tôi -- lý do dễ hiểu vì anh là họa sĩ, chỉ biết cầm cây cọ. Mà ,hoạ sĩ thì thường thiên về hình ảnh bề mặt nhiều hơn là xoáy vào bên trong chiều sâu thâm thúy như lối nhìn của một nhà văn.
Nói như thế không có nghĩa rằng, 'không có sự suy nghĩ' trong hội họa. Trái lại, đã có, và có rất nhiều. Họa sĩ 'suy nghĩ' bằng mầu sắc, bằng đường nét di chuyển của chiếc co, trên nền vải, bằng mọi thể hiện phương cách mới lạ. Đó là những yếu tố cấu tạo nên 'cái hồn' cho một bức tranh. Nhìn vào bức Sorrow rất đơn giản, không theo qui tắc nào với những đường nét thật giới hạn của Van Gogh, chưa cần đọc đến câu chua bên dưới của họa sĩ:
" Làm sao trên cõi đời này lại có một người đàn bà bị bỏ rơi bơ vơ dường ấy?" ( Comment se fait-il ait sur la terre une femme seule délaisée?") -- ai cũng thấy một cái hồn bị thương cực độ phủ ập trên thân hình trần truồng của một phụ nữ nghèo khổ.
Hoặc, qua bức thư Au Soir de la Vie (1889) cũng của Van Gogh, với đườn nét đơn giản, hình ảnh một ông già ngồi bên cạnh lò sưởi, úp mặt trong 2 bàn tay, đã phơi bày trọn vẹn nỗi cô đơn, nỗi buồn của một kẻ đang ở vào giai đoạn cuối của một đời người. Đó là cái hồn của bức tranh được cấu tạo nên từ những 'suy nghĩ' của họa sĩ
Tuy nhiên, không phải ai cũng là Van Gogh, con người đã được chọn bởi Thượng đế., để ngay cả những khốn cùng đày đọa nhất đổ xuống trên cuộc đời họa sĩ, cũng làm thành những luống rãnh nghệ thuật vĩnh cửu dẫn ra cho các thế hệ đi sau biết bao nguồn suối mát. Nỗi thống khổ càng to lớn bao nhiêu, thì cái sức mạnh hoan lạc của những bước hân Van Gogh cũng nhiều hơn bấy nhiêu trong cuộc hành trình dầy đặc bóng tối cô đơn.
Phan Diên không phải là 'kẻ được chọn' nên 'sự suy nghĩ' trong hội họa của anh không 'đạt'. Vì vậy, mà qua những nét hội hạo chân dung, hay nét chữ viết đẹp một cách nắn nót, anh cũng phô diễn cho thấy điều hiền hòa, [như] tôi viết ở trên.
Phải nói cho công bình, vào năm 1973- 1974 ở Sài gòn, tong hơn 600 bức tranh dự thi cuộc triển lãm lưỡng niên hội họa toàn quốc-- mà chỉ có 60 bức được chọn treo ở Thư viện quốc gia -- thì trong số đó có một bức họa của Phan Diên. Dù anh không phải là họa sĩ nhận giải; nhưng chỉ riêng bức của anh, mới có cái vinh dự được mua bởi chính ông tổng trưởng giáo dục Ngô khắc Tỉnh, để tặng lại cho một vị là tổng trưởng Pháp quốc,
Và, để nói cho công bình hơn -- kể từ khi chuyên vào lãnh vực vẽ chân dung, lấy đề tài từ các nhân dáng bạn bè văn nghệ, qua đến bức tranh họa sĩ Lê Chánh, anh đã tìm ra đường lối 'phá phách' mới cho mình trên khuôn mặt người mẫu -- có nghĩa, một bức [phác họa] chân dung loại này của Phan Diên, thì mới là đúng nghĩa ] ' thật chân dung' .... 'nét phá phách' được sử dụng bằng kỹ thuật dùng bóng tối (shadow) trong tranh mà 'cái hồn' người mẫu mới thấy hiện ra..'
họa sĩ lê chánh dưới mắt phan diên
" đây mới đúng nghĩa' thật chân dung ..."
-
[ Còn] họa sĩ Tạ Tỵ nhìn bức vẽ về mình, dưới [mắt] Phan Diên, đã lấy làm thích thú lắm, bật kêu lên, " thế này mới đúng là Tạ Tỵ chứ !" (...) - tạm lược khoảng trên 4 trang - (Bt)
" thế này mới đúng là tạ tỵ chứ!`"
- lời tạ tỵ nhìn bức tranh phan diên vẽ ông lần thứ 2.
(Phan Diên cung cấp tranh)
***
... Quan trọng hơn trong mối hảo cảm tôi dành cho Phan Diên. Anh có bà vợ [Bonnie Phan] rất tuyệt, không bao giờ tỏ ra buồn phiền, nếu chúng tôi trò chuyện với nhau hằng giờ dài chưa dứt ! Nêu ra điểm này, các vị độc giả của tôi có thể ngạc nhiên, chứ còn tôi, thì không có chút ngạc nhiên nào cả.
Thật sự không biết từ bao giờ, tôi đâm ra 'rất e ngại' các người phụ nữ. Phải nói rằng, trong đời tôi chưa từng có người bạn gái nào thân thiết đến độ tâm giao như đã có với vài bạn trai. Các phụ nữ đến với tôi đều chỉ bằng cái lối xã giao hời hợt -- theo tính cách thông thường của họ -- tính tôi lại không thích cái gì hời hợt -- do đó mà tình thân cho phụ nữ đã không tỉm thấy. Nhưng để cho chính xác hơn, lại phải nói rằng, tinh thần cho phái nữ, tôi có thể tìm thấy từ những cụ già lớn tuổi cỡ tuổi bố mẹ tôi, nhìn tôi bằng tấm lòng trìu mến; hoặc, ở những cô em nhỏ trong hàng em út, con cháu, nhìn lên tôi bằng tình cảm ngưỡng mộ. Với những người này, tôi không bị bận tâm bởi lòng ghen chét, đố kỵ; do đó, cũng tự cởi bỏ cho mình cái 'mặc cảm' sợ hãi phụ nữ' như đã nói ở trên. (...)
Trái lại, với những phụ nữ cùng trang lứa, tôi thấy dường như khó chịu, lúng túng mỗi khi hiện diện trước mặt họ. Dầu rằng không thiếu những phụ nữ vẫn tỏ ra ưa thích, khi nghe tôi đàn, hay khi đọc các bản văn tôi; thì luôn luôn tôi vẫn cố giữ một cảm nghĩ mơ hồ rằng một lúc nào không xa, những tình cảm này sẽ biến mất theo sự đố kỵ trong lòng họ; để từ đó sẵn sàng 'đâm lút cán dao' vào trái tim vốn đã từng có nhiều lần bị thương của tôi . (...)
Một nhà văn ( xin được giấu tên) khi đi Mỹ [định cư], đã từ Thế Phong mà đọc các bản văn của tôi, đâm 'ái mộ' tôi lắm ! Anh ( và Phan Diên, dạo mới quen tôi) vẫn tường liên lạc điện thoại với tôi để đàm luận chuyện văn chương. Nào dè, bẵng đi thật lâu, không thấy anh gọi, điện thoại tới nhà anh, cũng không ai bắt [máy].
Mùa hè năm 2000, về Dalat kể chuyện này cho Thế Phong và Hoàng Vũ Đông Sơn nghe, thì Đông Sơn bỗng bật ngay tiếng cười khà khà, " ..bị cấm rồi ! Đương sự viết thư về cho tôi, có câu thế này. Bà vợ tôi đã sang. [ thực ra 2 vợ chồng nhà văn X... cùng sang Mỹ 1 lượt vào cuối tháng 12, năm 1999 - Bt). Từ nay,nếu có thư cho tôi, xin đừng nhắc gì đến 'bông giấy' hay 'bông bụp' nữa ! "
[ vợ chàng rất ghen, bạn thân ai cũng biết.- Bt). (...)
Người vợ Phan Diên thì không thế. Tuy chỉ gặp chị 2 lần tại San Jose, nhưng nụ cười nơi chị rất ấm, đã đánh tan ngay cái ấn tượng [ở tôi] sợ hãi đàn bà.
Ở lần thứ nhất, cái ý nghĩ, ' Phan Diên chẳng những có tài chinh phục được lòng quý mến của mình, lại còn có tài'tề gia' nữa' vụt qua trong đầu tôi, đã được củng cố mạnh mẽ hơn, ở lần thứ 2 gặp người vợ Phan Diên; hoặc, qua các lần chị bắt điện thoại tôi, đưa lại cho
[ chồng].
(...) tạm lược khỏang trên 5 trang- Bt).
***
Phải nói rằng cả 2 người bạn tôi -- Phan Diên và Hoàng Vũ Đông Sơn -- đều là 2 người có tài trong việc 'tề gia' ( mà khỏi ' trị quốc bình thi6n hạ'). Và, 2 người vợ bạn là 2 kẻ 'thẩm thấu được với lòng ngưỡng mộ' hơn bất cứ ai ở trên đời cái 'tài' của 2 đấng ông chồng.
Cũng vì thế mà họ đã vô tình biến thành những đối tượng thật đáng ngưỡng mộ dưới mắt tôi, một kẻ hoàn toàn bất tài trên mặt xây dựng cuộc sống hôn nhân ... []
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
(tr. 462- 476 NHỮNG MẩU RỜI THƯƠNG NHỚ/ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
( Văn Uyển xuất bản, San Jose 205)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét