Lời dẫn:
Tiểu thuyết này được Nha Thông Tin Nam Việt cấp phép số 354 ngày 26 / 4/ 1955, thì khoảng một tháng sau, tổng trưởng Thông Tin & Tuyên truyền Phạm Xuân Thái bàn giao lại cho ông Trần Chánh Thành. Tác giả kiêm tùy viên báo chí cũng theo chân ra đi. Khi ngỏ lời chào cô Nguyễn Bích V..., giây phút ấy , tôi biết thế nào là nỗi buồn cay đắng thật sự ! Đành ghi ở trang 2 :".. cảm ơn Nguyễn Bích V... và anh Nguyễn Đức Quỳnh". Tôi mong tiểu thuyết này sớm được in ra, vì chủ nhà xuất bản 'Hoa Mai 'vừa phát hành tiểu thuyết " Gái Nghĩa Lộ" bằng lòng nhận in tiếp" Người thương binh liên khu..." Chủ xuất bản ,nhà báo kỳ cựu miền Nam, anh Ngũ Văn Bằng, mà độc giả biết tới khá nhiều qua bút hiệu Cô Thanh Tùng, đưa in tại in ở 74 Trần Hừng Đạo, Quận 5 ( góc đường Trần Bình Trọng + Trần hưng Đạo).
Hàng ngày phải lui tới sửa mo-rát, tôi nhớ là đã in được 2 cahiers 64 trang thì tạm ngưng. Anh Bằng cho biết , sẽ in tiếp, sau khi phát hành tiểu thuyết ái tình lâm ly của cô Thanh Tùng- nhà phát hành đang giục nhặng xị. Biết vậy, nhưng tôi nôn nóng, nên cứ tới nhà in thôi. Không còn lương tháng, có tiền thì ăn cơm xã hội 3 dồng / bữa ( thời đệ I Cộng hòa , Bộ Xã hội tài trợ gạo cho một số quán cơm lao động nấu nướng phục vụ dân lao động - tôi là một trong số đó.) Có ngày cạn tiền, sáng ăn chịu 3 đồng xôi,. ngồi viết bộ phê bình văn học được vài trang, ý tưởng đi lang thang trỗi dậy, lại khóa cửa ra đi . Không một đồng đi xe buýt, thì ta đi bộ, từ Tân Định xuống Cư xá Đô Thành hy vọng gặp Y Vân - trúng bữa trưa thì xà vào kiếm vài bát cơm dằn bụng , rồi lội bộ tới Chợ Quán thì ' đã chết thằng tây nào đâu ?' Bà mẹ Y Vân, cô Hương, cậu Vũ. ở nhà, Y Vân đã leo lên " Solex" từ sáng sớm. Bà cụ bảo:" ăn cơm rồi đi đâu hãy đi".
Gặp anh Ngũ Văn Bằng , chủ nhà xuất bản đưa cho mượn 100 đồng tiêu tạm, dặn vài ba ngày nữa hãy tới xem' mo- rát.' Thế là vui rồi, tôi ra xe buýt đi Bến Thành , sau tà tà lội bộ về Xóm Chùa -Tân Định, trời vừa xập tối.
Ba tháng sau, tôi lại nhà in, ghi trong sổ tay cộng 65 lần ,mà vẫn chỉ có 2 cahiers 64 trang, không in thêm được một cahier nào nữa. Anh Bằng lại cho mượn vài chục đồng, gọi là tiền đi xe buýt, thôi thì một tuần hãy tới xem sao ? Tiền sách đợi nhà phát hành trả, chưa có tiền mua giấy in tiếp, anh Bằng nói nhỏ nhẹ :".. tôi chưa thấy ai kiên nhẫn hơn anh đó nghe... Sau này có trờ thành nhà văn nổi tiếng, nhó ngước mặt nhìn lên trời mà nghênh ngang nghe cha nội !!!" . Nghe cũng thấy" đa đã" mà bụng thì đói cồn cào !
Bốn tháng trôi qua , xoay đâu cũng chẳng ra 600 đồng trả 4 tháng tiền nhà , còn nói gì dám vác mặt về nhá ngủ, đành tới xin ngủ lang nhà bạn bè. Thời kỳ xin ngủ nhờ nhà Nguyễn Hữu Hưng ở góc đường Phan Thanh Giản + Nguyễn Thiện Thuật, nhà Phạm Văn Rao ở Hồng Thập Tự là thời đoạn này.. Sao trời chóng tối thế, mà tối thì lại lo ngay ngáy không biết ngủ trọ nhà ai? Bụng đói cồn cào, tôi không sợ bằng không có chỗ ngả lưng đêm nay?
Không trở lại 74 Trần Hưng Đạo nữa, chủ nhà xuất bản Hoa Mai không in tiếp rồi - và tôi lo cơm,. áo, chỗ ngũ là ưu tiên số một, tiểu thuyết ra được hay không không còn cần thiết nữa ! Tôi đạp xe lang thang tới đình chùa , thèm viết quá, thì lại về Đình Phú Nhuận, nơi này thoải mái, vắng vẻ, ít ai làm phiền , đâu đó, tôi viết được ít truyện ngắn, và mọi người nhìn tôi như học sinh ôn bài vở thi mà thôi.
Khi có chút tiền mua giấy duplicateur, tôi đưa đến nhà in ronéo thuê in, bìa in typô ở nhà in Bùi Trọng Thúc 150 Võ Tánh Phú Nhuận - tiểu thuyết" Người Thương Binh Liên Khu" in chung" Tiếng đàn trầm buồn " và Chàng văn sĩ đất tề" - 134 trang khổ 21x 33 cm , in ronéo 50 cuốn, giá 100 VNđ./ cuốn - bìa 4 in chân dung ảnh kích cỡ 12x 18 cm ghi rõ ràng : Mạnh Đan chụp 1959, Đại nam văn hiến, Saigon 1960.
'Người Thương Binh Liên Khu" - tiểu thuyết viết rất say sưa, nhanh, hư cấu nhiều hơn bất cứ cuốn truyện nào mang tên Thế Phong. Ấy là nhờ thời đoạn tác giả 22 tuổi, yêu mê mệt cô Nguyễn Bích V... ( em một họa sĩ tài danh , đấng phu quân nữ sĩ Ngọc Liên , hiện nay định cư ở San Francisco.).
Bây giờ mời bạn đọc cuốn tiểu thuyết viết ở thời kỳ" linh hồn con đầy sự hoạn nạn " - nguyện lời nguyện cầu tôi thấu đến trước mặt Ngài !" ( Thi Thiên: ).
Thếphong.
Người thương binh liên khu...
tiểu thuyết: THẾ PHONG.
cảm ơn NG.BÍCH V...
và anh NG. ĐỨC QUỲNH.
P.
Phần thứ nhất
I
Trang âu yếm nhìn chồng, bảo:
-Anh mặc áo vét tông vào có hơn không ? Tiết trời hôm nay lạnh anh ạ.
Hình như thấy chưa đủ, Trang săn sóc:
- Anh sửa soạn nhanh lên chứ . Đàn ông đâu mà chậm chạp hơn cả đàn bà con mọn.
Cầm Quan nhìn đồng ồ, mắt lơ đãng nhìn đâu đâu. Chàng vẫn có thái độ uể oải:
- Minh tưởng tôi quên hay sao ? Mình có biết rằng tôi với anh Minh là thế nào không ?
Trang ngúyt chồng một cái dài:
-Em không biết. Anh có nói với em bao giờ đâu, ngày thì anh đi mất ngày, đêm mất đêm...
Em chẳng thèm nói nữa. Lúc nãy cô nào tới thăm thì anh nhanh lắm cơ mà ?
Cầm Quan cảm động đôi chút qua câu nói tức tối yêu của vợ- nhất là Trang- người vợ thùy mị, lại duyên dáng nữa. Từ ngày chàng dinh tê vào Thành tới giờ- sau ngày cưới Trang rồi- chàng chẳng muốn bôn ba gì thêm cho mệt xác. Anh chồng như đóng một vai chỉ biết hưởng thụ, tự cho rằng sinh ra đời là để ăn, chơi, hưởng lạc, chứ tranh đấu làm gì cho nhiều !
Chàng nhìn ra ngoài , tiết trời bữa nay lành lạnh thật - bỗng Quan rút điếu thuốc, châm lửa, rít một hơi dài. Chàng tiếp tục suy nghĩ đâu đâu, nhớ lại một đoạn đời chàng tự nhận làm đồ đệ thầy Khổng . Đứng là người sinh ra phải đấu tranh và kết cục sau cùng phải nắm phần thắng. Nghĩ lại đời đã trải qua một thời tham gia kháng chiến bí mật ở miền Tấy bắc. Thoát chết, thừa sống, về đến đây, sao lại đóng vai kẻ chùm trăn ? Cho mình nghĩ đúng, làm đúng, không ngờ Trang đọc được điều chàng đang nghĩ :
- Hẳn nào, Trang ngúyt nhẹ, nói mát - Anh lại nghĩ tới cô bé lúc nãy tới thăm phải không ?
Cầm Quan gắt , lấn át vợ:
- Thôi cô em im đi. Có để cho tôi sống , còn gặp anh Minh nữa chứ ?
Người vợ im lặng,nhưng hơi giận chồng. Thầm nghĩ, chồng mình còn của ăn, củ để, chùm trăn hưởng thụ, rong chơi quá tay !
Bỗng, người tài xế lên gác báo tin :
- - Hôm nay vào lúc 9 giờ sáng, tàu Mỹ chở đồng bào di cư cập bến Nhà Rồng. Xin ông bà đi cho kịp giờ.
Cầm Quan gật đầu;
- Anh biết chỗ tàu Mỹ đậu chứ?
Hỏi xong, Cầm Quan tự trả lời:
- Nhớ ra rồi tàu Mỹ đậu ở Khánh Hội dó thôi..
Rồi ông chủ nói với vợ, cũng để cho tài xế nghe:
- Bữa nay tôi lái xe lấy, bác tài ở nhà quét dọn ga -ra sạch sẽ cho tôi nhé !
Chẳng cần biết Trang có nghe không, Cầm Quan đi ra trước. Chàng tới chỗ xe đậu, mở cửa , bước vào, ngồi trước vô lăng đợi vợ. Trang vừa ra xe, đúng lúc ấy, con nhỏ chạy theo sau đòi đi theo mẹ. Trang ra lệnh:
- Ba me không cho con đi theo được, ba me đi đón bác rồi về ngay thôi.
Cầm Quan bảo con gái:
- Ba mẹ về sẽ mua quà cho con, ở nhà trông nhà cho ba me chứ?
Cô bé lủi thủi đi vào nhà. Trang ngồi bên tay trái chồng, nàng chống tay lên thành xe nhìn ra ngoài.
( còn tiếp)
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
điểm sách : THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN / HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN / Lâm Văn Sang viết.
Lời dẫn:
Nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy cho ra mắt 2 tác phẩm của hai tác giả hiện còn ở tp. HCM - dưới nhãn Nxb Văn Uyển ở San Jose ( CALI . )
- THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG ( 2000 )
- THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN / HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN ( 2002) .
Diên Nghị có bài viết điểm sách' Thư viết ở Saigon' đăng trên THỜI BÁO - và Lâm Văn Sang viết điểm sách ' Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn' đăng trên VIỆT MERCURY. ( 2 tờ báo đều phát hành ở San Jose).
THANGPHAIGIO'S blog đã post bài viết của Diên Nghị, lần này , bài của Lâm Văn Sang.
Đường Bá Bổn.
việt mercury
Sổ tay cộng đồng
VĂN CHƯƠNG & NHẠC ĐẤU TRANH
bài viêt : LÂM VĂN SANG.
Nhà xuất bản Văn Uyển ở San Jose cuối tuần qua đã âm thầm, như thường lệ, tung ra cuốn Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn của ông Hoàng Vũ Đông Sơn.
Trong lời Tựa, cô Trần Thị Bông Giấy nói trước," Hoàng Vũ Đông Sơn là một cái tên lạ đối với độc giả hải ngoại, nhưng lại là một khuôn mặt quen thuộc trong giới văn chương Sài Gòn.."
Cũng qua lời giới thiệu này, người ta có thể biết thêm tác giả là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, ông" trải qua nhiều năm dài trong trại học tập cải tạo* . (....) Tất cả là những khởi đầu cho những quan sát, suy tư được viết ra, góp lại thành tập, thành " món nợ" gửi cho nhà xuất bản Văn Uyển 2 năm trước. Món nợ được trả ấy dầy 376 trang, bìa màu ( ảnh' Nuối Tiếc' của nhiếp ảnh gia MPK., Việtnam) trình bày sáng, rõ.
Tuyển tập được viết trrong những năm từ 1996 đến 2001, dài ngắn khác nhau, thể loại khác nhau, đụng chạm đến nhiều vấn đề khác nhau.
Đọc Hoàng Vũ Đông Sơn , có khi phải đọc giữa hai hàng chữ dù là chuyện xưa hay nay.
Trước hết, ông có cái điềm đạm, thong thả và... nhỏ nhẹ, của kẻ người kể chuyện. Những điều viết xuống, tin hay không, là chuyện mắt thấy tai nghe và trên sách vở, chữ nghĩa của thánh hiền. Ông là nhân chứng xương thịt, là người viết sử về đời sống hiện thực trong nước bằng cung cách văn chương.
Người trong nước, dù có được ' cởi trói', cũng không có cái phóng túng quá đà, cái xa xỉ chữ nghĩa như người cầm bút ở ngoài nước. Đừng tìm ở Hoàng Vũ Đông Sơn những phán quyết khẩu hiệu. Ông không đánh lớn. Ông thích đánh du kích. Ông thích bắn sẻ. Ông thích bỏ lại ( quên) đâu đó trong bài viết một đôi câu, một đôi điều không thể không nói. Và thường xuyên hơn, người ta chỉ biết mục đích của nhiều mẩu chuyện trên trời, dưới đất mà ông nói tới, ở những câu cuối bài, thật bất ngờ và thú vị.
Bài' Những Năm Ngọ' có hình thức và nội dung thường thấy của một bài báo Xuân ghi lại những tna8m Ngọ trong lịch sử, chợt sau cùng, ông nhớ lại trường cũ, viết, " Tiêu đề trên huy hiệu trường tôi thụ huấn có 4 chữ' Cư An Tư Nguy' , nó mãi là kim ngôn ngọc tự" và chấm dứt ở đó.
Chuyện" Con Rắn Ở Quê Nhà" kết thúc,"Ai là người Đông Triều Chợ Cột hay đã từng qua Chợ Cột Đông Triều bằng Quốc Lộ 18 thời nhiễu nhương ấy, chắc đã thấy nhiều con rắn không bò sát lại độc hại hơn Con Rắn Ở Quê Nhà".
Người ta ( tôi) cảm thông với tác giả không phải chỉ vì những ' ý tại ngôn ngoại' người xưa và nay vẫn hay dùng vì bất cứ lý do gì đó. Chữ nghĩa của ông hiện hữu bây giờ, trong những câu chuyện thời nay, ẩn tàng cái hiện hữu của quá khứ đã mất.
Quán cơm Bà Cả Đọi bây giờ chỉ dành cho' Mít chính cống' là Việt Kiều," những đấng làng nhàng có muốn tìm lại chút hương xưa cũng không thể được. Lý do đơn giản:' Xơi một bữa ở đó thì đọi cả tháng !.'
Ộng là cái trí nhớ chưa đánh mất của một thời. Ông dẫn dắt người ta dạo chơi trong cảnh thổ của trí nhớ. Quanh ông còn lại Văn Quang, Lê-Văn-Vũ Bắc-Tiến, Thanh Thương Hoàng,Lê Xuyên... và vô số những mảng đời của hiện tại mà cánh cửa đã khép lại từ 1975.
Hơn 300 trang sách của Tháng Hai Buồn Đọc Lại Lỗ Tấn là dấu ấn của ngồn ngộn đời sống muốn vượt lên, bung ra khỏi sự đè nén, ngột ngạt trên kiếp người của điều cấm kỵ không thể gọi thẳng tên. Đó là hình ảnh của những cuộc sống ( con người) bình thường ngồi chờ đợi hoài chuyến xe không bao giờ đến như Cao Hành Kiện từng mô tả trong Xã Trạm ( Gao Xinjlan )- Bus Stop). Chuyến xe đó, đến từ trái hay phải, có giá trị gì khác hơn một lời hứa hão.
Sinh ra làm người Việtnam .
Người Việt tị nạn bằng thuyền hay chân ở khắp thế giới trên đường định cư đều mang theo trong trí nhớ câu hát Khánh Ly," Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong ..." dù rằng một số ít người hơn, biết người viết nhạc phẩm này là Phan Văn Hưng và lời nhạc là thơ Minh Đức Hoài Trinh.
Cuối tuần qua , chiều thứ Bẩy, 30 tháng Mười Một, Phan Văn Hưng đã đến với San Jose, tại Le Petit Trianon trong chương trình nhạc mang tên" Sinh Ra làm người Việtnam " do đài phát thanh' Tiếng nuốc Tôi' tổ chức và thực hiện.
Phan Văn Hưng viết thế này về mình:" Năm 1968 tôi may mắn được học bổng đi Pháp du học. Tôi cố gắng học và tốt nghiệp kỹ sư vào năm 1974. Tôi đang nuôi mộng trở về VN phục vụ trong ngành dầu khí thì đùng một cái, biến cố 1975 xảy đến. Sai Gòn thất thủ... và suốt trong một tháng trời, tôi bặt tin về gia đình của tôi ở VN. Tôi như người tê dại: tôi có còn chăng một đất nước, một gia đình và tương lai để có còn ngày trở vể ?" ( địa chỉ trang Web: http://www.emvietcom/pub/vaibang.shtml).
Thời gian ở Pháp, ông là người từng tham dự vào sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên VN tại Paris tranh đấu cho tự do và nhân quyền cho người Việt.
Cùng với bạn bè, ông sáng lập tờ Nhân Bản năm 1977 và Văn Đoàn Lam Sơn năm 1980. Ông khởi đầu viết nhạc trong thời gian nhiều biến động đó.
Bài' Ai Về Xứ Việt' được ông viết vào năm 1978. Ông nói," Lúc khởi đầu, tôi vô cùng lúng túng khi phải đặt lời nhạc, vì từ thời còn đi học tôi chưa bao giờ giỏi về môn Việt văn cả !"
Ông may mắm được người bạn đời tên Nam Dao giúp cho một tayvào việc này. Họ định cư tại Úc vào năm 1982. năm 1996, ông cùng với một số nghệ sĩ Úc thành lập Hội Australian Arts and Cultural Heritage Forum. Ông tích cực tham gia hoạt động của cộng đồng người Việt tại Úc từ năm 1997. Ông đánh giá,".. Cho tới năm 2001 khi tôi rời Hội Đồng Quản Trị thì Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc đã trở thành cơ quan phục vụ người Việt lớn nhất Nam úc với những dịch vụ cho mọi lúa tuổi và hoàn cảnh xã hội. Tầm vóc của CĐNV đối với quần chúng Úc cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ..".
Ở Le Petit Trianon, Phan Văn Hưng đã mở đầu chương trình bằng nhạc phẩm cũ viết từ năm 1996 mang tên ' Khát', lấy ý từ thơ Thanh Thảo ( trong nước ). Ông hát kế tiếp bản nhạc mang tên chủ đề của đêm trình diễn" Sinh Ra Làm người VN" là tác phẩm được sáng tác mới nhất trong năm nay.
Sau đó, ông đã liên tục trình bày nhiều nhạc phẩm viết cho tuổi thơ VN trong đó có bài" Thằng Bé Tát Dầu" ," Bài Ca Cho Bé Thảo"," Bài Ca Cho Bé Hải".
Phan Văn Hưng là người kể chuyện bằng nhạc. Cách viết nhạc này trước 1975, nhiều nhạc sĩ Miền Nam theo đuổi, nhưng là loại nhạc hiếm hoi bây giờ ở hải ngoại. Câu chuyện ông kể phần nhiều là chuyện buồn nhưng nhạc ông không lê thê. Trong câu chuyện ông đứng về một phía, nhạc ông là loại nhạc đấu tranh.
Chỉ tiếc một điều, San Jose trong khi vẫn hăng say biểu tình chống' văn công' đã luôn luôn bỏ quên ủng hộ tiếng nói đứng về ' phe ta' như Phan Văn Hưng. Sáu trăm ghế ngồi trong đêm thứ Bẩy vẫn còn nhiều ghế trống. Nói 'bè phái'. nói 'chia rẽ' sợ có nhiều người buồn ![]
LVS.
----
* cụm từ thay thế (BT).
( trích ' việt mercury' - San Jose Mercury News xuất bản- số 202-thứ Sáu tháng Mười Hai 2002 . Bài do Hoàng Vũ Đông Sơn cung cấp.)
Nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy cho ra mắt 2 tác phẩm của hai tác giả hiện còn ở tp. HCM - dưới nhãn Nxb Văn Uyển ở San Jose ( CALI . )
- THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG ( 2000 )
- THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN / HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN ( 2002) .
Diên Nghị có bài viết điểm sách' Thư viết ở Saigon' đăng trên THỜI BÁO - và Lâm Văn Sang viết điểm sách ' Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn' đăng trên VIỆT MERCURY. ( 2 tờ báo đều phát hành ở San Jose).
THANGPHAIGIO'S blog đã post bài viết của Diên Nghị, lần này , bài của Lâm Văn Sang.
Đường Bá Bổn.
việt mercury
Sổ tay cộng đồng
VĂN CHƯƠNG & NHẠC ĐẤU TRANH
bài viêt : LÂM VĂN SANG.
Nhà xuất bản Văn Uyển ở San Jose cuối tuần qua đã âm thầm, như thường lệ, tung ra cuốn Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn của ông Hoàng Vũ Đông Sơn.
Trong lời Tựa, cô Trần Thị Bông Giấy nói trước," Hoàng Vũ Đông Sơn là một cái tên lạ đối với độc giả hải ngoại, nhưng lại là một khuôn mặt quen thuộc trong giới văn chương Sài Gòn.."
Cũng qua lời giới thiệu này, người ta có thể biết thêm tác giả là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, ông" trải qua nhiều năm dài trong trại học tập cải tạo* . (....) Tất cả là những khởi đầu cho những quan sát, suy tư được viết ra, góp lại thành tập, thành " món nợ" gửi cho nhà xuất bản Văn Uyển 2 năm trước. Món nợ được trả ấy dầy 376 trang, bìa màu ( ảnh' Nuối Tiếc' của nhiếp ảnh gia MPK., Việtnam) trình bày sáng, rõ.
Tuyển tập được viết trrong những năm từ 1996 đến 2001, dài ngắn khác nhau, thể loại khác nhau, đụng chạm đến nhiều vấn đề khác nhau.
Đọc Hoàng Vũ Đông Sơn , có khi phải đọc giữa hai hàng chữ dù là chuyện xưa hay nay.
Trước hết, ông có cái điềm đạm, thong thả và... nhỏ nhẹ, của kẻ người kể chuyện. Những điều viết xuống, tin hay không, là chuyện mắt thấy tai nghe và trên sách vở, chữ nghĩa của thánh hiền. Ông là nhân chứng xương thịt, là người viết sử về đời sống hiện thực trong nước bằng cung cách văn chương.
Người trong nước, dù có được ' cởi trói', cũng không có cái phóng túng quá đà, cái xa xỉ chữ nghĩa như người cầm bút ở ngoài nước. Đừng tìm ở Hoàng Vũ Đông Sơn những phán quyết khẩu hiệu. Ông không đánh lớn. Ông thích đánh du kích. Ông thích bắn sẻ. Ông thích bỏ lại ( quên) đâu đó trong bài viết một đôi câu, một đôi điều không thể không nói. Và thường xuyên hơn, người ta chỉ biết mục đích của nhiều mẩu chuyện trên trời, dưới đất mà ông nói tới, ở những câu cuối bài, thật bất ngờ và thú vị.
Bài' Những Năm Ngọ' có hình thức và nội dung thường thấy của một bài báo Xuân ghi lại những tna8m Ngọ trong lịch sử, chợt sau cùng, ông nhớ lại trường cũ, viết, " Tiêu đề trên huy hiệu trường tôi thụ huấn có 4 chữ' Cư An Tư Nguy' , nó mãi là kim ngôn ngọc tự" và chấm dứt ở đó.
Chuyện" Con Rắn Ở Quê Nhà" kết thúc,"Ai là người Đông Triều Chợ Cột hay đã từng qua Chợ Cột Đông Triều bằng Quốc Lộ 18 thời nhiễu nhương ấy, chắc đã thấy nhiều con rắn không bò sát lại độc hại hơn Con Rắn Ở Quê Nhà".
Người ta ( tôi) cảm thông với tác giả không phải chỉ vì những ' ý tại ngôn ngoại' người xưa và nay vẫn hay dùng vì bất cứ lý do gì đó. Chữ nghĩa của ông hiện hữu bây giờ, trong những câu chuyện thời nay, ẩn tàng cái hiện hữu của quá khứ đã mất.
Quán cơm Bà Cả Đọi bây giờ chỉ dành cho' Mít chính cống' là Việt Kiều," những đấng làng nhàng có muốn tìm lại chút hương xưa cũng không thể được. Lý do đơn giản:' Xơi một bữa ở đó thì đọi cả tháng !.'
Ộng là cái trí nhớ chưa đánh mất của một thời. Ông dẫn dắt người ta dạo chơi trong cảnh thổ của trí nhớ. Quanh ông còn lại Văn Quang, Lê-Văn-Vũ Bắc-Tiến, Thanh Thương Hoàng,Lê Xuyên... và vô số những mảng đời của hiện tại mà cánh cửa đã khép lại từ 1975.
Hơn 300 trang sách của Tháng Hai Buồn Đọc Lại Lỗ Tấn là dấu ấn của ngồn ngộn đời sống muốn vượt lên, bung ra khỏi sự đè nén, ngột ngạt trên kiếp người của điều cấm kỵ không thể gọi thẳng tên. Đó là hình ảnh của những cuộc sống ( con người) bình thường ngồi chờ đợi hoài chuyến xe không bao giờ đến như Cao Hành Kiện từng mô tả trong Xã Trạm ( Gao Xinjlan )- Bus Stop). Chuyến xe đó, đến từ trái hay phải, có giá trị gì khác hơn một lời hứa hão.
Sinh ra làm người Việtnam .
Người Việt tị nạn bằng thuyền hay chân ở khắp thế giới trên đường định cư đều mang theo trong trí nhớ câu hát Khánh Ly," Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong ..." dù rằng một số ít người hơn, biết người viết nhạc phẩm này là Phan Văn Hưng và lời nhạc là thơ Minh Đức Hoài Trinh.
Cuối tuần qua , chiều thứ Bẩy, 30 tháng Mười Một, Phan Văn Hưng đã đến với San Jose, tại Le Petit Trianon trong chương trình nhạc mang tên" Sinh Ra làm người Việtnam " do đài phát thanh' Tiếng nuốc Tôi' tổ chức và thực hiện.
Phan Văn Hưng viết thế này về mình:" Năm 1968 tôi may mắn được học bổng đi Pháp du học. Tôi cố gắng học và tốt nghiệp kỹ sư vào năm 1974. Tôi đang nuôi mộng trở về VN phục vụ trong ngành dầu khí thì đùng một cái, biến cố 1975 xảy đến. Sai Gòn thất thủ... và suốt trong một tháng trời, tôi bặt tin về gia đình của tôi ở VN. Tôi như người tê dại: tôi có còn chăng một đất nước, một gia đình và tương lai để có còn ngày trở vể ?" ( địa chỉ trang Web: http://www.emvietcom/pub/vaibang.shtml).
Thời gian ở Pháp, ông là người từng tham dự vào sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên VN tại Paris tranh đấu cho tự do và nhân quyền cho người Việt.
Cùng với bạn bè, ông sáng lập tờ Nhân Bản năm 1977 và Văn Đoàn Lam Sơn năm 1980. Ông khởi đầu viết nhạc trong thời gian nhiều biến động đó.
Bài' Ai Về Xứ Việt' được ông viết vào năm 1978. Ông nói," Lúc khởi đầu, tôi vô cùng lúng túng khi phải đặt lời nhạc, vì từ thời còn đi học tôi chưa bao giờ giỏi về môn Việt văn cả !"
Ông may mắm được người bạn đời tên Nam Dao giúp cho một tayvào việc này. Họ định cư tại Úc vào năm 1982. năm 1996, ông cùng với một số nghệ sĩ Úc thành lập Hội Australian Arts and Cultural Heritage Forum. Ông tích cực tham gia hoạt động của cộng đồng người Việt tại Úc từ năm 1997. Ông đánh giá,".. Cho tới năm 2001 khi tôi rời Hội Đồng Quản Trị thì Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc đã trở thành cơ quan phục vụ người Việt lớn nhất Nam úc với những dịch vụ cho mọi lúa tuổi và hoàn cảnh xã hội. Tầm vóc của CĐNV đối với quần chúng Úc cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ..".
Ở Le Petit Trianon, Phan Văn Hưng đã mở đầu chương trình bằng nhạc phẩm cũ viết từ năm 1996 mang tên ' Khát', lấy ý từ thơ Thanh Thảo ( trong nước ). Ông hát kế tiếp bản nhạc mang tên chủ đề của đêm trình diễn" Sinh Ra Làm người VN" là tác phẩm được sáng tác mới nhất trong năm nay.
Sau đó, ông đã liên tục trình bày nhiều nhạc phẩm viết cho tuổi thơ VN trong đó có bài" Thằng Bé Tát Dầu" ," Bài Ca Cho Bé Thảo"," Bài Ca Cho Bé Hải".
Phan Văn Hưng là người kể chuyện bằng nhạc. Cách viết nhạc này trước 1975, nhiều nhạc sĩ Miền Nam theo đuổi, nhưng là loại nhạc hiếm hoi bây giờ ở hải ngoại. Câu chuyện ông kể phần nhiều là chuyện buồn nhưng nhạc ông không lê thê. Trong câu chuyện ông đứng về một phía, nhạc ông là loại nhạc đấu tranh.
Chỉ tiếc một điều, San Jose trong khi vẫn hăng say biểu tình chống' văn công' đã luôn luôn bỏ quên ủng hộ tiếng nói đứng về ' phe ta' như Phan Văn Hưng. Sáu trăm ghế ngồi trong đêm thứ Bẩy vẫn còn nhiều ghế trống. Nói 'bè phái'. nói 'chia rẽ' sợ có nhiều người buồn ![]
LVS.
----
* cụm từ thay thế (BT).
( trích ' việt mercury' - San Jose Mercury News xuất bản- số 202-thứ Sáu tháng Mười Hai 2002 . Bài do Hoàng Vũ Đông Sơn cung cấp.)
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
CẢM NGHĨ VỀ IF... / học giả HOÀNG XUÂN VIỆT phê bình NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ.../ thơ THẾ PHONG.
CẢM ĐỀ KHI " NẾU...." TÁI BẢN CUỐI 95,
ĐƯỢC TẶNG ĐẦU TIÊN NGÀY 6-1-1996.
CẢM NGHĨ VỀ IF...
HOÀNG XUÂN VIỆT viết .
1 .- Không dám khen chê Hay Dở.
Vũ trụ Văn Nghệ có Chân Trời Biên Giới và Tiêu Chuẩn Tuyệt Đối nào đâu?
Mà chủ quan Ngự Sử Văn Đàn hay Cảnh binh Văn Nghệ.
Hãy để cho Thời Gian và Lịch Sử lập Tòa Án lượng giá mọi sự đời.
Bởi vì dù ai.... khéo nói nên ta .
( Nguyễn Du / Truyện Kiều : 3114).
Vậy ở đây chỉ nói bị gợi hứng suy tư mà thôi....
Đây là Thơ - Vấn Đề hay Thơ có Vấn Đề.
Nói rõ Bản Thể Thơ có vấn đề là gợi hứng, gợi cảm :
Nó bắt Động Não.
Thần Thơ nơi người đọc về Nhân Loại Tính trong Tình Yêu.
Ý Lời GỞI HƯƠNG CHO GIÓ Quốc tế về Lý Lịch làm người
và Làm vợ của một Người Phụ Nữ.
Nếu Vũ Trụ tâm linh người đọc là Bột, thì thơ Thế Phong
ở đây là Men Khởi Động...
Nếu nói theo ngôn ngữ Khoa Học Làm Người, thì thơ Thế Phong
phát động nơi Người Phụ Nữ một Sách Lược làm vợ cho ra hồn
Phu Nhân, Mệnh Phụ đấy chứ.
Ngược lại Cháy Căn Tinh và phải bị rơi vào thân phận
Phải Chi Anh đừng lấy em làm vợ.
Hoặc bị thèm thuồng nói Nếu Em Có Anh là Chồng.
II.- Trước 75, tôi đọc gần hết Thế Phong.
Còn biết vài nét về Con người Thế Phong là nhờ Học Giả Nguyễn Hiến Lê.
Gần cuối 95, được biết Con người xương thịt Thế Phong
là nhờ nhà thơ Phổ Đức.
Ngòi bút Thế Phong trước 75 thông minh bao nhiêu,
Thì độ ấy cũng có phần Chém treo ngành ngọt kiếm bấy nhiêu.
Sau 75, văn tâm, văn ý và văn khí đượm mùi Phúc Âm :
Hố Thẳm Khoan Thứ hơn nhiều. ( LUCA, 23 / 34 ).
Nét đặc thù và biệt tính là Thế Phong của Đỗ Mạnh Tường đời thường :
Trước và Sau vẫn với Tấc Lòng và Phong cách nhân bản :
ân hậu, dễ thương....
III.- Còn nói thi phẩm If...
- ( không phải If của một Kipling Đảo Sương Mù,
mà If của một Thế Phong Đất Rồng Tiên )
- là Thơ có vấn đề . Hơn nữa là tại vì Nội hàm Ý Lời dệt bằng Thơ
và Thơ Độc Sáng : nhiều chỗ rất Thơ đứt nền khuôn thước cổ điển.
Thơ Tự Do hơn chính Thần Tự Do
Tự Do Ý thi đua quần thảo Tự Do Lời
Thơ tràn ngập mọi nơi cõi đường viền
Của Nàng Ly Tao khách sáo.
Yêu ở đây không là mảnh vụn của Trái Tim
như vì sao xẹt hoặc tùy hứng.
Mà ở đây là Chiến Lược Người Đàn bà là Vợ,
là Chiến Lược Yêu Đương.
Là Lý Lịch và Bản Thể của ái ân có chủ đích và kế hoạch.
Chữ Nếu... Nhà Thơ cho kết tinh đưa về Tiện Nội.
Chứ không phải là mồ ma thất tình hối tiếc...
Cũng không phải là núi này trông núi nọ ...
theo hướng đi bên cạnh cuộc đời của Thơ T.T.KH...
Hay là Dệt Mối Tình ảo ảnh Platon trên bản thân của:
Người đang Cho Thuê Bản Thân làm chồng hờ, làm vợ hờ...
IV.- Nét đặc trưng nữa trong Thơ có vấn đề của Thế Phong còn là :
Làm cho nhiều người đọc bị bắt buộc phải liên tưởng đến những
Homère thần thoại và Virgile chiến đấu.
Có cả Socrate trái tim rướm máu nữa.
Cũng thấy chập chờn trong sóng chữ bờ trang
Cả những Hài Kịch của Dante cả Balzac:
thứ Thiêng Thánh,thứ Nhân Trần.
Lại thấy thấp thóang kéo về những Shakeaspeare,
Bạch Cư Dị với Racine
Cũng có chut ít Nguyễn Du, Xuân Diệu và không thiếu
Hàn Mặc Tử ở Lầu Ông Hoàng nào đó...
Một chút Cullers ( Mỹ) . Một chút Matute ( Tây Ban Nha ).
Tôi tâm đắc nhiều với Journal d' Extrême Orient ( Báo Viễn Đông ) .
rằng:
Thơ ở đây là Mãnh Liệt Cảm Xúc và Cảm Xúc Đê Mê
trong nghệ thuật. Dữ dội Thể xác và Ngất ngư Linh Hồn.
Nhưng Thơ ở đây là Thơ Triết.
Nghĩa là Triết Thơ của Trái Tim.
Lại cũng thấy đôi chỗ nhuốm màu Hướng Thượng
của Hồn Linh.
Nếu được nuôi hứng thêm Sách Nhã ca và Kim cang...
Thì Tình Yêu sẽ đi vào Vũ Trụ Hằng Siêu Thoát.
Bởi vì trong Cầm Bút cũng như trong Yêu Đương và mọi sự đời :
Quỹ Thời Gian càng Hoàng Hôn
thì Quỹ Vĩnh Hằng càng Hừng Sáng.
*
Thì ra lâu lắm tôi mới được đọc những trang Thơ có vấn đề.
Và tôi xin Cảm Đề Chủ Quan Lẩm Cẩm...
như vậy để :
Thâm Tạ Tác Gia của nếu... Người mà tôi thâm quí trên
trường văn trận bút ở cõi Việt Nam này .[]
HOÀNG XUÂN VIỆT
6 - 1- 1996
( Ngày được Tác Giả đề tặng THƠ
' Nếu Anh Có Em Là Vợ... ' ).
trích từ Phụ Lục " Chuyện Tình các Nhạc Sĩ Tiền Chiến "
của LÊ HOÀNG LONG
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 199 - TR. 199- 202 )
ĐƯỢC TẶNG ĐẦU TIÊN NGÀY 6-1-1996.
CẢM NGHĨ VỀ IF...
HOÀNG XUÂN VIỆT viết .
1 .- Không dám khen chê Hay Dở.
Vũ trụ Văn Nghệ có Chân Trời Biên Giới và Tiêu Chuẩn Tuyệt Đối nào đâu?
Mà chủ quan Ngự Sử Văn Đàn hay Cảnh binh Văn Nghệ.
Hãy để cho Thời Gian và Lịch Sử lập Tòa Án lượng giá mọi sự đời.
Bởi vì dù ai.... khéo nói nên ta .
( Nguyễn Du / Truyện Kiều : 3114).
Vậy ở đây chỉ nói bị gợi hứng suy tư mà thôi....
Đây là Thơ - Vấn Đề hay Thơ có Vấn Đề.
Nói rõ Bản Thể Thơ có vấn đề là gợi hứng, gợi cảm :
Nó bắt Động Não.
Thần Thơ nơi người đọc về Nhân Loại Tính trong Tình Yêu.
Ý Lời GỞI HƯƠNG CHO GIÓ Quốc tế về Lý Lịch làm người
và Làm vợ của một Người Phụ Nữ.
Nếu Vũ Trụ tâm linh người đọc là Bột, thì thơ Thế Phong
ở đây là Men Khởi Động...
Nếu nói theo ngôn ngữ Khoa Học Làm Người, thì thơ Thế Phong
phát động nơi Người Phụ Nữ một Sách Lược làm vợ cho ra hồn
Phu Nhân, Mệnh Phụ đấy chứ.
Ngược lại Cháy Căn Tinh và phải bị rơi vào thân phận
Phải Chi Anh đừng lấy em làm vợ.
Hoặc bị thèm thuồng nói Nếu Em Có Anh là Chồng.
II.- Trước 75, tôi đọc gần hết Thế Phong.
Còn biết vài nét về Con người Thế Phong là nhờ Học Giả Nguyễn Hiến Lê.
Gần cuối 95, được biết Con người xương thịt Thế Phong
là nhờ nhà thơ Phổ Đức.
Ngòi bút Thế Phong trước 75 thông minh bao nhiêu,
Thì độ ấy cũng có phần Chém treo ngành ngọt kiếm bấy nhiêu.
Sau 75, văn tâm, văn ý và văn khí đượm mùi Phúc Âm :
Hố Thẳm Khoan Thứ hơn nhiều. ( LUCA, 23 / 34 ).
Nét đặc thù và biệt tính là Thế Phong của Đỗ Mạnh Tường đời thường :
Trước và Sau vẫn với Tấc Lòng và Phong cách nhân bản :
ân hậu, dễ thương....
III.- Còn nói thi phẩm If...
- ( không phải If của một Kipling Đảo Sương Mù,
mà If của một Thế Phong Đất Rồng Tiên )
- là Thơ có vấn đề . Hơn nữa là tại vì Nội hàm Ý Lời dệt bằng Thơ
và Thơ Độc Sáng : nhiều chỗ rất Thơ đứt nền khuôn thước cổ điển.
Thơ Tự Do hơn chính Thần Tự Do
Tự Do Ý thi đua quần thảo Tự Do Lời
Thơ tràn ngập mọi nơi cõi đường viền
Của Nàng Ly Tao khách sáo.
Yêu ở đây không là mảnh vụn của Trái Tim
như vì sao xẹt hoặc tùy hứng.
Mà ở đây là Chiến Lược Người Đàn bà là Vợ,
là Chiến Lược Yêu Đương.
Là Lý Lịch và Bản Thể của ái ân có chủ đích và kế hoạch.
Chữ Nếu... Nhà Thơ cho kết tinh đưa về Tiện Nội.
Chứ không phải là mồ ma thất tình hối tiếc...
Cũng không phải là núi này trông núi nọ ...
theo hướng đi bên cạnh cuộc đời của Thơ T.T.KH...
Hay là Dệt Mối Tình ảo ảnh Platon trên bản thân của:
Người đang Cho Thuê Bản Thân làm chồng hờ, làm vợ hờ...
IV.- Nét đặc trưng nữa trong Thơ có vấn đề của Thế Phong còn là :
Làm cho nhiều người đọc bị bắt buộc phải liên tưởng đến những
Homère thần thoại và Virgile chiến đấu.
Có cả Socrate trái tim rướm máu nữa.
Cũng thấy chập chờn trong sóng chữ bờ trang
Cả những Hài Kịch của Dante cả Balzac:
thứ Thiêng Thánh,thứ Nhân Trần.
Lại thấy thấp thóang kéo về những Shakeaspeare,
Bạch Cư Dị với Racine
Cũng có chut ít Nguyễn Du, Xuân Diệu và không thiếu
Hàn Mặc Tử ở Lầu Ông Hoàng nào đó...
Một chút Cullers ( Mỹ) . Một chút Matute ( Tây Ban Nha ).
Tôi tâm đắc nhiều với Journal d' Extrême Orient ( Báo Viễn Đông ) .
rằng:
Thơ ở đây là Mãnh Liệt Cảm Xúc và Cảm Xúc Đê Mê
trong nghệ thuật. Dữ dội Thể xác và Ngất ngư Linh Hồn.
Nhưng Thơ ở đây là Thơ Triết.
Nghĩa là Triết Thơ của Trái Tim.
Lại cũng thấy đôi chỗ nhuốm màu Hướng Thượng
của Hồn Linh.
Nếu được nuôi hứng thêm Sách Nhã ca và Kim cang...
Thì Tình Yêu sẽ đi vào Vũ Trụ Hằng Siêu Thoát.
Bởi vì trong Cầm Bút cũng như trong Yêu Đương và mọi sự đời :
Quỹ Thời Gian càng Hoàng Hôn
thì Quỹ Vĩnh Hằng càng Hừng Sáng.
*
Thì ra lâu lắm tôi mới được đọc những trang Thơ có vấn đề.
Và tôi xin Cảm Đề Chủ Quan Lẩm Cẩm...
như vậy để :
Thâm Tạ Tác Gia của nếu... Người mà tôi thâm quí trên
trường văn trận bút ở cõi Việt Nam này .[]
HOÀNG XUÂN VIỆT
6 - 1- 1996
( Ngày được Tác Giả đề tặng THƠ
' Nếu Anh Có Em Là Vợ... ' ).
trích từ Phụ Lục " Chuyện Tình các Nhạc Sĩ Tiền Chiến "
của LÊ HOÀNG LONG
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 199 - TR. 199- 202 )
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
THI CA & THI NHÂN : CHU VƯƠNG MIỆN / CAO THẾ DUNG viết.
Chu Vương Miện
bài của CAO THẾ DUNG.
Tên thực: Nguyễn Văn Thưởng, sinh năm 1941 tại Kiến An ( Hải Phòng) .
Động viên và phục vụ trong Quân đội 4 năm, ngành Truyền tin. Giải ngũ 1966,
làm công chức.
Đã đăng thơ và truyện trên các tuần báo và tạp chí:
" Thời Nay, Tiền Phong , Văn Học, Thái Độ, Quần Chúng, Bách Khoa ..
.
Đã xuất bản: " Đêm đen 20 tuổi" ( thơ, Đại Nam văn hiến, 1964), -
" Tiếng hát Việtnam ( thơ, Thái độ, Saigon 1965) - " Trường Ca Việtnam"
( thơ,1967) -" Lời Phản Kháng" ( thơ, Saigon 1967)- " Phía mặt trời mọc "
( tập truyện, Saigon 1969)....
Tài không đợi tuổi. Có người suốt đời làm văn nghệ , để cuối cùng cũng không gây được một chút gì sự nghiệp. Vậy thì, địa vị trong văn học không tùy thuộc vào yếu tố thời gian và kinh nghiệm. Trong địa hạt thi ca thì kinh nghiệm trở nên không cần thiết và thời gian cũng chỉ để thử thách thi tài và làm cho kỹ thuật thơ trở nên già dặn. Hồn thơ là thiên phú. Chất thơ như đã có trong con người thơ từ thưở bào thai.
Với ý nghĩ này, chúng tôi nhận định về nhà thơ Chu Vương Miện. Ông hãy còn trẻ và trẻ lắm ! Chu Vương Miện nói về thời gian, thì đi rất sau Vương Đức Lệ, Bùi Khải Nguyên, Tường Linh..... Nói về tiếng tăm thì địa vị Chu Vương Miện hãy còn lu mờ trên trường văn nghệ. Nhưng Chu Vương Miện là một khả năng sung mãn và đủ tư cách để tiêu biểu cho một phần khát vọng của tuổi trẻ hôm nay - giai đoạn ( 1963-1967) . Nói một cách khác, ông là một nhà thơ có tài và trưởng thành từ một tuổi trẻ đã mất tuổi trẻ.
Chu Vương Miện đi vào thi ca với thi phẩm" Đêm đen 20 tuổi" vừa đúng cái tuổi của thi nhân, cái tuổi còn nguyên trinh trong thể chất và tâm hồn, trái tim còn đượm thơm màu hồng ngọc :
Đầy 20 lạc vào trong rừng tóc
Nỗi nhục tròn cuốn trọn cả vòng vai
Tôi muốn tìm em ở ngỏ một ngày
Dang mắt nhỏ đứng im loài rong biển
Niềm ánh sáng ta vẫn còn chiêm ngưỡng
Nghệ thuật tầm tang của Đức Chúa Trời
Mười sáu mùa hoa lướt nhẹ trên môi
Em thầm lặng ngự hồn ta trong sạch
Rồi mộng mị đi hoang về đâu mất
Ta thẩn thờ níu lại ở vòng tay .
( Qua mùa Đông ).
Nhưng tuổi 20 hoa gấm đã không còn hoa gấm. Nhà thơ bước vào đời như hoàn toàn lạc lối. Những khổ đau chập chùng - cuộc đời hương hoa chợt như biển tuyết. Nỗi cô đơn vây hãm lấy người tuổi trẻ. Nó chiếm đoạt tuổi trẻ, và dồn tuổi trẻ vào hoang sơ tim lạnh:
Trăng còn giấc ngủ trên môi
Cồn hoang theo chuyến luân hồi về không
Hư vô tinh tú chập chùng
Biển mây muôn sắc áo hồng hoang xưa
Đêm đêm nhật nguyệt mơ hồ
Đồi hoa tầm gửi cuối bờ chân như
Rừng dâng hương tỏa sương mù
Cuối gành bãi vắng song lùa lên cao
( Đêm đêm ).
Người ta sẽ ngỡ ngàng với tuổi 20 của Chu Vương Miện- đã có nguồn thi hứng vào một đề tài cao xa như thế ! Lời thơ thật đẹp, ý thơ chân thành, đọc lên ta liên tưởng tới Ôn Như Hầu, với một:
Cầu thệ thủy bóng trơ cổ độ
Quán thu phong đứng rũ tà huy
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
( Cung oán ngâm khúc ).
Cuộc đời hiện ra trước mắt Chu Vương Miện như bãi biển chiều mà nhà thơ chỉ là con chim non lạc cánh. Con chim ấy lại ý thức được rằng mình thuộc loài cao quí và chân thành tin yêu. Tin vào tình yêu cao cả như đại dương. Tin vào cuộc đời hoa gấm như bình minh và thơm đẹp như đất lành mùa Xuân. Rồi hốt nhiên, con chim non lạc cánh đã từng mất dĩ vãng, chỉ thấy cuộc đời hơn một lần tan hoang. Từ đó, niềm tin chợt tắt, bởi hiện tại không hơn một lần giả dối, phản bội, lọc lừa:
Anh giã từ thành phố ra về
Cuộc sống hôm nay đã làm anh mất nhiều tin tưởng
Dù cả tương lai dù cả những lời hứa hẹn
Một chút ngôn từ thời đại hôm nay.
Một lần tin yêu đổ vỡ nên vũ trụ đối với nhà thơ cũng trở nên hư hỏng. Người ta tự hỏi tại sao Chu Vương Miện bi sầu như thế - buồn nản và mất niềm tin tưởng? Xin trả lời :" chỉ vì Quê hương chúng ta hôm nay không khác gì buổi chợ chiều ?"
Tổ quốc chúng ta như một cánh đồng ma. Những tin yêu và ngọn lửa tâm hồn đều tàn rụi theo năm tháng chiến chinh. Trong mỗi tâm hồn chúng ta đã là một thảm trạng. Chúng ta sống àm tưởng chừng như chết đuối giữa biển khơi. Cho nên tiếng thơ Chu Vương Miện lại là tiếng khóc. Tiếng khóc trong suốt như thủy tinh :
Sao dạ hội giữa vùng mây mệt mỏi
Đêm hạ tuấn đen mờ tuổi 20
Tôi đã làm quen tầu ngựa cuộc đời
Thân ốm đau mắt vàng so thiếu máu ?
( Vùng tuyết).
Tiếng khóc vang lên và tỏa rộng tuổi 20 của chàng cùng với cơn đau nhức của thế kỷ. Tiếng khóc của Chu Vương Miện là tiếng khóc chung của thế hệ 1963 trở lại đây. Xưa, thế hệ Vũ Hoàng Chương đã mất tin yêu:
Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh !
( Vũ Hoàng Chương ).
Thế hệ Thanh Tâm Tuyền, Thế Phong, và rất gần đây- cũng vẫn 2 bàn tay trắng không nắm được hiện tại, không nắm được tương lai và tan hoang cả phần gia tài còn lại:
Anh đi lang thang bỏ quên cuộc đời ảo tưởng
Anh vẫy tay thành phố cuối cùng
Khi người yêu trần truồng thất thân nhiều lần
trên cung thành phố
Khi người yêu cam tâm cúi đầu chấp nhận
cuộc sống lưu đày
....................................................
Anh vẫn dửng dưng đi qua một lần tuổi trẻ
Bằng ăn năn đến cả linh hồn
Khi giơ mười ngón tay giã từ tình ái
Anh không còn gì dù để suy tàn
Anh không còn gì nên bây giờ thu mình làm thùy dương
đứng khóc một đời
Như rong rêu mọc dài ưu tư muôn thuở
Anh trả cho em một phần hoang vu tuổi trẻ
Đất đồn điền cũng đỏ thuở lên ngôi
Ngoài đêm đen trăng bỏ chạy mệt nhoài
Nên vũ trụ cũng bắt đầu hư hỏng
Dăm ngọn nến cũng không còn ánh sáng
Anh mỉm cười vào giấc ngủ ngày mai.
( Giấc ngủ ngày mai) .
Đọc qua bài trên, người ta không giấu được sự xúc động và mối thương tâm cho cuộc đời tuổi trẻ tứước những tan hoang đổ vỡ trong tâm hồn con người, trong xã hội, trong quê hương. Tuổi 20 đi vào đời tin yêu bao nhiêu thì lại càng bàng hoàng vô vọng. Cuộc đời chỉ còn là ảo tưởng khi người yêu đã thất thân nhiều lần trên cung thành phố. Tuổi trẻ dửng dưng trước thảm trạng 20.7.1954. Mười năm sau, đất nước càng thêm điêu đứng và chia năm xẻ bẩy. Sáu trăm ngàn tấn bom làm nát quê hương trong một tuần lễ. hàng ngàn thanh niên ngã gục trong một ngày. Nước mắt quê hương đã cạn cùng. Tuổi thơ lạc lõng trong biển lửa, bom và đạn. Nhịp thở thanh niên lịm dần trong tiếng than khóc không bao giờ khuây khỏa. Chiến tranh ! chưa một bất hạnh nào lớn hơn, chưa một tàn phá nào lớn hơn ! Nhân phẩm cũng tiêu ma theo. Một ngàn năm trước đây, Bạch Cư Dị đã lên tiếng qua bài " Văn khốc giả" ( 772-846) - một bài điếu văn bi ai nhất:
Bốn hàng xóm chung quanh như thế
Khắp nhân gian chết trẻ còn nhiều
Mới hay người thế bao nhiêu
Trắng phơ mái tóc dễ nào mấy ai ?
( Văn khốc giả - Tản Đà dịch) .
Và bây giờ, cái chết bây giờ ở trước mắt chúng ta, su lưng chúng ta, ngay trên vai chúng ta.... Người phương Đông thản nhiên nhìn sự chết đi tới - nhưng chẳng thể thản nhiên trước sự chết từng mang đi nhân phẩm con người và sự kiêu hãnh trên quê hương của nó. Chu Vương Miện qua Tiếng hát ViệtNam - có thể nói rằng ông đã trải ra trước mắt người đọc cả một giòng tình tự u uất, cả một vùng đêm đen nhuộm bằng nước mắt dân ta chưa thể cạn khô. Quê hương đã khóc trong nỗi cam chịu. Tiếng khóc ấy vang tỏa cung khắp quê hương. Chiến tranh kéo dài từ 25 năm nay và mỗi ngày càng thêm ác liệt. Chiến tranh tàn phá quê hương, tàn phá tâm hồn và làm khô quạnh trái tim hồng ngọc tuổi trẻ. Chu Vương Miện đã nói lên thảm trạng ấy qua bài Mưa trên giới tuyến:
Tôi ngồi yên vào chiều mưa biên giới
Thép súng buồn, ngây dại đứng cô đơn
Đường mưa rơi lặng lẽ cháy trong hồn
Thây lá rụng ngập bờ rào giây thép
Tôi đứng băn khoăn nhìn đời thu hẹp
Bằng một vòng tay, bằng hai vòng tay
Hơi thở quanh đây một mớ xương gầy
Xương người chết chôn sâu vào đất lạnh
Giòng nước mắt chưa nguôi niềm uất hận
Xin mưa đừng đào xới những hồn hoang
( Mưa ).
Đọc lên ta thấy nỗi buồn se sắt tỏa rộng trong không gian, đi sâu vào tim người thoảng từ trong đất lạnh. Lời thơ thật tự nhiên ,cảm động. Kỹ thuật vững. Với tuổi 20 , từ Mưa đến Vùng tuyết, Giấc ngủ ngày mai - đã chứng tỏ tài thơ không đợi tuổi- ở trường hợp của Chu Vương Miện.
Chu Vương Miện rất sở trường ở những bài 8 chữ. Thơ 8 chữ của ông rất bén nhậy trong xúc cảm và qúa phóng ngoại- nên thơ CV Miện không đếu đặn, không mấy thuần nhất - có nghĩa bản sắc thơ CVMiện ít thể hiện được sự độc đáo . Cách sử dụng ngôn từ thơ chịu ảnh hưởng khá nhiều vẻ cầu kỳ tiền bối Vũ Hoàng Chương, hay là vẻ bay bướm của người viết tựa tập thơ đầu tay của ông - thi sĩ Vương Đức Lệ :
Ngày dài ra đi hàng rào kim tước
Buồn mãn khai cô độc nở âm thầm.
Và còn nhiều nữa. Có lẽ vì thế, nó đã che phủ chất thơ CVMiện chăng ?. Gần đây, qua những bài đăng trên tạp chí văn học , cùng một số bài mới nhất, ta thấy nhiều nhược điểm trên đã mất dần. Bài Chim Phượng Hoàng thể hiện hướng đi độc đáo của CVMiện . Với ông, ta không nói ông là nhà thơ trẻ có hứa hẹn ở tương lai. Tương lai thơ CVMiện hôm nay đã tươi mát lại co chiều rạng rỡ. Bời vì, ngay từ bây giờ CVMiện đã có những cung bậc thơ già dặn trong ý tưởng thơ- vừa phiêu bồng trong thể chất + kỹ thuật thơ 8 chữ khá vững vàng:
Chim Phương Hoàng bắt đầu bay về núi
Ngọn ngô đồng giơ tay nhỏ bâng khuâng
Mây tím vào thu phiêu lãng đầy rừng
Trăng cũng khổ rưng rưng buồn tội nghiệp
Ngàn năm bài chim Phượng Hoàng cô độc
Lông mọc dài như rêu đá vô tư
Giấc ngủ đầy vơi giấc ngủ cứ về
Mặt trời mọc va mặt trời khuất dạng
Gió lên cao giòng Ngân Hà lãng đãng
Phượng Hoàng chim tan loãng một đường mây
Đồng lúa hòa ca từ giã cuối ngày
Vì sao sáng đã bắt đầu trang điểm
Vũ trụ rộng vầng trăng tròn hy vọng
Tinh vân mù chòm Bắc Đẩu ngồi câm
Phượng Hoàng bay theo những nốt thăng trầm
Không gian hẹp trong cánh dài muôn thuở
Ta về núi xưa từ khi mẹ đẻ
Đi chập chùng đã vội vã nghênh ngang
Đá xanh xao đá nguội lạnh hoang đường
Tim rướm máu, chim Phượng Hoàng ngã quỵ
Tình yêu đó như một lần phi lý
Ta đặt vào đôi cánh nhẹ bay lên
Thềm cát hoang vu mặt biển căm hờn
Rừng dương liểu tan tành trong phẫn nộ
Ta vui chơi bay nhiều tuổi trẻ
Ta kêu lên những tiếng kiêu hùng
Nắng nửa chừng nhiệt độ đổ trên lưng
Ta vần vũ bay lưng chừng hải đảo...
... Càng lên cao thế giới của trăng sao
Mây gió miên man ta vẫy tay chào
Mà nhân thế vẫn nụ cười mai mỉa
Trăng gió đêm mình ta kể lể
Vương quốc ta ta đứng một mình
Sương xuống mịt mù thung lũng khoan dung
Người còn đó ta như lần vắng mặt...
.. . Ta về quê hương núi cười chân thật Xứ sở ta buồn
ta đứng chơi vơi
Ánh sáng của ta ngàn sắc luân hồi
Sao tinh thể tan vào giòng suối mát
Nhìn núi, nhìn trăng ta cười ta hát
Một mình ta bơi lội giữa thời gian
Giang cánh ra xa như có thiên đàng
Ta khép mặt ngủ vùi mùa xuân hoa lá.
( Mùa xuân hoa lá) .
Qua bài trường ca Mùa xuân hoa lá , CVMiện có một hơi thơ đặc biệt- trong và ngây ngất ! Ông khá sở trường về những bài thơ 8 chữ, 7 chữ. Sau này, CVMiện làm thơ phản kháng - ông đứng chung trong tạp chí Thái độ của Thế Uyên. Nhưng thơ trong ý thức phản kháng tuy ấp ủ lòng thành, day dứt, trỗi dạy- nhưng không thành công- khi đem so sánh với thi tập đầu tay" Đêm đen 20 tuổi" hướng nhiều về nội tâm. Ông chỉ hợp với nỗi cô đơn, những bài thơ có điệu tình buồn và sự ấp ủ vời vợi kiếm tìm những gì trong mơ ước. Thơ ông đủ vẻ đam mê, để hết lòng với nó, qua loại thơ tình ca - và ở đây, hơi thơ mang vẻ u trầm, tuy không mấy bi thết, vẫn ngao ngán trước sự hiện diện của thân thế trong một thời đại tan rã:
Ta nhìn đời như mắt đá hồng hoang
Vầng trăng đỏ ngón tay dài rã rượi
Ta nhìn bốn mùa vẫn không thay đổi
Đồng lúa thì xanh biển cát thì vàng
Nhan sắc loài người có một thời gian
Hay cũng như chà là mọc trên sa mạc
Ta già nua, vóc dáng mòn dấu vết...
( trích PHƯƠNG).
Thơ Chu Vương Miện không dễ tan loãng. Dư âm thơ ông là dư âm chứa dựng thể chất một tâm hồn có nồng độ khao khát trong xúc cảm thực của thơ.
Nhiều bài thơ có kỹ thuật điêu luyện mà người đọc vẫn không cảm thấy chất thơ hay của thơ thật sự. Vậy là, CVMiện tuy chưa điêu luyện kỹ thuật thật sự - và nội dung lại thiếu chứa đựng đầy đủ thể chất của tình ý- tuy vậy ,thơ ông vẫn làm cho người đọc cảm được chất thơ qua cái phần trinh trắng của hồn thơ.[] CTD.
( trích - Văn học hiện đại / Thi Ca & Thi Nhân / Cao Thế Dung / tr.253 - 261.
bài của CAO THẾ DUNG.
Tên thực: Nguyễn Văn Thưởng, sinh năm 1941 tại Kiến An ( Hải Phòng) .
Động viên và phục vụ trong Quân đội 4 năm, ngành Truyền tin. Giải ngũ 1966,
làm công chức.
Đã đăng thơ và truyện trên các tuần báo và tạp chí:
" Thời Nay, Tiền Phong , Văn Học, Thái Độ, Quần Chúng, Bách Khoa ..
.
Đã xuất bản: " Đêm đen 20 tuổi" ( thơ, Đại Nam văn hiến, 1964), -
" Tiếng hát Việtnam ( thơ, Thái độ, Saigon 1965) - " Trường Ca Việtnam"
( thơ,1967) -" Lời Phản Kháng" ( thơ, Saigon 1967)- " Phía mặt trời mọc "
( tập truyện, Saigon 1969)....
Tài không đợi tuổi. Có người suốt đời làm văn nghệ , để cuối cùng cũng không gây được một chút gì sự nghiệp. Vậy thì, địa vị trong văn học không tùy thuộc vào yếu tố thời gian và kinh nghiệm. Trong địa hạt thi ca thì kinh nghiệm trở nên không cần thiết và thời gian cũng chỉ để thử thách thi tài và làm cho kỹ thuật thơ trở nên già dặn. Hồn thơ là thiên phú. Chất thơ như đã có trong con người thơ từ thưở bào thai.
Với ý nghĩ này, chúng tôi nhận định về nhà thơ Chu Vương Miện. Ông hãy còn trẻ và trẻ lắm ! Chu Vương Miện nói về thời gian, thì đi rất sau Vương Đức Lệ, Bùi Khải Nguyên, Tường Linh..... Nói về tiếng tăm thì địa vị Chu Vương Miện hãy còn lu mờ trên trường văn nghệ. Nhưng Chu Vương Miện là một khả năng sung mãn và đủ tư cách để tiêu biểu cho một phần khát vọng của tuổi trẻ hôm nay - giai đoạn ( 1963-1967) . Nói một cách khác, ông là một nhà thơ có tài và trưởng thành từ một tuổi trẻ đã mất tuổi trẻ.
Chu Vương Miện đi vào thi ca với thi phẩm" Đêm đen 20 tuổi" vừa đúng cái tuổi của thi nhân, cái tuổi còn nguyên trinh trong thể chất và tâm hồn, trái tim còn đượm thơm màu hồng ngọc :
Đầy 20 lạc vào trong rừng tóc
Nỗi nhục tròn cuốn trọn cả vòng vai
Tôi muốn tìm em ở ngỏ một ngày
Dang mắt nhỏ đứng im loài rong biển
Niềm ánh sáng ta vẫn còn chiêm ngưỡng
Nghệ thuật tầm tang của Đức Chúa Trời
Mười sáu mùa hoa lướt nhẹ trên môi
Em thầm lặng ngự hồn ta trong sạch
Rồi mộng mị đi hoang về đâu mất
Ta thẩn thờ níu lại ở vòng tay .
( Qua mùa Đông ).
Nhưng tuổi 20 hoa gấm đã không còn hoa gấm. Nhà thơ bước vào đời như hoàn toàn lạc lối. Những khổ đau chập chùng - cuộc đời hương hoa chợt như biển tuyết. Nỗi cô đơn vây hãm lấy người tuổi trẻ. Nó chiếm đoạt tuổi trẻ, và dồn tuổi trẻ vào hoang sơ tim lạnh:
Trăng còn giấc ngủ trên môi
Cồn hoang theo chuyến luân hồi về không
Hư vô tinh tú chập chùng
Biển mây muôn sắc áo hồng hoang xưa
Đêm đêm nhật nguyệt mơ hồ
Đồi hoa tầm gửi cuối bờ chân như
Rừng dâng hương tỏa sương mù
Cuối gành bãi vắng song lùa lên cao
( Đêm đêm ).
Người ta sẽ ngỡ ngàng với tuổi 20 của Chu Vương Miện- đã có nguồn thi hứng vào một đề tài cao xa như thế ! Lời thơ thật đẹp, ý thơ chân thành, đọc lên ta liên tưởng tới Ôn Như Hầu, với một:
Cầu thệ thủy bóng trơ cổ độ
Quán thu phong đứng rũ tà huy
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
( Cung oán ngâm khúc ).
Cuộc đời hiện ra trước mắt Chu Vương Miện như bãi biển chiều mà nhà thơ chỉ là con chim non lạc cánh. Con chim ấy lại ý thức được rằng mình thuộc loài cao quí và chân thành tin yêu. Tin vào tình yêu cao cả như đại dương. Tin vào cuộc đời hoa gấm như bình minh và thơm đẹp như đất lành mùa Xuân. Rồi hốt nhiên, con chim non lạc cánh đã từng mất dĩ vãng, chỉ thấy cuộc đời hơn một lần tan hoang. Từ đó, niềm tin chợt tắt, bởi hiện tại không hơn một lần giả dối, phản bội, lọc lừa:
Anh giã từ thành phố ra về
Cuộc sống hôm nay đã làm anh mất nhiều tin tưởng
Dù cả tương lai dù cả những lời hứa hẹn
Một chút ngôn từ thời đại hôm nay.
Một lần tin yêu đổ vỡ nên vũ trụ đối với nhà thơ cũng trở nên hư hỏng. Người ta tự hỏi tại sao Chu Vương Miện bi sầu như thế - buồn nản và mất niềm tin tưởng? Xin trả lời :" chỉ vì Quê hương chúng ta hôm nay không khác gì buổi chợ chiều ?"
Tổ quốc chúng ta như một cánh đồng ma. Những tin yêu và ngọn lửa tâm hồn đều tàn rụi theo năm tháng chiến chinh. Trong mỗi tâm hồn chúng ta đã là một thảm trạng. Chúng ta sống àm tưởng chừng như chết đuối giữa biển khơi. Cho nên tiếng thơ Chu Vương Miện lại là tiếng khóc. Tiếng khóc trong suốt như thủy tinh :
Sao dạ hội giữa vùng mây mệt mỏi
Đêm hạ tuấn đen mờ tuổi 20
Tôi đã làm quen tầu ngựa cuộc đời
Thân ốm đau mắt vàng so thiếu máu ?
( Vùng tuyết).
Tiếng khóc vang lên và tỏa rộng tuổi 20 của chàng cùng với cơn đau nhức của thế kỷ. Tiếng khóc của Chu Vương Miện là tiếng khóc chung của thế hệ 1963 trở lại đây. Xưa, thế hệ Vũ Hoàng Chương đã mất tin yêu:
Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh !
( Vũ Hoàng Chương ).
Thế hệ Thanh Tâm Tuyền, Thế Phong, và rất gần đây- cũng vẫn 2 bàn tay trắng không nắm được hiện tại, không nắm được tương lai và tan hoang cả phần gia tài còn lại:
Anh đi lang thang bỏ quên cuộc đời ảo tưởng
Anh vẫy tay thành phố cuối cùng
Khi người yêu trần truồng thất thân nhiều lần
trên cung thành phố
Khi người yêu cam tâm cúi đầu chấp nhận
cuộc sống lưu đày
....................................................
Anh vẫn dửng dưng đi qua một lần tuổi trẻ
Bằng ăn năn đến cả linh hồn
Khi giơ mười ngón tay giã từ tình ái
Anh không còn gì dù để suy tàn
Anh không còn gì nên bây giờ thu mình làm thùy dương
đứng khóc một đời
Như rong rêu mọc dài ưu tư muôn thuở
Anh trả cho em một phần hoang vu tuổi trẻ
Đất đồn điền cũng đỏ thuở lên ngôi
Ngoài đêm đen trăng bỏ chạy mệt nhoài
Nên vũ trụ cũng bắt đầu hư hỏng
Dăm ngọn nến cũng không còn ánh sáng
Anh mỉm cười vào giấc ngủ ngày mai.
( Giấc ngủ ngày mai) .
Đọc qua bài trên, người ta không giấu được sự xúc động và mối thương tâm cho cuộc đời tuổi trẻ tứước những tan hoang đổ vỡ trong tâm hồn con người, trong xã hội, trong quê hương. Tuổi 20 đi vào đời tin yêu bao nhiêu thì lại càng bàng hoàng vô vọng. Cuộc đời chỉ còn là ảo tưởng khi người yêu đã thất thân nhiều lần trên cung thành phố. Tuổi trẻ dửng dưng trước thảm trạng 20.7.1954. Mười năm sau, đất nước càng thêm điêu đứng và chia năm xẻ bẩy. Sáu trăm ngàn tấn bom làm nát quê hương trong một tuần lễ. hàng ngàn thanh niên ngã gục trong một ngày. Nước mắt quê hương đã cạn cùng. Tuổi thơ lạc lõng trong biển lửa, bom và đạn. Nhịp thở thanh niên lịm dần trong tiếng than khóc không bao giờ khuây khỏa. Chiến tranh ! chưa một bất hạnh nào lớn hơn, chưa một tàn phá nào lớn hơn ! Nhân phẩm cũng tiêu ma theo. Một ngàn năm trước đây, Bạch Cư Dị đã lên tiếng qua bài " Văn khốc giả" ( 772-846) - một bài điếu văn bi ai nhất:
Bốn hàng xóm chung quanh như thế
Khắp nhân gian chết trẻ còn nhiều
Mới hay người thế bao nhiêu
Trắng phơ mái tóc dễ nào mấy ai ?
( Văn khốc giả - Tản Đà dịch) .
Và bây giờ, cái chết bây giờ ở trước mắt chúng ta, su lưng chúng ta, ngay trên vai chúng ta.... Người phương Đông thản nhiên nhìn sự chết đi tới - nhưng chẳng thể thản nhiên trước sự chết từng mang đi nhân phẩm con người và sự kiêu hãnh trên quê hương của nó. Chu Vương Miện qua Tiếng hát ViệtNam - có thể nói rằng ông đã trải ra trước mắt người đọc cả một giòng tình tự u uất, cả một vùng đêm đen nhuộm bằng nước mắt dân ta chưa thể cạn khô. Quê hương đã khóc trong nỗi cam chịu. Tiếng khóc ấy vang tỏa cung khắp quê hương. Chiến tranh kéo dài từ 25 năm nay và mỗi ngày càng thêm ác liệt. Chiến tranh tàn phá quê hương, tàn phá tâm hồn và làm khô quạnh trái tim hồng ngọc tuổi trẻ. Chu Vương Miện đã nói lên thảm trạng ấy qua bài Mưa trên giới tuyến:
Tôi ngồi yên vào chiều mưa biên giới
Thép súng buồn, ngây dại đứng cô đơn
Đường mưa rơi lặng lẽ cháy trong hồn
Thây lá rụng ngập bờ rào giây thép
Tôi đứng băn khoăn nhìn đời thu hẹp
Bằng một vòng tay, bằng hai vòng tay
Hơi thở quanh đây một mớ xương gầy
Xương người chết chôn sâu vào đất lạnh
Giòng nước mắt chưa nguôi niềm uất hận
Xin mưa đừng đào xới những hồn hoang
( Mưa ).
Đọc lên ta thấy nỗi buồn se sắt tỏa rộng trong không gian, đi sâu vào tim người thoảng từ trong đất lạnh. Lời thơ thật tự nhiên ,cảm động. Kỹ thuật vững. Với tuổi 20 , từ Mưa đến Vùng tuyết, Giấc ngủ ngày mai - đã chứng tỏ tài thơ không đợi tuổi- ở trường hợp của Chu Vương Miện.
Chu Vương Miện rất sở trường ở những bài 8 chữ. Thơ 8 chữ của ông rất bén nhậy trong xúc cảm và qúa phóng ngoại- nên thơ CV Miện không đếu đặn, không mấy thuần nhất - có nghĩa bản sắc thơ CVMiện ít thể hiện được sự độc đáo . Cách sử dụng ngôn từ thơ chịu ảnh hưởng khá nhiều vẻ cầu kỳ tiền bối Vũ Hoàng Chương, hay là vẻ bay bướm của người viết tựa tập thơ đầu tay của ông - thi sĩ Vương Đức Lệ :
Ngày dài ra đi hàng rào kim tước
Buồn mãn khai cô độc nở âm thầm.
Và còn nhiều nữa. Có lẽ vì thế, nó đã che phủ chất thơ CVMiện chăng ?. Gần đây, qua những bài đăng trên tạp chí văn học , cùng một số bài mới nhất, ta thấy nhiều nhược điểm trên đã mất dần. Bài Chim Phượng Hoàng thể hiện hướng đi độc đáo của CVMiện . Với ông, ta không nói ông là nhà thơ trẻ có hứa hẹn ở tương lai. Tương lai thơ CVMiện hôm nay đã tươi mát lại co chiều rạng rỡ. Bời vì, ngay từ bây giờ CVMiện đã có những cung bậc thơ già dặn trong ý tưởng thơ- vừa phiêu bồng trong thể chất + kỹ thuật thơ 8 chữ khá vững vàng:
Chim Phương Hoàng bắt đầu bay về núi
Ngọn ngô đồng giơ tay nhỏ bâng khuâng
Mây tím vào thu phiêu lãng đầy rừng
Trăng cũng khổ rưng rưng buồn tội nghiệp
Ngàn năm bài chim Phượng Hoàng cô độc
Lông mọc dài như rêu đá vô tư
Giấc ngủ đầy vơi giấc ngủ cứ về
Mặt trời mọc va mặt trời khuất dạng
Gió lên cao giòng Ngân Hà lãng đãng
Phượng Hoàng chim tan loãng một đường mây
Đồng lúa hòa ca từ giã cuối ngày
Vì sao sáng đã bắt đầu trang điểm
Vũ trụ rộng vầng trăng tròn hy vọng
Tinh vân mù chòm Bắc Đẩu ngồi câm
Phượng Hoàng bay theo những nốt thăng trầm
Không gian hẹp trong cánh dài muôn thuở
Ta về núi xưa từ khi mẹ đẻ
Đi chập chùng đã vội vã nghênh ngang
Đá xanh xao đá nguội lạnh hoang đường
Tim rướm máu, chim Phượng Hoàng ngã quỵ
Tình yêu đó như một lần phi lý
Ta đặt vào đôi cánh nhẹ bay lên
Thềm cát hoang vu mặt biển căm hờn
Rừng dương liểu tan tành trong phẫn nộ
Ta vui chơi bay nhiều tuổi trẻ
Ta kêu lên những tiếng kiêu hùng
Nắng nửa chừng nhiệt độ đổ trên lưng
Ta vần vũ bay lưng chừng hải đảo...
... Càng lên cao thế giới của trăng sao
Mây gió miên man ta vẫy tay chào
Mà nhân thế vẫn nụ cười mai mỉa
Trăng gió đêm mình ta kể lể
Vương quốc ta ta đứng một mình
Sương xuống mịt mù thung lũng khoan dung
Người còn đó ta như lần vắng mặt...
.. . Ta về quê hương núi cười chân thật Xứ sở ta buồn
ta đứng chơi vơi
Ánh sáng của ta ngàn sắc luân hồi
Sao tinh thể tan vào giòng suối mát
Nhìn núi, nhìn trăng ta cười ta hát
Một mình ta bơi lội giữa thời gian
Giang cánh ra xa như có thiên đàng
Ta khép mặt ngủ vùi mùa xuân hoa lá.
( Mùa xuân hoa lá) .
Qua bài trường ca Mùa xuân hoa lá , CVMiện có một hơi thơ đặc biệt- trong và ngây ngất ! Ông khá sở trường về những bài thơ 8 chữ, 7 chữ. Sau này, CVMiện làm thơ phản kháng - ông đứng chung trong tạp chí Thái độ của Thế Uyên. Nhưng thơ trong ý thức phản kháng tuy ấp ủ lòng thành, day dứt, trỗi dạy- nhưng không thành công- khi đem so sánh với thi tập đầu tay" Đêm đen 20 tuổi" hướng nhiều về nội tâm. Ông chỉ hợp với nỗi cô đơn, những bài thơ có điệu tình buồn và sự ấp ủ vời vợi kiếm tìm những gì trong mơ ước. Thơ ông đủ vẻ đam mê, để hết lòng với nó, qua loại thơ tình ca - và ở đây, hơi thơ mang vẻ u trầm, tuy không mấy bi thết, vẫn ngao ngán trước sự hiện diện của thân thế trong một thời đại tan rã:
Ta nhìn đời như mắt đá hồng hoang
Vầng trăng đỏ ngón tay dài rã rượi
Ta nhìn bốn mùa vẫn không thay đổi
Đồng lúa thì xanh biển cát thì vàng
Nhan sắc loài người có một thời gian
Hay cũng như chà là mọc trên sa mạc
Ta già nua, vóc dáng mòn dấu vết...
( trích PHƯƠNG).
Thơ Chu Vương Miện không dễ tan loãng. Dư âm thơ ông là dư âm chứa dựng thể chất một tâm hồn có nồng độ khao khát trong xúc cảm thực của thơ.
Nhiều bài thơ có kỹ thuật điêu luyện mà người đọc vẫn không cảm thấy chất thơ hay của thơ thật sự. Vậy là, CVMiện tuy chưa điêu luyện kỹ thuật thật sự - và nội dung lại thiếu chứa đựng đầy đủ thể chất của tình ý- tuy vậy ,thơ ông vẫn làm cho người đọc cảm được chất thơ qua cái phần trinh trắng của hồn thơ.[] CTD.
( trích - Văn học hiện đại / Thi Ca & Thi Nhân / Cao Thế Dung / tr.253 - 261.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)