lưu dân thi thoại - diên nghị + song nhị
nxb cội nguồn , san jose, 2003
lưu dân thi thoại
bút luận 25 năm thơ hải ngoại
diên nghị + song nhị
Lời dẫn,
Lưu dân thi thoại - bút luận 25 năm thơ hải ngoại - của 2 tác giả Diên Nghị + Song Nhị. Diên Nghị [ 1933 - ] một thi sĩ thành danh, rất quen biết với giới văn chương thi ca miền Nam trước 1975 . Còn, Song Nhị có mặt trên văn đàn hải ngoại sau 30 - 4 -75, sáng lập cơ sở xuất bản Cội nguồn ở San Jose.
' Một ' Lý lịch dọc ngang của Thảo ', một 'Lưu dân thi thoại.'.. [Cội nguồn xuất bản], những tác phẩm văn chương rất đáng đọc - và - đã đôi lần, tôi posting dăm ba bài thơ, một, hai bút ký / Võ Ý , trên web Thằng phải gió .
và lần này là Lưu dân thi thoại :
' ...khuynh hướng đa dạng, lục bát , thơ mới, cổ phong, ngũ ngôn, tứ tuyệt trường thiên vẫn chiếm ưu thế... một số sáng tác theo thể loại tự do, phá thể, có vần điệu, có nhạc tính, theo ' kiểu mẫu' Màu tím hoa sim / Hữu Loan, Bên kia sông Đuống / Hoàng Cầm [ HN]. Giấc ngủ chân đẻo / Duy Năng [SG] ....[ tr. 9] ' tuyển tập [Lưu dân thi thoại] quy tụ 48 tác giả, gồm 12 nữ, 36 nam, hiện sinh sống ở hải ngoại - trong đó - 18 tác giả làm thơ từ trước 1975, số còn lại, làm thơ sau khi định cư...' ( tr. 12)
------
* - có đôi lời gửi tới 2 tác giả : ' xin được phép trích đăng . Đa tạ '
- sách dày 579 trang, khổ 13 x 21 - Copyright by COI NGUON Publishing House - Printed in the USA -
( ISBN 0-9712626- 6-7)
đinh bạch dân
SAIGON, FEB. 1, 2014
cao mỵ nhân
bài viết: diên nghị + song nhị
Nhà thơ nữ này là một trong những người làm thơ từ dưới mái học đường. Ở tuổi 16 mơ mộng, cảm xúc tràn đầy, cô nữ sinh gửi gấm tâm tư vào những dòng thơ trong sáng, chân phương. Thuở đó, Cao Mỵ Nhân chưa xuất bản, đã được tác gỉa Thế Phong nhắc đến từng giai thoại trong' Nhà văn, tác phẩm & cuộc đởi', ấn hành tại Sài Gòn đầu thập niên 1960. Nguồn thơ Cao [Mỵ Nhân] dào dạt , kín đáo mà thâm thúy, trân trọng tình yêu,. nhưng, khinh bạc tình đời.
Giữa nhiễu loạn chiến chinh lửa khói, bà đã có một chọn lựa, sánh vai nam nhi háo hức lên đường , dân thân nhập cuộc. Tốt nghiệp khóa Cán sự xã hội quân đội, bà phục vụ tại các bộ tham mưu cấp Quân đoàn, với chức vụ trưởng phòng Xã hội trong khối Chiến tranh chính trị, từ 1962 đến ngay miền Nam gãy súng.
Thơ là nghiệp dĩ đối với bà. Trong suốt đời thơ, thủy chung với thơ, thơ được khắc họa theo trình tự sáng tạo:
Xưa mới mười hai đã vẽ bùa
Làm thơ ngang tựa bước chân cua
Thế rồi cắt tóc thề đi lính
Sau lại dùng cơm lại ở chùa
THƠ CAO MỴ NHÂN
lập ý trong thơ, mỗi bài một vẻ, khi [thì] cười cợt, chua chát , trêu ngươi, khi sâu lắng, phiền muộn - góc cạnh nào cũng tỏa lan âm sắc nghệ thuật [trong] * ngôn từ. Chỉ với hai câu 6, 8 dung dị, nhẹ nhàng, đủ gợi dấu ấn khúc quanh tình yêu đã lỡ ...
----
* [...] tạm lược, hoặc, chữ của người biên tập. [BT]
Kể từ người bỏ cuộc chơi
Tôi thôi đứng giữa chợ đời cười duyên
THƠ CAO MỴ NHÂN
Tình yêu và tương lai luôn là mối hoài nghi ám ảnh - cuộc tình đã khởi hành - đang trên dặm đường đi tới đầy hoa thơm cỏ lạ, gió hát, chim ca, không gian hiện hữu, mà người trong cuộc vẫn mơ màng, với ảo ảnh từ phía trước :
Em bước vào tương lai
Anh thoáng qua vô thức
Không sao vẽ đúng được
Hình ảnh của ngày mai
THƠ CAO MỴ NHÂN
Tình yêu ấp ủ nhiều nỗi buồn không tên gọi, ít được niềm vui. Tình trong thơ CMN hòa nhập nhuần nhị với cảnh. Cảnh cũng là tình, cảnh nói thay tình, trong thái độ nơi chốn, thời khắc :
Từ đi, đường trải sắc vàng
Giờ về đổi biếc sương càng trắng hoa
Từ đi sóng dội phong ba
Giờ về nước cạn, phù sa trắng hồn
BIỂN XƯA / THƠ CAO MỴ NHÂN
Cùng cảnh ngộ sau ngày tàn binh lửa, CMN câm nín chịu đựng, đợi chờ vận hội mới, với niềm tin:
Muôn thống khổ bao quanh câm nín
Thoáng nhủ lòng năm tháng hãy trung kiên
THƠ CAO MỴ NHÂN
Dấu tích quá khứ còn nguyên vẹn, ý nghĩa thắng cuộc chừng như phai dần năm tháng, lòng thơ mỗi lần chạm mặt cảnh cũ, nơi xưa , vương vấn, bồi hồi :
Thắng bại khen chê đã nhạt dần
Nhưng em nào tránh được phân vân
Mỗi lần ngang cửa quân trường cũ
Nhịp bước quân hành vướng mãi chân
THƠ CAO MỴ NHÂN
[...] Bỗng, một lần, thơ hướng tới cứu cánh tâm linh. Ý thức tìm về cõi khác, hoàn toàn xa lạ với cõi tạm đời kiếp làm người. Ánh sáng từ bi của nhà Phật soi rọi sâu thẳm kinh hồn [vào hồn] người bi lụy, khốn khó :
Mười năm chiêm ngẫm điều chi
Trăng xưa toả ánh từ bi yên lành
Nghĩ rằng cõi tạm mong manh
Chẳng nên hoài vọng u tình viển vông
THƠ CAO MỴ NHÂN
tận tình khai triển triết lý nhà Phật, giữa thực và ảo, âm và dương, liên kết, tương quan bản thể và bản ngã, CMN khắc chạm 4 [câu] thơ, tràn đầy ý nghĩa, giải toa tư tưởng minh bạch sắc, không :
Cứ nói rằng không có, có không
Có không, không có, có rồi không
Thì thà không hẳn, đừng nên có
Bởi có hay không, cũng sẽ không
THƠ CAO MỴ NHÂN
Phật cũng thường răn dạy, đề cập chính ngữ - thiếu chính ngữ sẽ thành lộng ngôn. ngoa ngôn - tạo ra khẩu nghiệp - Cao Mỵ Nhân minh chứng rõ thêm : bằng cách sử dụng hoán dụ, qua lời thơ :
But kia sao lại gọi là dâm
Thật khó cho ngôn ngữ lỡ lầm
Hay tại người ta mà hạnh gỉa
Hoặc vì trí mạo hoá lời câm
THƠ CAO MỴ NHÂN
Chủ đề thơ Mỵ phong phú, đa diện, chân dung thơ đậm sắc màu. Ngọn từ thơ u hoài mà không bi thiết. Hồn thi nhân lãng đãng thực mộng hòa nhập dòng chảy thời gian, qua trào dâng cảm xúc sáng tạo. Phong cách thơ nhất quán, trải qua hơn 4 thập niên . Từ
' Hoa sao, [1959], Thơ Mỵ [1961] đến hải ngoại tiếp tục ấn hành Thơ Mỵ II, Áo màu xanh, Lãng đãng vào thu, Đưa người tình đi tu ... và 1 tập truyện Chốn bụi hồng [1994].
Cao Mỵ Nhân hiện đang miệt mài với chữ nghĩa, với văn, bởi, như đã nói,
' thơ với người là một nghiệp dĩ '.
diên nghị + song nhị
------- trích nguyên tác thơ cao mỵ nhân
1. ANH
Em bước vào quá khứ
thấy anh đứng xa vời
giơ tay chào nỗi nhớ
vội vàng đi, nụ cười
em bước vào hiện tại
sương khói mờ chân dung
anh lặng thinh ái ngại
em quay lưng, ngập ngừng
em bước vào tưng lai
anh thoáng qua vô thức
không sao vẽ đúng được
hình ảnh của ngày mai.
2. ĐÀN BÀ & TỔ QUỐC
Thôi em, xứ sở hao mòn
Nhớ thương lịch sử vàng son thủa nào
Cát lầm tuổi chất lên cao
Anh tìm trong đó hàng bao năm trời
Một khung kỷ niệm ấu thời
Khi non sông với cuộc đời bình an
Thôi em, xứ sở điêu tàn
Đừng ôm mặt khóc cho buồn bã nhau
Đàn bà, Tổ quốc, mai sau
Làm anh ngần ngại trăm câu trả lời .
3. THƯỞNG TRÀ HOÀNG LIÊN Ở QUÊ NGƯỜI
Trà ngon pha sẵn một bình
Người chưa đối xử thật tình với nhau
Cũng đành, sai sót trước sau
Chỉ là muốn giữ tròn câu thề nguyền.
Hương trà ngát nụ hoàng liên
Lan trên tay ngọc, hoa tiên nhạt dần
Bài thơ nào của cố nhân
Lời còn âm hưởng mùa xuân xa vời
Ô kìa, trà đã nguội rồi
Hình như ai đặt trên môi chút buồn
Vẫn là sầu muộn nước non
Nên tâm tư mới héo hon, tủi phiền
Xin mời nhấp thử hoàng liên
Xem quan san có nối liền hay không
Bởi chưa đối xử thật lòng
Nửa đời mới phải long đong quê ngườI.
cao mỵ nhân
LAWNDALE 12- 1997
( KỲ SAU : HUỆ THU)
----
CHÚ THÍCH : chỉ trích đăng 3 / 9 bài. [BT]
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014
một bài thơ tết - thế phong viết vào 1959 ở saigon / thơ thế phong
nếu anh có em là vợ - thế phong
nxb văn học tái bản , hà nội 1996
phục hồi quyền chức là mình
thơ thế phong
gửi anh NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
[1909 - 6/1974]
Anh ăn tết bằng thơ em
như loài người ăn tết
anh đọc lại thơ em
như lòi người đọc gia phả
vì còn em anh còn muốn có mùa xuân
cũng như đời anh chọn nhà
là ngoài phố
trưa nắng bỏng
làm sao anh phải nung lò
vì anh không còn là con lợn đang tơ
làm lòng sạch rồi quay đỏ
nhà anh trọ , ở phố lý thái tổ
mùa mưa lòng nhà như lòng sông
như ngày xưa còn bé
anh gập thuyền thả sông
anh muốn thuê kiến trúc sư
chỉ để đo diện tích
một trăm ba mươi chiếc
cà-vạt màu vàng thắt cổ
giường anh là ván gỗ
rệp màu xanh đậm
rập rình lên ngôi bác sĩ
đo và thử máu ban đêm
chiếu anh là ván gỗ
lưng anh đánh bóng màu da
qua chiếu trở thành sàn nhảy
còn chăn anh là
những quần áo khố tải quấn quanh mình
anh không muốn phân vân
hay là than khóc
không chọn phận mình
làm nhà văn cũng như nhà thơ chuyên nghiệp
chỉ khi nào đến cuối mùa đông
thiên hạ mua mùa xuân hưởng tết
mình mới chợt nhớ rằng
thần mùa xuân đợi cửa
Chiều ba mươi
anh vẫn đi ngoài phố
không phải lả đi dạo
anh nói thật với em
là chạy nợ
tiền nhà một phần tư gian
chịu tròn mười hai tháng
từ mùa xuân vào Nam
năm năm mùa xuân
anh chỉ có chiếc cà-vạt
màu vàng thắt họng
Chiều ba mươi tết
đời anh lớn lên
vẫn là ngoài phố
trong quán cà phê
như giờ gặp em
đi xe ô tô buýt
để rồi anh bắt gặp
anh bỏ dở cuộc suy tư
lên xe mô-by-lét mượn
đi chạy tiền tết
nhưng lại dùng ruổi rong
thử sức với chiếc ô tô buýt
nửa đường anh thất vọng
muốn gặp em mà xe hết xăng
vẫn chiều ba mươi tết
trọn một năn ròng ngoài công lộ
anh chỉ đủ tiền mua
mười chiếc pháo nổ
và bao diêm châm ngòi
đốt lòng anh như chiếc pháo tung
gặp một anh bạn cung cảnh ngộ
anh kể nỗi lòng
biết rằng than vãn là hèn nhát
bất mãn là thua cuộc.
Mồng một tết
anh ăn tết bằng thơ em
như loài người cầu kinh, ăn bánh
hay là mừng tuổi
dầu trong lòng
chiến trường của dao găm, bom lửa
ngoài miệng cười tươi
như bánh pháo toàn hồng chưa đốt
lời chúc tụng thật vuông tròn.
trưa mùng một tết
anh đi ngoài phố
anh mua pháo bông
pháo bánh pháo đùng, pháo nổ
anh đốt tim anh
và tiền anh tan như xác pháo
xong rồi, anh chợt nhớ ra
bụng mình cồn cào
cơm lao động
chiều ba mươi đóng cửa
chỉ còn nhớ đến người Tàu
mở quán ngày mồng một
xót xa thân phận họ ngày xưa tha phương
cầu thực
(.................) *
lại, đến một thứ chúng nó
bọn thứ hai : hào hoa lưu manh
trách anh hay than vãn
là anh đã hiểu
chúng nó dập tắt nguồn phát khởi
đòi quyền ăn, quyền sống, quyền làm người
cuả anh, của em , và tất cả
như ngày xưa anh đi lính
uống cà-phê không đường
như nhân sinh quan mại bản
cho rằng hạnh phúc loài người
không phải là tiền tài danh vọng
mà là ở lòng người, tốt, xấu
bất phân ý nghĩa giàu sang
chúng đang được hưởng
là mồ hôi, nước mắt của mình .
Mùng 2 tết
anh ăn hương hoa xuân
bằng thơ em
như loài người tưởng niệm
kẻ tiền nhân : ông bà, ông vải
trên bàn thờ,dòng kinh lễ
vì còn em , là còn tất cả
nên anh muốn còn mùng 2
hay mùng 3, mùng 4, mùng 5...
Mùng 3 mùa xuân
anh đến hai người bạn
gặp anh chiều 30 tết
đại diện cho giai cấp hào hoa
miệng tuyên bố
lãnh đạo là trí thức
cũng bình sản, bình quyền
nhưng ngoài đời giáo lý
chúng làm sao có thể học đòi ?
(...............) *
vì chúng buôn bán giáo điều
giữ tờ giấy bạc như mả tổ
chiếc bánh chưng của gia sản tồn truyền
và anh là một kẻ chiến đấu phân công
chúng cho anh hưởng xuân
bằng bánh chưng phong giấy giả
lời khen bằng mép môi, giọng lưỡi
em biết sao không ?
bụng anh vẫn cồn cào đói
lý trí anh hiểu chúng khác anh
vì chúng không còn làm người
mặt nạ đã đến giờ tống táng
(................) *
Mùng 7 mùa xuân
anh vẫn ăn tết bằng thơ em
và anh không còn chiếc cà-vạt
màu vàng thắt cổ
anh ăn tết khai hạ
bằng thơ anh tôi giọt máu.
Bởi anh đã thoát
không còn là con lợn đang tơ
quay trong lò chủ nghĩa
con gà giò của giáo điều
những kẻ làm bạc giả
hăm nhăm mùa xuân
lần đầu tiên là mình
anh đốt pháo lệnh
để xác định phục hồi quyền chức.
[]
thế phong
(Sđd : tr. 73 - 80)
----
* y nguyên bản in tái bản vào năm 1996 - không còn nhớ rõ có phải tác giả tự ý bỏ? Tập thơ Nếu anh có em là vợ , không xin cấp phép, phụ bạn đặc biệt báo Sinh lực (chủ nhiệm: Võ văn Trưng) xuất bản ở Saigon , vào tháng 11, 1959.
chiêu niệm
nguyễn đức quỳnh
Bữa nay,
30 tết Quý Tị , Jan. 30, 2014
Rắn hết nhiệm kỳ,
trao quyền Ngựa
phi nước kiệu trên đường Giáp ngọ
tôi nhớ
văn sĩ Nguyễn đức Quỳnh
lãnh tụ Hàn Thuyên tiền chiến,
chủ soái
Đàm trường viễn kiến
Saigon thập niên 60
từ giã cuộc đời
trưa ngày 6 tháng 6 năm 1974,
le sixième jour du sixième mois,
ngày chấm dứt chiến tranh thế chiến 2
phim thật hay
chiếu ở rạp Eden
bây giờ không còn
hành lang Eden, thuốc tây La Thành,
nhà sách Portail - Xuân Thu,
cà-phê La Pagode, Givral
phóng viên báo chí , văn nghệ sĩ
on boit sans soif
' un régal sans égal
chez Givral'
chẳng ai tắm 2 lần
cùng một dòng sông !
THẾ PHONG
- Jan.30. 2014 ,30 tết Quí tị
[kỷ niệm lần thứ 48 ngày cưới -
48 th Anniversary of My Wedding day]
nxb văn học tái bản , hà nội 1996
phục hồi quyền chức là mình
thơ thế phong
gửi anh NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
[1909 - 6/1974]
Anh ăn tết bằng thơ em
như loài người ăn tết
anh đọc lại thơ em
như lòi người đọc gia phả
vì còn em anh còn muốn có mùa xuân
cũng như đời anh chọn nhà
là ngoài phố
trưa nắng bỏng
làm sao anh phải nung lò
vì anh không còn là con lợn đang tơ
làm lòng sạch rồi quay đỏ
nhà anh trọ , ở phố lý thái tổ
mùa mưa lòng nhà như lòng sông
như ngày xưa còn bé
anh gập thuyền thả sông
anh muốn thuê kiến trúc sư
chỉ để đo diện tích
một trăm ba mươi chiếc
cà-vạt màu vàng thắt cổ
giường anh là ván gỗ
rệp màu xanh đậm
rập rình lên ngôi bác sĩ
đo và thử máu ban đêm
chiếu anh là ván gỗ
lưng anh đánh bóng màu da
qua chiếu trở thành sàn nhảy
còn chăn anh là
những quần áo khố tải quấn quanh mình
anh không muốn phân vân
hay là than khóc
không chọn phận mình
làm nhà văn cũng như nhà thơ chuyên nghiệp
chỉ khi nào đến cuối mùa đông
thiên hạ mua mùa xuân hưởng tết
mình mới chợt nhớ rằng
thần mùa xuân đợi cửa
Chiều ba mươi
anh vẫn đi ngoài phố
không phải lả đi dạo
anh nói thật với em
là chạy nợ
tiền nhà một phần tư gian
chịu tròn mười hai tháng
từ mùa xuân vào Nam
năm năm mùa xuân
anh chỉ có chiếc cà-vạt
màu vàng thắt họng
Chiều ba mươi tết
đời anh lớn lên
vẫn là ngoài phố
trong quán cà phê
như giờ gặp em
đi xe ô tô buýt
để rồi anh bắt gặp
anh bỏ dở cuộc suy tư
lên xe mô-by-lét mượn
đi chạy tiền tết
nhưng lại dùng ruổi rong
thử sức với chiếc ô tô buýt
nửa đường anh thất vọng
muốn gặp em mà xe hết xăng
vẫn chiều ba mươi tết
trọn một năn ròng ngoài công lộ
anh chỉ đủ tiền mua
mười chiếc pháo nổ
và bao diêm châm ngòi
đốt lòng anh như chiếc pháo tung
gặp một anh bạn cung cảnh ngộ
anh kể nỗi lòng
biết rằng than vãn là hèn nhát
bất mãn là thua cuộc.
Mồng một tết
anh ăn tết bằng thơ em
như loài người cầu kinh, ăn bánh
hay là mừng tuổi
dầu trong lòng
chiến trường của dao găm, bom lửa
ngoài miệng cười tươi
như bánh pháo toàn hồng chưa đốt
lời chúc tụng thật vuông tròn.
trưa mùng một tết
anh đi ngoài phố
anh mua pháo bông
pháo bánh pháo đùng, pháo nổ
anh đốt tim anh
và tiền anh tan như xác pháo
xong rồi, anh chợt nhớ ra
bụng mình cồn cào
cơm lao động
chiều ba mươi đóng cửa
chỉ còn nhớ đến người Tàu
mở quán ngày mồng một
xót xa thân phận họ ngày xưa tha phương
cầu thực
(.................) *
lại, đến một thứ chúng nó
bọn thứ hai : hào hoa lưu manh
trách anh hay than vãn
là anh đã hiểu
chúng nó dập tắt nguồn phát khởi
đòi quyền ăn, quyền sống, quyền làm người
cuả anh, của em , và tất cả
như ngày xưa anh đi lính
uống cà-phê không đường
như nhân sinh quan mại bản
cho rằng hạnh phúc loài người
không phải là tiền tài danh vọng
mà là ở lòng người, tốt, xấu
bất phân ý nghĩa giàu sang
chúng đang được hưởng
là mồ hôi, nước mắt của mình .
Mùng 2 tết
anh ăn hương hoa xuân
bằng thơ em
như loài người tưởng niệm
kẻ tiền nhân : ông bà, ông vải
trên bàn thờ,dòng kinh lễ
vì còn em , là còn tất cả
nên anh muốn còn mùng 2
hay mùng 3, mùng 4, mùng 5...
Mùng 3 mùa xuân
anh đến hai người bạn
gặp anh chiều 30 tết
đại diện cho giai cấp hào hoa
miệng tuyên bố
lãnh đạo là trí thức
cũng bình sản, bình quyền
nhưng ngoài đời giáo lý
chúng làm sao có thể học đòi ?
(...............) *
vì chúng buôn bán giáo điều
giữ tờ giấy bạc như mả tổ
chiếc bánh chưng của gia sản tồn truyền
và anh là một kẻ chiến đấu phân công
chúng cho anh hưởng xuân
bằng bánh chưng phong giấy giả
lời khen bằng mép môi, giọng lưỡi
em biết sao không ?
bụng anh vẫn cồn cào đói
lý trí anh hiểu chúng khác anh
vì chúng không còn làm người
mặt nạ đã đến giờ tống táng
(................) *
Mùng 7 mùa xuân
anh vẫn ăn tết bằng thơ em
và anh không còn chiếc cà-vạt
màu vàng thắt cổ
anh ăn tết khai hạ
bằng thơ anh tôi giọt máu.
Bởi anh đã thoát
không còn là con lợn đang tơ
quay trong lò chủ nghĩa
con gà giò của giáo điều
những kẻ làm bạc giả
hăm nhăm mùa xuân
lần đầu tiên là mình
anh đốt pháo lệnh
để xác định phục hồi quyền chức.
[]
thế phong
(Sđd : tr. 73 - 80)
----
* y nguyên bản in tái bản vào năm 1996 - không còn nhớ rõ có phải tác giả tự ý bỏ? Tập thơ Nếu anh có em là vợ , không xin cấp phép, phụ bạn đặc biệt báo Sinh lực (chủ nhiệm: Võ văn Trưng) xuất bản ở Saigon , vào tháng 11, 1959.
chiêu niệm
nguyễn đức quỳnh
Bữa nay,
30 tết Quý Tị , Jan. 30, 2014
Rắn hết nhiệm kỳ,
trao quyền Ngựa
phi nước kiệu trên đường Giáp ngọ
tôi nhớ
văn sĩ Nguyễn đức Quỳnh
lãnh tụ Hàn Thuyên tiền chiến,
chủ soái
Đàm trường viễn kiến
Saigon thập niên 60
từ giã cuộc đời
trưa ngày 6 tháng 6 năm 1974,
le sixième jour du sixième mois,
ngày chấm dứt chiến tranh thế chiến 2
phim thật hay
chiếu ở rạp Eden
bây giờ không còn
hành lang Eden, thuốc tây La Thành,
nhà sách Portail - Xuân Thu,
cà-phê La Pagode, Givral
phóng viên báo chí , văn nghệ sĩ
on boit sans soif
' un régal sans égal
chez Givral'
chẳng ai tắm 2 lần
cùng một dòng sông !
THẾ PHONG
- Jan.30. 2014 ,30 tết Quí tị
[kỷ niệm lần thứ 48 ngày cưới -
48 th Anniversary of My Wedding day]
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
t.t.kh. & và những bài tranh luận : thử sơ kết chuyện t.t.kh... / bài tq - báo văn nghệ tp.hcm.
báo văn nghệ tp, hồ chí minh - 12/ 1994
thử sơ kết chuyện ; t.t.kh. - nàng là ai?
bài : t.q [báo văn nghệ tp.hcm]
Hơn 50 năm trước, làng văn, làng thơ nước ta đa tốn biết bao giấy mực để bàn bạc tranh cãi về chuyện T.T.KH. - là ai ?. Rốt cuộc câu chuyện bị bỏ lửng nửa vời, bởi, không tìm ra câu giải đáp. Bẵng đi một thời gian dài vì thời cuộc, vì chiến tranh; người ta quên đi chuyện ấy. Vừa qua, nhân tác giả Thế Nhật cho xuất bản cuốn ' TTKH - NÀNG LÀ AI?' , thì cuộc góp ý, trao đổi, tranh luận lại càng bùng lên lần nữa, làm tổn hao bao giấy mực. Sở dĩ có cuộc tranh luận ấy, vì, những tài liệu mà Thế Nhật tưng ra, không đủ thuyết phục người nghe, nhiều điều đáng nghi ngờ, nhiều bằng chứng không xác thực .
Trong bài viết này, tôi chỉ xin làm công việc sơ kết câu chuyện bằng cách tổng hợp những ý kiến phát biểu trên các báo cáo về vấn đề này, cùng, những ý kiến của riêng tôi, còn phần tổng kết sau cùng xin dành cho các nhà nghiên cứu.
1- BÀ TRẦN THỊ VÂN CHUNG KHÔNG PHẢI [VÀ KHÔNG THỂ] LÀ T.T.KH.
a.) Về văn phong : Văn phong của T.T.KH. và bà Vân Chung khác xa nhau như một trời một vực. Ông Phạm Nguyễn Ý Thuyên nhận xét :
' Thơ trữ tình, chân thành mà nghẹn ngào , một mạch đi sâu vào lòng người yêu thơ. Thơ Vân Nương [tức Vân Chung] nặng, hơi cổ, có phần khuôn sáo, ước lệ, nhất là có khuynh hướng thời sự, không có bài nào rung cảm sâu sắc lòng người. T.T.KH. và Vân Nương không có cùng một hơi thơ, một bản sắc thuần nhất của cùng một người, như, trường hợp Xuân Diệu, Huy Cận, Đinh Hùng, Vũ hoàng Chương. '
[ báo Văn nghệ tp. HCM số 168- tr. 20].
Cũng cùng một ý ấy, Lê minh Quân viết :
' Nếu bà Vân Chung là TTKH, thì sao, vào năm 1937, sáng tác của bà đã mới mẻ, tài hoa đến thế, mà, những năm gần đây, với cái bút hiệu [ở] hậu chiến, như Vân Nương , Tam Nương trong nhóm văn nghệ Quỳnh Dao, thơ của bà lại cổ lỗ, nghiệp dư và lu mờ đến thế ...! '
[ báo Tuổi trẻ Cười, số 130- tr. 16] .
----
* [...] chữ của BT.
Võ đình Tiến [Phan thiết] cũng đồng tình với 2 ý kiến trên đây:
' Trong sách, ông Thế Nhật có trích bài của bà Vân Chung. Xét về văn phong,tính cách, tâm lý, tình cảm của những bài thơ này không thấy gì chút gì của TTKH, qua Hai sắc hoa ti gôn [báo Thanh niên, số 125. tr. 4 ]
b. ) Ý kiến của những người có liên quan:
Bây giờ xin trở lại từ đầu. Nguồn thông tin gốc và duy nhất mà tác giả Thế Nhật có được, từ bà Đ.T.L. tức Nghiêm Phái -Thư Linh. Nguồn tin ấy chính xác tới mức nào thì còn phải xét lại.
1- Bà Thư Linh : Báo Văn hóa nguyệt san số 9 / 1994 có đăng bài trả lời phỏng vấn bà Thư Linh ,theo đó, thì từ 1939 [lúc bà 15 tuổi] bà biết được những thông tin ban đầu ' qua một người có tên là Hòa ' rằng , cô không được gặp TTKH, nhưng có đọc thơ và nghe đồn bà ấy đẹp người, đẹp nết. Người ta gọi tên bà là CHUNG. Bà lấy một ông tri huyện , đậu cử nhân luật .
[báo VHNS số 9. tr. 24]
Thế rồi, bẵng đi gần 40 năm sau, chuyện cũ được hâm lại. Bà Thư Linh kể:
'... Một hôm, chị [tức Vân Nương hay Vân Chung] ới thăm tôi. Trong không khí thân mật, ấm cúng, tôi hỏi:' Vân Nương là bút hiệu hay tên thật của chị?. Chị cười' - ' Tên mình là CHUNG cơ !' - ' Trời ơi, thế chị là TTKH à ?'-' Sao Linh biết ?' . Tôi xin kể chuyện xưa ở Hà nội cho chị nghe :' Chị Vân Nương không nhận mình là TTKH, mà cũng không phủ nhận ...
' [báo VHNS, số 9- tr. 24].
Những chi tiết trong câu chuyện trên đây thật mơ hồ. bà Thư Linh nghe kể về chuyện TTKH, qua một người cô [ thành viên của gia đình một người bạn của mẹ cha mẹ từ Thanh hóa , về ở nhờ trong nhà bà [Thư Linh] ở Hà nội, chứ không phải cô ruột], mà người cô ấy chỉ nghe đồn về TTKH, chứ không được gặp mặt , thì, thử hỏi nguồn tin ấy có chính xác không ? Rồi, bà Vân Nương không nhận mình là TTKH, mà, cũng không phủ nhận. Thật đáng tiếc cho thái độ mập mờ, không dứt khoát cả bà Vân Nương, chính vì thế mới phát sinh bao nhiêu điều ngộ nhận. [ xin cho tôi được phép nghi ngờ câu tar3 lời, mà, cũng là câu hỏi lại của bà Vân Nương ; Sao Linh biết ?]. Như thế , đâu phải là một căn cứ vững chắc để quả quyết rằng Vân Chung là TTKH ?
Lê minh Quân viết:
'.. tất cả cái mà Thế Nhật gọi là sự thật về TTKH đều dự vào lời kể của một nhân chứng có tên là bà Đ.T.L. . Nhưng, lời kể của bà Đ.T.L. có gì đáng tin hơn lời kể trước đây của các nhân chứng khác, như, Nguyễn Bính, Nguyễn Vỹ , Thâm Tâm ...?' .
[ báo Tuổi trẻ Cười, số 125, tr. 16]
Trả lời ông Võ đình Tiến [Phan thiết] cho rằng những tư liệu mà Thế Nhật sử dụng có thể là
tư liệu giả. Thế Nhật biện bạch rằng bà Thư Linh hiện sinh sống tại tp. HCM và, bà đang giữ nhiều thư từ, hình ảnh và thơ của bà Vân Chung. [Thế Nhật / báo Thanh niên, số 135- tr.3]
Lập luận này cũng không đủ sức thuyết phục. Cứ cho là bà Thư Linh hiện đang giữ nhiều thư từ, hình ảnh và thơ của bà Vân Chung, nhưng, nếu bà Vân Chung không phải là TTKH, thì, những tài liệu ấy có giá trị gì ? Tôi dám chắc, không một thư từ, hình ảnh nào của bà Thư Linh mà lại dám ký là TTKH ?
2. bà Phạm minh Chi : Theo ông Phan Đức [báo Thanh niên], thì, mới đây, ông có gặp bà Phạm minh Chi , là con gái thứ 3 của ông Hà thượng Nhân (Phạm xuân Ninh) va bà Trần thị Anh Minh
( em gái bà Vân Chung). Bà Phạm minh Chi gọi bà Vân Chung là bác ( miền Nam gọi là Dì). Bà Chi
nói :
' Sau khi đọc cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI ? , tôi thấy sách viết 'thiếu đứng đắn và sai quá nhiều'. Đoạn tả ông Thanh Châu vào [Nam] tìm, xin gặp bác Vân Chung, viết vừa sai sự thật , vừa viết theo lối rẻ tiền, câu người đọc. Cuộc gặp diễn ra ở nhà bác Vân Chung, sách lại bảo; ở nhà tôi' . Người cô họ tôi dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung, sách lại nói mẹ tôi dẫn bác [Vân Chung] đi gặp ông Thanh Châu . Những chi tiết, sự việc đơn giản ấy, [viết] về gia đình bác tôi, rất dễ kiểm chứng. mà, người viết còn viết sai sự thật,' huống hồ tin làm sao được chuyện tác giả Thế Nhật bảo bác Vân Chung là TTKH ?'
(Phan Đức/ báo Thanh niên, số 183- tr. 3 )
3. bà Mộng Tuyết : ' Theo tác giả Thế Nhật, thì TTKH đã ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết một thời gian khá lâu.lẽ nào, bà Mộng Tuyết lại không biết người ở chung là một nhà thơ tên tuổi là TTKH. Trong sách, không thấy câu nào nói về bà Mộng Tuyết cả '.
( Hữu Vi / báo Văn nghệ tp. HCM, số 169, tr. 22 )
Cũng đồng ý với Hữu Vi *, Phạm Nguyễn Ý Thuyên viết :' Vân Nương ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết, không l4 câu huyện tình trăm vay, nghìn đắng [của] mấy mươi năm về trước, Vân Nương nữ sĩ không một dịp nào tâm sự với bạn tâm giao, nhất al2 nữ sĩ Mộng Tuyết, bạn thơ cũng là người ân nhân của mình ? Tuyệt nhiên, gần trọn cuộc đời, nữ sĩ Mộng Tuyết không một lần đả động đến chuyện tình TTKH ' ( báo Văn nghệ tp. HCM, số 168- tr. 20)
-----
* bút danh khác của thi sĩ Huyền Viêm .[BT]
Để có một tiếng nói rõ ràng, xác thực, có thể tin được, Tần Vương * đến gặp bà Mộng Tuyết. Ông viết :' Chúng tôi đến thăm bà Mộng Tuyết - bà ' khẳng định Vân Chung không phải là TTKH. ' - bà còn cho rằng bà Vân Chung cắc chưa bao giờ mạo nhận mình là TTKH cả. Bà nói:' Tôi đã lớn tuổi rồi, ít còn quan tâm đến những chuyện thị phi trong văn giới. Nhưng, sao lại có người cầm bút viết một cuốn sách thiếu trách nhiệm về đời tư người khác như vậy ?'. ( Tần Vương, báo Thanh niên, số 139- tr. 5)
-----
* bút danh khác của thi sĩ Phạm chu Sa [BT]
4. ông Thanh Châu : Chắc ai cũng đồng ý rằng : chính truyện ngắn ' Hoa ti-gôn' của Thanh Châu đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, là nguồn cảm hứng cho TTKH, viết bài thơ ' Hai sắc hoa ti-gôn' - nhưng, như thế không có nghĩa TTKH là người tình của Thanh Châu. Nhiều người ngờ rằng nhân vật chính trong truyện ' Hoa ti-gôn' , họa sĩ Lê Chất chính là Thanh Châu - nhưng, theo tác giả, thì không phải. Ông nói :' Về truyện ' Hoa ti-gôn' ông đã viết, dựa theo câu chuyện có thật của ông anh rể, một họa sĩ, chứ không phải chính ông mà ông né tránh như sách , báo đã nói ...' ( Nguyễn song Quỳnh ( Hà nội ) / báo Thanh niên, số 125, tr.4)
Về TTKH, Thanh Châu viết :
'... Người ta tò mò muốn biết rõ đời riêng của người đàn bà có cái tâm sự bi thương kia ( tức TTKH). Người ta thêu dệt nên nhiều chuyện buồn cười. Có kẻ bảo rằng: ' nàng đẹp và buồn lắm, mắt mơ màng, mình hơi mảnh khảnh ...'. Còn gì nữa Tôi thì chưa được biết mặt, biết tên thực của TTKH. Tôi chỉ biết rằng đó là một người đàn bà đã viết lên những vần thơ đẹp, trong lúc thực thà, cảm xúc... Tôi cầu chẳng bao giờ gặp mặt TTKH để được yêu thơ hơn ...'
( TTKH & Thâm Tâm / Hoài Việt - tr. 129)
Khi Đoàn minh Tuấn đến phỏng vấn Thanh Châu tại nhà riêng của ông tại số 63, phố Trần quốc Toản, hà nội- ông đã kể với Đoàn minh Tuấn, rằng :
'... Bà Vân Chung tuyệt nhiên không hề biết gì về TTKH. Tôi còn nhớ, lúc đó, sau giải phóng Sài Gòn, báo chí có lục lại vấn đề TTKH, bà Vân Chung nói đùa với tôi ' Thơ TTKH? lại do Thanh Châu bị ra, chứ còn ai !;. Tôi lấy làm lạ, tại sao bây giờ lại có cuốn sách nào đặt vấn đề TTKH là bà Vân Chung?... ?'. ( báo Văn hóa nguyệt san, số 9, tr. 23).
5. bà Vân Chung : Khi cuốn sách TTKH - NÀNG LÀ AI ? ra đời, khẳng định rằng Vân Chung chính là TTKH , thì, bà Vân Chung đã sang định cư ở Pháp từ lâu. . Biết được chuyện này, bà phản ứng gay gắt, gửi về tòa soạn Văn hóa nguyệt san 1 lá thư : yêu cầu đăng nguyên văn ý kiến của bà: 'một người bị đem đời riêng làm nhân vật trung tâm 1 cuốn sách , gây ngộ nhận cho nhiều người '.( Tần Vương / báo Thanh niên số 139- tr. 5) . Điều này báo Văn hóa nguyệt san số 9 cũng đã viết trong Lời tòa soạn, trang 22 .
' Thế là ngày xưa bà Vân Chung không nhận mình là TTKH, còn bây giờ, bà đang phản ứng gay gắt. Điều đó làm cho ta khó tin rằng Vân Chung, chính là TTKH.
II. ông Thanh Châu không phải là người ấy của TTKH: - " Trong thơ TTKH có những [cụm từ] * bán thơ anh , nhà nghệ sĩ :
----
* [...] tất cả đều là chữ của Biên tập [BT].
Từ nay anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi lấy một mình
( BÀI THƠ CUỐI CÙNG)
và,
'... trong Bài thơ thứ nhất, TTKH lại viết :
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương
tôi xin mạn phép được gạch dưới những chữ bán thơ anh và nhà nghệ sĩ. Như vậy, người yêu của TTKH là một nhà thơ chuyên nghiệp, đã từng làm thơ, và, có thơ đăng trên báo từ lâu - còn, Thanh Châu- theo tôi, thì chỉ viết văn xuôi, hơn là làm thơ đăng báo. Hơn nữa, theo Thế Nhật , TTKH có chồng lúc 15 tuổi ( 1934), Thanh Châu lúc đó còn là một học sinh trung học, chưa có dáng dấp một nhà nghệ sĩ, sự nghiệp văn chương chưa có tiếng tăm mấy, chỉ bỏ học làm báo, sau khi TTKH đi lấy chồng.. "
( Phạm Nguyễn Ý Thuyên / báo Văn nghệ tp.HCM, số 168 , tr. 29)
Lời nhận xét này rất hợp lý vì, Thanh Châu không phải là thi sĩ và cũng chưa là nghệ sĩ, khi TTKH đi lấy chồng, nên, không thể là người yêu TTKH.
" Trong cuốn 'Việt nam thi nhân tiền chiến' ( quyển thượng, trang 503, Saigon 1968) , soạn giả Nguyễn tấn Long viết : ' Ông Thanh Châu trong ' Tiểu thuyết tuần san ' ( số 82, ngày 12-3-1964 ) đã quả quyết, chồng của TTKH, tên NGHIÊM. Nếu ông Thanh Châu đích thực là ' người ấy ' của TTKH - thì - tại sao lại có thể ' quả quyết ' một điều không đúng sự thực như thế ?' "
.( Hữu Vi / báo Văn nghệ tp HCM , số 169, tr. 2)
Thêm một chi tiết này nữa đáng cho ta chú ý.
Trong bài ' Nói thêm về TTKH ' , Thanh Châu viết :
' Vậy TTKH là ai ? ? Có phải là Trần thị Khánh, hay Tào thị Khê ? Trần thị Khải? Thái thị Khương ? Ai mà biết được. Cho nên, cuối bài truyện ngắn ' Hoa ti-gôn' in lại[ vào] năm 1989, tôi đã phải viết ' TTKH là ai ? Lúc trước (1937) tác giả đã không cho biết địa chỉ, cũng như không chịu ' xuất đầu lộ diện ' cho tới ngày nay, nếu còn sống, TTKH phải là lớp cổ lai hy rồi. Vậy, có nên quý sự khiêm tốn của nhà thơ, hẳn, có ly do 'ẩn tích' của mình .."
(Thâm Tâm & TTKH / Hoài Việt, tr. 144).
" ... Nếu Thanh Châu đích thị là ' người ấy ' của TTKH, thì, cần gì phải tránh né, hay, đánh lạc hướng dư luận bằng cách ấy. Nếu đúng ông là người yêu của nàng, thì chỉ có thể, có 1 trong 2 thái độ : hoặc, là nói toạc ra sự thật - hoặc, là im lặng vĩnh viễn, như TTKH. Thái độ thứ 2, thiệt tưởng hợp lý hơn.
Tác giả Thế Nhật cho rằng : nhà văn Thanh Châu phê bình, nhận định về thơ TTKH sắc sảo, tứ đó, đã vội vàng kết luận:' Ông Thanh Châu nói đến hồn thơ ruột thịt của một người, một thời hết lòng yêu dấu, mới viết được như vậy " ( Võ Đình Tiến / báo Thanh niên số 125, tr. 4).
Chỉ căn cứ vào một lời phê bình của Thanh Châu , mà, quyết đoán rằng ông ấy là' người ấy' của TTKH, thì, có quá vội vàng, nông nổi chăng ? Phần nhiều tác giả Thế Nhật dựa trên suy diễn, để, đi đến kết luận; nhưng, trong vấn đề này thì suy diễn chưa đủ, cần phải có những bằng chứng xác thực, điều mà, tác giả Thế Nhật không thể tìm ra.
IV. về những chi tiết không đúng sự thật : Tiếc thay những chi tiết không đúng sự thật trong sách lại quá nhiều, chỉ xin kể ra đây một ít :
"... Theo lời ông Thanh Châu, thì bà Vân Chung không phải là con một ông quan có tiếng, như cuốn TTKH- nàng là ai ? đã nói, , mà là, con ông đại lý rượu phông-ten ở Thanh hóa..." ( Nguyễn song Quỳnh / báo Thanh niên số 125, tr. 4).
Theo lới bà Phạm minh Chi ( cháu gọi bà Vân Chung bằng bác ), thì :
" a- Gia đình bác Vân Nương có 8 người : bác cả, rồi đến một bác gái, bác Vân Nương là thứ 3...' Vậy mà sách nói sai là nhà chỉ có 5 người, bác Vân Nương la trưởng nữ
.b - Sách nói sau giải phóng ' bác Vân Nương ở Sài Gòn buôn bán nhỏ, chạy vạy, tảo tần nuôi con '. Kỳ thực, lúc đó, anh chị tôi đã thành gia thất cả rồi, và , có người sống ở nước ngoài. ( điều này được bà Thư Linh xác nhận trong Văn hóa nguyệt san số 9, trang 25).
c- Đọan nói về ' phu quân '( tức bác trai) ông Lê ngọc Chấn mê một thư ký ở văn phòng luật sư, nơi ông làm việc, là hoàn toàn bịa đặt, bôi nhọ cả người đã chết.
d- Cuộc gặp gỡ giữa 2 bác Thanh Châu và Vân Chung diễn ra ở nhà bác Vân Chung,sách lại bảo ở nhà tôi ( Phạm minh Chi). .
e- Người cô họ tôi dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung, sách lại nói là mẹ tôi dẫn ông Thanh Châu ".
.( Phan Đức / báo Thanh niên số 136- tr. 3 )
Theo Thế Nhật, thì, bà Vân Chung làm bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn vào năm 17, 18 tuổi. Đến 1984, bà đã 65 tuổi, mà sao, nhìn trong ảnh , thấy bà rất trẻ, đẹp; tưởng chừng như chưa quá 30 tuổi " ( xem ảnh) ( Lê minh Quân / báo Tuổi trẻ Cười, số 130, tr. 6)
Người viết ( Thế Nhật) quá ẩu. Trong bài viết * , tác giả đã cho công bố một bức ảnh (ở trang 4 và chú thích ' bà TTKH và người bạn chụp trong vườn cam tại Mỹ tho năm 1964. Bà TTKH cầm trái cam ' ( xem ảnh) . Sự thật người cầm trái cam là nhà thơ Tọn nữ Hỷ Khương ( con gái nhà thơ Ưng Bình-Thúc Giạ Thị ). Nhưng có lẽ, Thế Nhật cố tình chú thích sai đi, để có thể, viết câu sau đây ' bà TTKH cầm trái cấm của EVA đã đưa cho chàng ADAM ' ( Nghệ thuật thứ 7, tháng 9 ). Chi tiết trên, dù nằm ngoài cuốn sách TTKH - nàng là ai? , nhưng, người ta vẫn thấy sửng sốt, nghi ngờ sự trung thực và thận trọng của tác giả Thế Nhật trong lúc lấy tài liệu. "
( Phan Đứ c / báo Thanh niên số 139 - tr 3 ).
-----
* bài TTKH, THỰC SỰ LÀ AI ?' của Thế Nhật đăng trên Nghệ thuật thứ bảy, số tháng 9/94, tr. 5 - Phan Đức chú thích )
IV Kết luận . Với tất cả những dữ liệu trên đây, ta có thể khẳng định rằng: bà Vân Chung chắc chắn không phải là TTKH và Thanh Châu không phải là ' người ấy' của nàng. Chính Thế Nhật cũng phải nhìn nhận, sau khi cuốn sách ra đời :' Quả thật TTKH vẫn còn làmột nghi án văn học ' ( báo Thanh niên số 135. tr. 3).
Thế thì, viết cuốn sách ấy để làm gì, có ích gì hay không, hay, chỉ gây nhiễu thêm thêm một vấn đề đã bị nhiễu quá nhiều rồi ?
Bà TTKH, nếu còn sống, chắc sẽ không nín cười được, khi thấy biết bao kẻ thích làm thầy bói xung quanh 3 bài thơ nổi tiếng của bà. Duy có một điều chắc chắn, ai cũng phải nhìn nhận : đó là cái' được' của cuốn sách! Nhờ những bài góp ý, tranh luận sôi nổi trên các báo, nên, cuốn sách nhất định sẽ bán chạy và khôn g chừng lại còn phải tái bản thêm vài lần nữa. Nhưng cái' được' không bù nổi cái' mất', một ự mất mát rất lớn về tinh thần và nhất là uy
tín của người viết. []
t.q.
( tuần báo Văn nghệ tp HCM số 171- 14-12-1994 - tr. 18, 19 & 26 )
thử sơ kết chuyện ; t.t.kh. - nàng là ai?
bài : t.q [báo văn nghệ tp.hcm]
Hơn 50 năm trước, làng văn, làng thơ nước ta đa tốn biết bao giấy mực để bàn bạc tranh cãi về chuyện T.T.KH. - là ai ?. Rốt cuộc câu chuyện bị bỏ lửng nửa vời, bởi, không tìm ra câu giải đáp. Bẵng đi một thời gian dài vì thời cuộc, vì chiến tranh; người ta quên đi chuyện ấy. Vừa qua, nhân tác giả Thế Nhật cho xuất bản cuốn ' TTKH - NÀNG LÀ AI?' , thì cuộc góp ý, trao đổi, tranh luận lại càng bùng lên lần nữa, làm tổn hao bao giấy mực. Sở dĩ có cuộc tranh luận ấy, vì, những tài liệu mà Thế Nhật tưng ra, không đủ thuyết phục người nghe, nhiều điều đáng nghi ngờ, nhiều bằng chứng không xác thực .
Trong bài viết này, tôi chỉ xin làm công việc sơ kết câu chuyện bằng cách tổng hợp những ý kiến phát biểu trên các báo cáo về vấn đề này, cùng, những ý kiến của riêng tôi, còn phần tổng kết sau cùng xin dành cho các nhà nghiên cứu.
1- BÀ TRẦN THỊ VÂN CHUNG KHÔNG PHẢI [VÀ KHÔNG THỂ] LÀ T.T.KH.
a.) Về văn phong : Văn phong của T.T.KH. và bà Vân Chung khác xa nhau như một trời một vực. Ông Phạm Nguyễn Ý Thuyên nhận xét :
' Thơ trữ tình, chân thành mà nghẹn ngào , một mạch đi sâu vào lòng người yêu thơ. Thơ Vân Nương [tức Vân Chung] nặng, hơi cổ, có phần khuôn sáo, ước lệ, nhất là có khuynh hướng thời sự, không có bài nào rung cảm sâu sắc lòng người. T.T.KH. và Vân Nương không có cùng một hơi thơ, một bản sắc thuần nhất của cùng một người, như, trường hợp Xuân Diệu, Huy Cận, Đinh Hùng, Vũ hoàng Chương. '
[ báo Văn nghệ tp. HCM số 168- tr. 20].
Cũng cùng một ý ấy, Lê minh Quân viết :
' Nếu bà Vân Chung là TTKH, thì sao, vào năm 1937, sáng tác của bà đã mới mẻ, tài hoa đến thế, mà, những năm gần đây, với cái bút hiệu [ở] hậu chiến, như Vân Nương , Tam Nương trong nhóm văn nghệ Quỳnh Dao, thơ của bà lại cổ lỗ, nghiệp dư và lu mờ đến thế ...! '
[ báo Tuổi trẻ Cười, số 130- tr. 16] .
----
* [...] chữ của BT.
Võ đình Tiến [Phan thiết] cũng đồng tình với 2 ý kiến trên đây:
' Trong sách, ông Thế Nhật có trích bài của bà Vân Chung. Xét về văn phong,tính cách, tâm lý, tình cảm của những bài thơ này không thấy gì chút gì của TTKH, qua Hai sắc hoa ti gôn [báo Thanh niên, số 125. tr. 4 ]
b. ) Ý kiến của những người có liên quan:
Bây giờ xin trở lại từ đầu. Nguồn thông tin gốc và duy nhất mà tác giả Thế Nhật có được, từ bà Đ.T.L. tức Nghiêm Phái -Thư Linh. Nguồn tin ấy chính xác tới mức nào thì còn phải xét lại.
1- Bà Thư Linh : Báo Văn hóa nguyệt san số 9 / 1994 có đăng bài trả lời phỏng vấn bà Thư Linh ,theo đó, thì từ 1939 [lúc bà 15 tuổi] bà biết được những thông tin ban đầu ' qua một người có tên là Hòa ' rằng , cô không được gặp TTKH, nhưng có đọc thơ và nghe đồn bà ấy đẹp người, đẹp nết. Người ta gọi tên bà là CHUNG. Bà lấy một ông tri huyện , đậu cử nhân luật .
[báo VHNS số 9. tr. 24]
Thế rồi, bẵng đi gần 40 năm sau, chuyện cũ được hâm lại. Bà Thư Linh kể:
'... Một hôm, chị [tức Vân Nương hay Vân Chung] ới thăm tôi. Trong không khí thân mật, ấm cúng, tôi hỏi:' Vân Nương là bút hiệu hay tên thật của chị?. Chị cười' - ' Tên mình là CHUNG cơ !' - ' Trời ơi, thế chị là TTKH à ?'-' Sao Linh biết ?' . Tôi xin kể chuyện xưa ở Hà nội cho chị nghe :' Chị Vân Nương không nhận mình là TTKH, mà cũng không phủ nhận ...
' [báo VHNS, số 9- tr. 24].
Những chi tiết trong câu chuyện trên đây thật mơ hồ. bà Thư Linh nghe kể về chuyện TTKH, qua một người cô [ thành viên của gia đình một người bạn của mẹ cha mẹ từ Thanh hóa , về ở nhờ trong nhà bà [Thư Linh] ở Hà nội, chứ không phải cô ruột], mà người cô ấy chỉ nghe đồn về TTKH, chứ không được gặp mặt , thì, thử hỏi nguồn tin ấy có chính xác không ? Rồi, bà Vân Nương không nhận mình là TTKH, mà, cũng không phủ nhận. Thật đáng tiếc cho thái độ mập mờ, không dứt khoát cả bà Vân Nương, chính vì thế mới phát sinh bao nhiêu điều ngộ nhận. [ xin cho tôi được phép nghi ngờ câu tar3 lời, mà, cũng là câu hỏi lại của bà Vân Nương ; Sao Linh biết ?]. Như thế , đâu phải là một căn cứ vững chắc để quả quyết rằng Vân Chung là TTKH ?
Lê minh Quân viết:
'.. tất cả cái mà Thế Nhật gọi là sự thật về TTKH đều dự vào lời kể của một nhân chứng có tên là bà Đ.T.L. . Nhưng, lời kể của bà Đ.T.L. có gì đáng tin hơn lời kể trước đây của các nhân chứng khác, như, Nguyễn Bính, Nguyễn Vỹ , Thâm Tâm ...?' .
[ báo Tuổi trẻ Cười, số 125, tr. 16]
Trả lời ông Võ đình Tiến [Phan thiết] cho rằng những tư liệu mà Thế Nhật sử dụng có thể là
tư liệu giả. Thế Nhật biện bạch rằng bà Thư Linh hiện sinh sống tại tp. HCM và, bà đang giữ nhiều thư từ, hình ảnh và thơ của bà Vân Chung. [Thế Nhật / báo Thanh niên, số 135- tr.3]
Lập luận này cũng không đủ sức thuyết phục. Cứ cho là bà Thư Linh hiện đang giữ nhiều thư từ, hình ảnh và thơ của bà Vân Chung, nhưng, nếu bà Vân Chung không phải là TTKH, thì, những tài liệu ấy có giá trị gì ? Tôi dám chắc, không một thư từ, hình ảnh nào của bà Thư Linh mà lại dám ký là TTKH ?
2. bà Phạm minh Chi : Theo ông Phan Đức [báo Thanh niên], thì, mới đây, ông có gặp bà Phạm minh Chi , là con gái thứ 3 của ông Hà thượng Nhân (Phạm xuân Ninh) va bà Trần thị Anh Minh
( em gái bà Vân Chung). Bà Phạm minh Chi gọi bà Vân Chung là bác ( miền Nam gọi là Dì). Bà Chi
nói :
' Sau khi đọc cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI ? , tôi thấy sách viết 'thiếu đứng đắn và sai quá nhiều'. Đoạn tả ông Thanh Châu vào [Nam] tìm, xin gặp bác Vân Chung, viết vừa sai sự thật , vừa viết theo lối rẻ tiền, câu người đọc. Cuộc gặp diễn ra ở nhà bác Vân Chung, sách lại bảo; ở nhà tôi' . Người cô họ tôi dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung, sách lại nói mẹ tôi dẫn bác [Vân Chung] đi gặp ông Thanh Châu . Những chi tiết, sự việc đơn giản ấy, [viết] về gia đình bác tôi, rất dễ kiểm chứng. mà, người viết còn viết sai sự thật,' huống hồ tin làm sao được chuyện tác giả Thế Nhật bảo bác Vân Chung là TTKH ?'
(Phan Đức/ báo Thanh niên, số 183- tr. 3 )
3. bà Mộng Tuyết : ' Theo tác giả Thế Nhật, thì TTKH đã ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết một thời gian khá lâu.lẽ nào, bà Mộng Tuyết lại không biết người ở chung là một nhà thơ tên tuổi là TTKH. Trong sách, không thấy câu nào nói về bà Mộng Tuyết cả '.
( Hữu Vi / báo Văn nghệ tp. HCM, số 169, tr. 22 )
Cũng đồng ý với Hữu Vi *, Phạm Nguyễn Ý Thuyên viết :' Vân Nương ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết, không l4 câu huyện tình trăm vay, nghìn đắng [của] mấy mươi năm về trước, Vân Nương nữ sĩ không một dịp nào tâm sự với bạn tâm giao, nhất al2 nữ sĩ Mộng Tuyết, bạn thơ cũng là người ân nhân của mình ? Tuyệt nhiên, gần trọn cuộc đời, nữ sĩ Mộng Tuyết không một lần đả động đến chuyện tình TTKH ' ( báo Văn nghệ tp. HCM, số 168- tr. 20)
-----
* bút danh khác của thi sĩ Huyền Viêm .[BT]
Để có một tiếng nói rõ ràng, xác thực, có thể tin được, Tần Vương * đến gặp bà Mộng Tuyết. Ông viết :' Chúng tôi đến thăm bà Mộng Tuyết - bà ' khẳng định Vân Chung không phải là TTKH. ' - bà còn cho rằng bà Vân Chung cắc chưa bao giờ mạo nhận mình là TTKH cả. Bà nói:' Tôi đã lớn tuổi rồi, ít còn quan tâm đến những chuyện thị phi trong văn giới. Nhưng, sao lại có người cầm bút viết một cuốn sách thiếu trách nhiệm về đời tư người khác như vậy ?'. ( Tần Vương, báo Thanh niên, số 139- tr. 5)
-----
* bút danh khác của thi sĩ Phạm chu Sa [BT]
4. ông Thanh Châu : Chắc ai cũng đồng ý rằng : chính truyện ngắn ' Hoa ti-gôn' của Thanh Châu đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, là nguồn cảm hứng cho TTKH, viết bài thơ ' Hai sắc hoa ti-gôn' - nhưng, như thế không có nghĩa TTKH là người tình của Thanh Châu. Nhiều người ngờ rằng nhân vật chính trong truyện ' Hoa ti-gôn' , họa sĩ Lê Chất chính là Thanh Châu - nhưng, theo tác giả, thì không phải. Ông nói :' Về truyện ' Hoa ti-gôn' ông đã viết, dựa theo câu chuyện có thật của ông anh rể, một họa sĩ, chứ không phải chính ông mà ông né tránh như sách , báo đã nói ...' ( Nguyễn song Quỳnh ( Hà nội ) / báo Thanh niên, số 125, tr.4)
Về TTKH, Thanh Châu viết :
'... Người ta tò mò muốn biết rõ đời riêng của người đàn bà có cái tâm sự bi thương kia ( tức TTKH). Người ta thêu dệt nên nhiều chuyện buồn cười. Có kẻ bảo rằng: ' nàng đẹp và buồn lắm, mắt mơ màng, mình hơi mảnh khảnh ...'. Còn gì nữa Tôi thì chưa được biết mặt, biết tên thực của TTKH. Tôi chỉ biết rằng đó là một người đàn bà đã viết lên những vần thơ đẹp, trong lúc thực thà, cảm xúc... Tôi cầu chẳng bao giờ gặp mặt TTKH để được yêu thơ hơn ...'
( TTKH & Thâm Tâm / Hoài Việt - tr. 129)
Khi Đoàn minh Tuấn đến phỏng vấn Thanh Châu tại nhà riêng của ông tại số 63, phố Trần quốc Toản, hà nội- ông đã kể với Đoàn minh Tuấn, rằng :
'... Bà Vân Chung tuyệt nhiên không hề biết gì về TTKH. Tôi còn nhớ, lúc đó, sau giải phóng Sài Gòn, báo chí có lục lại vấn đề TTKH, bà Vân Chung nói đùa với tôi ' Thơ TTKH? lại do Thanh Châu bị ra, chứ còn ai !;. Tôi lấy làm lạ, tại sao bây giờ lại có cuốn sách nào đặt vấn đề TTKH là bà Vân Chung?... ?'. ( báo Văn hóa nguyệt san, số 9, tr. 23).
5. bà Vân Chung : Khi cuốn sách TTKH - NÀNG LÀ AI ? ra đời, khẳng định rằng Vân Chung chính là TTKH , thì, bà Vân Chung đã sang định cư ở Pháp từ lâu. . Biết được chuyện này, bà phản ứng gay gắt, gửi về tòa soạn Văn hóa nguyệt san 1 lá thư : yêu cầu đăng nguyên văn ý kiến của bà: 'một người bị đem đời riêng làm nhân vật trung tâm 1 cuốn sách , gây ngộ nhận cho nhiều người '.( Tần Vương / báo Thanh niên số 139- tr. 5) . Điều này báo Văn hóa nguyệt san số 9 cũng đã viết trong Lời tòa soạn, trang 22 .
' Thế là ngày xưa bà Vân Chung không nhận mình là TTKH, còn bây giờ, bà đang phản ứng gay gắt. Điều đó làm cho ta khó tin rằng Vân Chung, chính là TTKH.
II. ông Thanh Châu không phải là người ấy của TTKH: - " Trong thơ TTKH có những [cụm từ] * bán thơ anh , nhà nghệ sĩ :
----
* [...] tất cả đều là chữ của Biên tập [BT].
Từ nay anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi lấy một mình
( BÀI THƠ CUỐI CÙNG)
và,
'... trong Bài thơ thứ nhất, TTKH lại viết :
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương
tôi xin mạn phép được gạch dưới những chữ bán thơ anh và nhà nghệ sĩ. Như vậy, người yêu của TTKH là một nhà thơ chuyên nghiệp, đã từng làm thơ, và, có thơ đăng trên báo từ lâu - còn, Thanh Châu- theo tôi, thì chỉ viết văn xuôi, hơn là làm thơ đăng báo. Hơn nữa, theo Thế Nhật , TTKH có chồng lúc 15 tuổi ( 1934), Thanh Châu lúc đó còn là một học sinh trung học, chưa có dáng dấp một nhà nghệ sĩ, sự nghiệp văn chương chưa có tiếng tăm mấy, chỉ bỏ học làm báo, sau khi TTKH đi lấy chồng.. "
( Phạm Nguyễn Ý Thuyên / báo Văn nghệ tp.HCM, số 168 , tr. 29)
Lời nhận xét này rất hợp lý vì, Thanh Châu không phải là thi sĩ và cũng chưa là nghệ sĩ, khi TTKH đi lấy chồng, nên, không thể là người yêu TTKH.
" Trong cuốn 'Việt nam thi nhân tiền chiến' ( quyển thượng, trang 503, Saigon 1968) , soạn giả Nguyễn tấn Long viết : ' Ông Thanh Châu trong ' Tiểu thuyết tuần san ' ( số 82, ngày 12-3-1964 ) đã quả quyết, chồng của TTKH, tên NGHIÊM. Nếu ông Thanh Châu đích thực là ' người ấy ' của TTKH - thì - tại sao lại có thể ' quả quyết ' một điều không đúng sự thực như thế ?' "
.( Hữu Vi / báo Văn nghệ tp HCM , số 169, tr. 2)
Thêm một chi tiết này nữa đáng cho ta chú ý.
Trong bài ' Nói thêm về TTKH ' , Thanh Châu viết :
' Vậy TTKH là ai ? ? Có phải là Trần thị Khánh, hay Tào thị Khê ? Trần thị Khải? Thái thị Khương ? Ai mà biết được. Cho nên, cuối bài truyện ngắn ' Hoa ti-gôn' in lại[ vào] năm 1989, tôi đã phải viết ' TTKH là ai ? Lúc trước (1937) tác giả đã không cho biết địa chỉ, cũng như không chịu ' xuất đầu lộ diện ' cho tới ngày nay, nếu còn sống, TTKH phải là lớp cổ lai hy rồi. Vậy, có nên quý sự khiêm tốn của nhà thơ, hẳn, có ly do 'ẩn tích' của mình .."
(Thâm Tâm & TTKH / Hoài Việt, tr. 144).
" ... Nếu Thanh Châu đích thị là ' người ấy ' của TTKH, thì, cần gì phải tránh né, hay, đánh lạc hướng dư luận bằng cách ấy. Nếu đúng ông là người yêu của nàng, thì chỉ có thể, có 1 trong 2 thái độ : hoặc, là nói toạc ra sự thật - hoặc, là im lặng vĩnh viễn, như TTKH. Thái độ thứ 2, thiệt tưởng hợp lý hơn.
Tác giả Thế Nhật cho rằng : nhà văn Thanh Châu phê bình, nhận định về thơ TTKH sắc sảo, tứ đó, đã vội vàng kết luận:' Ông Thanh Châu nói đến hồn thơ ruột thịt của một người, một thời hết lòng yêu dấu, mới viết được như vậy " ( Võ Đình Tiến / báo Thanh niên số 125, tr. 4).
Chỉ căn cứ vào một lời phê bình của Thanh Châu , mà, quyết đoán rằng ông ấy là' người ấy' của TTKH, thì, có quá vội vàng, nông nổi chăng ? Phần nhiều tác giả Thế Nhật dựa trên suy diễn, để, đi đến kết luận; nhưng, trong vấn đề này thì suy diễn chưa đủ, cần phải có những bằng chứng xác thực, điều mà, tác giả Thế Nhật không thể tìm ra.
IV. về những chi tiết không đúng sự thật : Tiếc thay những chi tiết không đúng sự thật trong sách lại quá nhiều, chỉ xin kể ra đây một ít :
"... Theo lời ông Thanh Châu, thì bà Vân Chung không phải là con một ông quan có tiếng, như cuốn TTKH- nàng là ai ? đã nói, , mà là, con ông đại lý rượu phông-ten ở Thanh hóa..." ( Nguyễn song Quỳnh / báo Thanh niên số 125, tr. 4).
Theo lới bà Phạm minh Chi ( cháu gọi bà Vân Chung bằng bác ), thì :
" a- Gia đình bác Vân Nương có 8 người : bác cả, rồi đến một bác gái, bác Vân Nương là thứ 3...' Vậy mà sách nói sai là nhà chỉ có 5 người, bác Vân Nương la trưởng nữ
.b - Sách nói sau giải phóng ' bác Vân Nương ở Sài Gòn buôn bán nhỏ, chạy vạy, tảo tần nuôi con '. Kỳ thực, lúc đó, anh chị tôi đã thành gia thất cả rồi, và , có người sống ở nước ngoài. ( điều này được bà Thư Linh xác nhận trong Văn hóa nguyệt san số 9, trang 25).
c- Đọan nói về ' phu quân '( tức bác trai) ông Lê ngọc Chấn mê một thư ký ở văn phòng luật sư, nơi ông làm việc, là hoàn toàn bịa đặt, bôi nhọ cả người đã chết.
d- Cuộc gặp gỡ giữa 2 bác Thanh Châu và Vân Chung diễn ra ở nhà bác Vân Chung,sách lại bảo ở nhà tôi ( Phạm minh Chi). .
e- Người cô họ tôi dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung, sách lại nói là mẹ tôi dẫn ông Thanh Châu ".
.( Phan Đức / báo Thanh niên số 136- tr. 3 )
Theo Thế Nhật, thì, bà Vân Chung làm bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn vào năm 17, 18 tuổi. Đến 1984, bà đã 65 tuổi, mà sao, nhìn trong ảnh , thấy bà rất trẻ, đẹp; tưởng chừng như chưa quá 30 tuổi " ( xem ảnh) ( Lê minh Quân / báo Tuổi trẻ Cười, số 130, tr. 6)
Người viết ( Thế Nhật) quá ẩu. Trong bài viết * , tác giả đã cho công bố một bức ảnh (ở trang 4 và chú thích ' bà TTKH và người bạn chụp trong vườn cam tại Mỹ tho năm 1964. Bà TTKH cầm trái cam ' ( xem ảnh) . Sự thật người cầm trái cam là nhà thơ Tọn nữ Hỷ Khương ( con gái nhà thơ Ưng Bình-Thúc Giạ Thị ). Nhưng có lẽ, Thế Nhật cố tình chú thích sai đi, để có thể, viết câu sau đây ' bà TTKH cầm trái cấm của EVA đã đưa cho chàng ADAM ' ( Nghệ thuật thứ 7, tháng 9 ). Chi tiết trên, dù nằm ngoài cuốn sách TTKH - nàng là ai? , nhưng, người ta vẫn thấy sửng sốt, nghi ngờ sự trung thực và thận trọng của tác giả Thế Nhật trong lúc lấy tài liệu. "
( Phan Đứ c / báo Thanh niên số 139 - tr 3 ).
-----
* bài TTKH, THỰC SỰ LÀ AI ?' của Thế Nhật đăng trên Nghệ thuật thứ bảy, số tháng 9/94, tr. 5 - Phan Đức chú thích )
IV Kết luận . Với tất cả những dữ liệu trên đây, ta có thể khẳng định rằng: bà Vân Chung chắc chắn không phải là TTKH và Thanh Châu không phải là ' người ấy' của nàng. Chính Thế Nhật cũng phải nhìn nhận, sau khi cuốn sách ra đời :' Quả thật TTKH vẫn còn làmột nghi án văn học ' ( báo Thanh niên số 135. tr. 3).
Thế thì, viết cuốn sách ấy để làm gì, có ích gì hay không, hay, chỉ gây nhiễu thêm thêm một vấn đề đã bị nhiễu quá nhiều rồi ?
Bà TTKH, nếu còn sống, chắc sẽ không nín cười được, khi thấy biết bao kẻ thích làm thầy bói xung quanh 3 bài thơ nổi tiếng của bà. Duy có một điều chắc chắn, ai cũng phải nhìn nhận : đó là cái' được' của cuốn sách! Nhờ những bài góp ý, tranh luận sôi nổi trên các báo, nên, cuốn sách nhất định sẽ bán chạy và khôn g chừng lại còn phải tái bản thêm vài lần nữa. Nhưng cái' được' không bù nổi cái' mất', một ự mất mát rất lớn về tinh thần và nhất là uy
tín của người viết. []
t.q.
( tuần báo Văn nghệ tp HCM số 171- 14-12-1994 - tr. 18, 19 & 26 )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)