Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan / thế phong - 3

bài thứ 3:
                           thức  giấc trong văn chương hiện đại ba lan /
                  jan kott : " trong 10 năm tôi vừa sống trải " 
                                      thế phong lược dịch theo bản pháp ngữ  pavelac


     Đã từ lâu lắm, tôi không muốn  trả lời cuộc phỏng vấn này *. Vì họ buộc tôi phải quay  cuồng  nghĩ tới ý tưởng chát chúa, nóng giận thường rải rắc trong đôi lần trò chuyện thân mật, hoặc, bất chợt trong lần tranh luận ngoài công chúng.   Nhưng, rất hiếm  lần nào có cảm tưởng tốt về chuyện ấy.  Tóm lại, cuộc phỏng vấn  trên buộc tôi phải  nghỉ việc viết phê bình văn chương.
-----
* năm 1955, tạp chí Nowa Kultura ( Văn hóa mới ) , cơ quan Hội nhà văn Ba Lan phỏng vấn các nhà văn về đề tài : '  Mười năm văn chương Ba Lan '. 

     Tuy vậy,  không hẳn  tôi đã thôi viết,  trong 10 năm tiếp theo,  từ ngày giải phóng, tủ sách tôi  được trang bị  thật nhiều.   Tôi sẽ  mắc tội  nói dối, nếu nói không hài lòng về những cuốn sách kia.   Nhưng, dầu mắc tội dối trá đi nữa, khi nói rằng, những cuốn sách kia  làm tôi thỏa mãn,  thực ra, tôi không mấy thích  ảo tưởng về lịch sử xã hội và văn chương biến thể.  Sách chỉ bàn đến điều giản dị tầm thường ở hiện tại , kể cả sách không có nội dung thể chất văn chương, phong tục, luân lý, sự thật , cả sự dối trá, hoặc, xung đột bi thảm nội tâm trong đầu óc của  đảng viên khi tranh luận đối thoại.   Tôi đã biết qua giai đoạn đó rồi, và từ mấy năm nay, tôi trút  cả sự phẫn nộ, thành thật phản ảnh trong bản thảo tác phẩm.  Lại càng buồn cười hơn, nghe kể lại, nào tội sẽ trở thành nhà thông thái, nhà ngôn ngữ học,  hoặc một chuyên viên  sưu khảo văn chương của thế kỷ XVIII.  bạn chớ nên vội mỉm cười, hoặc cười quá sớm,  để hiểu vì sao  tôi lại làm thế ?

   Tôi ở Cracovie ngay tuần lễ đầu tiên và cho ra  báo Ordrodzenie đầu tiên xuất bản ở
 Lublin  * bằng  mồ hôi, nước mắt.   Như có 1 phép lạ, bởi lúc  đầu tôi tin không sao có thể ra được tờ báo này.  Ít ngày sau, trên 1 chuyến xe tốc hành đến Lodz để tổ chức tờ báo
 Kuznica ** tự nhiên ý thức cũ cứ lởn vởn trong đầu óc tôi .  Cái ý thức cũ  đã  ăn sâu vào đầu óc tôi từ hồi còn ở Leopol  ***, lúc sôi nổi, khi trầm, lúc đối kháng, lúc ray rứt ; nhất là thời kỳ ở Varsovie **** vào mùa rét thứ3 sau thời kỳ khởi sự chiến tranh.   Bạn bè cũ của tôi trong  nhóm
 ' Ba Lan ' xưa, tôi đã rút ra khỏi ngay từ khi cuộc  chiến tranh khởi sự.  Nhóm' Ba Lan "  toàn là trí thức điển hình có xu hướng riêng  ( người theo ' chủ nghĩa hình thức',  kẻ khác " tân -hiện-thực ',  người  thích phe' bảo thủ' , kẻ khác nữa ưa ' siêu thực ' ..., chỉ có Trời mới biết hết những kẻ theo ISMES  mà thôi !)  Bây giờ đã  là đảng viên nắm  sáng  chức vụ chỉ huy .

.  Thực mà nói, tôi phải chịu ơn anh em  trí thức kia rất nhiều, biết bao nhiêu đêm  họp  thì không đêm nào tôi vắng mặt  ở phố Tarczynska để tranh luận với Wanda, Stefan Zolkiewski.  Buổi sáng  nhìn qua  cửa sổ, bên kia là trại lính S.S ***** . , tất cả phố phường này bị nghẹt thở vì dầu mỡ, ét xăng tỏa  khói mịt mờ .
------
*  thành phố lớn đầu tiên được giải phóng,  Ủy ban  Giải phóng Ba Lan  đóng đô tại đây, trong khi chở Varsovie được giải phóng. Tạp chí ' Phục hưng'  xuất bản do Jan Kott chủ trương.

** Kuznica : lò rèn ( tiếng Ba Lan )  Ít năm sau, tạp chí ' Kuznica ' bị  đóng cửa, sát  nhập  tơ Now Kulura
 ( Văn hoá mới)  đăng  bài phỏng vấn này.   Trên báo ' Kuznica' , Jan Kott cho đăng nhiều bài viết về các triết gia: Kollotaj, Staszia ( thế kỷ XVIII) .

***  Léopol được phiên âm sang pháp ngũ, tiếng Ba lan  '  Lwow' , bây giờ đổi , tên chính thức " Lviv'.  Thành phố này sau Liên Xô chiếm lại vào 1939, trước đó, quân đội Ba Lan rút lui, khi quân  Phát xít Đức  ồ ạt tiến vào chiếm đóng . 

 ****   Thế chiến thứ 2, Phát xít  Đức  chiếm Léopol, đặt Toàn quyền  cai trị  đất mới chiếm đóng . Jan Kott  thấy chẳng cỏn gì  lưu luyến Léopol,  đành  rời  bỏ .

*****   S.S. Mật vụ Phát xít Đức.
  
--------

     Nhưng chính Phát xít Đức + những ngày Ba Lan kháng chiến, đã dạy tôi biết ra nhiều điều.  Phải ngả mũ chào, với tư cách  cá nhân, để cảm ơn về việc  đó.   Nào là  bảo vệ  chống ác mộng, loại được sự sợ hãi quá độ,  để rồi rút ra kết luận rằng:  bất cứ xác tín nào thì tổ quốc vẫn có lý của tổ quốc, trước sau gi bọn Phát xít Đức sẽ bị  phanh thấy dưới hong súng của Hồng quân.   Chủ nghĩa mác xít dạy tôi hiểu biện chứng pháp  ,tin vào duy vật sử quan,  phương pháp hiệu nghiệm để  thộng hiểu lịch sử.  Tôi từng gia nhập  A.L.*, phong trào kháng chiến cực tả để chiến đấu, nay hết  sợ hãi rồi.  Tôi sống trong một thế hệ  được  nuôi dưỡng, trang bị theo tinh thần khoa học,   nổi loạn mạnh mẽ chống quân  Phát xít chiếm đóng  xứ sở,    rũ bỏ  triết học, văn chương hình thành trong đầu óc khi  ở tuổi thanh xuân,  bây giờ  phải  thẩm đinh lại  giá trị cũ .

-------
*    quân đội  quốc gia Ba Lan do phe cực tả cầm đầu, sau  sát nhập vào Đoàn Du kích Xô viết chiến  đấu  trong  nột địa, tuy nhiên  đội quân A.K. vẫn nhận mệnh lệnh chính phủ  ba lưu vong trên đất Anh quốc.    

    Tôi khởi sự viết Mythologie & Reálisme  ( tạm dịch ' Thần thọại & Hiện thực luận ' )  sau thời kỳ chiến tranh, viết về điều tôi chiêm nghiệm, hiểu biết, suy tưởng  trong những năm qua.   Thật ra cuốn này bao gồm chương tiết viết về văn học mà chỉ viết về cuộc đời & tác phẩm các nhà văn  xa xưa mà tôi yêu thích.   Bây giờ đọc lại, tôi ghét bỏ cuốn  sách  kia, bời lẽ, tôi muốn thoát khỏi ảnh hưởng  của họ, mà,  chính xác hơn, tôi  chống lại chính tôi, cái tôi cũ quá khứ.   Rất có thể   không mấy đúng,  đôi khi tôi,  nội dung ẩn nấp sự buồn nản, bi  lụy.

    Tôi viết về [ André] Gide, [ Marcel ]  Proust , những nhà văn siêu thực , hoặc  Conrad,
 [ André ] Malraux như nhà văn hậu qủa chủ nghĩa , nhưng, bây giờ thì Conrad bị gạt ra, không cho đề cập.   Bởi, Conrad được coi như linh hồn sống trong nhóm A,K,nên nhóm này vẫn   kể lại cái hay, cái tốt đẹp  về Conrad . (...)

    Thời kỳ Ba Lan bị chiếm đóng, văn chương trở thành chiếc  ghế ngồi của thử thách.   Rất hiếm trong giai đoạn này, ta có thể   tìm được  tác phẩm giá trị chịu được thử thách của thời  gian.  Thời gian cần cho thử thách, hẳn rằng chỉ những Mickkiewiez , [   Honoré de  ] Balzac,
 [ Léon ]  Tolstoi luôn mỉm cười chiến thắng.   Hiện tại, tôi như có ý kháng đối Balzac, Stendhal, [ Léon ] Tolstoi - dầu những vị ấy đã có một thời là bậc thầy tư tưởng khi xưa, khi ấy,  tôi chưa biết đến ngôn từ '  duy vật sử quan' mác xít.   Tôi chỉ đế cập ' chữ nghĩa hiện thực' -  điều lớn hơn hết trưng ra được  luật lệ  lịch sử -  thể hiện qua cử chỉ, hảnh động các bậc anh hùng .  

    Tôi  viết bản thảo trong thư viện Trường Đại học, mặc dầu quân Phát xít Đức  chiếm đóng làm trại quân và văn phòng. Giám đốc thư viện, một tông  tồ trung tín của Hiller , nóng tính , kiểm soát chặt chẽ  ; nhưng chúng tôi vẫn tạo được giấy  thông hành giả  đột nhập,  tụ họp, đọc sách  lý sách mácxít lê-nin-nít.
   
    Nhớ lại, khi viết chương 1  ' Huyền thoại & Hiện thưc luận ' , bỗng nhiên bắt gặp  sự cố, cửa kính  bỗng nhiên bị vỡ toang., sau biết, cuộc  khởi nghĩa bùng dậy ở thủ đô Varsovie.   Chỉ 8 ngày sau , nhưng người trong nhóm Vlassov *  đến khám nhà , chúng la toáng : ' tất cả thanh niên phải xuống trình diện ' . Từ thời lỳ khởi nghĩa, tôi luôn đm theo bản thảo bên mình; bây giờ, trong 1 phút quyết định,  đành phải gói bản thảo lại cho vào túi chiếc áo dạ rồi để lại trong hầm.   Sau này, tôi tiếc mãi ..  mất  cả bản thảo lẫn  cái  áo dạ ...

     Một  bản thảo quan trọng khác nữa,, đốt dần từng phần ; nhưng 2 năm sau, 1 người bạn gặp tôi trong khu , anh ta hoàn trả.  Đó là vào thời kỳ chúng tôi ra tờ báo' Kuznica ', tôi viết lại giai đoạn ấy hoat động, suy nghĩ thế nào; hoặc gần đây, tôi không còn sống như vậy nữa; nhưng vẫn nhắc lại kinh nghiệm sống thời gian qua.  Tuy  thế nào đi nữa, thì kinh nghiệm sống kia , giá trị chỉ kéo dài trong vòng một thời gian ngắn ngủi.  Lại một cuộc tranh đấu khác bắt đấu .

    Tạp chí' Kuznica'  không phát triển mạnh lắm. Tòa soạn đặt trong 1 biệt thự ở phố Bandurski, khá đông đúc dân cư,  Stefan Zolkiewski tổ chức Hội đồng quốc gia  ở Varsovie , gửi thư trách cứ  .  Không phải là thời kỳ anh ta tơi  Lodz, vì khi ấy, tạp chí xuất bản hàng tháng trong tình trạng phôi thai, mà đã tổ chức  được tờ báo bề thế, khởi sắc  rồi.

    Trước kia, tôi bị nhiều gánh nặng,  tư tưởng bị dồn nén, tôi phai im lặng nhiều năm , bây giờ đây là lúc khởi sự viết bài đăng báo.  Có lúc, tôi viết 3,4, 5 bài trong một tuần lễ, mà không phải riêng tôi  làm vây thôi đâu- cư thứ ba ngày hẹn - anh em sửa soạn ra báo vào thứ 5, tất cả mọi người đều phải nộp bài vở đầy đủ.

     Danh từ ' say mê ' , thực ra chưa banh  trướng theo' mốt ' ở Ba Lan khi ấy, chưa được áp dụng  đại trà khắp nơi.  Tôi thì không còn nhớ lại được trong thời đoạn sống nào mà nội tâm phấn khích, say mê nhất !  Chẳng cần biện hộ cho bản thân vào thời kỳ làm báo' Kuznica' ra sao ?, chuáng tôi mắc nhiều lỗi lầm, bài viết non kém, thiếu kinh nghiệm, nhưng giai đoạn ấy thực mà nói, sống  tràn đầy cho một ý thức hệ.   Nhưng cũng chẳng mang  lợi ích gì cho  xã hội bao nhiêu.   Chỉ trong 1 dêm, người ta thực hiện hoàn tất dự án xây dựng 1 thư viện, phổ biến cách  đọc sách cho đọc giả ở thôn quê,  thúc đẩy văn hóa hoạt động theo chiều hướng cách mạng, sửa soạn cho ra lò toàn tập tác phẩm Mickiewicz.    Chúng tôi sống như sống thời biến động ở Cracovie và phong trào tàn sát Do Thái ở Kielec * ra sao , và chương trình hoạt động văn chướng xếp vào thứ mục chót.  Tôi viết về ' luật hôn thú' , ' hôn lễ dân sự',  chương trình kế hoạch A.K.,  viết cả luật về sự' khoan hồng'.  Có thể rất hãnh diện để nói rằng: ' tôi là người đầu tiên nói đến danh từ ' khoa học xã  hội'  **- cho tới bây giờ - người ta vẫn  lưu hành' danh từ' đó.  Về văn chương, tôi   còn viết về Balzac, Boleslas Prus, nhưng không phải là trọng tâm.
-------
*   đảng viên CS Mikolajczyk khi ấy là bộ trưởng trong Ủy ban quốc gia đã giết chiến sĩ đảng lao động Ba Lan.   Còn nhóm quân đội Quốc gia ( N.S. Z.) tàn sát dân Do Thái .
 **    chỉ áp dụng trong nước Ba Lan. 

    Khách quan mà nói,  [ Adam ] Wazyk có lý khi nói :   ' anh em dám mở một ý thức hệ tranh đấu về giai đoạn cuối cách mạng tư sản đang bột phát ở đây,  đăng  trên báo' Kuznica ' . Biết bao khó khăn,  bởi sự thoái hoá từng có hàng thế kỷ, nay ngóc đầu trỗi dậy, rồi, sự chậm tiến, lạc hậu , xả độc từ  Phát xít  còn rơi rớt lại.   Báo chí, theo khuynh hướng  Mickolajczyk  mở màn bênh vực  đám  quân đội trong báo Tygodnik Powszecuny * đến  những kẻ bào vệ tôn giáo liên kết chống phe phái tự do khẳng định bọn tiểu tư sản xuẩn động càng ngày càng đông đảo, khuếch trương cơ ngơi, mở hiệu buôn bán, xây nhà lầu trong khu phố Marszalkowski  ** -   khu phố xưa kia dân Do Thái chiếm cứ, xây dựng thành cơ ngơi vững chãi. 
------
*    ' Tạp chí của mọi người' ,  giám mục địa phận Cracovie bảo trợ. 
**  đại lộ  chính ở thủ đô Varsovie gấn như bị phá toàn diện.  Dân chúng  chỉ còn  hoạt động trong  cửa tiệm, khu phố .

      Chưa hiểu mác xít  nhiều, kinh nghiệm từ Xô viết đưa lại cỏn hạn chế,đối với chúng tôi  xa xôi quá.   Chúng tôi cố gắng phân chia ra, theo cách duy lý về,  sự hiểu biết kia cho lớp người  tư sản lạc hậu.  Trong lúc tình hình rối ren, chúng tôi càng bị bóp nghẹt một đôi lần , rồi ,  chống đối lại  cái truyền thống mang nặng tính duy lý kia.   Lai đi tìm' thực nghiêm chủ nghĩa ' , dẩn dần lao  đầu tiến theo đường lối, chủ trương VoltaireDiderot, rồi tới nhóm triết gia ' Lò rèn ' Kollataj.  Cũng chẳng phải  tình cờ, khi ký tên Candide trong các bài xã thuyết của tạp chí.

   Chúng tôi còn phổ biến cho nhau những kinh nghiệm  con đường tiến tới chủ nghĩa Mác , như tôi đã viết, quả thực là khúc quanh xa tắp.  Appolinaire   dẫn người lớp sau như Rimbaud, và theo Appolinaire chi một Rimbaud  hiểu thấu đáo Maiakovsky mà thôi.    Tôi đi tìm bản ngã  siêu thực  chỉ là 1 đoạn đường tạm bợ chống lại thuyết thiên nhiên.   Riêng môn  ngôn ngữ học lại chậm tiến nhất trong các trường đại học, với người có tâm thức,  nhìn theo con mắt thuần túy dụng tâm,  thì tôi là người đầu tiên chống đối họ.   Ngay từ lúc còn ở tuổi thanh niên, tôi đã biết việc ấy làm  lấy lệ, bởi chủ nghĩa hình thức Vinagradov  & Chklovsky + nhóm ' Prague'  đều giống nhau.    Con  đường nệ sách vở thật buồn nản , bất đắc dĩ phải theo, để  tìm hiểu ' chủ nghĩa thực nghiệm '; mà chúng tôi như cơn gió mát triết học ... (...)   

    Nhưng tất cả kinh nghiệm ấy không thể chuyển biến được ngay, cả vấn đề xét ra không   cần thiết và chẳng ích lợi gì cho lớp trẻ  như chúng tôi.   Tiếng nói của họ đối với đảng, chủ nghĩa mác- xít không dễ  lắm, tiếng nói mới chính là đường đi thẳng tới chúng tôi hơn.     Sau 2 năm báo' Kuznica' ra đời,  sự liên lạc của nền văn chương trẻ hình như bắt đầu bị nhiễm độc.  Thái độ con người được phơi bầy nỗi buồn  trung thực dưới mắt Braun,  trong  bài phỏng vấn
' Lời thú tôi của đứa con thế kỷ  '- bài này sau được  dùng làm  ' vào đề ' cho bộ sách của Borowski  xuất bản sau này.

       Ai  trong bọn  , ai cũng trải qua những năm chiến tranh chống Phát xít,  hình ảnh ấy luôn luôn bám chặt theo dõi  chúng tôi . Áp lực đè nặng lên chúng tôi và áp lực đối với  lớp trẻ không giống nhau, bởi lẽ, áp lực kẻ khác mình dễ nhìn thấy hơn  là đối với mình.   Là  trí thức trẻ, với nhãn  mác ấy, đã chứa chấp tất cả sự khinh miệt đối với chúng tôi, bởi  mang danh vậy  chẳng làm được việc gì nên hồn.   Sau này đã trưởng thành lại bị lay động, nghi ngờ, từ phe phái người làm chính trị.  Cũng có kẻ  thực tâm  nghĩ,  chúng tôi bị địch lợi dụng, ve vuốt.   Điều này thật khổ tâm !  Chúng tôi, lớp trẻ có thể đi tới đích, muốn thế,  phải biết điều này, ngay trong bản thể họ đã  bị nhiễm tư tưởng phát xít chi phối.   Thật ra  bị nhiễm độc vì cuộc chiến tranh thì đúng lý hơn.  Thật khó phân giải, như là có sự xung đột ngấm ngầm càng ngày càng bột phát,  chờ cơ hội bùng nổ, dầu vậy, có  bùng nổ  đi nữa,  chẳng có gì lớn lao, và văn chương không thể dùng được việc gì  vào trường hợp này.

    Cuộc tranh cãi tung ra, bật dậy từ một  ' mục thơ ' trong báo ' Kuznica ' . Không thể vịn cớ ,  thợ nhà in sắp chữ  mắc nhiều lỗi trong bài thơ Maiakovsky  , hoặc thơ Jastrun ,  [ hoặc
 [ Adam ] Wazyk . Cuộc cãi vã thật ra được khơi mào từ mối rợ luân lý phát khởi  . Những vấn đề thuộc đời sống cá nhân, trưởng thành trí thức ,qua vụ tranh luận về luân lý, ý thức hệ, đã không còn là vấn đề  quan trọng, mà chúng ta đã  thấy phản ánh trong văn, thơ trên báo chương.  Điều ấy chẳng còn gì là sinh động nữa, nhưng, chính điều ấy tạo thành sự khó khăn, qua mỗi lần đặt lại vấn đề viết lách.  Chúng tôi thừa nhận giá trị của sự thành khẩn về cái tên ấy hơn là đặt vấn đề ý thức hệ.   Chỉ có tình bạn bè làm chúng tôi gần gụi bên nhau, hơn nữa, giai đoạn này chỉ  tìm hiểu nhau, phân loại bạn bè, ai thân thiết, sơ giao, ai trung trực, ai  manh
 tâm ? Dựa vào nhau, người này với kẻ kia liên kết  trong tạp chí ' Kuznica' , kể cả  quan niệm và sở thích nữa.  Giữ sự thân thiện  tuy chưa  hoàn toàn đồng nhất quan điểm, nhưng,  tin cậy nhau, nhận biết tài năng đa biệt  để phân chia công việc từng người rõ rệt.   Tờ báo chúng tôi khai sinh một khuynh hướng văn chương mới + một tư phong văn nghệ sĩ  riêng biệt.

       Có một số bạn trẻ phản đối chúng tôi về sự ngang bướng này, chính điều đó thoát thai từ tâm não, đời sống muôn mặt - khi chúng tôi tranh luận về tư tưởng, nêu lên ý kiến  cá nhân rất chủ quan .  Các bạn trẻ kia bôi nhọ chúng tôi  ư, đó là  vết nhơ đối với các bạn đấy !   Chẳng cần biện hộ  làm gì, nhưng, ít ra phải nhận  điều này  :

    ' ... phải thừa nhận không tranh cãi về sự ngang bướng chúng tôi,  không phải là  một ngôn từ tiện lợi  cho  một nhà văn  ? Nếu có,   đó là bước dấn đi quá trớn  , một sự kiện thoát  từ tâm não  tiềm thức.   Nhưng không phải  điều mà tôi muốn đề cập ở đây, bởi,  kẻ nào chân thật nhất thường bắt gặp chính sự ngang bướng cá nhân mà họ được quyền sở hữu . Tuy trừu tượng , lại có phần  gay go. Nhưng, hãy   coi  sự ngang bướng kia  mà anh bắt gặp, tuy tàn nhẫn  trong đời sống cá nhân thật ,  ắt hẳn, cả nền văn chương Ba Lan  cũng phải để tang ...'

   Tờ báo' Kuznica' bước sang năm thứ 3 , không còn sự tranh đấu  mãnh liệt nữa.  Sự phiền nhiểu chen lấn chúng tôi, nhiều bài xã luận soi đường không được phân minh bầy tỏ.  Toi còn nhớ, có lần bị gọi lên Varsovie, để viết bài tham luận, đọc trước đại hội, kết luận về ' hệ thống Hợp tác xã khu vực ' *   .  Bài tham luận được gửi cho các thương gia,  nhà kỹ nghệ, các hợp tác xã tư nhân - chỉ có quỉ thần mới  biết được  ' tôi viết cho ai thôi '.
------
*    Hợp tác xã quốc hữu hóa.   Hợp tác xã và xưởng thơ tự do của  tư nhân, chỉ được phép  có 50 công nhân trở xuống.  

    Tôi còn viết nhiều bài về văn học, càng mạnh hơn bao giờ, chủ đề hướng về ' hiện thực chủ nghĩa'.  Ước mơ trở thành một tiểu thuyết gia chính trị lớn nhất trong thế  kỷ này, tầm cỡ như Balzac, Stendhal, đi vào  não tủy, bến bờ ' hiện thực chủ nghĩa'  , thâu tóm nhiều biến chuyển thời đại, nêu lên được ' chủ nghĩa xã hội cơ giới' .  Tóm lại, là một cuốn tiểu thuyết  lớn phản ánh  các  tầng lớp, giai cấp, rất trí tuệ.   Làm được vậy, tôi tin như là khai sinh được một nền văn chương sáng giá thực thụ.   Đọc truyện Zofia Nalkowsa, tôi rất khâm phục, qua cuốn
'Les Médaillons '.- một thợ mộc biến đá qua nét cắt thành  viên kim cương.  Ước vọng được trông thấy  thực hiện, là lần tôi mơ tưởng đã tìm thấy trong cuốn ' Les murs de Jéricho'  / Tadeusz Ereza, thật không thể nào so sánh được !    Rất tự tin  , khi tôi xét tình tiết truyện  của Ereza, bây giờ, tôi  càng thích hơn nữa, khi đọc cuốn truyện  ' Le festin de Balthazar ' thật vượt  mức hay !    Cuốn truyện ấy nói lên được chiều sâu ' hiện thực chủ nghĩa'.

         Kết luận, đúng là vòng luân hồi, như Benza nói trước kia, tất cả  điều cụ thể nói về con người + biến chuyển  thời cuộc, từ thời Piludski và viên đại tá Beck, thì cuốn truyện ' Festin ' phản ánh đầy đủ  5 năm đầu, kể từ ngày giải phóng dân tộc

     Chúng tôi  rất phục khi đọc tất cả truyện ký  Adolf Rudnicki  -  theo tôi, cò  thể tha thừ được, bởi anh đã in rất nhiều chân dung ảnh , đủ các cỡ, lớn, nhỏ trên  tác phẩm xuất bản.     Chúng tôi đã thử đầy các đề tài sang hướng khác,  bởi sự sụp đổ cả một dân tộc  chẳng  đem lại một luận đề nào,  thực ra  đồi với nhà văn,  chẳng ai quan tâm .   Tôi nói thực, rất xấu hổ, đã không viết về Adolf Rudnicki vào thời kỳ chúng tôi ra báo ' Kuznica'.  Nói là bận nhiều chuyện khác, đấy chỉ là một cách nói  mà thôi,  vì đã không đăng nhiều bài của anh gửi tới .    Và tệ nhất là không đủ can đảm đọc lại toàn bộ bài anh đã gửi cho' Kuznica '.   Tự trách mình thật nhiều, đây là nổi đau chát chúa đối với bản thân tôi.   

     Tóm lại, nhận định về toàn bộ những bài viết phê bình văn chương, nghệ thuật của Rudnicki, đều phảng phất tất cả niềm vui sướng  chia sẻ niềm đơn côi rất ư là nghệ sỉ của anh.    Như là tác phẩm ảnh của anh phản ánh sự bi thảm một nhà văn  bị đẩy đến cùng đường, tác phẩm như cáo trạng về thời đại mà Rudnicki là nhân chứng .  Anh còn nói tới dân Do Thái bị lưu đày, cả sự giao tranh bi hoài của một thứ nhân bản cao thượng, rất thuần túy dân tộc.  Và bất cứ nhà văn hiện đại nào của chúng ta đều dẫn người đọc tới sự thông cảm, gần gũi đào sâu về mặt luân lý.  Những năm ấy còn thêm một nhân chưng thứ 2 này, rất sâu, nổi bật là những chuyện nói vể trại tập trung Auschwitz, lên án Phát xít dã man, của nhà văn Tadeusz Borowski.

   Như vậy, trên thực tế, không thể kết tội:   ' tôi không hề sống với nền văn chương hiện đại Ba Lan  , thực ra ban đầu tôi có ý định rút lui đầy rụt rè làm nhà phê bình văn  học ... '

     Đối với   ' La cendre et le diamant '  đăng trên  '  Kuznica' , phải nói thật , tôi  rất khắt khe, khi  chọn đăng báo.  Trong 10 năm văn nghệ nhìn một cáh tổng thể, phải nói thật, truyện Jerzy Andrzejewski là một cuốn truyện viết hay tuyệt !  Không chỉ tôi là người duy nhất phê bình cuốn sách theo khuôn mẫu dư luận dập sẵn.    Mà tác giả  đã tự thẩm định,sách  này rất gay go, đạt tột đỉnh giá trị.   Với tôi, không chỉ khắt khe khi viết phê bình văn chương, mà cả 3 lớp học văn chương do tôi phụ trách  cũng vậy.   Chính điều ấy, tôi nghĩ rằng, những bài soạn sẵn kia là
' bản nháp' ,   sau đăng trên báo' Odrozenie' mà thôi.   Với tôi, di sản tri thức kia mỏng manh đồi với việc soạn bài, được gọi  là văn chương cách mạng ' luận đề mới của con người mới'.   Tôi từng đem ra mổ xẻ sự  xung đột của 'xã hội chủ nghĩa', đúng ra, chỉ phê bình' ngôn ngữ' , chính điều này tôi rất khó khăn để tách biệt với công việc nhận định về những tác phẩm mới.

    Andrej Braun viết trên báo' Văn hóa mới' , mới  đây thôi, cho rằng :' tôi đào sâu chủ nghĩa hiện thực ừ rất lâu rồi, vì lẽ ấy, một số sách  đã viết về hiện thực chỉ xuất hiện được một thời gian ngắn  rồi chết; bới tôi đả kích sự non dại ấy, duy chỉ một cuốn ' Robinson & Gulliver' là được khen .  '  Sự thực ra sao, phải thừa nhận nói đúng một phần.   Riêng tôi, đã bắt đầu tách khỏi' nền văn chương tự gọi là hiện đại'  ; hoặc, ít nhất đối với một số văn phẩm tiêu biểu cho
' cái gọi là hiện đại'.

    Trong Đại hội Nhà văn họp ở Varsovie  năm 1950, tôi nói về cái hay mà người đời ca tụng Maria Dabrowska * - tôi trả lời  : ' 3 phóng sự  do  tác giả sinh viên  viết , thực ra không gây được tác động nào';  nếu có, thì tác động ấy là  sự biết  cóp nhặt.    Trả lới vậy, một số diễn giả bất mãn không cỏn giao thiệp với tôi,  và điều tôi lên án trên kia còn làm phật lòng chính phủ nữa kìa.  Đồng chí Sokorski **  lên án  : '  Jan Kott như vật  cản làm mầm mống  hiện thực xã hội  thui chột '.   Đó là một nhận định sai lạc,  dự đoán vu vơ, cứ như lá tôi  cố ý làm  thui chột mầm mống ' hiện thực xã hội ' nẩy nở vậy.
------
*     nhà văn hiện đại Ba Lan nổi tiếng .
**   bộ trưởng Văn hóa & Kỹ thuật Ba Lan ,. 

    Cũng chẳng muốn bầy tỏ  hồi cảm, hồi kiếc làm gì cho mệt thân !  Năm vừa qua, tôi nhận được Giải thưởng Nhà nước Ba Lan  treo giải, vì tôi đã từng hoạt động trong ' Viện Nghiên cứu văn học'.  Báo chí phỏng vấn , xin tài liệu . Trả lời, tài liệu hiện tôi không sẵn, hãy tới hỏi  Ban Nghiên cứu  để  được cung cấp  .  Cảm tưởng  được Nhà nước treo giải, tôi  như kẻ được vinh dự  thì ít,  mà đẩy xuống vũng bùn lầy thì nhiều.  Vài ngày sau, tôi xin rút khỏi Đại hội Nhà văn.

        Và tôi cầm bút viết tự do theo ý mình nghĩ, sao bắt đầu lại khó khăn thế ?!

     Có nhiều cách vu cáo khác nhau, riêng tôi, không thuộc loại nhà văn hiến lành, dễ sai bảo.   Tự biết tôi thuộc loại dữ dằn , đã châm chọc, nhất định phải sắc bén !  

    Có thứ vu cáo buộc người ta khép miệng; như bị Đảng đang  khép mỏ nhiều nhà văn đó 
thôi  .   Cái gánh nặng  quan hệ lắm, lần thứ 1 trong đời tôi họp hành tại Đại hội Nhà văn ở Varsovie, tôi đã thấy xa Đảng, nhưng giữ kín .   Công việc tôi khi ấy,  viết khen tặng các tác phẩm ( được đề cử )  quả là gay go !    Nhiều lần  tự hỏi, có phải tự nhận lấy cách xuề xòa về khúc quanh  , hoặc, chống đối lại ?  Gợi lại những thí dụ về canh tân ý thức hệ trong lịch sử văn học, chẳng hạn, tác phẩm tồi mà nhắc đến phải khen , chẳng hạn vậy ?  Thảm kịch Didérot đó, nhưng rất vụng về mà chính điều đó phải được dẫn tới Lessing Schiller  mới hợp.  Điều quan trọng đối với tôi, không phải nhà văn Ba Lan viết truyện đều tồi cả , nhưng nói dối quá nhiều !  Viết phê bình văn chương, tôi thẩm xét  cách viết tác giả, thái đô này hoàn toàn do thẩm định cá nhân.   Tôi thường đặt sự nhầm lẫn, so sánh trên  cái cân hiệu bán thuốc tây.  Không thể khen sách anh viết hay, theo tôi, vì không phản ảnh được sự thật, hoặc, nêu lên  vài sự thật tổng quát mà họ đinh đào sâu.  Những lời phán xét của tôi càng rõ ràng hơn nữa, nếu so sánh  các báo văn nghệ ( ,  nhà nước) nói đến hẳn khác nhau mười mươi , bởi, tôi không tuân theo lệnh ai  sai bảo, áp đặt - mà thường ra giải thưởng văn chương được treo giải căn cứ vào  báo  chí công quyền .  Mỗi khi phải viết một vấn đề gì đó lấp lửng, dường như tôi muốn nôn mửa , bài báo loại này ai cũng biết rồi - trừ kẻ viết bài đặt câu hỏi mà thôi.

     Sau 1950, tôi chỉ cầm bút 2 lần đề bàn vế tác phẩm hiện đại, đó là tác phẩm của Tchechko Nervelé.   Tất nhiên,  không phải những cuốn sách kia làm tôi cảm động có thể khóc
 được ? Nhưng vào thời kỳ ấy, tôi quay về hướng ' cực tả ',  tay cầm bút  tự nhiên câu văn  mất  đi tính chất sắc bén , sáng suốt .  Luôn luôn bị tình trạng này vây bủa,  xấu hổ lắm, đáng chê trách lắm, vì đã nghĩ quá ít đến  chủ đề cùng đoc giả đọc bài của mình.   Những bài viết tôi mất cá tính riêng biệt, đọc lên, anh có thể tin là của bất cứ ai, anh X., chị Y ,  hoặc bạn Z. viết, chẳng hạn vậy.

   Rất khó khăn khi cầm bút viết phải tính toán từng chữ.  Càng khó khăn  như thể gọi người chữa cháy, lại giải thích rằng ' lửa là niềm cứu rỗi nhân loại '.  Thật tình tôi chẳng muốn biết thế, lại càng chẳng muốn làm vậy.  Nhà văn , nhất định anh phải tự cảm thấy khi nào bị tách rời,  khi người ta xét nét từng chữ dưới ngọn đèn, để soi  rọi có sai đường lối không ?  ' Hắn ta đã sai rồi đây !  -   '  thành ngữ  oại oằn này báo trước sự tiếp theo của Hội Nhà văn  điều tra, làm rõ sự thật. Bầu không khí nặng nề đè nén nặng nề, thật ảm đạm ! Có kẻ chịu ảnh hưởng nặng nề từ Torquemadas, rồi khua chuông, gióng mõ, làm ầm ỹ, y như  là đã khám phá ra điều gì mới mẻ  ; khiến Smerdiakov *  và Leon Pasternak   phản ứng, tuyên bố  rất xác đáng  : ' sự theo dõi không chính đáng kia là động cơ  giết mầm mống tốt ở tương lai rồi đấy !' .
-----
* chọn lựa  giá  trị theo các nhân vật Xô viết.   

     Chẳng nên qui lỗi  lầm từ  phe phái chính trị hoặc quân đội ;  lỗi ấy chính từ nhà văn tạo ra, phải, lỗi chính từ nhà văn tạo ra đấy, anh ạ !.

   Báo chí nhiều lần đăng ầm ỹ lời nói của Pawel Hertz trong đại hội Văn hóa lần thứ 21 :

   '...  nếu đồng chí Putramen. bảo tôi nhẩy  ra khỏi cửa sổ  , tôi nhẩy theo, thì tội lỗi kia không riêng gì tôi gánh, mà  cả 2 đều là thủ phạm ...'.

         Vậy thì, chính tôi cũng không muốn nhẩy khỏi cửa sổ, bởi vậy, họa hoằn tôi mới lai vãng tới Hội.  Sự họa hoằn  hoặc không mấy khi lui tới kia, là, tôi chán ngấy nghe lề lối nhồi sọ, kiểu lính tráng phải tuân thủ  theo lệnh trên,  biết sai vẫn phải thi hành trước, không được khiếu nại sau, hoặc, cứ vỗ tay tràn  trong mọi cuộc   tranh luận .   Vậy thì còn làm gì có không khí lành  mạnh, tiêm nọc độc vào đầu óc thanh niên.   Cũng chẳng có không khí lành mạnh đối với nhà văn lẫn  ngành phê bình văn học.

    Sau đại hội ở Varsovie, tôi kiên nhẫn sưu tập được nhiều bản đồ, xem họ nói về Trembecki* khác nhau thế nào ?  Tuy không có biệt tài về ngôn ngữ học, tôi biết vậy, kể cả những bài  phải viết, tôi dẫn chứng dầy đặc tình tiết quá vãng trong hồi ký làm sao cho đấy trang báo .   Tuy thế, tôi ra công nghiềm ngẫm, thử kiêm tra trí nhớ đọc sách , quả đã  thuộc lòng 4 tập  của Trembecki .   Nhưng đọc bài trên các tạp chí văn nghệ còn ích lợi hơn nhiều, ghi chép lại  chẳng để làm gì, quả là  tôi quá hiền lành đã  làm một việc vô bổ ?
-----
*  nhà thơ Ba Lan ở thế kỷ XVIII.

    Cũng cần  nói thêm về  cái lược quát kiệm lời kia, tôi nghĩ, đó không phải văn chương  là thủ phạm.  Bởi lẽ, coi văn chương như một định đề, cả sự đúng xác đi nữa;  mà điều này chỉ có thể áp dụng cho ai biết suy nghĩ, với điều kiện, nhận được sự thật trong đời sống thực tế.  Thêm điều khó khăn nữa, thâu tóm những điều thiết yếu để  làm định đề sáng tỏ.   Rồi, dần dần người ta bắt đầu chỉ nghĩ đến định đề, soi nhìn mọi vật qua  định đề.  Định đề được dựng đứng trước con người+ ngoại vật.  Số đông trong chúng ta tin rằng, sự lo âu của người nghệ sĩ và trí thức thuộc về quá khứ xa xôi,  và trách nhiệm về luân lý cá nhân  đã được thu gọn bằng 1 lần là đủ cả.  Bởi vậy, mới đây thôi, tôi hỏi một số bạn bè :

       '... họ nghĩ thế nào về sụ xung đột luân lý, họ ngạc nhiên nhìn tôi mả tự hỏi rằng, có  phải bất chợt,  đã hỏi họ về  cuộc sống vĩnh cửu không ?  Đem quốc tịch hoá nhân vật Dr. Pangloss của Voltaire là tự coi ' tất cả đều tốt đẹp trong sự tốt đẹp của nhân loại...'.  

     Vậy là, trong chúng tôi đã là người mác-xít, thì chúng tôi vẫn dần dần trở thành đệ tử 
 ' thực nghiệm chủ nghĩa '. 

   Những nhà văn không bao giờ  trông thấy sự từ chối, nói vậy, chỉ là lý thuyết thôi, vì quyền nhìn con người + ngoại vật theo ý họ, được lựa chọn theo sở thích về sự xung đột  luân lý. Trong khi ấy , ngành phê bình   được coi như một ý thức hệ thuần túy, hơn nữa, một sự tuyên truyền  trực tiếp.  Tôi còn nhớ, trong một đại hội văn nghệ, rất ư đứng đắn, mà người ta dự định bàn luận thât gay go về 1 điểm   ' phê bình có quyền  nhầm lẫn không?'  Ý tưởng này đập vào óc bất cứ ai, tự hỏi, vậy có phải là muốn định nghĩa về sự nhẩm lẫn và bằng cách nào ?  Thực vậy, nhiều người ta  có ý nghĩ tốt thẳng thắn, cho rằng; sự nhầm lẫn chỉ là :  ' 1  chương vào đề của một hành động tuyên truyền. '

    Trong khi bàn luận về vấn đề thực tâm ấy  người ta còn nhắc tới một vai trò quan trọng nhất của phê bình - người viết phê bình là loại người gì ?   Liệu, ngành phê bình có được tiếp tay,   có phải được học hỏi, có  bắt buộc phải có sự kiên nhẫn  - tất nhiên - phải có phe, phái - có trong mọi trường hợp đặc biệt .  Không ai nghĩ, chỉ một  chốc lát nào đó, phê bình văn học còn là sáng- tạo hoặc không-sáng-tạo, có văn- chương hoặc là không-văn-chương

       Nhắc  lại quan niệm một ai khác, đó có phải là phê bình, ngay cả khi người ta không thể nghĩ giản dị và nhắc lại lời một ai khác, mà phải nghe từ chính quan niệm của  chính mình, dầu là  một nửa  chữ,  hoặc chỉ là sự dự đoán ? 

     Không đâu, tôi không thể trở thành nhà phê bình loại ấy được ?  Tôi không muốn trở thành ... Tôi thích còn được là nhà ngôn ngữ học.  Nhưng, tôi tin chỉ trong vài, ba năm tới, tôi sẽ không sưu tập một bản hoặc nhiều bản về những bài viết nói về một ai đó ? 

       Dầu là, một  nhà thơ có địa vị quan trọng đáng được chú ý  như Trembecki [  nhà thơ Ba Lan ở thế kỷ XVIII ] .

-------
*   tất cả chú thích của dịch giả bản pháp ngữ :  Pavelac .

   t.p. 


( Thức giấc trong văn chương hiện  đại Ba Lan  /  Thế Phong - Đại nam văn hiến xuất bản, Saigon 1962 - tr.   21 -  32)

                                                          ( kỳ sau:  3 khuôn dáng Essénine dưới mắt Victor Serge ) 

   

     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét