Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

NGƯỜI THƯƠNG BINH LIÊN KHU / tiểu thuyết THẾ PHONG.

Lời dẫn:

        Tiểu thuyết này  được Nha Thông Tin Nam Việt cấp phép số 354 ngày 26 / 4/ 1955, thì khoảng  một tháng  sau, tổng trưởng Thông Tin & Tuyên  truyền Phạm Xuân Thái bàn giao lại cho  ông  Trần Chánh Thành.   Tác giả kiêm tùy viên báo chí   cũng theo chân ra đi.   Khi ngỏ lời  chào  cô Nguyễn Bích V..., giây phút ấy ,  tôi biết thế nào là nỗi buồn cay đắng thật sự !    Đành  ghi ở trang 2 :".. cảm ơn Nguyễn Bích V... và anh Nguyễn Đức Quỳnh".   Tôi mong tiểu thuyết này sớm được in ra, vì chủ nhà xuất bản 'Hoa Mai 'vừa phát hành tiểu thuyết "  Gái Nghĩa Lộ" bằng lòng nhận in  tiếp" Người thương binh liên khu..."  Chủ xuất bản ,nhà báo kỳ cựu miền Nam, anh Ngũ Văn Bằng,  mà độc giả biết tới khá nhiều qua bút hiệu Cô Thanh Tùng, đưa in tại in  ở  74 Trần Hừng Đạo, Quận 5 ( góc đường  Trần Bình Trọng + Trần hưng Đạo). 
          Hàng ngày phải  lui tới sửa mo-rát, tôi nhớ  là đã in  được 2 cahiers  64 trang thì tạm ngưng.   Anh Bằng cho biết ,  sẽ in tiếp, sau khi  phát hành  tiểu thuyết  ái  tình  lâm ly của cô Thanh Tùng- nhà phát hành đang giục nhặng xị.   Biết vậy, nhưng tôi nôn nóng, nên cứ tới nhà in thôi.   Không còn lương tháng,  có tiền  thì ăn cơm xã  hội 3 dồng / bữa (  thời đệ I Cộng hòa , Bộ Xã hội tài trợ gạo cho một  số quán cơm lao động nấu nướng phục vụ dân lao động - tôi là một trong số  đó.)   Có ngày cạn tiền, sáng ăn chịu 3 đồng xôi,. ngồi viết bộ phê bình văn học được  vài trang, ý tưởng đi lang thang  trỗi dậy, lại  khóa cửa  ra  đi .   Không một đồng đi xe buýt, thì ta đi bộ, từ Tân Định xuống Cư xá Đô Thành  hy vọng gặp Y Vân - trúng bữa trưa thì xà vào kiếm vài bát cơm  dằn bụng , rồi  lội bộ tới  Chợ Quán thì ' đã chết thằng tây nào đâu ?'  Bà mẹ  Y Vân, cô  Hương,  cậu Vũ.   ở nhà,  Y Vân đã  leo lên " Solex"  từ sáng sớm.   Bà cụ bảo:" ăn cơm rồi  đi đâu hãy đi".
       Gặp anh Ngũ  Văn Bằng , chủ nhà xuất bản đưa cho  mượn 100 đồng tiêu tạm, dặn vài ba ngày nữa hãy tới xem' mo- rát.'    Thế là vui rồi, tôi ra xe buýt đi  Bến  Thành , sau tà tà  lội bộ về   Xóm Chùa -Tân Định,  trời vừa xập  tối.
        Ba tháng sau,  tôi  lại nhà in, ghi trong sổ tay  cộng 65 lần ,mà vẫn chỉ  có 2 cahiers  64 trang, không in thêm được một cahier nào nữa.   Anh Bằng lại cho mượn vài chục đồng, gọi là   tiền đi xe buýt, thôi thì một tuần hãy tới xem sao ?   Tiền sách  đợi nhà phát hành  trả,  chưa có tiền mua giấy in tiếp, anh Bằng nói nhỏ nhẹ :".. tôi chưa thấy ai kiên nhẫn hơn anh đó nghe...  Sau này có trờ thành nhà văn nổi tiếng,  nhó  ngước mặt nhìn lên  trời mà nghênh ngang nghe cha nội !!!" . Nghe cũng thấy" đa đã" mà  bụng thì đói cồn cào !
       Bốn tháng trôi qua , xoay đâu cũng chẳng ra 600 đồng trả 4 tháng tiền nhà , còn nói gì  dám vác mặt về nhá ngủ, đành  tới xin ngủ lang nhà bạn bè.  Thời kỳ  xin ngủ nhờ  nhà Nguyễn  Hữu Hưng ở  góc  đường Phan Thanh Giản + Nguyễn Thiện Thuật, nhà Phạm Văn Rao ở Hồng Thập Tự  là thời đoạn này.. Sao trời chóng tối thế, mà tối thì lại lo ngay ngáy không biết ngủ trọ nhà ai?  Bụng đói cồn cào, tôi không sợ bằng không có chỗ  ngả lưng  đêm nay?  
         Không trở lại 74 Trần Hưng Đạo nữa,  chủ nhà xuất bản Hoa Mai không in   tiếp rồi  - và tôi lo cơm,. áo, chỗ ngũ là ưu tiên số một,  tiểu thuyết ra được hay không không còn cần thiết nữa !  Tôi đạp xe lang thang tới  đình chùa , thèm viết quá, thì lại về Đình Phú Nhuận, nơi này thoải mái, vắng vẻ, ít ai làm phiền , đâu đó,  tôi viết được ít truyện ngắn, và mọi người  nhìn tôi như  học sinh ôn bài vở thi  mà  thôi.  
          Khi có chút tiền mua  giấy duplicateur, tôi đưa đến nhà in ronéo thuê in, bìa in typô ở nhà in Bùi Trọng Thúc 150 Võ Tánh Phú Nhuận - tiểu thuyết" Người Thương Binh Liên Khu" in chung" Tiếng đàn trầm buồn " và  Chàng văn sĩ đất tề"  -  134 trang khổ 21x 33 cm , in ronéo  50 cuốn,  giá 100 VNđ./ cuốn - bìa 4 in chân dung ảnh   kích cỡ 12x  18 cm   ghi rõ ràng  :  Mạnh Đan chụp 1959, Đại nam văn hiến, Saigon 1960.
          'Người Thương Binh Liên Khu" -  tiểu thuyết viết rất say sưa, nhanh,  hư cấu  nhiều hơn bất cứ  cuốn truyện nào mang tên Thế Phong.    Ấy là nhờ  thời đoạn  tác giả  22 tuổi,  yêu mê mệt cô Nguyễn Bích V... ( em một  họa sĩ  tài danh , đấng  phu quân nữ sĩ  Ngọc Liên , hiện nay định cư  ở San Francisco.).
           Bây giờ mời bạn đọc  cuốn tiểu thuyết viết  ở thời kỳ" linh hồn con đầy sự hoạn nạn  " -  nguyện lời nguyện cầu tôi thấu đến trước mặt Ngài !" ( Thi Thiên:             ).

Thếphong. 

                                                Người thương binh liên khu...
                                                    tiểu thuyết: THẾ PHONG.

                                                                                        cảm ơn NG.BÍCH V...
                                                                                         và anh NG. ĐỨC QUỲNH.
                                                                                                                             P.

                Phần thứ nhất
                         I
                Trang âu yếm nhìn chồng, bảo:
-Anh mặc áo vét tông vào có hơn không ?   Tiết trời hôm nay lạnh anh ạ.  
                Hình như thấy chưa đủ, Trang săn sóc:
                - Anh sửa soạn nhanh lên chứ .   Đàn ông đâu mà chậm chạp hơn cả đàn  bà con mọn.
                Cầm Quan nhìn đồng ồ, mắt lơ đãng nhìn đâu đâu.   Chàng vẫn có thái độ uể oải:
                 - Minh tưởng tôi quên hay sao ?   Mình có biết rằng  tôi với anh Minh là thế nào không ?
                 Trang ngúyt chồng một cái dài:
                  -Em không biết.   Anh có nói với em bao giờ đâu, ngày thì anh đi mất ngày, đêm mất đêm...
  Em chẳng thèm nói nữa.  Lúc nãy cô nào tới  thăm thì anh nhanh lắm cơ mà ?
                  Cầm Quan cảm động đôi chút qua câu nói tức tối yêu của vợ- nhất là Trang- người vợ thùy mị, lại duyên dáng nữa.   Từ ngày chàng dinh tê vào Thành tới giờ- sau ngày cưới Trang rồi-  chàng chẳng  muốn  bôn ba gì  thêm  cho mệt xác.   Anh chồng  như đóng một vai chỉ biết hưởng thụ, tự cho rằng sinh ra đời là để ăn, chơi, hưởng lạc, chứ tranh đấu làm gì cho  nhiều  !
                  Chàng nhìn ra ngoài , tiết trời bữa nay lành  lạnh thật - bỗng Quan rút điếu thuốc, châm lửa, rít một hơi dài.   Chàng tiếp tục suy nghĩ đâu đâu, nhớ lại một đoạn đời  chàng tự nhận làm  đồ đệ thầy Khổng .    Đứng là  người sinh ra phải đấu tranh và kết cục sau cùng phải  nắm phần  thắng.    Nghĩ lại đời  đã trải qua một thời  tham gia kháng chiến bí mật ở  miền Tấy bắc.   Thoát chết, thừa sống, về đến  đây,  sao lại    đóng vai  kẻ chùm trăn ?   Cho  mình nghĩ đúng, làm đúng,   không ngờ Trang đọc được điều chàng đang  nghĩ :
              - Hẳn nào, Trang ngúyt nhẹ, nói mát - Anh lại nghĩ tới cô bé lúc nãy tới thăm phải không ?
               Cầm Quan gắt ,  lấn át vợ:
               - Thôi cô  em im  đi.   Có để cho tôi sống , còn gặp anh Minh nữa chứ ?
                Người vợ im lặng,nhưng  hơi giận chồng.   Thầm nghĩ, chồng mình còn của ăn, củ để, chùm trăn hưởng thụ, rong chơi  quá tay !  
                  Bỗng, người tài xế lên gác báo tin :
-              - Hôm nay vào lúc 9 giờ sáng, tàu Mỹ chở đồng bào di cư cập bến  Nhà Rồng.    Xin ông bà  đi cho kịp giờ.
                  Cầm Quan gật đầu;
                 - Anh biết chỗ  tàu Mỹ đậu chứ?
                  Hỏi xong, Cầm Quan tự trả lời:
                - Nhớ  ra rồi tàu Mỹ đậu ở  Khánh Hội dó thôi..
                 Rồi ông chủ nói với vợ, cũng để cho tài xế nghe:
                 - Bữa nay tôi lái  xe lấy, bác tài ở nhà quét dọn ga -ra sạch sẽ cho tôi nhé !
                  Chẳng cần biết Trang có nghe  không, Cầm Quan đi ra trước.   Chàng tới chỗ xe đậu, mở cửa , bước vào, ngồi trước vô lăng đợi vợ.    Trang vừa ra xe, đúng lúc ấy, con nhỏ chạy theo sau đòi đi theo mẹ.    Trang  ra lệnh:
                  - Ba me không  cho con đi theo được, ba me đi đón bác rồi về ngay thôi.
                    Cầm Quan  bảo con gái:
                    - Ba mẹ về sẽ mua quà cho con, ở nhà trông nhà cho ba me chứ?
                   Cô bé  lủi thủi đi vào nhà.    Trang ngồi bên tay trái chồng, nàng chống tay lên thành xe nhìn ra ngoài.
            ( còn tiếp)

          


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét