Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Tạp chí Bách Khoa & BÁC LÊ NGỘ CHÂU' ĐỊNH GIÁ VĂN CHƯƠNG GIỎI / Trần Thị Bông Giấy viết.

                                 TẠP CHÍ BÁCH KHOA & BÁC LÊ NGỘ CHÂU -
                            CON NGƯỜI ' ĐỊNH GIÁ VĂN CHƯƠNG ' TÀI GIỎI.
                                            bài  của  TRẦN THỊ BÔNG GIẤY.

( Bài II )


Từ Thế Phong mà bác Lê Ngộ Châu đã đọc tác phẩm của tôi vào giữa năm 1999.  Để từ đó, những lá thư bác viết tay được đều đặn gửi đến tôi.   Có một lá như sau:

                   "Ngày 20 tháng 11 năm 99
                     Thân gửi cô Thu Vân,
                     Tôi và Thế Phong rất vui mừng nhận được sách cô gửi qua Phan Diên.
 ( Tôi 2,  Thế Phong 1, rồi chúng tôi sẽ trao đổi cho nhau ).  Lúc này Thế Phong đang làm nhà lại trên địa chỉ cũ, viết cho tôi than rằng, nhà cũ đang phải dỡ, nên không có chỗ mà ngồi đọc hay viết thư nữa.   Thế Phong phải mướn một căn gác gần đó để chứa đồ đạc và ngủ ban đêm.
Đó cũng là trường hợp của Lê Anh ( con trai tôi)  cách đây hơn ba tháng  và cũng phải mướn hai căn gác gần đó để ở và chứa đồ đạc; chắc cũng phải trên hai tháng nữa mới xong.   Trong thời gian làm  lại nhà, Lê Anh không đi đâu được nên không có dịp xuất ngoại và không mang được sách ở Mỹ về.   Bởi vậy " Một Truyện Dài Không Có Tên " tặng Thế Phong  đành vẫn phải gửi ở nhà Hạnh.   Nhưng Thế Phong đã đọc rất kỹ hai cuốn ấy cô gửi cho tôi và ca ngợi là : " viết tốt" quá.
Tôi cũng rất vui được đọc bút ký " Nước Chẩy Qua Cầu"  và nhất là cuốn tự truyện" Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau" .   Những sách của cô đều viết rất' tốt' như tiếng khen của anh Thế Phong, tôi đọc đều thấy xúc động và cảm ơn cô rất nhiều.    Nhờ anh Phan Diên về thành phố mà tôi cũng được đọc bài" Tạp Bút" không phải là " Phê Bình Văn Học"  của Nguyễn Tà Cúc ; chắc đăng trên báo" Khởi Hành" của Viên Linh, phê Thế Phong.   Nghe nói  là Tà Cúc sẽ phê ' Thư Viết Ở Saigon'  của Thế Phong, có thể tác phẩm của TTBG  sẽ được chiếu cố, lúc đó không ai " múa gậy vườn hoang" nữa.
 Ngày xưa ở Miền Nam , các anh chị làm văn nghệ và báo chí thường tập hợp thành từng nhóm và hình thành những phe cánh.   Hồi " Nam Phong" rồi tới" Tự Lực Văn Đoàn"  thì cũng vậy.   Cũng như nay ở hải ngoại cũng có" Văn", " Văn Học"," Văn Uyển", " Khởi Hành",.v.v.. Bông Giấy điều khiển tờ" Văn Uyển" được một thời gian dài như vậy, giữa một môi trường ít thiện cảm với mình mà vẫn cứng cáp đương cự với mọi tấn công, thật  đáng cảm phục cô đồng nghiệp của tôi.   Tôi có viết thư cho các bạn bên đó, khuyến khích họ nên đọc tác phẩm của Bông Giấy, ít ra là đọc một lần bộ
" Truyên Dài Không Có Tên" .   Nay thì thấy tự truyện và bút ký cũng rất hay.   Cô viết rất thực, có lẽ   với năng khiếu văn nghệ của cô, cô lay động dễ dàng người đọc.   Nghe nói Tạ Tỵ cũng viết một bài về Bông Giấy.   Nếu có, cô trao cho em Hạnh, hoặc  nếu không dài thì e-mail cho tôi.
Tôi vẫn không được khỏe nên đọc và viết không được dễ dàng như trước.   Viết một lá thư thường cũng phải hàng tuần mới viết xong.   Cô thích được gọi là Thu Vân hay  Bông Giấy ?
Nhân có người nhà ở Mỹ về chơi, tôi gửi ba cuốn sách" Lão Tử","Trang Tử", và"  Hồi Ký "của Nguyễn Hiến Lê tặng cô.  Những sách này ở nhà cũng không còn nữa.   Nhận được, cô cũng cho tôi biết.   Nếu sau này Lê Anh có dịp đi công tác trở lại, tôi sẽ gửi biếu cô nhiều sách khác nữa.
          Chúc cô và các cháu luôn mạnh và an vui.
          Lê Ngộ Châu.
          [] 

Cũng từ Thế Phong mà tôi được giới thiệu đên bác lần đầu vào một buổi chiều trong mùa hè 2000, lần thứ ba tôi về thăm quê hương với con gái Âu Cơ; ( để rồi từ đó, cứ mỗi mùa hè trở về VN là tôi lại được Thế Phong đưa đến thăm và được bác tiếp đãi rất ân cần, dù rằng khi ấy bác đã lâm vào tình trạng bệnh hoạn.*)   Thân hình cao lớn, vẻ chân thành đôn hậu, nơi bác giọng cười sang sảng là điều khiến tôi ưa thích nhiều nhất.   Lần thứ nhất gặp tôi, bác cứ nhìn tôi chăm chăm, vẻ ngạc nhiên lộ rõ trong ánh mắt.   Có lẽ bác ngỡ rằng là" một thầy thuốc, một người đàn ông!" như trong lá thư gửi Phạm Duy, bác đã viết, nên giờ đây tôi thấy tôi rõ ràng là phụ nữ, bác không khỏi ngạc nhiên chăng ?
Khi được bác hỏi thăm về đời sống chữ nghĩa của tôi ở Mỹ, tôi đáp:
" Con không chủ trương giao thiệp, không bao giờ xuất hiện trước đám đông, nên với hai phái cầm viết nam nữ, gần như rất ít người biết mặt con.   Đó là điểm sung sướng của con, tự do như không khí, chẳng ai thù tạc khen chê, nên cứ đường mình mình đi, không úy ngại gì cả.   Ngay các anh em hợp tác chung trên tờ Văn Uyển* cũng chẳng mấy ai biết mặt TTBG, chỉ chuyện trò qua điện thoại với nhau."
Trong câu chuyện, nhiều lần bác nói:
" Bông Giấy viết tốt quá ! Thể tài nào cũng tốt!".
Rồi bác kể:
" Cứ bất ai đến thăm, tôi cũng đều giới thiệu tác phẩm Trần Thị Bông Giấy.   Tôi bảo họ : " Phải đọc Bông Giấy! .   Có đọc BG thì mới thấy thương và cảm phục Bông Giấy !".
Đó là tấm lòng của một người yêu chữ nghĩa, không những chỉ khởi đi từ thập niên  1960 mà thôi, mà ngay đến bây giờ ở thập niên 2000, bác cũng còn mang nặng.    Vì vậy mà tôi mới được bác ân cần thù tiếp, cũng như bác từng đã ân cần giới thiệu chữ nghĩa tôi đến các bạn ở Mỹ và cả ở VN.
Quay sang Thế Phong, bác nói;
" Bông Giấy có trí nhớ tốt như Thế Phong và tìm được một cách quan sát ghi chép thật hay, lôi cuốn  người đọc vô cùng.   Có thể nhiều người được cô chiếu cố trong hai tập Một Truyện Dài Không Có Tên* đã không được vừa ý;  nhưng đám đông đứng ngoài thì thích thú lắm.   Tôi và bạn hữu của tôi đều mê mải đọc và cảm ơn Bông Giấy rất nhiều ".
Tôi cúi đầu, xấu hổ:
" Bác khen con đấy thôi, chứ thực sự con đâu tài cán gì.   Tất nhiên phải nói là vì 2 tập ấy mà cả giới văn chương hải ngoại đều tẩy chay con.   Hôm còn ở Mỹ, có một nam độc giả từ Nam  Cali gọi đến con, tình cờ hơn tháng trước, lần đầu tiên được cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên*  trong  thư viện, thích quá, ra các tiệm sách hỏi mua các cuốn khác của Trần Thị Bông Giấy; nhưng không nơi nào bày bán cả.   Chỉ một tiệm Tú Quỳnh*, một tiệm sách ở Nam Cali, còn một cuốn Tài Hoa Mệnh Bạc* (II) , nhưng thay vi chưng ra trên kệ đàng hoàng, thì nó lại bị vứt vào trong đống băng nhạc bán sole một đồng ba cuốn !   Nhưng chuyện đau lòng cho chữ nghĩa của mình như vậy, con biết đã lâu; vậy mà khi nghe lại từ chính một độc giả xa lạ, cũng thấy lòng chùng không ít bác ạ ! "
Ngẩng đầu cười, tôi tiếp, điệu dứt khoát:
" Tuy nhiên chuyện văn chương là chuyện tâm huyết, nên con sẽ không vì bất cứ lý do nào mà bẻ cong ngòi viết.   Xin bác và anh Thế Phong cứ hãy tin tưởng ở con điều đó."
Bác gật đầu:
" Cô là một nhà văn có  tài và rất lương thiện.   Bây giờ thế, chứ một ngày kia, tên tuổi cô  sẽ không bị phai tàn theo với thời gian đâu !  Tôi tin như vậy."
Tôi nói nhỏ: " Cảm ơn bác. "
                                                                          *
Ngồi nghe những câu chuyện chữ nghĩa rộn vang trong những tiếng cười sảng khoái giữa bác, Thế Phong, Hoàng Vũ Đông Sơn, và nữ thi sĩ Lê Thị Kim trong một chiều của mùa hè 2000 đó, tôi đã tự hỏi, cớ sao cũng cùng là người trong giới văn nghệ mà kẻ này ưa được tôi, kẻ khác lại căm ghét ?    Đưa câu hỏi này ra thì nghe bác trả lời trong tiếng cười dễ dãi:
" Chẳng phải căm ghét mà chính là đố kỵ với tài năng Bông Giấy.   Riêng tôi tin chắc có rất nhiều người muốn được làm thân với Bông Giấy, nhưng vì thói thường trong  giới văn nghệ vẫn hay có tính cách kết bè tụ đảng, tư xưa vẫn thế, nên điều ấy đã kìm hãm ý muốn của họ đó thôi."
Quay sang Thế Phong, bác bảo:
" Thế Phong khó tính như vậy mà còn qúy Bông Giấy được thì  ai khác mà chẳng thể quý Bông Giấy ?"
Tôi cười;
 " Ấy vậy mà chỉ mỗi anh Thế Phong, bây giờ bác là người thứ hai, đã nhìn  ra được TTBG là ai!"
Lúc chia tay, nhìn thấy cái cách bác đi đứng khổ nhọc, chúng tôi chào bác ngay ở phòng khách lầu hai, nhưng bác nhất định không chịu.   Người vợ bác  ( bà Nghiêm Ngọc Huân- TP ghi )  phải dìu bác xuống từng nấc thang, ra tới đường cái, để đưa tiễn chúng tôi.   Giọng cười bác nghe thật hào sảng:
" Một người tài hoa như Bông Giấy  xứng đáng để được đón chào thì xá gì cái việc lên xuống cỏn con này chứ."
Tôi nắm tay bác xiết chặt:
" Hè sang năm con lại về.   Bác bệnh hoạn thế nào tùy ý, nhưng xin giữ lại chút ít sức khỏe để còn đọc các tác phẩm mới sẽ chào đời hàng năm của con."
Lại cũng phải tự ngậm ngùi cho chính mình theo câu nói một lần của bác Tạ Tỵ:
" Bác tiếc cho Bông Giấy đã không ở cùng  thời đại với bác khi mà trong tay  bác còn nhiều quyền thế.   Chứ nếu có, với tài năng thế này, tên tuổi Trần Thị Bông Giấy không thể nào bị vùi chôn vì lòng đố kỵ của văn giới hải ngoại như hiện  nay.*" [] TTBG.

( trích- Điệu múa cuối  cùng của con thiên nga ( II) / Trần Thị Bông  Giấy-
Văn Uyển , San Jose, USA. xuất bản 2005 - trang 173 - 177 )

-----
*   kèm ở bài  II có hai tấm ảnh ở giữa hai trang 172-173.
-  a) chụp chung-  trái sang: Lê Ngộ Châu, Hoàng Vũ Đông Sơn, Thế Phong,
& Trần Thị Bông  Giấy-   ghi : " Tại nhà  bác Lê Ngộ Châu, Sài gòn,  30/7/ 2000.
- b)  chụp  chung- trái sang : Thế Phong, Lê Thị Kim, Âu Cơ ( phía sau) , TTBông Giấy & Lê Ngộ   Châu.- mùa hè 2002.
 **   Điệu múa cuối cùng của con thiên nga / Trần Thị Bông  Giấy gồm 2 tập. Tập I : 424 trang,
$26,00 /cuốn,  Tập II :  408 trang : $ 26,00 / cuốn.

                        ----------------------------------------------------------  
                      bản đề tặng Thế Phong: CALI, NOV. 20 /2005                                     
                                kèm  HIỆU ĐÍNH  ĐẶC BIỆT
    Bài : " Mẹ và Cha Tôi: Hai Nỗi Dày Vò Không Bao Giờ Cạn", phần 3,
                               đoạn Footnote, trang 359 )
                       -----------------------------------------------------------

Ở đây cần nên nhắc về ông Phạm Duy* một chút:   Phạm Duy là một người nhạc sĩ HOÀN TOÀN VÔ HẠNH, nhưng phải kể là CÓ TÀI trên nhiều mặt : Đầu tiên là tài đi lấy vợ người, tài đi " chim "* vợ người,
" già không bỏ, nhỏ không tha!"*.   Chính vì cái tài thứ nhất này mà ông đã bị cha tôi" tống" ra khỏi cửa một lần ở Huế , thời gian cha tôi còn ở với dì tôi.   ( Ngày nay không lạ khi ông vì" thù" cha tôi, nên không ngần ngại mạt sát người đã từng ban ơn cho mình-  trong một  lá thư gửi bác Lê Ngộ Châu, nguyên chủ nhiệm tạp chí Bách Khoa trước 1975, mà tôi đã viết ở một bài trước.* ).   Ngoài ra, cạnh bên cái tài  làm nhạc, đặt nhạc của ông, lại có cái tài " cầm nhầm" lời nhạc, câu nhạc hay ý tưởng nhạc của người khác.   ( Cái tài sau cùng này, trong giói văn nghệ VN trước 1975, nhiều người biết*.   Điển hình là bài " Tiếng Đàn Tôi"*  điệu Tango*, dù mang tên ông; nhưng chính thật từ ý tưởng cho đến từng câu ca, tưng lời nhạc trong bài ấy đều LÀ CỦA CHA TÔI.

 Thêm nữa, bài  Tiếng Bước Trên Đường Khuya*, và Bên Ni Bên  Nớ * CŨNG LÀ CỦA CHA TÔI. 
 Năm 1989, ở Paris, lần đầu tiên nghe  Khánh Ly hát bài này từ một cuộn băng, mẹ tôi - một phụ nữ già nua chẳng còn chú ý đến các sinh hoạt văn nghệ -  bỗng nhận ra là rất quen, rồi hát theo từng lời y như bài nhạc.   Hỏi, thì bà nói, bài Tiếng Bước Trên Đường Khuya*, cha tôi làm  để khóc cho cuộc tình tan vỡ của ông và dì tôi, còn bài Bên Ni Bên Nớ*, dành tặng mẹ tôi như một hình thức" xin lỗi"* sự cô đơn của bà trong đời sống của ông.   Phạm Duy " cầm nhầm"* 2 bản nhạc trên từ cuối thập niên 1940.   Sau này ông ghi là làm 2 bài đó vào năm 1946.

Tôi tự hỏi:
 1/ Một nhạc sĩ như Phạm Duy,* trước 1975, những bản nhạc phổ từ thơ " bị cầm nhầm *" của người khác mà ông còn dám phổ biến um lên ( thơ Nguyễn Tất Nhiên, thơ Vũ Hữu Định, thơ Linh Phương*... ) huống hồ là nhạc của chính ông, sao không chịu phổ biến ?   Nào ai nghe được 2 bản này cho mãi đến cuối thập niên 1980, Khánh Ly hát lần đầu tại Mỹ, sau khi Phạm Duy đã in cuốn Ngàn Cánh Nhạc * với lời đề từ nơi trang đầu: "Cảm ơn những người bạn nhạc sĩ đầy tài năng ở Huế..."? Phải chăng ông nghĩ, cha tôi đã chết khi còn rất trẻ ( 1959) , và cuộc đời đời 1975 xảy ra,  chẳng bất cứ ai trong số con cháu
" những nhạc sĩ đầy tài năng ở Huế" còn sống để có thể kiện cáo ông cái tội cầm nhầm vừa kể ?
2/  Từ câu hỏi trên,* tôi lại ngẫm ra một ý tưởng khác.   Bài viết của tôi," Phạm Duy Ông Là Ai?" , xuất hiện ở Mỹ vào tháng 10 /1997.   Phạm Duy là người rất hống hách uy quyền, vậy mà tại sao ông vẫn im tiếng ?   Phải chăng ông sợ bị" lôi" * ra thêm những cái tồi tệ khác sẽ được vạch trần dưới ngòi viết của tôi.

3/ Văn là Người, Âm Nhạc là Người.*
Một người hoàn toàn vô hạnh như ông Phạm Duy, có thể nào là tác giả của những lời ca quá đẹp, quá sang và quá buồn như trong bài Tiếng Bước Trên Đường Khuya*, hay Bên Ni Bên Nớ  *?   Và GIẢ NHƯ đã từng viết được những câu nhạc quá sang như vậy, có thể nào ông sáng tác Tục Ca * với những câu:" Cái đít em to như cái đít Thẩm Thúy Hằng  "v.v.. và v.v... "   . Hơn nữa, theo lời giáo sư Lê Hữu Mục, lời mẹ tôi, lời dì tôi và vài bác bạn cũ của cha tôi hiện đang còn sống ở Mỹ, thì vào năm 1946, Phạm Duy chưa biết gì nhiều về âm nhạc; ngoài vài ba cái  accord guitare  xập xình kiểu Son Đố Mì của một anh chàng " hát rong"* ( như chính ông  tự nhận *).   Vậy, một nhạc sĩ nghèo nàn  âm điệu ( mà trong bài viết "Phạm Duy Ông Là Ai? "* tôi đã phân tích rõ), có thể nào đủ tài năng để sáng tạo được những vần điệu phong phú không " monotone" * như trong các bài nói trên ?

" Cái gì của César phải nên trả lại cho César! *"
Ở trên, tôi chỉ đưa ra BA bài điển hình, khoan kể những bài khác (" Bên Cầu Biên Giới"," Mộng Du"," Tình Kỹ Nữ "* ...v.v..).   Riêng bài" Mộng Du"* mẹ tôi KHẲNG ĐỊNH  cha tôi đã làm ra ( vì tôi *) trong thời gian đầu làm chồng ( của* )  mẹ tôi. bởi lúc còn  rất bé, tôi đã bị chứng mộng du, nửa đêm hay thức dậy lừng thững cầm cây đèn dầu nho nhỏ, mở cửa đi ra vườn một mình khiến mẹ tôi vô cùng sợ hãi.
Mê tôi kể rằng, dạo 1953-54 ở Sài gòn, mỗi lần Phạm Duy đến nhờ cha tôi soạn hòa âm các bản nhạc cho Ban Hợp ca Thăng Long * là cứ y như rằng, sau khi ông ra về, lại khám phá thấy mất không rõ mấy tờ nhạc này thì cũng tờ khác, có khi cả xấp, của cha tôi.
   Hỏi *- dĩ nhiên ông chỉ chối !
[]
 TTBG.
----
* chữ in nghiêng của B.T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét