Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

một mình một ngựa - nguyên sa - 7



                                            cuộc đời và tác phẩm
                                                         bài : nguyên sa

      Thân gửi...

    Tìm hiểu ý nghĩa đích thức của tác phẩm , nhìn đúng nó, chớ đừng lẫn lộn nó với cái không phải là nó, để có thể thẩm định giá trị của một tác phẩm một cách đúng đắn, được rồi .  Tốt lắm .  Nhưng tìm hiểu như thế tức là phải làm những công việc gì ?    Phải làm gì trước, phải làm gì sau ?

    Trong dòng lớn của lịch sử văn học nghệ thuật, tiếng nói đã được cất lên.   Ta sẽ lần lượt lắng nghe tiếng nói lớn và tiếng nói nhỏ, những dõng dạc và những thầm thì, những con nước lớn và những dòng êm.   Nhưng đây, cái tiếng nói này quen thuộc nhất.   Mỗi đứa chúng ta đều nghe  thấy nó hơn một lần.   Trong giảng đường này và trong lớp học kia.   Trong cuốn sách giáo khoa này và trong cuốn phê bình văn học nọ.   Giảng đường và lớp học, sách giáo khoa và cuốn phê bình là những vang vọng của những âm thanh đến từ   giọng nói của những Villemin, những Taine, những Brunetìère

     Giọng nói  đó đại khái như thế này.   Muốn tìm hiểu tác phẩm phải biết về cuộc đời.   Chớ còn gì nữa.   Tác phẩm không phải từ hư vô mà đến , không phải ở trên trời rơi xuống, không phải con thỏ nhẩy ra một cách bí hiểm từ chiếc mũ của nhà ảo thuật.   Nó là hậu quả của một số nguyên nhân, náo là con đẻ của một người.   Thế thì ta phải tìm hiểu về con người đó, cái sinh hoạt gọi là tác giả của tác phẩm đó; cái nguyên nhân của cái hậu quả của nó.  Cái tương quan quan giữa nguyên nhân và hậu quả, các anh còn lạ gì nữa ?   Phải có nguyên nhân mới có hậu quả.   Nguyên nhân tăng thì hậu qủa  tăng, nguyên nhân giảm thì hậu quả sẽ giảm bớt.   Tạo ra nguyên nhân, nhà khoa học liền thâu lượm được hậu quả như ý muốn ! Loại trừ nguyên nhân là gạt bỏ hậu quả ngay tức thì.   Đó là cái bí quyết ghê gớm của những nhà phù thủy tân thời gọi là khoa học.   Linh nghiệm ghê lắm.  Áp lực không khí tăng cường lập tức, nước  trong ống bờm lên một độ cao đang kể.   Có nhiệt là nguyên nhân không thể nào không đưa tới cái hậu quả là làm sao cho kim khí dãn nở.   Linh nghiệm ghê lắm.   Trong văn chương nguyên nhân trực tiếp của tác phẩm là người làm ra tác phẩm.   Nó viết cả ngày cả  đêm, nó viết năm này tháng khác.   Nó là nguyên nhân chứ còn ai vào đây nữa.   Thế thì phải tìm hiểu về nó.    Phải hiểu được cái nguyên nhân  có xướng có thịt đó mới hiểu được những bay nhảy của những  mẫu tự kia, những âm thanh nọ.   Và tìm hiểu những nguyên nhân  có xướng có thịt đó, tức là tìm hiểu về  cuộc đời nó.    Nhà phê bình khoa học cấy tiếng dõng dạc như thế.   Để có thể hiểu được tác phẩm, trước hết, chúng tôi tìm hiểu cuộc đới tác giả.  Chúng tôi tìm hiểu xem nó ăn ra làm sao, ngủ ra làm sao, học lực bao nhiêu, cuộc đời tình ái sôi nổi như thế nào, đối đãi vói vợ con có tử tế không .   Những thứ đó là nguyên nhân của tác phẩm.  Phải thấy chúng mới hiểu được tác phẩm.   Muốn hiểu những bài
thơ nói rằng thi trượt thì buồn lắm của Tú Xương, của Nguyễn Công Trứ, cần biết những nhà thơ đó đã thi cử ra sao , trượt tất cả bao nhiêu lần.   Muốn hiểu những vùng vẫy ngang tàng trong thơ Cao Bá Quát, cần phải tìm hiểu con người nổi loạn  bằng xướng, bằng thịt đó.   Cứ thế mà tìm.  tâm sự của cô Kiều chính là tâm sự của Nguyễn Du.   Hiểu được tâm sự người đàn ông này  ,. thì hiểu được rung động của ngươi đàn bà kia.   Biết được tình trạng thị gíac của Nguyễn Khuyến , mới thưởng thức được tại sao lại có 
câu : " xem hoa bằng mũi ".  Hãy tím hiểu tất cả những cái đó.   Hãy cùng với họ Nguyễn cầm tay người bạn thiết họ Dương .   hãy ăn cao lâu và xuống thăm chị em ta với họ trần đất Vị  Xuyên.   Hãy uống một chung rượu với nhà thơ núi  Tản, hãy đi theo tác giả 
" Bướm trắng "  sang  Tàu, hãy đến thăm " Sở Phi-Năng"  của Tú Mỡ, hãy ngồi im trong phòng ghi âm, nơi làm việc hàng chục năm của Đinh Hùng .   Đúng thế, phải nhìn thấy Mai Thảo trong đêm vũ trường , trong cuộc tình ái tuổi trẻ ấy, mới thấu được ánh đèn và âm nhạc nhức nhối ở  đây. ở đó, trong truyện dài, truyện ngắn; phải nhớ đến Chu Tử dạy học, trước khi làm báo . trước khi viết văn ; mới thấy được anh thầy giáo là tên Thức, tuổi trẻ của những Nguyên Hồng, những Nguyễn Thụy Long, những Duyên Anh , là những họa đồ, những kim chỉ nam, giúp cho ta thấy những nơi cần viếng thăm  trong thế giới bỉ vỏ, những chiếc cầu, những dòng sông, những lớp học thời thơ ấu của quê hương thằng Vũ.   Cứ thế mà kể dài dòng, mấy tháng cũng không hết !   Đây là Toàn Phong, người lính không quân và tác phẩm nói về phi trường.   Trần Dạ Từ đam mê về thơ tình ái , Thế Nguyên trí thức công giáo tiến bộ và  " Hồi chuông tắt lửa  ".   Hoàng Hải Thủy và thành phố Hà Đông yêu mến cũ.  

    Phải tìm hiểu kỹ lưỡng của mỗi người, để nắm vững tác phẩm của họ, là sứ mạng của nhà phê bình.   Không làm được như thế  , hiểu sai, trông gà hoá quốc, là phụ nhau to.

      Và cuộc đời của mỗi người không phải là hòn đảo chơ vơ cô lập.

      Các triết gia hiện đại sử dụng những  chữ rắc rối, như " hữu thể nhập thể " , như
 " être dans le monde " , đại ý muốn xác nhận, rằng, con người cô đơn hay cô lập là một khái niệm trừu tượng, không phản  ảnh đúng thực tại khách quan.   Thực tại cụ thể là con người   luôn luôn ở trong một tập thể nào đó, một  xã hội, một thế giới vũ trụ nào đó.   Không có con người tách rời, con người chấm hết .  Các nhà phê bình khoa học không lý luận sâu vào cái vấn đề con người với những khía cạnh độc đáo của nó, như các triết gia hiện đại đã làm, nhưng họ cũng nhìn thấy một vài điều - chẳng hạn, con người, mà tác giả của những tác phẩm văn nghệ là một, luôn luôn thuộc về một chủng tộc, một dòng dõi nào đó, luôn luôn sống trong một môi trường nào đó, luôn luôn  đứng trong một thời đại nào đó.   Nguyễn Du dòng dõi : " người làng Tiên Điền , gia đình khoa bảng " một môi trường thời đại : " thời Lê Mạt Nguyễn Sơ " .  Tất cả những cái đó, những 
" điều kiện"  của đời người đó chính là " điều kiện" của tác phẩm.

    Dòng dõi , môi trường, thời đại; phải tìm hiểu tất cả những cái đó.   Nó là 
" điều kiện "  của tác phẩm, hiểu chúng là hiểu được tác phẩm.   Hippolyte Taine  nói rõ rệt như thế.   Giấc mơ của tác giả " Philosophie de l'art" là một giấc mộng lớn.   Hiểu đến nơi đến chốn tác phẩm.  cắt nghĩa được tác phẩm.  Và cắt nghĩa là gì ?  Là tìm ra được mối liên hệ giữa những sự kiện đặc thù và những sự kiện tổng quát.   Cái tổng quát này chi phối cáo đặc thù kia.  Sức hút của trái đất chi phối mặt trời.  Tìm được cái hấp lực trên  là nắm vững được gia tốc của hòn đá đang từ đỉnh núi rơi xuống kia.   Tác phẩm chính là cái riêng rẽ cái đặc thù.   Định luật, cai tổng quát là sự chi phối của dòng dõi, môi trường thời đại đối với tác phẩm.  Áp dung định luật tổng  uát đó vào tác phẩm trước mặt này, ta sẽ hiểu được nó một cách đúng đắn.

    Giấc mơ của Taine bây giờ chỉ còn là một ảo mộng.  Trái bóng đã bay cao và đã vỡ.

   " Trong một thư khác, chúng ta sẽ nhặt lấy nhũng mảnh tan tác ở đây đó, để nhìn cho kỹ, chuẩn bị cho một cuộc phiêu lưu mới ".

                                                                                    ( còn  tiếp ) 

     Thân ái ,

     nguyên sa 
         ( 1932 - 2008, Hoa Kỳ )


 ( Một mình một ngựa / Nguyên Sa /  Nhân văn xuất bản, Saigon 1971 - tr. 38 -  42)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét