Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

con gái họa sĩ tạ tỵ kiện kẻ mạo danh, buộc phải xóa tên trên tranh 'trừu tượng' của thành chương / bài+ ảnh: hòa bình -- http://nld.com.vn/


 


                                                       " Tỵ (Tạ) sinh ngày 24-9-1922 tại Hànội.
  
                                        Hiện viết văn, làm thơ, vẽ. Cư ngụ tại 18/8 Phan văn Trị, Gia định. Điện thoại
                                        quân sự  41. 708. Thành tích văn hóa/ những tác đã xuất bản: Những viên sỏi (1962),
                                        Yêu và thù (1969-1970).  Cùng những họa phẩm lập thể triển lãm tại Hànội (1951)
                                        tại Sài gòn (1956-1961), Tác phẩm dự định xuất bản: Hoài ca (thi phẩm), Triển lãm
                                        hội họa trừu tượng 50 khuôn mặt văn nghệ sĩ.   Tiểu sử: Tốt nghiệp Cao đẵng Mỹ thuật
                                        Hà nội, 1943. Đã cộng tác với các tạp chí văn học: Thế Kỷ, Quê hương (Hànội), Đời mới,
                                        Nguồn sống mới, Hiện đại, Văn học..."

                                            (tr. 169/  NIÊN GIÁM VĂN NGHỆ SĨ+ HIỆP HỘI VĂN HÓA VIỆTNAM (1969-1970
                                                 - Phủ Quốc vụ Khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Saigon 1970) 
                                                                         
                                             ( đọc ' Nghệ danh nhiều trường hợp éo le'/ Lê minh Quốc' /  'Related article)


                                             
                    con gái c ha sĩ t t s kin
                            k mo danh

                                                                                 bài+ ảnh: hòa bình



                                               tranh trên cùng:
                                                                tranh gốc 'trừu tượng / tạ tỵ vẽ năm 1951 ở hà nội '                                                                                                                            tranh dưới:
                                                                 tranh 'trừu tượng' bị mạo danh họa sĩ  tạ tỵ
                                                                            (tranh + bài:  hòa bình)



Tạ Thùy Châu, con gái cố họa sĩ Tạ Tỵ lên tiếng cho biết gia đình sẽ * đưa đơn khởi kiện tới TAND tp. HCM [ngày 3/8/2016] ; yêu cầu những người có liên quan đến bức tranh 'Trừu tượng', trong triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu'; ra trước pháp luật, vì đã mạo danh + giả chữ ký của bố bà trên bức tranh đó.
---
* đã nộp đơn tại tòa án tp.hcm ngày 3-8-2016. (Bt)

bà Tạ thùy Châu là con gái thứ tư của họa sĩ Tạ Tỵ. Tuy không theo hội họa; một phần do chính họa sĩ Tạ Tỵ không cho các con theo đuổi nghiệp vẽ của mình-  nhưng từ bé, cả mấy anh chị em đã sống trong không khí của hội họa; và, được họa sĩ Tạ Tỵ dạy dỗ nhiều kiến thức về mỹ thuật.

Chính vì từng mảng màu, từng đường cọ của bố đã ăn sâu vào trí nhớ của mình; nên, khi biết thông tin về sự việc bức tranh 'Trừu tượng' ký tên họa sĩ tạ Tỵ; nhưng lại bị họa sĩ Thành Chương phát hiện là tranh của [ông ta]; bà Tạ thùy Châu đã lập tức tới làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật tp. HCM -- và, xác định ngay bức tranh trong triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu' của ông Vũ xuân Chung, không phải là của họa sĩ Tạ Tỵ. 

bà Tạ thùy Châu cho biết, 

"Gia đình chúng tôi còn đang lưu gữi khá nhiều tác phẩm của bố [tôi].  Bức tranh'Trừu tượng' trong bộ sưu tập của ông Chung hoàn toàn xa lạ; không đúng phong cách vẽ của bố tôi, từ mảu sắc đến bố cục; và, đặc biệt chữ ký chắc chắn là 'giả'. Bố tôi không bao giờ ký kiểu đó. Ngay cả các nhà phê bình mỹ thuật + các họa sĩ đã nhận ra điểm này. Chúng tôi đang lưu giữ rất nhiều tranh của bố [tôi], chỉ cần đem so sánh; sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn." 

 họa sĩ Lê huy Tiếp nhận định,

" ... chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ nét cứng, thẳng đứng, góc cạnh hơi vuông vức; thể hiện đúng con người của ông là cẩn thận, chỉn chu; và, vô cùng nghiêm nghị, không phải kiểu họa sĩ dựa vào tính nghệ sĩ: dễ dãi+ xuề xòa. Còn chữ ký trên bức tranh sưu tập của ông Chung lại hơi nghiêng; chữ in hoa, nhưng cố tình bay bổng. "

bà Tạ thùy Châu nói [tiếp],

 "...chính vì được bố giáo dục từ nhỏ, nên anh em chúng tôi thấy rằng: 'không phải của mình thì kiên quyết không nhận. Của ai thì phải trả về cho người đó; việc mạo danh chữ ký của bố tôi; như vậy là xúc phạm đến vong linh ông' ."  

Họa sĩ Tạ Tỵ cũng có một bức tranh 'Trừu tượng' vẽ từ năm 1951; [còn] bức 'Trừu tượng' mà ông Vũ xuân Chung đang giữ, ký 'mạo danh lả vẽ năm 1952'. Tuy nhiên; đây là 2 bức vẽ hoàn toàn khác hẳn nhau. 

bà Tạ thùy Châu cho biết [thêm]

"... trước hết, gia đình chúng tôi lục lại toàn bộ gia tài của bố. Để chắc chắn hơn, tôi đã liên lạc với những người anh tôi đang định cư ở Mỹ; để hỏi lại kỹ, là bố tôi có vẽ bức tranh có tên'Trừu tượng' nào khác nữa không'. Các anh tôi đều khẳng định bức tranh mà tôi đang giữ, là' bức tranh duy nhất mà bố tôi vẽ'. Còn bức tranh 'Trừu tượng' của ông Chung rất xa lạ; và, không hề tồn tại trong ký ức của các anh tôi.' " 

bà Châu còn xác nhận, 

" ... bố tôi từng vẽ một bức tranh tên là 'Trừu tượng' vào năm 1951; nhưng bức tranh này hoàn toàn khác biệt với bức tranh 'Trừu tượng' mà ông Vũ xuân Chung đang sở hữu, không có bất cứ sự liên quan nào. "

Theo một số họa sĩ + các nhà phê bình mỹ thuật; có thể, ai đó biết rằng họa sĩ Tạ Tỵ từng vẽ bức 'Trừu tượng' (giai đoạn 1951- 1952); nên đã gán cho phiên bản của bức tranh của họa sĩ Thành Chương một 'lai lịch' mới. 


bà Tạ thùy Châu cương quyết,

" Ngày 2-8[ 2016]; gia đình tôi sẽ tới làm việc với Bảo tàng Mỹ thuật tp. HCM một lần nữa.  Chúng tôi sẽ gửi đơn khởi kiện những người có liên quan ra TAND tp. HCM; theo những điều khoản đã được qui định rõ ràng trong 'luật Sở hữu trí tuệ': với các tội danh 'giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh chiếm đoạt quyền tác giả'.  Tôi yêu cầu người đang sở hữu bức tranh, cũng như người đã chứng thực bức tranh đó là tranh của bố tôi; phải xóa tên Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh 'Trừu tượng', trước hội đồng chuyên ngành; được lập bởi các chuyên gia uy tín tại Việtnam.  Người nào đã chứng nhận sai về bức tranh của bố tôi; chúng tôi yêu cầu phải công khai xin lỗi cố họa sĩ, trước công chúng."

"Cố tình đưa tên họa sĩ Tạ Tỵ vào tranh không phải do ông sáng tác; là đã xâm phạm đến quyền tác giả mà pháp luật đã qui định trong luật 'Sở hữu trí tuệ'-- lời luật sư Nguyễn hữu Đức. 

ngoài ra, theo [luật sư] Đức; với các đối tượng liên quan, còn là 'tội làm & buôn bán hàng giả' -- theo 'luật Hình sự' qui định.

"Hãy để cho tòa án phán xử",  bà Lê thị Hồng Hạnh, phó Trưởng đại diện cục Bản quyền tác giả tại tp HCM, nhấn mạnh. 

Vụ việc gia đình [cố] họa sĩ Tạ Tỵ muốn đưa đơn khởi kiện lên TAND tp.HCM-- cục trưởng cục Mỹ thuật+ Nhiếp ảnh+ Triển lãm Vi kiến Thành hoàn toàn ủng hộ; với mong muốn sự việc sẽ được phân xử nghiêm minh tại tòa. ... []

  hòa bình

  http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/con-gai-hoa-si-ta-ty-se-kien-ke-mao-danh-20160801220834688



                                      ảnh trên:
                                                                bà Tạ thùy Châu đứng cạnh một bức tranh khổ
                                                                              lớn của cố họa sĩ Tạ Tỵ.
                                                      ảnh dưới:
                                                                  bức  'Trừu tượng' bị mạo danh họa sĩ Tạ Tỵ

                                                                                    (ảnh: hòa bình)


      ---------------
   related article
    


                              nghdanh nhiu trưng hp éo le
                                                              bài viết:   lê minh quốc


                                                 
    NLĐ - như báo'Người lao động' vừa thông tin:TAND/tp. HCM [Tòa án nhân dân tp. HCM] vừa yêu cầu bà Tạ thùy Châu (con gái họa sĩ Tạ Tỵ) -- người đứng đơn kiện'vụ mao danh họa sĩ [Tạ Tỵ] ký tên lên bức tranh không phải của ông, mang tên 'Trừu tượng' (trong triển lãm 'Những bức tranh từ Âu châu trở về'tại Bảo tàng tp. HCM ) --  'chứng minh công dân TẠ VĂN TỴ bút danh TẠ TỴ'.  Điều này chỉ gây rắc rối cho nguyên đơn; mà, còn tạo ra sự lo ngại trong giới văn nghệ + công chúng.


 (...)

Lâu nay có một sự thục hiển nhiên: ' văn nghệ sĩ có quyền ký nhiều bút danh khác nhau.'

Nguyên cớ, vì sao có bút danh đó; chẳng ai có thể chứng minh rõ ràng, dù đã nghe hính tác giả nói; nhưng, làm gì có 'giấy trắng mực đen' + dấu đỏ của cơ quan chức năng xác nhận'.

Dù vậy, không chỉ đồng nghiệp; mà, ngay cả dư luận cũng mặc nhiên thừa nhận. Chẳng hạn: Tú Mỡ là bút danh Hồ trọng Hiếu, Tản Đà là bút danh Nguyễn khắc Hiếu; Thiên Hư/ Vũ trọng Phụng; Phan ngọc Hoan/ Chế Lan Viên;  ...  tại sao họ ký bút danh đó?  Không thể tìm được chứng cớ gì rõ rệt, nếu hiểu theo nguyên tắc của pháp lý.

Xin dừng lại một chút, với bút danh Thiếu Sơn. Nói đến công dân Lê sỹ Quý chẳng mấy ai biết; nhưng [bút danh] Thiếu Sơn đã là một 'từ khóa' văn học Việt nam hiện đại.

 trong hồi ký của mình, Thiếu Sơn cho biết,

  " ... trước khi lấy bút hiệu Thiếu Sơn, tôi đã dùng nhiều bút hiệu khác. Thi sĩ Đông Hồ của Hà tiên, đã gừi cho tôi làm quen + hỏi ý nghĩa của 2 chữ Thiếu Sơn. Tôi trả lời là: 'lòng người hoặc để ở sông; hoặc, để ở núi'. Nhưng tôi không muốn nó già nua cằn cỗi, do đó; mà, đặt là THIẾU (là TRẺ) SƠN (là NÚI)..."  (Thiếu Sơn nghệ thuật+ nhân sinh' /nxb Giáo dục 2008,  tr. 219).

  Những dòng chữ này do chính tác giả viết, công bố; lúc còn sống, liệu có là chứng cớ trước tòa, nếu xảy ra sự tranh chấp về bút danh?

Lại có những trường hợp éo le hơn; nhiều người là đàn ông lại ký tên phụ nữ; thì, lấy gì chứng minh?

 chẳng hạn; nhà báo Nguyễn văn Vĩnh ký bút danh Đào thị Loan; Nguyễn Vỹ [] Lệ Chi, Diệu Huyền; Phạm cao Củng Phạm thị Cả Mốc; Lê văn Trương Cô Lý; Hồ Dzếnh Lưu thị Hạnh; Vũ Bằng Cô Ngã ( lúc làm tờ 'Vit đực') , [Hoàng thị Trâm];  Trần văn Thạch Trần như Liên Phượng;  Vũ Hạnh cô Phương Thảo  ... 

Riềng về trường hợp họa sĩ Tạ Tỵ có một chứng cớ hết sức rõ ràng, thuyết phục,

"...Tỵ (Tạ) sinh ngày 24- 9- 1922 tại Hànội. Hiện viết văn làm thơ , vẽ. Cư ngụ tại: 18/8 Phan văn Trị, Gia định. Điện thoại quân sự: 41.708. Thành tích văn hóa/ những tác phẩm đã xb: Những viên sỏi (Nam Chi tùng thư 1962) ; Yêu & Thù ( Phạm quang Khai, 1969-1970) . Cùng những họa phẩm lập thể lập thể triển lãm tại Hà nội (1951), tại Sài gòn (1956-1961). Tác phẩm dự định xb: Hoài ca  (thi phẩm) ; Triển lãm hội họa trừu tượng + 50 khuôn mặt văn nghệ sĩ.' Tiểu sử: Tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Hà nội .(1943).  Đã cộng tác với các tạp chí văn học : Thế Kỷ, Quê hương (Hànội); Đời mới, Nguồn sống mới , Sáng tạo, Hiện đại, Văn học ...[Sài gòn].

          ( tr. 269 NIÊN GIÁM VĂN NGHỆ SĨ + HIỆP HỘI VĂN HOÁ VIỆT NAM : 1969-1970/  Phủ Quốc vụ Khanh xb. Saigon 1970) .

Từ thực tế về việc văn nghệ sĩ có bút danh như vừa nêu; thiết nghĩ từ kỷ yếu, niên giám ... cần được chấp nhận như một chứng cứ pháp lý.  Đối chiếu với các giấy tờ của công dân Tạ văn Tỵ; sẽ thấy những thông tin trên, là sự trùng khớp. Cứ như thế, vấn đề đang được dư luận quan tâm mới có hướng giải quyết rốt ráo.

qua vụ kiện tụng này; vấn đề lâu dài cho văn nghệ sĩ; ở chỗ:

'cần đăng ký bản quyền, không chỉ tác phẩm; mà, còn cả bút danh nữa; nếu muốn ngăn ngừa xảy ra trường hợp rắc rối'.

 nghĩ cho cùng; trường hợp gia đình họa sĩ Tạ Tỵ ; không của riêng ai -- đây là một vấn đề thời sự thiết thực;[buộc] văn nghệ sĩ phải giật mình trước tình huống có thể xảy ra; mà, họ cũng như đồng nghiệp chưa lường trước; và, sự thật sự quan tâm ;

 [vậy thì] nên 'đăng ký bản quyền tác phẩm'.

Luật sư Nguyễn văn Hậu (phó Chủ tịch hội Luật gia tp. HCM) cho biết,

" Theo qui định tại Điều 93 'Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 : chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp; xuất trình cho tòa án trong quá trình tố tụng; hoặc, do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do luật định, được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. "  Như vậy, với trường hợp của họa sĩ Tạ Tỵ; niên giám hay kỷ yếu, có thể được xem là một chứng cứ xác minh quá trình ông tham gia hoạt động nghệ thuật.  Tuy nhiên, nó không thể chứng minh được nghệ danh Tạ Tỵ là của công dân Tạ Tỵ'.

[vẫn] theo luật sư Hậu: 'văn nghệ sĩ nên đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình.  Bởi lẽ, 'Giấy chứng nhận quyền tác giả' sẽ ghi rõ trên đó; - tên khai sinh đấy đủ + nghệ danh+ thời gian sáng tạo tác phẩm'. ...  -- việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm: 'có thể tránh những rắc rối pháp lý có thể phát sinh, làm chứng cứ pháp lý, khi giải quyết tranh chấp tại tòa' .   []


   lê minh quốc 
    [1959-          ]

    http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nghe-danh-nhieu-truong-hop-eo-le-20160823212940379.htm






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét