Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

hoàng hải thủy viết về văn quang -- http://hoanghaithuy.wordpress.com/

hoàng hải thủy viết về văn quang
http://hoanghaithuy.wordpress.com/


               hoàng hài thy viết vvăn quang
                                                  hoàng hải thủy

                                           nữ diễn viên như loan ( trái) trong phim' hè muộn' 
                                                                               + văn sĩ văn quang (bên phải)
                                                                                       (ảnh :  in kèm theo bài)
    Ngày xưa ấy là những năm 1966, 1967, tôi làm nhân viên tòa soạn nhật báo Tiền tuyến.  Thời gian đầu tòa soạn Tiền tuyến ở nhà in Hợp châu, đường Cống Quỳnh; rồi vào trong khuôn viên cục Tâm lý chiến, đường Hồng thập Tự. 

     Tòa soạn Tiền tuyến những năm ấy có: Phan lạc Phúc [ Ký giả Lô Răng], Huy Vân, [Dương] ngọc Hoán, Viêm Hồng, anh Vũ Uẩn . ( cựu võ sĩ quyền anh Làng võ Bắc kỳ), họa sĩ Hĩm (Đinh Hiển).

     Khi tòa soạn ở nhà in Hợp châu, nhật báo Tiền tuyến có Hoàng anh Tuấn; khi tòa soạn dọn vào cục Tâm lý chiến; [thì] Hoàng anh Tuấn lên Dalat làm quản đốc đài Phát thanh Dalat.  

    Những năm ấy, tôi hút một ngày khoảng 50 điếu thuốc lá.  Ra khỏi giường lúc 5 giờ sáng; vợ tôi dậy từ 4 giờ, đun nước, pha cho tôi ly cà phê đen-- để đó--  nàng vào giường ngủ tiếp với các con; tôi rửa mặt, bận y phục, hút khoảng 3 điếu thuốc đầu tiên trong ngày, uống ly cà phê, ra khỏi nhà; đến tòa báo lúc 6 giờ sáng.

   Những sáng cuối năm trời lạnh, trời Saigon, lúc 5 giờ sáng có khi còn trăng sao.  Tử 6 giờ đến 9 giờ; ngồi làm việc trong tòa sọan, tôi hút khoảng 5, đến 6 điếu thuốc. Đến 9 giờ sáng; bụng tôi cồn cào quá đỗi, dạ dày tôi chỉ có chất cà- phê đen, trong phổi tôi chỉ có khói thuốc và ni-cô-tin -- tôi phải ăn sáng để hoá giải chất khói trong tôi.

    Cục Tâm lý chiến những năm ấy, chưa có căng-tin.  Cục cho phép vợ một hạ sĩ quan mở một quán cà-phê, nước ngọt, hủ tíu, cơm; cho binh sĩ có nơi ăn uống, mà không phải ra ngoài trại.  Quán ăn ở góc trại, mái tôn, vách tôn, có chừng 4, 5 cái bàn nhỏ.  Gần như sáng nào trong tuần, vào khoảng 9 giờ; tôi cũng vào quán này ăn sáng; để khỏi phải đi xa; và, ăn xong, còn phải trở vào tòa soạn làm việc tiếp.

     Tôi chỉ ăn sáng, một trong 2 món: bánh mì ốp-la, hay bánh mì  ra-gu.  Mỗi sáng, chị chủ quán thường bảo con, trạc 11, 12 tuổi, 

     " Ra hỏi đại úy, sáng nay ăn gì?"

      Ăn xong, tôi uống ly cà-phê đen; và, chỉ uống cà-phê đen; nên thấy tôi ăn sáng xong, không cần hỏi [khách] uống gì, chị bảo đứa con,

    " Bưng cà- phê, đại úy".

   Năm 1952, khi tôi làm lính Đệ 1 đại đội võ trang tuyên truyền ( Première Compagnie de Propagande Armée) ở phòng 5 bộ Tổng tham mưu, thiếu tá Trần tử Oai là trưởng phòng 5; tôi được mang lon trung sĩ (sergent), 

   15 năm sau tôi trở lại cục Tâm lý chiến; và, được chị chủ quán gọi là đại úy.  Ấy là, [dù] tôi chỉ mặc đồ' si-dzin' (civil) thường dân; nhưng vì tôi hay ngồi ăn sáng trong quán với ông đại úy Nguyễn quang Tuyến và ông đại úy Phạm Huấn, 2 ông đại úy , vào năm 1966- 67 làm việc trong tòa soạn  Chiến sĩ Cộng hòa, tòa báo này ở ngay cạnh tòa soạn báo Tiền tuyến -- nên, gần như ngày nào tôi cũng được gặp, hay nhìn thấy 2 ông.

  Hai ông cũng hay ăn sáng, cà- phê ở quán trong Cục.  Chị chủ quán biết tôi làm trong tòa báo Tiền tuyến, chị không thấy một lần tôi mặc quân phục, mang lon đại úy; có thể chị không biết tên tôi; song, chị thấy tôi thuồng ngồi ăn với 2 ông đại úy [mặc] quân phục, lon lá đang hoàng; trạc tuổi 2 ông; tôi có thái độ ngang hàng với 2 ông; và, 2 ông cũng có thái độ ngang hàng với tôi --  chị nghĩ tôi cũng là đại úy, chị gọi tôi là đại úy.

    Cho đến một sáng, tôi ngồi ăn một mình.  Ăn xong, tôi nghe chị chủ quán bảo con:

   " Bưng cà- phê, thiếu tá "

    Tôi hơi lấy làm lạ.  Chị chủ thường ra gọi tôi là đại úy; sao hôm nay lại gọi tôi là thiếu tá. Tôi 'théc méc' tí chút,rồi quên ngay -- đúng là đại úy, có bị người ta gọi là trung tá mới 'théc méc', là đại úy được gọi là thiếu tá, 'théc méc' cái gì? 

    Về phòng làm việc tiếp; tôi thấy 3, 4 ông sĩ quan vào phòng, chúc mừng đại úy Phan lạc Phúc vừa lên thiếu tá.  Và; tôi hiểu tại sao hôm nay chị chủ quán lại gọi tôi là thiếu tá; chị được biết trong Cục,  có mấy ông đại úy vừa được lên thiếu tá, trong đó có ông đại úy báo Tiền tuyến; nên chị nghĩ cấp bậc mối của tôi là thiếu tá.

     Trong số sĩ quan đến chúc mừng thiếu tá Phan lạc Phúc sáng hôm ấy, có đại úy Nguyễn đình Phúc, ông đại úy nay còn có tên là 'Phúc Khàn'; và, ông cũng vừa lên thiếu tá hôm qua.  Thấy 2 ông thiếu tá Phúc trong phòng; tôi tức cảnh làm câu đối:

                                       Phúc Lạt , Phúc Khàn, 2 Phúc thiếu
                                      Quang Văn, Quang , một Quang thừa 

       2 ông sĩ quan tên Đình Phúc, Lạc Phúc cùng là thiếu tá. (Lạc, nói theo giọng nam, đôi nghi nghe như Lạt.

     Năm ấy cục trưởng cục Tâm lý chiến là đại tá Vũ Quang; ,Cục lại có ông đại úy thiếu tá Văn Quang (Nguyễn quang Tuyến) -- đại úy Văn Quang của tôi cũng mới lên thiếu tá.

     quân tử Tàu nói,

 "  ...  nước mà có ' quang', tức ' sáng'; hay, có 'văn quang' là 'văn sáng'-- là nước được trị"

     cục Tâm lý chiến [trực thuộc] Tổng cục chiến tranh chinh trị [của] Quân lực Việt nam Cộng hòa,[ vào] những năm 1966, 67; có cả 2 'vũ quang +' văn quang'. 

      (...) - tạm lược khoảng  mươi dòng. (Bt)

    Năm 1988, đi tù CS về; ông Văn Quang' trên răng, dưới dép' ; căn nhà trong cư xá Chu mạnh Trinh bị lấy mất; cả 4 bà vợ ông đều đã ' sang sông', nôm na, đã vượt biên sang Huê Kỳ.   Sống độc thân; ông viết tiểu thuyết tình vô thưởng vô phạt , ký tên 'tac giả dzởm' (*) bán cho nhà xuất bản . 

--- 
  * ( thập niên 80,( thế kỷ trước), luật ra,' không cho nhà văn trước 1975 được tái bản sách' ( phải qua một hội đồng thẩm định) , văn sĩ Văn Quang viết tiểu thuyết tình 'dzởm' ký tên Bảo Ngọc, giao cho nhà xuất bản Văn nghệ (tp. HCM) cấp  giấy phép cho  tư nhân núp bóng in ấn, phát hành.. (Bt)


   ông [Văn Quang] là nhà văn [thứ nhất] đi học 'khoá sử dzụng computer' ở trường hẳn hoi; học có bài bản, bí kíp đàng hoàng; ông cũng là người 'sử dzụng computer'  thứ 1, nhuần nhuyễn nhất, trong số những ông nhà văn Sài gòn cũ còn viết lách ở Sài gòn cờ đỏ.

    vì những lý do riêng, không phải vì ghét Mỹ; nhà văn Văn Quang ( tức trung tá Nguyễn quang Tuyến (1933-    ) không đi H.O sang Huê Kỳ.

    từ năm 2000, ông viết loạt bài ' Thiên hạ sự' gửi qua Internet, sang các nước Âu Mỹ -- loạt bài thời sự viết về Sài gòn,  được người việt hải ngoại theo dõi, cho là hay . ...

    Khoảng tháng 2/ 2009, Công an tp.HCM đến nhà riêng Văn Quang; lấy đi tất cả dàn máy computer; nhà văn bị gọi đến cơ quan để khai báo, về những bài viết gửi ra nước ngoài. 

   ông 'lưu ý anh em ở hải ngoại 'đừng làm ồn ào vụ ông'; vì ông được đối xử hòa nhã, lịch sự  v.v ...-- ông cũng cho rằng 'ông được người ta đối xử hòa nhã, ông cũng muốn tỏ ra hòa nhã đối xử lại...'  

    đã 5, 6 tháng qua, ' Lẩm cẩm Sài gòn thiên hạ sự' hết còn xuất hiện ở hải ngoại; và, 300 bài 'Lẩm cẩm...' trữ trong máy, mất luôn --  đôi khi tôi thấy tôi không viết gì về Văn Quang cũng kỳ, bạn đọc người việt [hải ngoại] có thể, nghĩ,  " ... những người khác bị CA.. cấm viết; thì, ông viết; chửi 'loạn cào cào'; đến bạn của ông bị; lại im thin thít , như 'gái ngồi phải cọc' .

    Những năm 1991, 92 ; có lần tôi nói với Văn Quang,

" Tao chỉ được 'mày, tao' với mấy thằng mày, là trung tá ? ... nếu không có gì thay đổi, Quốc gia mình, Quân đội mình còn; thì mày có nghĩ: ' thằng nào trong số bọn mày lên được 'tướng'; để, tao được' mày, tao với 'tướng' không?"

    Văn Quang trả lới, 

     " ... có thể lắm chứ .." 
      []

     hoàng hải thủy
    (http:// hoanghaithuy.word.press/ )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét