Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

t.t.kh. & và những bài tranh luận : thử sơ kết chuyện t.t.kh... / bài tq - báo văn nghệ tp.hcm.

báo văn nghệ tp, hồ chí minh - 12/ 1994


                                   thử sơ kết  chuyện ; t.t.kh. - nàng là ai?
                                                  bài  : t.q    [báo văn nghệ tp.hcm]


     Hơn 50 năm trước, làng văn, làng thơ nước ta đa tốn biết bao giấy mực để bàn bạc  tranh cãi về chuyện T.T.KH. - là ai ?.  Rốt cuộc câu chuyện bị bỏ lửng nửa vời, bởi, không tìm ra câu giải đáp.  Bẵng đi một thời gian dài vì thời cuộc, vì chiến tranh; người ta quên đi chuyện ấy.  Vừa qua, nhân tác giả Thế Nhật cho xuất bản  cuốn ' TTKH - NÀNG LÀ AI?' ,  thì cuộc góp ý, trao đổi, tranh luận lại càng  bùng lên lần nữa, làm tổn hao bao giấy mực.   Sở dĩ có cuộc tranh luận ấy, vì, những tài liệu mà Thế Nhật tưng ra, không đủ thuyết phục người nghe, nhiều điều đáng nghi ngờ, nhiều bằng chứng không xác thực .

     Trong bài viết này, tôi chỉ xin làm công việc sơ kết  câu chuyện bằng cách tổng hợp những ý kiến phát biểu trên các báo cáo về vấn đề này, cùng, những ý kiến của riêng tôi, còn phần tổng kết sau cùng xin dành cho các nhà nghiên cứu.

                  1- BÀ TRẦN THỊ VÂN CHUNG KHÔNG PHẢI [VÀ KHÔNG THỂ] LÀ T.T.KH. 

   a.) Về văn phong :   Văn phong  của T.T.KH.  và bà Vân Chung khác xa  nhau như một trời một vực.  Ông Phạm Nguyễn Ý Thuyên nhận xét :

   ' Thơ  trữ tình, chân thành mà nghẹn ngào , một mạch đi sâu vào lòng người yêu thơ.   Thơ Vân Nương [tức Vân Chung] nặng, hơi cổ, có phần khuôn sáo, ước lệ, nhất là có khuynh hướng thời sự, không có bài nào rung cảm sâu sắc lòng người.  T.T.KH.  và Vân Nương không có cùng một hơi thơ, một bản sắc thuần nhất của cùng một người, như, trường hợp Xuân Diệu, Huy Cận,  Đinh Hùng, Vũ hoàng Chương. '
     [ báo Văn nghệ tp. HCM số 168- tr. 20].

    Cũng cùng một ý ấy, Lê minh Quân viết :
  ' Nếu bà Vân Chung là TTKH, thì sao, vào năm 1937, sáng tác của bà đã mới mẻ, tài hoa đến thế, mà, những năm gần đây, với cái  bút hiệu [ở] hậu chiến, như Vân Nương , Tam Nương trong nhóm văn nghệ Quỳnh Dao, thơ của bà lại cổ lỗ, nghiệp dư và lu mờ đến thế ...! '
  [ báo Tuổi trẻ Cười, số 130- tr. 16] .
----
 * [...] chữ của BT

    Võ đình Tiến [Phan thiết] cũng đồng tình với  2  ý kiến trên đây:
    ' Trong sách, ông Thế Nhật có trích bài của  bà Vân Chung. Xét về văn phong,tính cách, tâm lý, tình cảm của những bài thơ này không thấy gì chút gì của TTKH, qua Hai sắc hoa ti gôn [báo Thanh niên, số 125. tr. 4 ]

     b. )  Ý kiến của những người có liên quan: 

     Bây giờ xin trở lại từ đầu.   Nguồn thông tin gốc và duy nhất mà tác giả Thế Nhật có được, từ bà Đ.T.L. tức Nghiêm Phái -Thư Linh.  Nguồn tin  ấy chính xác tới mức nào thì còn phải xét lại.

    1- Bà Thư Linh : Báo Văn hóa nguyệt san số 9 / 1994 có đăng bài trả lời phỏng vấn bà Thư Linh ,theo đó, thì từ 1939 [lúc bà 15 tuổi] bà biết được những thông tin ban đầu ' qua một người có tên  là Hòa ' rằng , cô không được gặp TTKH, nhưng có đọc thơ và nghe đồn bà ấy đẹp  người, đẹp nết.  Người ta gọi tên bà là CHUNG. Bà lấy một ông tri huyện , đậu cử nhân luật .
   [báo VHNS số 9. tr. 24]

    Thế rồi, bẵng đi gần 40 năm sau, chuyện cũ được hâm lại.  Bà Thư Linh kể:
    '... Một hôm, chị [tức Vân Nương hay Vân Chung] ới thăm tôi.  Trong không khí thân mật, ấm cúng, tôi hỏi:'  Vân Nương là bút hiệu hay tên thật của chị?. Chị cười' - ' Tên mình là CHUNG cơ !' - ' Trời ơi, thế chị là TTKH à ?'-' Sao Linh biết ?' .  Tôi xin kể chuyện xưa ở Hà nội cho chị nghe :'  Chị Vân Nương không nhận mình là TTKH, mà cũng không phủ nhận ...
  ' [báo VHNS, số 9- tr. 24].

    Những chi tiết trong câu chuyện trên đây thật mơ hồ.  bà Thư Linh nghe kể về chuyện TTKH, qua một người cô [ thành viên của gia đình một người bạn của mẹ cha mẹ từ Thanh hóa , về ở nhờ trong nhà bà [Thư Linh] ở Hà nội, chứ không phải cô ruột], mà người cô ấy chỉ nghe đồn về TTKH, chứ không được gặp mặt , thì, thử hỏi nguồn tin ấy có chính xác không ?  Rồi, bà  Vân Nương không nhận mình là TTKH, mà, cũng không phủ nhận.  Thật đáng tiếc cho thái độ mập mờ, không dứt khoát cả bà Vân Nương, chính vì thế mới phát sinh bao nhiêu điều ngộ nhận. [ xin cho tôi được phép nghi ngờ câu tar3 lời, mà, cũng là câu hỏi lại của bà Vân Nương ; Sao Linh biết ?]. Như thế , đâu phải là một căn cứ vững chắc để quả quyết rằng Vân Chung là TTKH ?

   Lê minh Quân viết:
   '.. tất cả cái mà Thế Nhật gọi là sự thật về TTKH đều dự vào lời kể của một nhân chứng có tên là bà Đ.T.L. . Nhưng, lời kể của bà Đ.T.L. có gì  đáng tin hơn lời kể trước đây của các nhân chứng khác, như, Nguyễn Bính, Nguyễn Vỹ , Thâm Tâm ...?' .
   [ báo Tuổi trẻ Cười, số 125, tr. 16]

    Trả lời ông Võ đình Tiến [Phan thiết] cho rằng  những tư liệu mà Thế Nhật sử dụng có thể là
tư liệu giả.  Thế Nhật biện bạch rằng bà Thư Linh hiện sinh sống tại tp. HCM và, bà đang giữ nhiều thư từ, hình ảnh và thơ của bà Vân Chung. [Thế Nhật / báo Thanh niên, số 135- tr.3]

     Lập luận này cũng không đủ sức thuyết phục.  Cứ cho là bà Thư Linh hiện đang giữ nhiều thư từ, hình ảnh và thơ của  bà Vân Chung, nhưng, nếu bà Vân Chung không phải là TTKH, thì, những  tài liệu ấy có giá trị gì ?  Tôi dám chắc, không một thư từ, hình ảnh nào của bà Thư Linh mà lại dám ký là TTKH ?

    2. bà Phạm minh Chi  :  Theo ông Phan Đức [báo Thanh niên], thì, mới đây, ông có gặp bà Phạm minh Chi , là con gái thứ 3 của ông Hà thượng Nhân  (Phạm xuân Ninh)  va bà Trần thị Anh Minh
 ( em gái bà Vân Chung).  Bà Phạm minh Chi gọi bà Vân Chung là bác ( miền Nam gọi là).  Bà Chi
nói
  '  Sau khi đọc cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI ? , tôi thấy sách viết 'thiếu đứng đắn và sai quá nhiều'.  Đoạn tả  ông Thanh Châu vào [Nam] tìm, xin gặp bác Vân Chung, viết vừa sai sự thật , vừa viết theo lối rẻ tiền, câu người đọc.  Cuộc gặp diễn ra ở nhà bác Vân Chung, sách lại bảo; ở nhà tôi' . Người cô họ tôi dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung, sách lại  nói mẹ tôi dẫn bác [Vân Chung] đi gặp ông Thanh Châu .  Những chi tiết, sự việc đơn giản ấy, [viết] về gia đình  bác tôi, rất dễ kiểm chứng. mà, người viết còn viết sai sự thật,' huống hồ tin làm sao được chuyện tác giả Thế Nhật bảo bác Vân Chung là TTKH ?'  
(Phan Đức/  báo Thanh niên, số 183- tr. 3 )

     3. bà Mộng Tuyết :  ' Theo tác giả Thế Nhật, thì TTKH đã ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết một thời gian khá lâu.lẽ nào, bà Mộng Tuyết lại không biết người ở chung là một nhà thơ tên tuổi là TTKH.  Trong sách, không thấy câu nào nói về bà Mộng Tuyết cả '.
( Hữu Vi / báo Văn nghệ tp. HCM, số 169, tr. 22 )

     Cũng đồng ý với Hữu Vi *, Phạm Nguyễn Ý Thuyên viết :' Vân Nương ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết, không l4 câu huyện tình trăm vay, nghìn đắng [của] mấy mươi năm về trước, Vân Nương nữ sĩ không một dịp nào tâm sự với bạn tâm giao, nhất al2 nữ sĩ Mộng Tuyết, bạn thơ cũng là người ân nhân của mình ?   Tuyệt nhiên, gần trọn cuộc đời, nữ sĩ Mộng Tuyết không một lần đả động đến chuyện tình TTKH ' ( báo Văn nghệ tp. HCM, số 168- tr. 20)
-----
 *   bút  danh khác của thi sĩ Huyền Viêm .[BT]

   Để có một tiếng nói rõ ràng, xác thực, có thể tin được, Tần Vương * đến gặp bà Mộng Tuyết. Ông viết :' Chúng tôi đến  thăm bà Mộng Tuyết - bà ' khẳng định Vân Chung không phải là TTKH. ' - bà còn  cho rằng bà Vân Chung  cắc chưa bao giờ mạo nhận mình là TTKH cả.  Bà nói:' Tôi đã lớn tuổi rồi, ít còn quan tâm đến những chuyện thị phi trong văn giới. Nhưng, sao lại có người  cầm bút viết một cuốn sách thiếu trách nhiệm về đời tư người khác như vậy ?'. ( Tần Vương, báo Thanh niên,  số 139- tr. 5)
-----
* bút danh khác của thi sĩ Phạm chu Sa [BT]

    4.  ông Thanh Châu :  Chắc ai cũng đồng ý rằng : chính truyện ngắn ' Hoa ti-gôn' của Thanh Châu đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, là nguồn cảm hứng cho TTKH, viết  bài thơ ' Hai sắc hoa ti-gôn' - nhưng, như thế không có nghĩa TTKH là người tình của Thanh Châu.   Nhiều người ngờ rằng nhân vật chính trong truyện ' Hoa ti-gôn' , họa sĩ Lê Chất chính là Thanh Châu - nhưng, theo tác giả, thì không phải.  Ông nói :' Về truyện ' Hoa ti-gôn'  ông đã viết, dựa theo câu chuyện có thật của ông anh rể, một họa sĩ, chứ không phải chính ông mà ông né tránh như sách , báo đã nói ...' ( Nguyễn song Quỳnh ( Hà nội ) /  báo Thanh niên, số 125, tr.4)

    Về TTKH, Thanh Châu viết :
   '...  Người ta tò mò muốn biết rõ đời riêng của người đàn bà có cái tâm sự bi thương kia ( tức TTKH).  Người ta thêu dệt nên nhiều chuyện buồn cười.  Có kẻ bảo rằng: ' nàng đẹp  và buồn lắm, mắt mơ màng, mình hơi mảnh khảnh ...'. Còn gì nữa Tôi thì chưa được biết mặt, biết tên thực  của TTKH.  Tôi chỉ biết rằng đó là một người đàn bà đã viết lên những vần thơ đẹp, trong lúc thực thà, cảm xúc... Tôi cầu chẳng bao giờ gặp mặt TTKH để được yêu thơ hơn ...' 
  ( TTKH & Thâm Tâm / Hoài Việt - tr. 129)

    Khi Đoàn minh Tuấn đến  phỏng vấn Thanh Châu tại nhà riêng của ông tại số 63, phố Trần quốc Toản, hà nội- ông đã kể với  Đoàn minh Tuấn, rằng :
    '... Bà Vân Chung tuyệt nhiên không hề biết gì về TTKH. Tôi còn nhớ, lúc đó, sau giải phóng Sài Gòn, báo chí có lục lại vấn đề TTKH, bà Vân Chung nói đùa với tôi ' Thơ TTKH?  lại do Thanh Châu bị ra, chứ còn ai !;.  Tôi lấy làm lạ, tại sao bây giờ lại có cuốn sách nào đặt vấn đề TTKH là bà Vân Chung?... ?'. ( báo Văn hóa nguyệt san, số 9, tr. 23).

    5. bà Vân Chung :  Khi cuốn sách  TTKH - NÀNG LÀ AI ? ra đời, khẳng định rằng Vân Chung chính là TTKH , thì, bà Vân Chung đã sang định cư ở Pháp từ lâu. . Biết được chuyện này, bà phản ứng gay gắt, gửi về tòa soạn Văn hóa nguyệt san 1 lá thư : yêu cầu đăng nguyên văn  ý kiến của bà: 'một người bị đem đời riêng làm nhân vật trung tâm 1 cuốn sách , gây ngộ nhận cho nhiều người '.( Tần Vương / báo Thanh niên số 139- tr. 5) .   Điều này  báo Văn hóa nguyệt san số 9 cũng đã viết trong Lời tòa soạn,   trang 22 .
    ' Thế là ngày xưa bà Vân Chung không nhận mình là TTKH, còn bây giờ, bà đang phản ứng gay gắt.  Điều đó làm cho ta khó tin rằng Vân Chung, chính là TTKH. 

    II. ông Thanh Châu không phải là người ấy của TTKH:  -   "   Trong thơ  TTKH có những [cụm từ] * bán thơ anh , nhà nghệ sĩ  :

----
*  [...] tất cả đều là chữ của Biên tập [BT].

                                       Từ nay anh hãy bán thơ anh
                                       Còn để yên tôi lấy một mình
                                              ( BÀI THƠ CUỐI CÙNG)

     và,

     '... trong Bài thơ thứ nhất, TTKH lại viết :

                                      Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
                                      Êm ái  trao tôi một vết thương

    tôi xin mạn phép được gạch dưới  những chữ bán thơ anh nhà nghệ sĩ.  Như vậy, người yêu của TTKH  là một nhà thơ chuyên nghiệp, đã từng làm thơ, và, có thơ đăng trên báo  từ lâu - còn, Thanh Châu- theo tôi, thì chỉ viết văn xuôi, hơn là làm thơ đăng báo.  Hơn nữa, theo Thế Nhật , TTKH có chồng lúc 15 tuổi ( 1934), Thanh Châu lúc đó còn là một học sinh trung học, chưa có dáng dấp một nhà nghệ sĩ, sự nghiệp văn chương chưa có tiếng tăm mấy, chỉ bỏ học làm báo, sau khi TTKH đi lấy chồng.. "  
  ( Phạm Nguyễn Ý Thuyên /  báo Văn nghệ tp.HCM, số 168 , tr. 29)
  
   Lời nhận xét này rất hợp lý vì, Thanh Châu không phải là thi sĩ và cũng chưa là nghệ sĩ, khi TTKH đi lấy chồng, nên, không thể là người yêu TTKH.

    " Trong cuốn 'Việt nam thi nhân tiền chiến' ( quyển thượng, trang 503, Saigon 1968) , soạn giả Nguyễn tấn Long viết : ' Ông Thanh Châu trong ' Tiểu thuyết tuần san '  ( số 82, ngày 12-3-1964 ) đã quả quyết, chồng của TTKH, tên NGHIÊM. Nếu ông Thanh Châu đích thực là ' người ấy ' của TTKH - thì - tại sao lại có thể ' quả quyết ' một điều  không đúng sự thực như thế ?' " 
 .( Hữu Vi /  báo Văn nghệ tp HCM , số 169, tr. 2)

    Thêm một chi tiết này nữa đáng cho ta chú ý.

    Trong bài ' Nói thêm về TTKH ' , Thanh Châu viết
   '  Vậy TTKH là ai ? ? Có phải là Trần thị Khánh, hay Tào thị Khê ? Trần thị Khải? Thái thị Khương  ? Ai mà biết được.  Cho nên, cuối bài truyện ngắn ' Hoa ti-gôn' in lại[ vào] năm 1989, tôi đã phải viết ' TTKH là ai ? Lúc trước (1937)  tác giả đã không cho biết địa chỉ, cũng như không chịu  ' xuất đầu lộ diện '  cho tới ngày nay, nếu còn sống, TTKH phải là lớp cổ lai hy rồi.  Vậy, có nên quý sự khiêm tốn  của nhà thơ, hẳn, có ly do 'ẩn tích' của mình .." 
 (Thâm Tâm & TTKH / Hoài Việt, tr. 144).

   " ... Nếu Thanh Châu  đích thị là ' người ấy ' của TTKH, thì, cần gì phải tránh né, hay,  đánh lạc hướng dư luận bằng cách ấy.  Nếu đúng ông là người yêu của nàng, thì chỉ có thể,  có 1 trong 2 thái độ : hoặc, là nói toạc ra sự thật - hoặc, là im lặng vĩnh viễn, như TTKH. Thái độ thứ 2, thiệt tưởng hợp lý hơn. 
        Tác giả Thế Nhật cho rằng : nhà văn Thanh Châu phê bình, nhận định về thơ TTKH sắc sảo, tứ đó, đã vội vàng kết luận:' Ông Thanh Châu nói đến hồn thơ ruột thịt của một người, một thời hết lòng yêu dấu, mới  viết được như vậy  " ( Võ Đình Tiến /  báo Thanh niên số 125, tr. 4). 

     Chỉ căn cứ vào một lời phê bình của Thanh Châu , mà, quyết đoán rằng ông ấy là' người ấy' của  TTKH, thì, có quá  vội vàng, nông nổi chăng ?  Phần nhiều tác giả Thế Nhật dựa trên suy diễn, để, đi đến kết luận; nhưng, trong vấn đề này thì suy diễn chưa đủ, cần phải có những bằng chứng xác thực, điều mà, tác giả Thế Nhật không thể tìm ra.

    IV.  về những chi tiết không đúng sự thật  : Tiếc thay những chi tiết không đúng sự thật trong sách lại quá nhiều, chỉ xin kể ra đây một ít :

   "... Theo lời ông Thanh Châu, thì bà Vân Chung không phải là con một ông quan có tiếng, như cuốn TTKH- nàng là ai ?  đã nói, , mà là, con ông đại  lý rượu phông-ten ở Thanh hóa..." ( Nguyễn song Quỳnh /  báo Thanh niên số 125, tr. 4).

   Theo lới bà  Phạm minh Chi ( cháu gọi bà Vân Chung bằng bác ), thì :
     " a- Gia đình bác Vân Nương có 8 người : bác cả, rồi đến một bác gái, bác Vân Nương là thứ 3...' Vậy mà sách nói sai là nhà chỉ có 5 người, bác Vân Nương la trưởng nữ 
     .b - Sách nói sau giải phóng  ' bác Vân Nương ở Sài Gòn buôn bán nhỏ, chạy vạy, tảo tần nuôi con '.  Kỳ thực, lúc đó, anh chị tôi đã thành gia thất cả rồi, và , có người sống ở nước ngoài.  ( điều này được bà Thư Linh xác nhận trong Văn hóa nguyệt san số 9, trang 25). 
       c-  Đọan nói về ' phu quân '(  tức bác trai)  ông Lê ngọc Chấn mê một thư ký ở văn phòng luật sư, nơi ông làm việc,  là hoàn toàn bịa đặt, bôi nhọ cả người đã chết. 
      d- Cuộc gặp gỡ giữa 2 bác Thanh Châu và Vân Chung diễn ra ở nhà bác Vân Chung,sách lại bảo ở nhà tôi ( Phạm minh Chi). .
      e- Người cô họ tôi  dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung, sách lại nói là mẹ tôi dẫn ông Thanh Châu  ".
   .( Phan Đức / báo Thanh niên số 136- tr. 3 

     Theo Thế Nhật,  thì, bà Vân Chung làm bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn vào năm 17, 18 tuổi.  Đến 1984, bà đã 65 tuổi, mà sao,  nhìn trong ảnh , thấy bà rất trẻ, đẹp; tưởng chừng như chưa quá 30 tuổi "  ( xem ảnh) ( Lê minh Quân /  báo Tuổi trẻ Cười, số 130, tr. 6

    Người viết ( Thế Nhật) quá ẩu.  Trong bài viết * , tác giả đã cho công bố một bức ảnh  (ở trang 4 và chú thích ' bà TTKH và người bạn chụp trong vườn cam tại Mỹ tho năm 1964. Bà TTKH  cầm trái cam ' ( xem ảnh) . Sự thật  người cầm trái cam là nhà thơ Tọn nữ Hỷ Khương ( con gái nhà thơ Ưng Bình-Thúc Giạ Thị ).  Nhưng có lẽ, Thế Nhật cố tình chú thích sai đi, để có thể, viết câu sau đây ' bà TTKH cầm trái cấm của EVA  đã đưa cho chàng ADAM ' ( Nghệ thuật thứ 7, tháng 9 ). Chi tiết trên, dù nằm ngoài cuốn sách TTKH - nàng là ai? , nhưng, người ta vẫn thấy sửng sốt, nghi ngờ sự trung thực và thận trọng của tác giả Thế Nhật  trong lúc lấy tài liệu.  "
   ( Phan Đứ c /  báo Thanh niên số 139 - tr 3 ).
-----
*  bài TTKH, THỰC SỰ LÀ AI ?'  của Thế Nhật đăng trên Nghệ thuật thứ bảy, số tháng 9/94, tr. 5 - Phan  Đức chú thích )

    IV Kết luận .  Với tất cả những dữ liệu trên đây, ta có thể khẳng định rằng: bà Vân Chung chắc chắn không phải là TTKH và Thanh  Châu không phải là ' người ấy' của nàng.  Chính Thế Nhật cũng phải nhìn nhận, sau khi cuốn sách ra đời :'  Quả thật TTKH vẫn còn làmột nghi án văn học ' ( báo Thanh niên số 135. tr. 3).
     Thế thì, viết cuốn sách ấy để  làm gì, có ích gì hay không, hay, chỉ gây nhiễu thêm thêm một vấn đề đã bị nhiễu quá  nhiều rồi ?
     Bà TTKH,  nếu còn sống, chắc sẽ không nín cười được, khi thấy biết bao kẻ thích làm thầy bói xung quanh 3 bài thơ nổi tiếng của bà.  Duy có một điều chắc chắn, ai cũng phải nhìn nhận : đó là cái' được' của cuốn sách! Nhờ những bài góp ý, tranh luận sôi nổi trên các báo, nên, cuốn sách nhất định sẽ bán chạy và khôn g chừng lại còn phải tái bản  thêm vài lần nữa.  Nhưng cái' được' không bù nổi cái' mất', một ự mất mát rất lớn về tinh thần và nhất là uy 
tín của người viết. []

  t.q.

( tuần báo Văn nghệ tp HCM số 171- 14-12-1994 - tr.  18, 19 & 26 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét