tản mạn văn chương/ thế phong
(tiểu luận-- viết từ 1952- 1975)
tản mạn văn chương
thế phong
tản mạn văn chương/ thế phong
MỤC LỤC
1/ Đời học sinh
2/ Từ nếp sống văn hóa Thái đến một cuộc đời
3/ Phan Khôi qua Chuyện tình trong tù
4/ Thư của một thi sĩ đành cự tuyệt tên mình (1)
5/ Thư của một thi sĩ đành cự tuyệt tên mình (2)
6/ Kịch tượng trưng, văn phi 1ý 'không lý do'
trong văn chương hiện tại
7/ Phê bình ' Xây dựng nhân sinh quan'
8/ Phê bình' Việt nam văn học toàn thư'
9/ Bài thơ xướng họa của Phan văn Hùm
+ Nguyễn trung Nguyệt
10/ Ngục trung ký sự của Bảo Lương -Nguyễn trung Nguyệt
11/ Mùa xuân qua thi ca của vài thi nhân tiền chiến: Tản Đà
-- Hàn Mặc Tử --Thanh Tịnh- -Vũ hoàng Chương
12/ Lý do tôi in sách rô-nê-ô
13/ Phụ lục ( bài của Trần Trọng Phủ)
- trên đây là những bài viết từ 1952 đến 1975, đã đăng trên báo chí, từ Bắc,
ở Nam, được sưu tập lại, đưa vào tập'Tản mạn văn chương'.
(46 trang , khổ 21x 33)
- sẽ post toàn tập trên tản mạn văn chương/ thế phong.
THẾ PHONG
SAIGON 3 DEC., 2015.
7. phê bình
'xây dựng nhân sinh quan'
của nghiêm xuân hồng (*)
thế phong
nghiêm xuân hồng [1920- usa 2000]
-1953 hành nghề luật sư, nguyên luật sư tòa thượng thẩm Saigon
- cựu bộ trưởng phủ thủ tướng của thủ tướng , tướng Nguyễn Khánh (1964)
- 1957 thành lập nhóm' Quan điểm loại mới' với Vũ khắc Khoan, Mặc Đỗ.
Vương văn Quảng v.v... - mởi nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh
làm cố vấn chính trị + văn chương.
- tác giả một số sách lý luận; và vở kịch'Người lữ khách thứ10'.
- di tản sang Hoa Kỳ ngay từ sau 30/4/1975, lấy pháp danh Tịnh Liên,
chuyên nghiên cứu + viết sách + dạy Phật học tại Mỹ.
(ảnh: internet)
Tôi đã nghe nói nhiều lần về giai cấp tiểu tư sản Việt nam thành hình; nói rõ hơn, từ khi cựu chủ soái Hàn Thuyên, nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh liên kết làm cố vấn, thành lập 'Quan điểm loại mới'.
Nhà xuất bản quy tụ nhiều nhà văn, luật sư, kỹ sư, giáo sư vây quanh.
một số trí thức, văn nghệ sĩ miền Nam; khi nghe đến 'giai cấp tiểu tư sản'; họ phản ứng bằng sự bất mãn tức thì.
Tạo sao vậy? Một số thô thiển' chính trị tính' cho rằng: đưa đưa giai cấp tiểu tư sản ra, là có lợi cho phe đối lập, dễ nhòm ngó.
Vây giai cấp tiểu tư sản có đầu đuôi ra sao ?
Thoạt tiên là ngộ nhận, nghe ra có vẻ xuôi tai. Những ai từng đọc triết thuyết Mác-xít; hoặc chịu khó theo dõi tư tưởng diễn tiến; thì, giai cấp tiểu tư sản là sự hình thành tồn tại, đương nhiên có từ lâu.
Lénine bàn về giai cấp, trong cuốn 'Hai sách lược 'Cách mạng và Nhà nước', ' Bệnh ấu trỉ của CS'; thì giai cấp tiểu tư sản là giai cấp trung gian. (couche intermédiaire).
nôm na lớp trí thức này có thể giúp cho vô sản khi cần; và, giúp cho tư sản; nhưng họ không đứng trong vị trí nào đó dài lạu, vĩnh viễn. (...)
hoặc thảng; ở Pháp có phong trào 'Poujade', sinh hoạt giống hệt giai cấp tiểu tư sản vậy. Cho nên; khi phê phán thái độ hành động giai cấp tiểu tư sản, không thể chối bỏ hình thành + sự tồn tại được.
Có người cho rằng; dầu là giai cấp tiểu tư sản có thật đi nữa; không nên coi họ là một giai cấp; bởi họ có thể làm gì được lâu đâu?
nêu lên ý kiến này; tôi không có ý bác bỏ; hoặc, tranh luận, chỉ nhấn mạnh và phản ứng với cái gì mới; mà sự mới hình thành này khác hẳn sự đã có quen thuộc.
'Xây dựng nhân sinh quan/ Nghiêm xuân Hồng', sách dày trên 500 trang in, gồm 2 tập: 'nhận thức và phê bình các triết thuyết duy tâm, duy vật, hiện sinh' (1)
vậy, người viết muốn đưa người đọc đến kết luận nào? tài liệu dẫn chứng ra sao?
đó là câu trả lời của chúng tôi; về giải đáp của Nghiêm xuân Hồng, qua cuốn sách mà tác giả tha thiết giãi bày; cắm mốc cho một nền triết học nhân sinh .
Người viết sách và người đọc có một điểm giống nhau :
một là: đưa ra sự hiểu biết của mình, qua những dòng chư nhận định.
hai là, người đọc vừa tìm hiểu, đưa tầm hiểu biết của mình hòa hợp với lập trường; để sau phê phán tác phẩm.
Từ đấy sinh ra mầm mống mâu thuẫn; chẳng hạn người viết và người đọc khác nhau về quan điểm, lập trường, chẳng hạn vậy.
để dung hòa được, người đọc phải nhìn vào quan điểm người viết; rồi đánh dấu hỏi : tại sao người viết đưa ra lập luận từ chối; hay, chấp nhận, đặt lại tổng quan lập luận
nào ?
ở đây, Nghiêm xuân Hồng có quan niệm nào; khi tóm tắt, nhận định về một hệ thống triết học?
Phàm lệ, người viết triết học, như Bertrand Russell, qua 'Histoire de la philosophie
occidentale' (Gallimard,1952); Auguste Cornu, qua 'Essai de la critique marxiste
'(Ed Calman Lévy,1949) -- họ đều có lối nhìn rành mạch; tuy lập trường khác nhau; dầu họ là tông đồ , thuận, hay đối nghịch đi nữa.
trước tiên, họ tóm lược triết thuyết, theo đúng triệt gia ấy đề xướng; rồi từ đó đi sâu phân tích, mổ xẻ triết thuyết theo nhỡn quan, lập luận cá nhân.
Như thế, người đọc thấy được 2 phần: ' tóm lược + nhận định, phê phán'.
Bertrand Russell khi viết về đời sống, tóm lược triết thuyết Aristote chẳng hạn; ít nhất có sự phê phán về đời sống chính trị, luân lý, xã hội.
còn Auguste Cornu (con mắt thực thụ của người mác-xít) cho biết về Marx qua cuộc đời, quan niệm, hình thành hệ thống ' tư tưởng chính trị, cách mạng, xã hội, tư tưởng triệt học, văn chương'(2)
và, ông Nghiêm xuân Hồng; thì sao?
viết về học thuyết Mác-xít, ông tóm lược một cách biết gì nói vậy; không chia hệ thống, phê phán cái gì có trong tay thì đả phá điều đó.
Tôi thiết tưởng rằng: sự phê phán này thiếu khoa học, có tính cách làm theo hứng khởi của cảm tính.
chẳng hạn một lý thuyết gia đối nghịch với Mác-xít, Michel Collinet viết "La tragédie du Marxisme', ông ta dẫn người đọc vào triết thuyết duy vật cặn kẽ; rành mạch, người đọc hiểu ngay được thế nào là 'chủ nghĩa duy vật'.
phần 1:
- những bậc tiền bối tạo cho Karl Marx, bước đi đầu; như Hégel, Feurebach;
- nói đến giai cấp đảng quốc gia và xã hội.
- sự thể hiện của giai cấp thợ thuyền.
- chủ thuyết quân sự của Lénine.
- sự biến thể của giai cấp tư sản.
phần 2:
- lý thuyết cách mạng
- định thuyết hậu quả.
- sự khủng hoảng kinh tế và cách mạng.
- Engels và chủ nghĩa Mác-xít lãng mạn.
- chương trình thực hiện kịp thời của Cộng sản.
- Marx và đồng minh tư sản.
- Lý thuyết về 'cách mạng thường trực'.
- Lénine và chủ nghĩa vô sản.
- Spartakus: sự trở lại trong tuyên ngôn Mác-xít.
phần 3:
- nói về chính thể.
- tuyên ngôn và quan niệm tự do của thế giới chủ nghĩa.
- sự hợp nhất thế giới và chủ nghĩa xã hội tiền Mác-xít.
- sự giáng thế của chủ nghĩa quốc gia.
- Marx vả Đại Đức.
- Marx và Bismarch.
- một sự trở lại của 1848.
phần 4:
- căn bản của chủ nghĩa quốc tế Mác-xít.
- những bậc tiền bối chủ nghĩa quốc tế của Marx.
- sự thăng trầm của đệ nhất quốc tế.
- cuối thế kỷ.
phần 5:
- bàn về thế giới của sức mạnh.
- từ chế độ kinh tế quốc tế đến kinh tế tự túc.
- bần dân và mãnh lực cực quyền.
- từ Lénine đến Staline.
- tập trung nô lệ chủ nghĩa.
- những guồng máy lịch sử
- tranh đấu cho giai cấp và đấu tranh sức mạnh.
- 100 năm Mác- xít.
- sự hợp nhất của nhân loại hay sự kinh hoàng đang đi tới.
Tôi dẫn chứng hơi dài về toàn dàn bài cuốn sách của Michel Collinet; để so sánh với
' Học thuyết Mác-xít' và 'Thế nào là chủ nghĩa duy vật' của Nghiêm xuân Hồng, qua 2 cuốn:
- 'Xây dựng nhân sinh quan' (từ trang 223 đến 228)
- 'Đi tìm một căn bản tư tưởng' (từ trang 63 đến 84)
ông Nghiêm xuân Hồng phê phán quan điểm nhân bản tự do, đức lý (éthique) trong triết thuyết Mác-xít (từ trang 259-161) trong cuốn' Xây dựng nhân sinh quan'.
qua những tài liệu dẫn chứng; chúng tôi nhận thấy có sự rất lúng túng; vì ông chưa nắm được học thuyết; đã đưa ra phê phán.
có phải vì không đủ tài liệu; hay, không có sách để đọc, để dẫn chứng mạch lạc có sức thuyết phục hơn?
một vài tác phẩm chính yếu mà ông đọc để làm nền viết sách lý luận của ông; chúng tôi điểm qua-- chỉ lèo téo vài cuốn -- như 'Anti-Duhring', 'Théorie de l'État et de la Révolution', 'ABC du Marxisme/ Boukharine', 'Le Marxisme, philosophie ambigue et efficace/ Ignace Leep', 'Individu et Marxisme/ Pierre Herve' ...
Nếu nói rằng : hiểu Marx chỉ qua tác giả Ignace Leep; bởi, chúng tôi thấy rằng mỗi dẫn chứng, lý luận, tài liệu trong sách; ông Nghiêm xuân Hồng chỉ trưng dẫn độc tên một tác giả Ignace Leep (tr. 99 và 312); e là chưa thế gọi là 'tạm đủ' được'?
bàn đến Léonov trong cuốn 'La Rivière'; ông Nghiêm xuân Hồng lại phải trích dẫn theo sự 'đọc và trưng dẫn của Ignace Leep' .(tr. 105).
bàn đến Roger Garaudy, ông Nghiêm xuân Hồng lại phải viện dẫn qua sách của Ignace Leep; kể cả điều lập thuyết riêng ông.
vậy là, trong tay ông Nghiêm xuân Hồng, chỉ có cuốn 'Le Marxisme, philosophie ambigue et efficace' làm cẩm nàng duy nhất, e lại càng chưa đủ.
người đọc sách của ông Nghiêm xuân Hồng, có cảm tưởng rằng; nếu ' đệ tử Nghiêm xuân Hồng không có cuốn sách duy nhất của tiến bối Ignace Leep' ; thì ông Nghiêm xuân Hồng không thể là tác giả của 3 cuốn lập thuyết' kia được?.
Có thể thêm một thiếu sót lớn nữa, học thuyết Mác-xít phải luôn luôn đi đôi với kinh tế Mác-xít; nhưng ông Nghiêm xuân Hồng , gần như là không đề cập; hay, không nói đến -- đúng là như vậy.
Bàn tới văn sĩ triết gia Jean-Paul Sartre; dưới tay ông chỉ vỏn vẹn có 3 cuốn, thì phải: 'L'Être & le Néant' + 'La Nausée' + một cuốn khác, nhà- bình- luận-người-nhà là F.Jeanson (3), đó là cuốn 'Sartre par lui même'.
hình như ông Nghiêm xuân Hồng quên rằng, Jean- Paul Sartre còn một cuốn về nhận định tư tưởng rất quan hệ đến chủ nghĩa Mác; mà, ông Hồng rất cần, đó là cuốn 'Critique de la raison dialectique' -- hoặc, ông Hồng nói về Andre Malraux, chỉ qua 'La Condition humaine' + 'La vie royale' -- khác gỉ bắt voi bỏ giọ -- khi ông viết 2 cuốn đặt trên nền nản đi tìm căn bản tư tưởng + nhân sinh quan?
Viết về các tác giả quan trọng khác; điển hình là trào lưu tư tưởng, như F. Nietzsche, Kierkegaard, Dostoievski ... hình như ông cũng lơ-tơ-mơ, chưa nắm vững tư tưởng, học thuyết, giá trị văn chương đích thực của họ, là bao !
Tôi thông cảm về sự thiếu sót nảy; tại sao lại như vậy?
nước ta vào thời kỳ chiến tranh làm hủy hoại văn khố, thư viện -- tải liệu tham khảo cần thiết lại quá khó kiếm.
nhưng cũng không thể vịn vào đó; để bỏ qua tài liệu chính; vậy thì rất dễ làm hại cho cái gọi là tác phẩm của người viết, còn gây sự hiểu lầm về tư tưởng, giá trị văn chương đích thực một tác giả.
Thôi thì, tạm nghe ông Nghiêm xuân Hồng dẫn giải về Friedrich Nietzsche trong cuốn
' Xây dựng nhân sinh quan', như thế này,
" ... nói tóm lại; mặc dầu những điểm dị biệt, nền triết thuyết của Nietzsche, ưu thế và giá trị độc đoán của chủ quan, nêu cao sự hiện sinh như một giá trị căn bản, sự cần thiết tự vượt qua của con người ..." (tr. 229.)
tất nhiên; ai cũng có thể hiểu đại khái, lơ-tơ-mơ về Nietzsche như thế : chối bỏ sự tầm thường con người, để đưa con người lên cao, hô hào mình hãy làm chủ lấy mình-- bởi 'Thượng đế đã chết rồi'; lịch sử của con người phải do con người tạo ra.
Theo chúng tôi; dù là dăm ba chương tóm lược về một đời người + triết thuyết; thì vẫn có thể cho người đọc hiểu tổng quát; nhưng vẫn cần sự thu góp, dẫn giải cô đọng của hàng mấy nghìn trang sách kia; thì mới có thể gọi là đích thực biết thâu tóm.
Nói vậy; tôi không có ý chỉ trích ông Nghiêm xuân Hồng .
nhưng; nếu ông Hồng không đọc 'Ecce Homo', dù viện giải cách nào đi nữa; thì chẳng thể hiểu tác giả Nietzsche muốn gì, khi viết ;' Tại sao tôi viết sách hay?' Tại sao tôi kiêu sa khinh bạc?' .. và 'surhumain' , tác giả ngụ ý gì ?
và; thế nào là 'apolinien', 'dionysien', nhất là trong tiểu mục 'les considerations inactuelles' cần trải qua mấy thời kỳ: 1873 hay 1874?, 'Quan điểm tuyệt đỉnh văn hóa của Nietzsche' , ' Kỷ luật tự giác bản thể của tác giả : 'Vai trò gọi là bi quan kiểu Schopenhaueur -- tác giả Nietzsche sự thấm nhuần đến mức độ nào , khiến Nietzsche tôn Schopenhaueur lên bậc thầy', 'Tại sao lại là bậc thầy của khuynh hướng 'pessimite'?'
Cũng nên trở lại vế André Malraux , tác giả Nghiêm xuân Hồng xưng tụng Malraux trong sách; nhưng chỉ trưng dẫn Malraux, qua 2 cuốn nêu trên; hiển nhiên là thiếu sót, rất thiếu sót.
ông Hồng có muốn biết về một nhân vật là Tchen trong 'Les Conquérants'; thì tiên quyết phải hiểu Malraux mượn nguyên mẫu nhân vật nào ở ngoài đời ; là ai, ở đâu?
tại sao André Malraux lại viết cuốn tiểu thuyết ấy?
nếu viết; th,ì trong trường hợp nào?
Chẳng hạn Garine là hình bóng trong tiểu thuyết 'Les Conquérants'; Malraux ám chỉ Léon Trotsky ngoài đời. Qua những bộ cúc áo đồng rất quan liêu kia, sau này, khiến Trotsky phải lên tiếng phủ nhận. (4)
vậy là ông Hồng chưa nắm được tư tưởng, văn phong, triết thuyết một tác giả; đã vội quàng lên vài dòng về họ như đánh giá 'giá trị cố định'.
cùng lắng nghe ông Nghiêm xuân Hồng phán,
" ... trạng thái sơ đẳng đó, Kiekegaard gọi là 'phản hiện sinh', Nietzsche gọi là' trạng thái nô lệ', và sau này André Gide gọi là' chất lầy nhầy'; và Camus đã hình dung hóa bằng'bệnh dịch tả ..." (tr. 123 Xây dựng nhân sinh quan.)
Không đòi hỏi người viết 'Xây dựng nhân sinh quan' phải đọc hết tác giả; và, với tác giả cần, không nhất thiết phải đọc hết; nhưng phải đọc đủ tác phẩm được coi là chính-- nếu không vậy -- chỉ đọc qua loa, lơ-tơ-mơ; như ông Hồng vội vã treo lên cổ họ vòng hoa phân hạng; e không mấy tác dụng.
Tuy tôi nói hơi lan man về tài liệu dẫn giải; bởi thấy ông Nghiêm xuân Hồng ghi học thuyết Mác-xít qua loa; mà lại coi như tóm tắt đầy đủ rồi.
Qua phần 2, ông Hồng mới đề cập 'cắm mốc' + 'phê bình'.
Điểm qua lối tóm tắt về bối cảnh đời sống, nguyên nhân nào mà xã hội đào tạo để trở thành triết thuyết của mỗi giáo chủ; thì tác giả 'Xây dựng nhân sinh quan' đề cập hời hợt, lơi là.
chẳng hạn, ở' Nho giáo', ông Hồng mượn nhiều tài liệu của Trần trọng Kim ; lại chỉ hiểu' Nho giáo' qua Trần trọng Kim; liệu có ít ỏi và thiếu thốn quá chăng ?
hoặc tìm hiểu' Cơ dốc giáo', ông Hồng mượn con mắt nhìn của linh mục R.,P. Rousselot thôi; thì hoàn toàn sai lệch ?
vì lẽ; vẫn phải cần đến những bậc 'pères de l' Église': St. Augustin, St Thomas
d' Aquain. v.v... -- như ông Hồng từng làm -- nói về Karl Marx chỉ qua sách Ignace Leep + Pierre Hervé, qu3 là quá đơn giản!
Một khi chưa nắm vững hệ thống tư tưởng chính yếu; dầu 'điểm qua','cắm mốc'; như ông Hồng đã thực hiện, qua 3 cuốn sách, để 'xây dựng hệ thống tư tưởng tổng hợp';chung tôi tin việc làm kia ,là nóng vội, hấp tấp; nếu không muốn nói là hồ đồ.
bởi, nó bị 3 yếu tố chính thiếu hụt: , 'sự mong ước' là chưa thấu triệt triết thuyết; 'thiếu lỏng tin việc làm' ( la foi philosophique) và' căn bản thực thể không đủ'; liệu chừng cái gọi là ' xây nền móng tư tưởng' chẳng khác gì căn nhà kiên cố xây dựng trên nền cát ?
Chúng tôi không phê bình về 'phê bình cắm mốc' của Nghiêm xuân Hồng -- bởi lẽ, chỉ khi nào người ta đủ vật liệu xây cất; mới đánh giá sự vững chắc ngôi nhà.
chẳng hạn; chỉ bàn về Jean-Paul Sartre thôi; thì những ngày gần đây cuộc chiến xảy ra ở Poznan, ở Budapest bị đàn áp (1956) cho đến ngày thủ tướng Liên xô, ông N. Kroutchev sang Paris vào 1960; muốn biết Sartre biểu hiện tiến trình tư tưởng hiện sinh ra sao; hẳn là không thể không đọc ' Critique de la raison dialectique'?
Tất nhiên rồi; không thể trách ông Nghiêm xuân Hồng được; nhưng khi ông ta đã nói về 'xây dựng nhân sinh quan mới' mà không biết tới bước ngoặt quan trọng về ''lý lẽ của biện chứng pháp hiện sinh'; thì không thể bao biện, là không thiếu sót được.
Tuy nhiên; chúng tôi cũng phục nể quan niệm tổng hợp+ lối viết triết, hấp dẫn của Nghiêm xuân Hồng, qua vài ba cuốn để cập.
tác giả có lối nhìn rất sắc,tạm gọi thông minh , khi dẫn giải về Cơ đốc giáo + đấng Chí tôn -- cả sự mạnh bạo tìm lối thoát cho' giai cấp tiểu tư sản'.
Chỉ một điều nhỏ , rất tiếc là ông Nghiêm xuân Hồng chưa phân biệt được: đâu là Cơ đốc giáo và Thiên chúa giáo La mã -- trong sự lập luận này -- có sự nhầm lẫn khi giải thích về hồn Cơ đốc giáo qua vỏ Thiên chúa giáo La mã.
Với Nghiêm xuân Hồng, tác giả' Nhân sinh quan', ' Đi tỉm một căn bản tư tưởng'-- thì chẳng còn cách nào khác để kết luận:
" hiện nay chúng ta chưa có triết gia; chỉ có nhà văn , nhà biên khảo có tư tưởng triết học mà thôi."
thế phong
SAIGON, 13 THÁNG 5, 1960.
---
(*) đã đăng trên tuần báo Tân dân số 242, xuất bản ở Saigon, ngày 25/6/ 1960.
(chủ nhiệm: Mai Lâm-Nguyễn đắc Lộc.)
(1) 'Đi tìm một căn bản tư tưởng' (Quan điểm xuất bản, Saigon 1957), 216 trang )
'Xây dựng nhân sinh quan' ( Quan điểm xuất bản, Saigon 1960), 367 trang.)
(2) - thí dụ, như André Piettre, tác giả 'Marx & Marxisme' (PUF,1957) ghi rõ 3 phần:
la philosophie marxiste - la révolution marxiste - l' économie marxiste; mới có thể gọi là
'học thuyết Mác-xít'.
- ở phần tham khảo, A. Piettre ghi: M (pour les ouvrages d' obédience--
S (ouvertement sympathisants) -- C (nettement critique.)
(3) commentateur chevronné.
(4) J' ai refusé d' assimiler Borodine au type des révolutionnaires professionels bien qu' il soit
aussi caractérisé dans les romans de Mr. Malraux. L' auteur essai de me prouver que Garine
possède autant de ces boutons de mandarins qui lui donnerait droit au titre en question.
Mr. Malraux ne juge pas mal à propos d' ajouter que Trotsky possède de quelques boutons
de plus. N' est ce pas dro^le! ... (tr. 224 trong 'La Révolution trahie'/ L. Trotsky.)
( Victor Serge dịch sang pháp ngữ, - nxb Rieder, Paris 1930.)
người lữ khách thứ 10/ nghiêm xuân hồng
(photo: courtesy of Sachxua.net)
luyến ái quan/ nghiêm xuân hồng
(photo: courtesy of Sachxua.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét