Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

chuyện tình - love story - erich segal / bản việt văn : phan lệ thanh - 12

chuyện tình - love story- erich segal
nxb ngày mới, saigon 1973 


                                chuyện tình -love story- erich segal
                                                   bản việt văn: phan lệ thanh


                                                                   12

      Trong 3 năm đầu cuốc sống hàng ngày của tụi tôi có thể diễn tả được bằng câu nói ' cố xoay sở '.  Trừ khi ngủ, không một lúc nào chúng tôi không phải băn khoăn , tự hỏi, làm cách khỉ nào mà có  tiền để gỉải quyết việc này bây giờ.   Thương thường, chúng tôi chỉ vừa vặn đủ ăn.  Và sống nghèo nàn thật chẳng có gì lãng mạn cả.  Các bạn có nhớ mấy câu thơ lừng danh của Omar Khayym không ?  cái đoạn về tập thơ kê dưới nhành củi, mẩu bánh mì, bình rượu vang, v.v... ấy ?  Thử thay thế tập thơ bằng quyển 'Scott bàn về ' Vấn đề Ủy nhiệm' , các bạn sẽ thấy cuộc sống giản dị của tôi thơ mộng là chừng nào ?  Ha ! ha ! ha !  thật đúng cảnh thiên đàng,  phải không ?  Không, láo toét hết.  Trong tình trạng này, tôi chỉ còn nghĩ đến giá tiền quyển sách là bao nhiêu
 [ không biết hiệu sách cũ có bán không ?] và, không biết hàng nào, không biết có hàng nào bằng lòng bán chịu bánh mì và rượu vang không ?  Và rồi, làm thế nào xoay nổi tiền để trả nợ đây ? Đời sống không còn giống trước nữa.  Cả một hội đồng ngân sách tài ba, lúc nào cũng bận rộn trong đầu để quyết định những việc hết sức nhỏ nhặt .

   ' Ê  Olivier, tối nay đi xem Beckett đi '
   ' Này cô, ' 3 bò' * đấy nhé!'
   ' Thế nghĩa là sao ?'
   ' Nghĩa là ' bò' rưỡi cho em và ' bò' rưỡi cho anh'
   - Nghĩa là có đi hay không ?'
   ' Chẳng có cũng chẳng không .  Chỉ nghĩa là ' 3 bò'.

----
*  tiếng lóng , chi trăm. [BT]

                                                            ***

   Chúng tôi  hưởng tuần trăng mật trên một du thuyền cùng với  21 đứa con nít.  Nghĩa là, tôi kiếm được việc làm trên chiếc du thuyền Rhodes,  chiều dài khoảng 1000  thước, chạy từ 7 giờ sáng cho đến khi hành khách thấy ' đã ', trong khi Jenny giữ chức trông trẻ em trên thuyền.   Chúng tôi al2m tại hội Đua thuyền Pequot ở đảo Dennis [ gần Hynnanis].  Cơ sở an2y gồm 1 khách sạn lớn, một bến tầu và mấy chục căn nhà cho thuê.  Trong 1 căn nhà gỗ nhỏ, tôi đã đóng lên tường 1 tấm bảng bảng tưởng tượng : Olivier & Jenny ngủ đây - trừ những lúc đang làm tình.

    Sau cả ngày lại  phải lịch sự với khách hàng, vì, chúng tôi sống nhờ tiền thưởng họ cho, Jenny và tôi vẫn còn tử tế được với nhau là khá lắm rồi.  Tôi không biết nói sao hơn, vì tôi không đủ chữ để diễn tả cái kinh nghiệm yêu và được yêu  bởi Jennifer Cavilleri.
 Ấy chết,  bà Jennifer Barrett chứ.

                                                            ***

    Trước khi ra Mũi Biển hưởng tuần trăng mật, chúng tôi đã kiếm được 1 căn gác nhỏ ở phía bắc Cambridge.  Tôi gọi vùng đó là bắc Cambridge, mặc dù địa chỉ chúng tội chính thực là Somerville và theo lời Jenny, căn nhà chúng tôi thuê đang ở trong tình trạng được sửa chữa.  Trước kia, đây là một căn nhà cho 2 gia đình ở, bây giờ làm thành 4 căn và cho thuê với giá quá cao, dù là ' rẻ' so với nơi khác.  Nhưng sinh viên  mới ra trường chỉ đủ tiền thuê ở những nơi như thề  là cùng .  Họ là thị trường của những người cho thuê nhà lọai này.

   ' Ê, Olivier  này, tại so sở cứu hỏa chư dẹp mấy căn nhà này nhỉ ?'
   ' Có lẽ, vì họ sợ không dám bước vào trong nhà.'
   ' Em cũng thế'
   ' Hồi tháng sáu, em đâu có nói em sợ '.[đối thoại này xảy ra từ hồi đầu tháng 9]
   ' Lúc đó em chưa lấy chồng.  Bây giờ là đàn bà có chồng, em thấy chỗ này khôngan ninh gì cả.'
   ' Em muốn sao bây giờ ?'
   ' Hỏi chồng em ấy.  Anh ấy sẽ lo mọi chuyện.'
   ' Ê, anh là chồng em mà !'
   ' Thật ư ? Anh thử chứng tỏ cho em xem nào ?'
   ' Phải làm sao bây giờ ?'

    Tôi vừa hỏi vừa nghĩ thầm trong bụng : không , đâu được, ngay giữa phố này ư ?'
   ' Bế em qua  ngưỡng cửa'
   ' Bộ em tin mấy chuyện lẩm cẩm ấy ư ?'
   ' Bế em lên rồi em sẽ quyết định tin hay không tin  .'
    Tôi nhấc bổng nàng  trên tay và bế nàng lên 5 bậc thang cho tới hiên nhà.
   ' Tại sao anh dừng ở đây ?'
   ' Ngưỡng cửa là đây, chứ còn ở đâu nữa ?'
   ' Không đúng, không đúng.'
   ' Tên mình bên cạnh chuông cửa kia thôi'
   ' Cái ngưỡng cửa phải gió này đâu phải là ngưỡng cửa nhà mình.  Trên gác cơ, cậu bé gà tồ
 ơi !'
    Phải 24 bậc thang mới lên tới căn nhà chính thức, là chỗ chúng tôi ở - và nửa đường - tôi phải dừng lại một lần để thở. 
   ' Sao em nặng thế ?'
   ' Anh không bao giờ nghĩ em có thể có bầu sao ?'
   Câu nói của nàng làm tôi khó thở hơn . Một lúc sau, tôi hỏi lại :
   ' Em có bầu thật sao ?'
   ' Ha ! Sợ  rồi, phải không ?'
   ' Ừ.  Bụng anh có thót lại; nhưng, chỉ trong 1 giạy thôi .'
   Tôi bế nàng vào hẳn trong nhà .
   [Đây là một trong những khoảnh khắc quý báu mà tôi nhớ đời đời; những lúc như thế này, tiếng ' cố xoay sở '  trở thành hoàn toàn vô nghĩa].

                                                           ***

   Nhờ tên tuổi  anh tiếng của tôi, một tiệm rau quả xưa nay không bao giờ bán chịu cho sinh viên, bằng lòng cho chúng tôi  ghi sổ.  Tuy nhiên, chính tên tuổi tôi lại tỏ ra tai hại, ở chỗ,  mà tôi không ngờ tới nhất  : trường Phố Mát, nơi Jenny xin dạy học.

   Bà hiệu trưởng Anne Miller Whitman  nói với vợ tôi :
   ' Dĩ nhiên trương Phố Mát không thể trả lương cao như các trường công được.
   Rồi thêm vài câu, đại ý, ám chỉ gia đình nhà Barrett có bao giờ phải lo' chuyện đó'  đâu mà cần.  Jenny cố phá bỏ thành kiến của bà, nhưng, ngoài số lương đã định là  3000 đô-la  một năm, sự cố gắng của nàng chỉ đưa đến độ 2 phút, nghe bà Whitman cười  hô hố . Bà Whitman khen Jenny nói đùa giỏi, khi nghe nàng kể rằng gia đình Barrett cũng phải trả tiền thuê nhà chẳng khác mọi người thường.

   Khi Jenny kể lại cho tôi nghe, tôi nghĩ ra một vài đề nghị rất hay để giúp đỡ bà Whitman tiêu số tiền 3500 đô-la đó , -  hô- hô- hô!   Nhưng Jenny hỏi, tôi  có muốn nghỉ học, kiếm tiền nuôi nàng, để nàng trở lại học thêm chứng chỉ đi dạy trường công không ? Tôi để ra 2 giây suy nghĩ kỹ càng về tình thế này, rồi, đi đến một kết luận rất chính xác, lại gọn gàng :
   ' Cứt!'
   Vợ tôi nói :
  ' Anh hùng biện quá nhỉ?'
  ' Phải nói sao bây giờ, Jenny -  hô, hô hô-  hả ?'
  ' Không. Chỉ cần tập ăn mì Ý cho quen !'

                                                              ***

    Tôi cố tập. Tôi tập ăn mì và Jenny học đủ mọi cách để biến mì Ý thành những món có vẻ khác một chút.  Nhờ số tiền để dành từ kỳ nghỉ hè, cộng với tiền lương Jenny,  lợi tức trong dịp Giáng sinh tới, nếu tôi kiếm được việc làm như đã định tại nhà Bưu điện, chúng tôi sẽ tạm đủ sống.  Nghĩa là chịu khó thắt lưng buộc bụng, thì cũng đủ, mặc dù phải bỏ nhiều phim hay. [ và Jenny hụt  nghe vài buổi hoà nhạc].

   Dĩ nhiên, chúng tôi chỉ đủ tiêu thôi.  Những sinh hoạt xã hội, nay, hầu như không có trong đời sống chúng tôi.  Chúng tôi vẫn sống trong khu Cambridge và trên lý thuyết, Jenny vẫn có thể giao du với mấy nhóm yêu nhạc.  Nhưng nàng không có thì giờ.  Sau giờ dạy, Jenny thường mệt nhoài và lại còn phải nấu cơm nữa chứ .[ đi ăn tiệm là một việc quá khả năng tôi đa của chúng tôi].  Trong khi đó,  bạn hữu tôi  đều tử tế để mặc chúng tôi.  Nghĩa là, họ tránh mời chúng tôi, để, chúng tôi khỏi mời lại họ,  các bạn có hiểu ý tôi không ?

   Chúng tôi cũng chẳng còn dịp nào đi xem đá banh nữa.  Là hội viên của hội Thể thao Đại học, tôi có  quyền mua 2 chỗ đặc biệt, trong khi nếu mua vé hạng bét, phải ngồi cách xa sân banh mấy cây số.   Những những ' 6 bò'  một vé, có nghĩa, phải tiêu ' 12 bò ' mới coi được 1 lần.
    Jenny cãi :
  ' Đâu phải, chỉ' 6 bò' thôi.  Anh có thể đi 1 mình.  Em chẳng hiểu tí gì về đá banh, ngoài những tiếng hét ' Đánh nữa đi' mà anh say mê.  Vì thế, em muốn anh đi 1 mình cho xong chuyện.
   Tôi trả lời với danh nghĩa làm chồng và chủ gia đình :
   ' Đứng nhắc đến chuyện đó nữa.  Vả lại, dành thì giờ để học còn hơn '.

   Tuy nhiên, mỗi chiều thứ bảy, tôi thường dán tai vào chiếc ra-dô xách tay, chăm chú nghe tiếng reo hò của giới hâm mộ.  Mặc dù trên thực tế, tiếng reo hò này xảy ra cách đây chỉ chừng 1 cây số, tôi có cảm tưởng họ đang ở trong một thế  giới khác biệt hẳn với tôi.,

   Tôi dùng thẻ hội viên hội Thể thao Đại học mua vé xem trận. Yale cho Robbie Wald, một người bạn cùng lớp ở trường Luật.  Sau khi Robbie cám ơn rối rít và ra khỏi nhà tôi, Jenny hỏi tôi lần nữa, xem những ai được quyền ngồi trên mấy hàng ghế sắp theo hình chữ V, và, một lần nữa, tôi cắt nghĩa, chỗ đó dành cho những người đã đoạt giải thể thao ở Harvard, không phân biệt tuổi tác, dáng vóc hay địa vị xã hội.  Nàng hỏi :

    ' Thể thao trên nước có được không ?'
    ' Thể thao nào cũng là thể thao, trên cạn hay trên nước cũng vậy'.
    ' Trừ anh ra, Olivier.  Anh la băng mà !'

   Tôi lờ đi không trả lời, cho rằng đây là lối đối đáp bông đùa như thường lệ của Jennifer, và không muốn tìm hiểu xem khi hỏi về tục lệ thể thao của đại học Harvard, nàng có ngầm ý gì.  Có lẽ, nàng muốn ám chỉ nàng, mặc dù Vận-động-trường Chiến-sĩ chưa được những 45.000 người, nhưng, tất cả thể- tháo- gia cũ, mới của trường sẽ đều được ngồi tụ vào một khu danh dự.  Tất cà già , trẻ, lớn, bé gì cũng vậy.  Thể thao trên nước, trên cạn, ngay cả trên băng.   Và, có thực bao nhiêu lần thứ bảy, tôi không đi, chỉ vì sợ tốn 6 đô-la không ?

    Không đâu; nếu Jenny có  ý gì khác, khi nói câu đó, tôi không muốn bàn cãi với nàng làm chi !
    []

                                                                                                                   [ kỳ sau : : chương 13]

    erich segal
   phan lệ thanh dịch 

( Sđd: tr. 121 - 131)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét