Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

mẹ tôi trong hồi ức của tôi / bài viết: nguyễn mạnh trinh -- source : www.vietluan.com.au/

tựa chính, 'mẹ : trong hồi ức thi ca của tôi'
 source: www.vietluan.com.au/    




                                                 trái qua:  nguyễn mạnh trinh  (bên trải) [ 1949-   ]
                                                          cựu sĩ quan Kq VNCH, vượt biên sang Mỹ bắt đầu viết văn,
                                                                       làm thơ; đã xuất bản vài tác phẩm. 
                                                                          (ảnh chụp lại trên màn ảnh vô tuyến)

                                          mtrong hi c ca tôi
                                                                nguyễn mạnh trinh


(...) 

Năm 1975,  những phi đoàn F5 dời về phi trường Tân sơn nhất lúc đầu tháng 4. Và. tháng chót trong đời quân ngũ của tôi là thời gian ở đây.  Tình hình lúc này nặng nề, với bao nhiêu biến chuyển của đất nước.  Trong đơn vị; câu chuyện hàng ngày là tình hình và thời thế. Lúc gần nhau ở thời gian cuối, vẫn bao quanh câu hỏi 'đi hay ở'.

 Còn ở gia đình, cũng câu hỏi tương tự. Mẹ tôi vẫn có câu nói. ' đứa nào đi được thì cứ đi; đừng có lo cho người khác, nhất là những đứa có thể có những phương tiện'.

Bà nói, 'mẹ đã có nhiều thời gian sống với 'họ' rồi; khổ sở lắm ...'

 Khi sửa soạn những túi xách để ra đi, bà cứ chép miệng, 'qua Mỹ rồi, làm gì có trầu mà ăn '.  Những miếng trầu, là cái thú của bà; cũng như xem + nghe các tuồng cải lương.  Những miếng trầu, suốt mấy chục năm; đã thành một thói quen thân yêu, không thể nào bỏ. Thế mà, vì nghĩ đến mấy đứa con; bà quên đi cái tập quán ấy, chấp nhận ra đi.  ...

Rốt cuộc, gần như cả gia đình tôi di tản được [vào] năm 1975.

  Riêng tôi còn nặng nợ, [bị] kẹt lại; dù đã đi xuống phi trường Bình thủy; nhưng không thoát được.  Cái giây phút phải leo và nhà, sao thê thảm; cửa dưới bị niêm phong; phải leo lên lầu để vào nhà.  Khi nhìn thấy vật dụng của người thân trong gia đình; tôi thấy nghẹn ngào.  Vật thì còn đây; người thì đã đi xa. Tôi nhìn giường ngủ của mẹ, nhìn đôi dép nhung dưới sàn, nhìn cái áo vắt trên thành giường; tự nhiên tôi muốn òa khóc.   Những lá trầu đã héo vàng, những miếng cau đã quăn queo, những vệt vôi khô đã bong ra; như biểu tỏ của nỗi niềm chia ly vĩnh viễn. Cái cảm giác tuyệt vọng làm tôi như muốn ngạt thở.

 Nhưng rồi; vẫn phải nén cảm xúc, vẫn phải sống; [để] thoát đi cái địa ngục đang dần dần hiện đến số phận những người thua trận.

Đi tù, rồi trở về Sài gòn, chờ đợi những chuyến vượt biên; thỉnh thoảng tôi ghé qua, nhìn vào căn nhà thời xưa; cũng như sạp bán vải  ngày xưa trong chợ Bình tiên của mẹ tôi. Cảnh vật cũng thê lương, ảm đạm ; như người lúc đó. Buôn bán khó khăn, phiên chợ mất đi cái náo nhiệt thời xưa; và, người mua kẻ bán tràn ùa ra lề đường; với kiểu buôn bán tạm bợ, chỉ biết ngày nay, không thể mường tượng được sinh kế ngày mai.

 Từ những người đàn bà buôn gánh bán bưng trên hè phố, tôi nhớ đến mẹ tôi.  Không biết bây giờ bà ra sao, đời sống thế nào.  Sau này, khi nghe kể lại; [ấy là] lúc tạm cư ở đảo Wake; mẹ tôi thường xuyên ra cầu tàu, nhìn mông về phái biển; đợi một chuyến tàu ghé bến, có đứa con của bà.  Bà chờ đợi + chờ đợi.

Tôi vượt biên tới đảo Kuku, rồi Galang vào năm 1980. Trong vài tháng chờ định cư; tôi đã sống những ngày tự do thật vui vẻ.  Mấy đứa em gửi thư qua; nói, ' anh hãy xem thời gian hiện tại như nghỉ hè; qua đây sẽ làm việc, học hành đến không kịp thở'.

Đến Mỹ, sau một thời gian ngắn, tôi lao vào cuộc sống mới.   Vừa học, vừa làm; với tâm tư cố gắng bây giờ, cho ngày mai.  Mẹ tôi  hàng ngày thúc đẩy, 'ráng học cho có một cái nghề; ở đây mà lông bông, không nghề nghiệp; thì khổ lắm'. Không phải chỉ riêng tôi; mà, cả với mấy đứa cháu nội, cháu ngoại; bà cũng khuyên nhủ như thế.  Có lúc,  mấy người bạn rủ tôi mở tiệm furniture; lúc ấy làm ăn dễ dàng; vốn liếng lại chẳng bao nhiêu. Mẹ tôi biết; bà cản, ' nói học phải là công việc chính, học xong sẽ tính sau'.

Một buổi sáng sớm, mẹ tôi sử sọan bữa ăn sáng cho tôi + mấy đứa cháu bới cơm đem tới trường. Trên bàn là một dãy, [gồm] 5 cạp lồng cơm; để thứ tự, món ăn thay đởi ngon lành. Kết quả là bây giờ; mấy đứa chú cháu, cậu, cháu đều tốt nghiệp hậu đại học; và, đều có công ăn việc làm tốt.  Và như thế, mẹ tôi hài lòng lắm.

Thời quan qua đi, tôi lập gia đình; và, mẹ tôi già thêm + sức khỏe giảm sút.

 Một điều không may là, suốt trong hơn chục năm sau cùng; mẹ tôi bị bệnh đau nhức hành hạ. Mà nguyên nhân thật vô duyên; mẹ tôi bị bệnh, gọi là 'dời leo'. Nếu chữa trị đàng hoàng;  thì, có lẽ không bị hậu quả như thế. Đằng này, ông bác sĩ gia đình, cũng là một nhà văn có viết lách; khám bệnh cẩu thả, cứ cho là 'bị phản ứng thuốc mà thôi'.  Ông ta còn có những chuyện; mà, tôi cho là vô trách nhiệm; khi mẹ tôi phải đưa vào bệnh viện ban đêm, gọi ông ta; thì, ông ta lại bịt mũi cho khác giọng; trả lời, 'không có nhà'.

 Với một người có quen biết; [lại] cư xử như thế thì thật là 'hết ý kiến'.

Những lúc buồn suy nghĩ về mẹ, tôi hay nghe nhạc; bởi vì âm nhạc đã tạo cho tôi nhiều xúc động; [chẳng hạn] nghe những ca khúc 'Ơn nghĩa sinh thành/ Dương thiệu Tước' , Lòng mẹ/ Y Vân' ,'Bông hồng cài áo/ Phạm thế Mỹ' ...

Bản 'Lòng mẹ'; tôi đã nghe đi, nghe lại; ở một băng ghi còn sót lại, sau những ngày ở Sài gòn, vào tháng 5/1975.

Lúc ấy gia đình tôi di tản, chưa biết tin tức thế nào; tôi đã nghe bản nhạc, có những câu, "

                                    Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào
                                    Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
                                    Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
                                    Tiếng ru bên thềm trăng soi tà soi bóng mẹ yêu ...

 đã làm lòng tôi mềm đi, như trong nỗi bồi hồi khôn xiết.  Tôi nghe mãi đến nỗi băng ghi âm bị mòn đi, thành những tiếng rè rè. Và, tôi vẫn nghe; trong âm thanh rè rè đó là tiếng động của chuyến tàu đã đưa những người thân đi xa mất biệt ...

Bản 'Ơn nghĩa sinh thành/ Dương thiệu Tước',  làm tôi nhớ đến những ngày của biến cố Mậu thân. Lúc ấy, cha tôi vừa mất ở nhà ông anh cả; đêm đêm, tôi ngồi cạnh bên quan tài; nghe bản nhạc ấy một mình + tâm tư rối bời, buồn thảm.  Là một điều;  tôi nghe bản nhạc kia,  như có chút gì muốn chia sẻ nỗi ngậm ngùi  của riêng tôi.  Từ câu học thuộc lòng thời nhỏ, " Công cha như núi Thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" -- để thành môt dòng nhạc nhắc nhở đạo làm con.

   [Riêng] tôi; tự nhận xét về mình, 'đứa con làm phiền lòng cha mẹ nhiều nhất ...'

Bông hồng cài áo/ Phạm thế Mỹ phổ ý thơ, gơi cảm hứng từ  Bông hồng cái áo/ Thích Nhất Hạnh, viết vào 1962; ở một trại hè Camp Ockanikon . (bang New Jersey/ Hoa Kỳ), trong nội bộ đoàn sinh viên Phật tử Sài gòn -- bằng cách chép tay 300 bản, như qua tặng bạn bè.

 mỗi bản chép tay đều gắn thêm một bông hoa hồng (cho ai còn mẹ), bông hồng trắng (cho mẹ ai đã qua đời).  Rằm tháng 7 năm 1962, nhằm lễ Vu lan; sinh viên Phật tử tụ họp tại chùa Xá lợi ; và, cử hành lễ 'Bông hồng cài áo' lần đầu tiên.  Tới 1964, nhà xuất bản Lá bối [phát hành] . (thầy Từ Mẫn in 'Bông hồng cài áo' đầu tiên, khổ nhỏ, có thể bỏ vào bì thư, gửi tặng nhau trong lễ Vu lan).

bài viết của một người xuất gia tặng Mẹ; giọng văn thật thiết tha, ý nghĩa thât sâu sắc; biểu hiện một phong thái rất Việt nam; cô đọng trong từ ngữ; [còn] mở ra nhiều ý tưởng độc đáo : ...

                                       Năm xưa tôi còn bé 
                                       mẹ tội đã qua đời
                                       lần đầu tiên tôi hiểu
                                       thân phận trẻ mồ côi 
                                       quanh tôi ai cũng khóc 
                                       im lặng tôi sầu thôi
                                       để dòng nước mắt chảy
                                       là bớt khổ đi rồi 
                                       hoàng hôn phủ trên mộ
                                       chuông chùa nhẹ rơi rơi 
                                       tôi thấy tôi mất mẹ  
                                       mất cả một bầu trời 

ai đã từng làm cha mẹ lại không phải se lòng với những câu văn thiết tha; với suy tư rất thực tế, đầy triết lý.  Nhất là, đoạn cuối; lời nhẹ nhàng hướng dẫn, có ý tứ sâu sắc ngỏ tình; mở ra một khung trời yêu thương.

đoạn văn ấy làm rường cột  cho ca khúc của nhạc sĩ Phạm thế Mỹ, khi ông [phổ nhạc] Bông hồng cài áo:

" Nếu có khuyên; thì, tôi sẽ khuyên anh như thế này.  Chiều nay, khi đi học; hoặc, khi đi làm về, anh hãy vào phòng Mẹ, với một nụ cười thật trầm lặng ; và, bền.  Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ ; mà, đừng nói năng chi. Rồi, anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ; để trông thấy mẹ; và, để biết rằng' mẹ đang sống ; và, đang ngồi cạnh anh'. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu, làm mẹ chú ý, Anh hỏi, " Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười, vừa hỏi, " Biết gì?"  Vẫn nhìn vào mắt mẹ; giữ nụ cười trầm lặng ,và bền; anh sẽ hỏi tiếp, "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời; cho dù anh đã 30, 40 tuổi, chị lớn 30, 40 tuổi; thì, anh sẽ hỏi một câu ấy., Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em; là con của mẹ.  mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và, ngày mai mất mẹ; anh sẽ không hối hận đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.  Đó là điệp khúc, tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay.  Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời; đừng chìm vào trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng, tôi cài trên áo anh ; rồi đó. Anh hãy sung sướng đi . "

nghe bản nhạc Phạm thế Mỹ; hinh như tất cả những điều tuyệt diệu [qua] đoạn văn [của Thích Nhất Hạnh] đã được lột tả trong âm nhạc. Thông điệp tình thương được gửi đi; không những nguyên vẹn, mà làm vỗ cánh bay đi xa hơn; làm xao động cao rộng hơn.

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh có nhận xét về bản nhạc này,

" Phạm thế Mỹ làm bài 'Bông hồng cài áo' rất dễ dàng,như thở vào, thở ra; tự nhiên như bước chân đi dạo, tự nhiên như khi nâng chén trà lên xuống. Tôi không thấy tôi và nhạc sĩ là 2 người khác nhau; khi nghe 'Bông hồng cài áo' -- trước kia cũng vậy, bây giờ cũng vậy. "


Riêng tôi [Nguyễn MạnhTrinh], ca khúc Bông hồng cài áo nhắc nhỏ: 'ngày mẹ tôi từ trần'.

 bà mất vào ngày 3 tháng 5, năm 2003; trước Mother's Day 1 tuần; và, đến lễ Vu lan, là ngày cúng 49 ngày của mẹ tôi; năm nay, ngày giỗ đúng vào ngày lễ -- bởi âm lịch + dương lịch chênh lệch. ... *
---
*   ...  - tạm lược ít dòng; có thể nhiều, ít. (Bt)

Buổi trưa trong nghĩa trang, hình như đầy những chậu hoa. Chợt nghĩ trong đầu tôi những câu thơ : nh4ng suy tư rời rạc của ngày tháng trôi qua lặng lẽ.  Có những người đã ra đi. Vào một thế giới nào, xa vời. Có những bài thơ, như một thông điệp tưởng nhớ  ...

bài đầu,


                                               Thơ cho ngày giỗ mẹ đầu tiên 


                                               1
                                               Có những ngày như sáp nóng chảy
                                               giữa cơn mơ hừng hực trong đầu
                                               tháng năm và nụ hoa trắng
                                               nở vàng trong ký ức.

                                               Khi cơn gió lay ngọn cỏ mơ hồ 
                                               như gót chân một năm đi qua lặng lẽ.
                                               Tôi tự nhủ thầm  
                                               một mình
                                               trong váng vất dòng sông thao thiết

                                               Một ngày đếm những nụ hoa 
                                               đếm những hạnh phúc hiếm hoi
                                               đếm những dây vạn niên thanh 
                                               giơ lên những nụ gai thời tuổi trẻ

                                               Chợt nghĩ câu thơ Lưu trọng Lư
                                               ngày xưa  
                                               như câu hát ru em ru tôi 
                                               đứt ruột .

                                                Tôi sẽ in những hình bóng
                                                không bằng dương bản
                                                trong bộ nhớ tôi 
                                                có câu kinh vời xa 
                                                buổi chiều vàng mầu khói úa

                                               Con chim sáo quen đã về
                                               màu đen hoang vu 
                                               mổ những hạt cơm cúng khô rời
                                               cho một phần ăn hữu hạn


                                                2
                                                Tháng 5 và nghĩa trang 
                                                tôi giả vờ nghiêm nghị 
                                                đóng vai người thuyết giảng  
                                                cho hạt bụi rơi 
                                                trong nỗi nhớ mơ hồ.

                                               Có câu kinh nào cho tôi
                                               có câu kinh nào cho chúng ta 
                                               khi  
                                               chuyến xe đã chờ góc phố

                                                Nơi đến
                                                một địa chỉ mơ hồ
                                                bảng chỉ đường không ánh đèn
                                                ngọn nến thóang qua  
                                                con mắt cú mèo trong huyền tích

                                                Có những mộ bia  
                                                viết bằng thời gian vô tận
                                                nét chữ loang trên bóng chiều
                                                một nụ cười thân yêu  vời vợi


                                                3
                                                Một năm 
                                                tôi như kẻ lang thang
                                                đi tìm giấc mơ
                                                của nội cỏ hoang vu 
                                                mà vó ngựa phi như hạt bụi
                                                rơi trong mù mịt vô thường

                                                Một năm 
                                                tôi giấu trong hồn
                                                một nụ hồng
                                                màu đỏ đã héo khô 
                                                mà chưa đủ trắng  ...


                                               nguyễn mạnh trinh


                                    trích lại:  http://nguoitinhhuvo.wordpress.com.category/sinh-hoat-vhnt/






                                 


                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét