Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

một minh một ngựa - nguyên sa - 8



               một mình một ngựa  / phương pháp tham bác        
                                                    nguyên sa 

     Thân gửi...,

    Danh từ học giả chúng ta đều biết cả.   Tước hiệu này trong ngôn ngữ Việtnam, nói lên sự quý giá to lớn chỉ định đỉnh cao nhất của những ngọn cao trí thức.   Những danh hiệu cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ đứng cạnh  " học giả  "  trở nên thấp  bé, kém, xoàng.   Những cái trên là những ngọn đồi, những con sông, suối nước, cái dưới là núi, là biển.   Lý do đơn giản lắm.  Thi cử mang lại bằng cấp cử nhân , tiến sĩ, thạc sĩ.   Thì cũng vất vả, biết rồi; nhưng thi mãi cũng phải đỗ.   Còn học giả không có cái vấn đề thi cử .  Không co nước nào tổ chức cuộc thi kỳ cục đó cả.   Anh cứ việc nghiên cứu cẩn thận, biên soạn đúng đắn, nghiêm chỉnh- một buổi đẹp trời, thường xảy ra, khi anh đã gài yếu lắm, có khi đã đi ra rồi; đời chẳng ai bảo ai, sẽ gọi anh bằng  cái tước hiệu  đó.    Chớ có dại dột tự nhận cái danh hiệu  đó.   Chớ có in d anh thiếp để tùm lum ở dưới là 
" học giả ".  Khôi hài lắm !   Làm thế, anh sẽ bị đời cho vất vả ngay, bị biến thành đối tượng củ sự chế riễu khoái trá.   Trần Trọng Kim, học giả đúng quá !   Tác giả " Lý Thường Kiệt "  và cuốn " Danh từ khoa học "  * đầu tiên, cũng được.   Công các vị nhi nhô bây giờ  bây giờ tự nhận loạn lên  cái tước hiệu đó, xin lỗi .  Đệ từ từ giùm.  Đứng co đưa tay ra cầm tự tiện, bất tiện lắm. 
-----
* Hoàng Xuân Hãn ( TP)
------  
    Trong ngành phê bình văn học , danh từ " học giả "  được dùng để chỉ định.   G. Lanson  và những nhà phê  bình  đi theo con đường nghiên cứu của ông.   Đó là cái môn phái áp dụng cái lối phê bình  tham bác.  Cái phương pháp này  , một loại phê binh nổi bật của ngành phê bình khoa hoc, đòi hỏi sự làm việc ghê lắm, sự tìm kiếm kỹ lắm.

     Sự tìm kiếm kỹ của chúng tôi  không phải là căn bệnh chẻ sợi tóc làm 4, 5 mảnh nhỏ, không phải là căn bệnh " cận thị trí thức "   thich vẽ với, bay lượn trong chi tiết.   Các nhà phê bình tham bác nói như thế.   Chúng tôi muốn nhằm vào cái mục tiêu tìm hiểu tác phẩm để có thể xác nhận đúng đắn giá tị của nó.   Nhưng, chúng tôi lỡ thấy việc tìm hiểu khó quá khúc mắc,phức tạp lắm, cho nên chúng tôi [xem xét] rất kỹ.   Cũng được chứ gì.  Còn kỹ thế nào, kỹ, là làm những gì, thì đây là vài cái kỹ.

     Tất nhiên, chúng tôi tìm hiểu ề cuộc đời tác giả như những tay phê bình khoa học tiên khởi, những Taine, những Villemain mà ácc anh đã biết.   Nhưng ngay  như vấn đề cuộc đời của tác giả này, chúng tôi cũng tìm hiểu thật cẩn thận bằng phương pháp của sử gia.   Chúng tôi tìm kiếm những sự kiện, chỉ sự kiện thôi, tức là chỉ những cai thật sự xảy ra thôi.  

     Bởi vì, các anh còn lạ gì; cuộc đời nhà văn cũng như sự kiện lịch sử luôn luôn bị bóp  méo, bởi những kẻ đến sau.   Cuộc đời nhà văn cũng như sự kiện lịch sử, với sự hỗ trợ của thời gian, được vây bọc thường trực  bởi những lớp sương mù ngụy trang, gọi là huyền thoại, nhân chứng - bao giờ cũng gồm có 2 loại người.   Những người yêu tác giả và những kẻ thù ghét nó.    Hào quang thần thánh của cuộc đời nó, với người này chỉ là bùn đen với người kia.   Hào quang thần thánh và bùn đen bần tiện, chúng tôi nghe kể lại hết, ghi nhận hết, nhưng nghe một tai thôi, ghi nhận, để rồi xét duyệt lại đến nơi đến chốn.   Để rồi đi tìm cái cuộc đời thật . Cái cuộc đời vẫn thần thánh mà vẫn lấm bùn, cái cuộc đời có vết đen thô kệch mà vẫn có ánh sáng bay lượn.   Chúng tôi không để cho xúc động, gọi là tình yêu tô hồng, hay, sự thù ghét bôi đen.  Ngay những trang nhật ký, những tự thuật mà tác giả viết về chính nó, cũng xin phép nghi ngờ.   Bởi vì, khi cái tôi nhìn ngắm cái tôi chẳng bao giờ không có những âu yếm, những vuốt ve lẩn khuất ở đây, ở đó.   Hơn nữa, biết được chính mình, khó lắm !   Cái ta mà ta thường thấy rõ ràng cầm chắc chắn, nhiều khi chỉ là  một ảo tưởng chua xót, có thể là ước mơ, co khi là luyến tiếc.   Tìm kiếm như thế và khi cuộc đời đích thực của người ta sáng tạo bắt gặp được rồi, cuộc đời có ước mơ thần thánh, có ăn ngủ tầm thường đó sẽ chiếu vào tác phẩm lớp ánh sáng quý gái vô cùng.

    Và chúng tôi không phải chỉ tìm hiểu về cuộc đời.   Để hiểu được các tác phẩm, còn phải làm bao nhiêu việc khác.

     Chúng tôi cầm lấy  bản văn, kiểm soát, trước hết xem mó có đúng tác giả không đã.   Rồi xét xem lúc sinh thời của  nhà văn, tác phẩm được in đi in lại bao nhiêu lần.  Mỗi lần sửa chữa ra làm sai, đổi thay như thế nào.   Còn việc này nữa.   Nếu tim được bản thảo, phải lập tức đặt ngay cạnh bản in.  Sự dị biệt giữa bản thảo và bản in, giữa bản in lần thứ 1 và những lần kế tiếp quan hệ lắm.  Nó cho ta thấy sự suy tưởng của tác giả, tâm hồn của tác giả.   Chớ còn gì nữa.  Có suy tưởng như thế này mơi đổi thay như thế kia, có nghĩ ngợi đến việc này, việc nọ  mới sửa lại dòng trên dòng dưới.   Sự đối chiếu đó sẽ cho ta thấy cái văn bản phản ảnh trung thật nhất cái tài năng mà ta muốn tìm hiểu để phán đoán.

     Thấy được cái bản văn đó là 1 giai đoạn quan trọng được vượt qua, nhưng chưa 
xong .  Còn phải đọc từng chữ, rồi cả câu, mỗi trang, và mỗi chương, toàn bộ cuốn sách với lời mở đầu và dòng phụ đính.   Cái sự đọc  đó  được chuẩn bị tinh vi được rèn luyện thật lực. Phải nắm vững cáo văn phạm  riêng biệt của từng thời đại, riêng biệt của mỗi tác giả.   Phải nắm vững ngôn từ, danh từ, tĩnh từ, trạng từ của mỗi átc giả.

    Chữ nghĩa nó như thế đấy !  Cùng 1 chữ, những thời đại khác nhau mang lại  những ý nghĩa khác nhau.   Cùng 1 danh từ ,2  người dùng 2 nghĩa , 5 người dùng 5 nghĩa, đúng lúc mở đầu câu nghĩa đen dùng ở tận cùng nghĩa trắng. "  Bác  Dương thôi đã thôi rồi !"   Tại sao lại bác Dương ?  Tại sao không bác Khuê ?  tại sao không thôi đã về rồi .  Sự điệp âm là non kém trông thấy hay nói lên cảm xúc to lớn đến không dám gọi đối tượng  cảm xúc bằng tên.  " Biết rồi " trước " biết rồi khổ lắm nói mãi "  của Vũ Trọng Phụng  có 1 nghĩa - Vũ  Trọng Phụng có 1 nghĩa khác.

    Nếu đột nhiên, sau khi 1 tác giả từ trần, 1 tác phẩm chưa hề in của tác giả  được in ra thì tốt lắm.  Phải nhìn cho kỹ tác phẩm đó >  Mỗi tác giả nhất định là yêu mến sách vở của nó lắm.   Những người văn học nghệ thuật còn lạ gì  cái tình cảm này.  Sách viết xong là phải mang in.  Khuôn đầu vừa xếp xong, đã nghe lời giục giã, mau lên chứ !  Mong cho chóng !  Mong lắm.  Thế tại sao lại đành lòng ra đi chẳng nhìn mặt  đứa con tinh thần yêu mến đó.   Có khi cái viết rồi mà không in lúc sống, đó vì, sợ nó sẽ gây nhiều sóng gió, nhiều phản ứng quá.   Có thể đó là những mẩu tác phẩm vụn vặt bỏ quên ở đây, ở đó, như những kết quả của những phiêu lưu tình ái chẳng thể ôm đang .   Có thể đó là một chúc thư nẩy lửa ném ra khi đi rồi mới gây ra được tác dụng cần và đủ, mới làm được thành tích tia lửa mồi vào nhiên liệu.   Có thể đó là di tích của thuở thiếu thời, thuở học trò lần đầu cầm bút, viết rồi, như thừ tình, đã "mang thầm trong túi áo" nhưng chẳng dám đưa .   Cũng có thể đó là những lá thư trao đổi giữa người sáng tạo và một bạn  văn, giữa người sáng tạo và một gia đình hay người yêu của nó.    Là cái gì cũng  quý.  Cái cất giấu đó là cái bộc lộ, là cái soi sáng, là tấm màn mở lớn cho thấy rõ lắm cá tính ẩn nấp của átc giả.

     Phê bình tham bác phải cầm ngay những quý gái đó thật kỹ.   Đối chiếu no với toàn bộ tác phẩm, toàn bộ cuộc đời.   Trước khi làm những việc khác.   Nhiều việc khác .

      Thân ái, 

 nguyên sa
   ( 1932- 1998 Hoa Kỳ ) 

( Một mình một ngựa / Nguyên Sa / Nhân văn xuất bản< Saigon 1971- tr. 41- 47

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét