Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

t.t.kh -. nàng là ai? - thế nhật [thế phong] - 9

ttkh-nàng là  ai? -thế nhật [thế phong]-
nxb văn hóa-thông tin, hà nội,  2001

                         
                                             t.t.kh. - nàng là ai?
                                                      thế nhật [thế phong]


                                               10.   T.T.KH  & THÂM TÂM
                                                       bài viết : thế phong
                                        

   Từ ngày  báo Loa đăng bài thơ Bài thơ thứ nhất,  ký tên T.T.KH. ; rồi, dư luận xôn xao về chuyện tình yêu nghệ sĩ của Thâm Tâm với T.T.KH.  Rồi Hai sắc hoa ti-gôn, tiếp theo sau, bài thơ Dòng dư lệ, thì sau đó, Nguyễn Bính cũng làm một bài thơ Dòng dư lệ mượn ý,  và vào đề bằng thơ T.T.KH :

                                     Cho tôi ép dòng dư lệ
                                     Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên 

    kể lại một chuyện tình của chàng thi nhân và nàng là tác giả những bài thơ kia, than khóc cho cuộc đời giang hồ của chàng không bến đỗ.   Ít năm sau nàng đi lấy chồng, nhà thơ Nguyễn Bính than khóc,  Rằng :

                                ...  Chuyện xưa hồ lãng quên rồi
                                     Bỗng đâu xem được thơ người Thanh
                                     Bao nhiêu oan khổ vì tình
                                     Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa
                                     Phải chăng, mình có nên ngờ
                                     Rằng người năm ngoái bây giờ là đây ...

    của Nguyễn Bính, thì còn là giọng thơ mơ hồ, hoài nghi, bán tin, bán ngờ.  Vì mối tình ấy, nếu có giống hệt chăng nữa, thì Nguyễn Bính với một nàng vườn Thanh nào đó, chưa chắc gì đã là TTKH ?  Như vậy, có lẽ, của Nguyễn tuấn Trình - bây giờ có bút hiệu Thâm Tâm.  Qua giọng thơ của chàng thi nhân sau này, chúng tôi thấy giọng bi thiết hơn.

                                                    THÂM TÂM [1917- 1948]

    Tên thật là Nguyễn tuấn Trình. Sinh năm 1917, mất năm 1948 (?).  Là nhà thơ đồng thời với Nguyễn Bính, Huyền Kiêu, Đinh Hùng , Hằng Phương... có giọng thơ chán chướng và bi thiết , noi về tình yêu.  Khi 2, 3 bài thơ của TTKH đăng trên báo Loa, thì, Thâm Tâm làm bài Các anh  đáp lại trước cả Nguyễn Bính.  Trong bài thơ ấy, cũng như tong bài thơ của T.T.KH. ăn khớp với nhau hơn  TTKH nhắc đến  người chồng mà nàng đang chung sống, tên là NGHIÊM.

    Bài thơ của Thâm Tâm truyền cảm, thành khẩn, lời thơ, giọng thơ bi ai, thống khổ, chứng tỏ một tâm hồn co đay khô; có sống thực qua thơ, có hình tượng đau thương bằng máu, căm hờn, giận oán - chứ không lãng mạn vu vơ như bài thơ của Nguyễn Bính, mặc dầu bài thơ của Nguyễn Bính cũng hay.

                                                            T.T.KH.

    Một TTKH của Nguyễn Bính hay Thâm Tâm ? Là nàng thơ như George Sand của ChopinMusset, hay đúng hơn, so với thí dụ giữa nàng Nodier của Arvers [ Pháp] đầu thế kỷ 19, mà, chúng tôi có thể cho rằng đó  là bài thơ hay tình hay vào bậc nhất  thế kỷ của những nhà văn thơ ngẫu nhiên.  Nói cho đúng, nghĩ tiếng Pháp, écrivain occasionnel.  Có rất nhiều giả thuyết nghi vấn vê văn chương của TTKH. Nhưng,  thiết nghĩ : chúng ta cũng không cần biết chi tiết là của ai ? mà chỉ cần 3 bài thơ của TTKH, những bài thơ bất hủ, lãng mạn đau thương,  [ romantisme tourmenté] thành khẩn và làm bao  nhiêu người rung  cảm theo. Còn là điển hình cho tư tưởng của lớp người thanh xuân hồi ấy ưa chuộng, bởi vì,  lý tưởng khi ấy chỉ còn biết đau khổ trong yêu đương  làm lý do chính để sống.  Hồi ấy,  có thể gọi là thời hoà bình, thực dân Pháp thống trị, thanh niên, thiếu nữ, những người không làm cách mệnh, chình trị , thì chỉ biết thỏa mãn cuộc  đời bằng những vần thơ yêu đương rào rạt.

   Hoài Thanh có nhắc đến TTKH trong Thi nhân Việt nam, chúng tôi nhấn mạnh thêm :
 ' TTKH là  một thi sĩ có tài không kém gì Xuân Diệu thời ấy , đôi khi,  thơ lãng  mạn đau thương, thống thiết hơn !' Chúng tôi cho trích 2 bài thơ của TTKH và 1 bài của Thâm Tâm để chúng ta có tài liệu :  'chuyện tình và thơ tình hay của tiền chiến , bồi đắp cho văn chương hiện đại của chúng ta . '

     Bài thơ  Các anh của Thâm Tâm ,, nói rõ lòng chàng yêu và chính bài thơ ấy cho biết Kh. là Khánh.  vậy chúng ta tạm tin giả thuyết này; nhưng các bài thơ của Khánh đăng báo chỉ ký là T.T.KH. - mà - Thâm Tâm cho là Thâm-Tâm-Khánh.

                                                                                                             [còn tiếp]

   thế phong

[LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM- 
 NHA VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945,
nxb  Vàng Son, Saigon, 1974]
                                           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét