Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

một mình một ngựa / nguyên sa -18 - 3



                       một mình một ngựa       18- 3 
                                     nguyên sa 

                                                    5
       Lời tòa soạn  báo ' Độc lập' 9 tháng 5/ 1970)   

        Bạn sinh viên LÊ HẢI VÂN *  gửi cho  Kiều Phong lá thư thứ 2, xin
' mượn đất 'để thưa chuyện với ông Nguyễn nhật Duật ( thư đầu của bạn Lê hải Vân đã được ông Nguyễn nhật Duật trả lời trên tuần báo  Khởi hành ). Mời bạn đọc cùng với K.P.,  ' tạm trốn thời cuộc ', theo dõi vụ thảo luận sôi nổi này :

     Kính gửi bác Kiều Phong,

    Thưa bác,  sau lá thư của cháu, đã ghi nhận được những phản ứng của các ông Nguyễn nhật Duật & Viên Linh.    Vây xin bác  vui lòng cho mượn  đất  để cháu dược lĩnh giáo 2 ông Linh và Duật .   
Thâm tạ .'

    lê hải vân 

 
   

------

     lời dẫn   :

 *     Nguyên Sa không chỉ hóa thân là  1 sinh viên văn khoa, viết bài lai  cảo,  xin gửi đăng ở mục film du jour trên nhật báo Độc lập do Kiều Phong phụ trách
  (  tháng 5 / 1970) , mà còn viết bài đả kích Phạm công Thiện :  một thi sĩ  không  qua trường lớp đại học, mạo nhận  tốt nghiệp ở Đại học Yale( Hoa Kỳ)   .

      cũng như Nguyễn nhật Duật  phản hồi lời kết án của Lê hài VânPCThiện cũng vậy, viết   một thư gửi thi sĩ Nguyên Sa, ( tức Lê hải Vân) đăng trên tạp chí Tư tưởng  (  báo  Phật giáo mà  PCThiện hiện đang  cộng tác ).  

     có đoạn :

    '... tôi  ( PCThiện )  mong ông có can đảm nhận tên thật của mình và nếu bút hiệu Lê hải Vân bị ông chối bỏ thì tôi xin chịu và coi bức thư gửi riêng cho Lê hải Vân để cho hình ảnh thi sĩ Nguyên Sa [ vẫn ]  còn là thi sĩ .  bài  [ viết của LHVân ]  xuất phát từ sự xếp đặt lâu dài mang đầy ' chính trị pha màu mật vụ '...' 

      theo Blog Nhị Linh , trang chủ  sưu tập được  1 bài thơ rất hay của Nguyên Sa  -    tự biết thân biết phận  ngồi  xuống  ngang hàng, thân mật tỏ bày, trò chuyện,  xí xóa chín bỏ làm mười:

                                        ' ta muốn cùng ngươi một tối nay
                                 đầu sông uống rượu cuối sông say  '
                                   ...
                                  nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu ...

     tự phế  lối phê phán trịch thượng,  bề trên mắng mỏ kẻ dưới  -  rất  quân phiệt văn chương  -  như đối với ' sinh viên học triết  Nguyễn nhật Duật , ' sa-đích  Sơ dạ Hương ( Nguyễn quốc Trụ ) - và nhất là   với thư ký tòa soạn tạp chí Văn - Nguyên Sa gọi đích danh :  ' tên  sa đích văn chương  Trần phong Giao ' :


                                  NÓI CHUYỆN VỚI PHẠM CÔNG THIỆN 

                                 Người vào tịnh thất sống ba năm 
                                 Cất tiếng không lời để nói năng
                                 Buổi sáng thinh không chiều tới chậm
                                 Tiền kiếp chen vô cạnh chỗ về.

                                 Ta muốn cùng ngươi một tối nay
                                 Đầu sông uống rượu cuối sông say 
                                 Người trên sườn núi, ta từ biển  
                                 Từ giấc mơ nào đã tới đây? 

                                 Dưới bóng tường im, giữa nhạc không
                                 Đời đang phía trước bỗng mung lung 
                                Thơ như hữu thể mà vô thể
                                 Có cũng xong, mà không cũng xong .

                                 Sóng dậy ta nhìn tục lụy ta 
                                 Những đi không tới, đến không ngờ 
                                 Xóa luôn thì dứt, nhưng tâm thức
                                 Kinh Pháp Hoa nào đây cách xa ? 

                                Trong chín ngàn âm có hải triều 
                                Còn thêm một kiếp nữa phiêu lưu
                                Này người bỏ sóng say thuyền tỉnh
                                Nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu ...
     
                                   thơ   PHẠM CÔNG THIỆN 

( theo < Google. com. search / Phạm công Thiện  gửi thi sĩ Nguyên Sa - Chuyển luận >

-----
* [...] chữ của B.T



    đường bá bổn 
        SAIGON JUNE, 11, 2013
   

              thư gửi 2 ông nguyễn nhật duật & viên linh 

     Tôi xin phép  được gọi 2 ông là ông và xưng tôi.   Sự xưng hô có khác vơi sự xưng hô trong lá thư thưa chuyện cùng ông Kiều Phong và các bạn cao minh trong văn giới.   Sự xưng hô cần thích hợp với vị thế của những người mà mình đối thoại, chắc quý ông cũng hiểu như thế .

    Thưa 2 ông,

    Trước hết, tôi xin được bày tỏ nỗi vui mừng trước những phản ứng mau lẹ và đông đảo của quý ông về lá thư của tôi.   Phản ứng, như tôi đã viết, biểu lộ rõ rệt con người. Cho nên, không có cách nào bày tỏ lòng biết ơn cụ thể hơn là tìm hiểu những phản ứng đó.

    1.- Việc đầu tiên  tôi xin phép được đề cập  tới  * ( sic  )  là bức họa ở trang 1 của tờ báo do ông Viên Linh làm tổng thơ ký, ông Duật là cộng tác viên.   Bức họa quảng cáo cho bài trả lời 1 bức thư   ** của ông Duật.   [ Bức họa cho thấy 1 quái nhân hay 1 quái vật: có tứ chi cầm cây viết, cuốn sách & cái chai đập bể phân nửa .
-------
*     sau đề cập không cần trạng từ đến, tới ...( BT) .
**   chữ in đậm của BT. 

     Bên dưới  bức họa có chú thích :' Sa -đích văn nghệ : ( lễ phép) . 

     Kính thưa bác và các bậc cao minh trong văn giới ,
     cháu có vài  'thắc mắc văn chương '...

     lời chú thích ấy trong trích đoạn thư của tôi gửi ông Kiều Phong mà không đề rõ xuất xứ.  Thất đáng tiếc !
  
   Trong 1 lúc tôi nghĩ :  chắc 2 cây bút này có ý nói đến mình ? Nhưng tôi vội vã xua đuổi ngay khỏi trí óc ý tưởng đen tối đó.  Không lẽ 1 tờ báo của  1 hội lớn chủ trương- chủ nhiệm là 1 đại tá mà phải dùng đến phương sách  xỏ xiên, thấp kém như thế 
hay sao ?   Từ bao giờ , những cuộc nói chuyện với nhau bằng văn chương được
 kèm theo , hỗ trợ bởi những tranh vẽ đểu cáng ?  Chẳng lẽ, ông đại tá 
Trần văn Trọng * , một người khả kính  - ông Viên Linh , dù sao cũng là 1 thi sĩ -  và ông Nguyễn nhật Duật, thường tự nhận là  phê bình nghiêm chỉnh , lại mở ra cái giai đoạn văn chương mới lạ này ?   Đối chiếu bức tranh với bức thư mà ông Duật  gởi cho tôi ở bên trong, thư mà ông Duật bàn nhiều về triết học, tôi càng thấy vô lý.   Không lẽ nước ta trong những vận hạn cùng cực này đã có 1 thiên tài tìm ra 1 hình thái triết học mới mà  là  triết học bằng hình ?
------
* đại  tá Trần văn Trọng ( tên thật nhạc sĩ Anh Viêt)  đứng tên chủ nhiệm tuần báo Khởi hành,  báo  dân sự của Hội văn nghệ sĩ quân đôi VNCH. (BT).

     Tôi thấy sự   nghi ngờ của tôi vô lý quá, tôi phải loại bỏ ngay ý nghĩ đó và bắt đầu tìm hiểu xem bức tranh đó vẽ ai ?

    Thoạt đầu, tôi nghĩ rằng đó là ông Nguyễn nhật Duật, vì trong bài ông Duật có nhắc tới  2 chữ sa-đích với nhiều buồn phiền .  Phải chăng, ông nhờ họa sĩ vẽ nên quái nhân hay quái vật đó để mô tả sự biến đổi của thân xác trong trạng thái buồn phiền ?

     Nhưng, nhìn kỹ hơn, tôi tin rằng đó  là ông  Viên Linh.  Vâng, quái nhân hay  quái vật vẽ trên trang của 1 tờ báo  của Hội văn nghệ sĩ quân đội là ông Viên Linh, hoặc tự họa, hoặc nhờ 1 họa sĩ nào đó làm chân dung?  Có lẽ, ông có ý định tốt mang lại sắc thái đùa bỡn, vui vẻ, tự lố bịch hóa, để làm mọi người được vui vẻ, trong cuộc đối thoại văn chương.   Ông Viên Linh thật sâu sắc và tốt bụng.   Trong văn giới, có người như ông, thất quý hoá !  Tôi xin mượn những dòng này để cảm tạ mỹ ý của quý ông, đồng thời tỏ bày lòng khâm phục lớn; nhất là, càng nhìn kỹ, tôi càng thấy quái nhân hay quái vật đó đứng  là giống ông Viên Linh như tạc.   Giỏi thật !   Cũng mái tóc dài bồng bềnh, cũng đôi mắt sầu suy tư nặng.  Cũng hàm răng đều.  Và cũng dáng người cao cao thanh tú .

    Tôi càng vui khi nhận ra bức tranh quái thai là' Viên Linh tự họa '  hoặc ' chân dung Viên Linh' - vì trong 1 giây ngắn, tôi đã ngỡ rằng chân dung  ông chủ nhiệm Trần văn Trọng.   Nhưng tôi tin rằng đó là ông Viên Linh.   Có thể, những dòng sau này mới có lý do để được viết tiếp, ngôn ngữ của loài người  mới còn có chỗ để sử dụng với nhau .

    2.- ông Viên Linh  qua bức ' Viên Linh tự họa ' đã mang lại cuộc thảo luận không khí tươi mát.   Ông, vâng, ông Duật ( Nguyễn nhật ) , ông lại vui tính hơn gấp bội.

    Ông hỏi tôi : Sao không gửi thư lại báo  ' Khởi hành'

    Ông tài thật, nói trào phúng mà mặt vẫn lập nghiêm.  Ông dư biết làm sao tôi dám gửi thư cho tờ báo của 1 hội đoàn ?   Tờ báo lại có lẫn quảng cáo trên trang 1 và trong tờ lịch nhỏ phát ra,có danh sách rất dài những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, được coi là
 cộng tác với  tờ báo mà chưa thấy có bài nào đăng ở đó bao giờ.   Có lần đối chiếu, tôi thấy những vị đó có trả lời cuộc  phỏng vấn.   Nhưng trả lời cuộc phỏng vấn , chắc chắn không phải là  cộng tác '? 

     Tôi nghe nói, có những tờ báo ở đó, người phụ trách nhiệm thích đăng tên nhiều người, vì những lý do không chính đáng.   Tôi chắc đó không phải trường hợp của tờ
 ' Khởi hành '.   Cho nên, còn bao nhiêu  cộng tác viên ', chắc chắn  không phải là  ma  , không phải là quảng cáo thấp kém, chưa đăng bài nào cả, làm sao tôi hy vọng còn có
 đất 'cho 1 và những lá thư dài.   Hơn nữa, báo là báo của một hội.   Khốn nỗi, tôi lại không rõ hội đó ban chấp hành ra làm sao ?  Bầu bán có đúng nhiệm kỳ không ?   Tờ báo hoạt động do quyết định của ông hội trưởng hay có sự góp sức của toàn thể hội viên ?  Tình trạng tài chánh của nó có được minh bạch trình bày với đại  hội không ?   Nó được tài trợ ra sao ?  Anh em hội viên, toàn là nhà văn, có cử ra ban đại diện để điều khiển tờ báo để phản ảnh tâm hồn và quan niệm văn chương của họ, và do đó,  họ công tác hăng say với tờ báo hay đó chỉ là sự tuyển chọn đơn phương của ông hội trưởng đã mãn nhiệm kỳ ?    Bấy nhiêu nghi vấn mà tôi chưa tìm được những trả lời đầy đủ, làm sao tôi dám mạo muội bước chân tới 1 nơi mà mình không hiểu đất đai như thế nào ?

     Và bây giờ đứng trước sự nghiêm chỉnh của   triết lý bằng hình ', tôi càng thấy sự e dè cũ nên được giữ lấy.

     Cho nên, tôi nghĩ ông đã yêu mà hỏi, không cười như thế để tôi có cơ hội giãi bày.

    3.- Còn hỏi rằng  tại sao lại đăng bài thảo luận văn nghệ ở  phim  của 1 nhật báo ?  ông cũng lại vui đùa.

   Có cái áo nào  làm được tư cách ông thấy tu ?   Cuốn sách ảnh đẹp chưa chắc là cuốn sách hay .  Bài thơ hay đăng ở bích báo; chép, truyền tay bạn bè, in ' ronéo  ' cho nhau coi,  đăng trên nhật báo để qua mắt kiểm duyệt vẫn là bài thơ hay.   Bài thơ tồi đăng trên trang 1, báo mang danh văn nghệ, đăng xong, có các nhà phê bình thân hữu ca ngợi 
bậc thầy , vẫn vĩnh viễn là bài thơ tồi.    Chính những bài văn làm cho tờ báo, mục báo có nhiều sắc thái.   Sắc thái của nó do bài vở làm thành, chớ không do cái khuôn quyết định bởi một loại '  Thượng đế văn nghệ nào '.   Vả chăng lúc này sưu cao thuế nặng, báo văn chương không  có tài trợ của chính phủ, như ông cũng thấy,  đang sống dở chết dở.   Còn mấy ai có được cái phong thái ung dung của tờ ' Khởi hành' .   Tìm  đâu trên đất nước này  có  được  1 ông chủ nhiệm  có tài như   đại tá Trọng, cân bằng cán cân chi phí cúa tờ báo văn chương số bán giới hạn 1 cách tài tình như thế !

    Nghe ông hỏi tôi, biết ông có cảm tình với tôi lắm, giúp tôi có cơ hội để minh giải thêm điều người cố tình không chịu hiểu, nghe xong cũng vẫn không hiểu.
     Nhưng điều quan hệ  là nhớ đó,  nhờ sự minh giải đã làm rồi, tôi lại được xin phép viết ở phim, như đã mượn  đất Kiều Phong  như đã mượn và được phép nói lên rằng 
: ' viết bài có tính chất văn chương trên nhật báo, mục' phim' , lúc này, trong tình trạng chính trị, kinh tế, và văn hóa của đất nước ta hiện nay là đúng lúc và đúng chỗ.   Đến 1 lúc nào đó, khi vòng kiềm tỏa đã thắt chặt lại, báo hàng ngày cũng chẳng còn
 ' phim '  chẳng còn là nó, người viết sẽ phải viết chuyền  tay  trên giấy, hay nói 1 cách thơ mộng, là viết trên đá, viết trên những ống tre, xin ông với cơ quan ngôn luận trường tồn cũng thể tình cho.

     Hình thức là quý.   Nhưng hình thức chủ nghĩa là dấu hiệu của sự bất lực, không tạo dựng nổi 1  nội dung có gái trị, là dấu hiệu của sự mục rỗng bên trong.  Trong tất cả mọi trường hợp, nó la dấu hiệu của 1 căn bệnh .   Bệnh ấu trĩ, thưa ông.

                                                    6

      Bây giờ , nói tới những sai lầm của ông Duật.  Tôi đã chứng minh trong bức thư trước rằng ông sai nặng.   Ông cãi cố.   Thành ra càng sai năng hơn.   Những sau lầm cũ chẳng gỡ được cái nào, lại mắc thêm nhiều sai lầm mới, trông thật đáng thương hại !

     1.- Trong bài phê bình của ông Duật, có đoạn văn : 

      '... Những điều kiện lịch sử ( 2 cuộc đại chiến ) , xã hội ( cảnh suy tàn của chế độ phong kiến trên thế giới ) . kinh tế ( những cơn khủng hoảng kinh tế định kỳ, nhất là cơn khủng hoảng năm 1929 làm sụp đổ chính sách kinh tế tự do ) , cộng với quá trình diễn của triết học khởi từ cảnh phân hóa các ý thức hệ Hégel là bừng  ấy tư trào hiện sinh, như 1 hậu quả không tránh của các thành tố vừa kể ...' 

     câu văn cho thấy rõ :

     1.- Thành tố  gồm có : điều kiện lịch sử, xã hội, kinh tế,cảnh phân hóa ý thức hệ sau Hégel.
     2.- đưa tới hậu quả là : ' làm bừng dậy tư trào hiện sinh như 1 hậu quả. '
          mà những ngày tháng của thành tố là : 
          a) điều kiện lịch sử là 2 cuộc đại chiến kết thúc năm 1945.
          b) điều kiện kinh tế : khủng hoảng kinh tế năm 1939.
          c) xã hội
          d) thời kỳ hậu Hégel khởi từ năm 1931.
           thành tố như vậy gồm nhiều yếu tố rải rác từ 1831 đến 1945.    Một khi thành tố đã có đầy đủ, hậu quả là tư trào hiện sinh mới bừng dậy, vì  là theo câu văn kể trên, hậu quả của tất cả mọi thành tố, chớ không riêng của một thành tố nào - ' như vậy '  tư trào hiện sinh của ông Duật đã bừng dậy sau năm 1945 ', tức là sau 2 cuộc đại chiến.

     Tôi đã chứng minh rằng những tác phẩm lớn của các tác giả thuộc ' tư trào hiện sinh đó'  đều có mặt trước 1945, dù đó là Kieekegaard, Heidegger, Jaspers, G. Marcel hay Sartre. 

    Cho nên, ông Duật bắt tư trào hiện sinh chờ tới  sau 2 cuộc chiến  mới cho
bừng dậy' - thi e rằng hơi trễ.

    1) Tôi nói thời gian cuối cùng của những  thành tố'và không mang tội cắt xén gì cả, vì phải có những thành tố thuộc về thời gian sau, rồi mới có' hậu quả'.  Hậu quả đương nhiên xảy ra sau cả cái thành tố cuối cùng, vì dù cuối cùng; nó cũng vẫn là  'thành tố , vẫn thuộc về  một thời gian trước cái 'hậu quả của nó.

     sau khi tôi nói, ông biết rằng để tới  sau 2 cuộc đại chiến mới cho tư trào hiện sinh bừng dậy', thì có hơi trễ thật; ông xác định chỉ muốn nói nó là 'bừng dậy' trong những năm 1900- 1945.   Như thế cũng được.  Tôi dễ.  Nhưng câu văn của ông lại có nhiều chữ hơi thừa : tỷ như thành tố, hậu quả. ' Hậu quả ' thì phải bừng dậy  sau ' thành tố' , không thể ' ở trong' được.   nếu ông cứ nhất định muốn' vào trong' , tôi e rằng ông phải đóng vai trò con lạc đà đã chui vào trong lỗ kim, khó khăn lắm !

     2) Trong lúc  cố cãi, ông lại nói nhiều điều lạ.  Thật tài tình, mỗi điều mới lạ lại là
 1 sai lầm mới.   Càng nặng nề hơn.

     a) ông viết :

     ' ... Ngay cả  các triết gia  hiện sinh hiện đại như Heidegger chỉ nhận mình là tiết gia về hữu thể.  Marcel không nhận mình là existentialiste.  Chỉ có Sartre là nhận ngay chữ này, khi các nhà báo gán ghép cho ông...'

     b) thế mà, lạ thay J. Wahl, một trong các nhà chuyên khảo về hiện sinh  trong cuốn
' Les philosophes de l'existence' , nơi trang 7, lại viết :

    '...HeideggerJaspers không nhìn nhận mình là hiện sinh.  Nhưng ' mặt khác ' có những triết gia  : Sartre, Merleau Ponty, S. de Beauvoir nhận tước hiệu hiện sinh, và
G. Marcel đôi lúc, cũng nhận danh hiệu hiện sinh.   Thiên chúa giáo và các ông LevelleLa Senne không tư chối từ ngữ '  chủ nghĩa hiện sinh... '

    căn cứ vào đoạn văn này  của ông J. Whahl nói đến nhiều triết gia  nhận minh là  hiện sinh.   Trong khi đó, ông Duật, ông chỉ cho 1 mình Sartre: ' chỉ có Sartre là nhận ngay chữ này'.  Tôi e rằng hơi ít.

    Ông bảo  J. Marcel không nhận, ông J. Wahl nói có khi Marcel cũng nhận.   Về triết học hiện sinh, tôi xin phép được tin ông J. Whahl hơn [ là ] tin [ ông ].   Xin ông đừng giận !

    3) ông hỏi ông [ Nguyễn quang ] Lục :'.. không hiểu ông Lục  căn cứ vào đâu, bảo ông Sartre viết về phân tâm học, những bài nào của Sartre ?

     Tôi đưa dẫn chứng :  ' ông F. Jeanson có 50 lần Sartre đã viết về ' giá trị và giới hạn  của phân tâm học' , tức là về ' phân tâm học'.   Không thể chối cãi được sự sai lầm, ông Duật lại  biện bạch một cách thảm hại :

     '... tất nhiên  ông Sartre nhiều lần xác định vị trí của tư tưởng của ông đối với phân tâm học chứ, nhưng điều đó không có nghĩa là Sartre viết về phân tâm học với tư cách người khảo cứu khách quan khi viết bài báo ...' 

    a) lần thứ 1, ông bảo  Sartre không viết về phân tâm học, không có bài nào, và ông cật vấn nạn nhân của ông là ông [ Nguyễn quang ] Lục.

     b) khi bị chứng minh là có nhiều bài, có 50 lần, ông ' nói lại cho rõ '  là chỉ muốn nói là Sartre không viết với ' tư cách người khảo cứu khách quan '.

    Không ai hỏi ông bài của Sartre về phân tâm học chủ quan hay khách quan . 
    Nay ông muốn nói như thế cũng được.  Tôi dễ.

    Nhưng tôi e rằng '  văn cũ '  của ông hơi thiếu .  Ông nên sửa lại :
  
    "...ông [ Nguyễn quang ] Lục , ông căn cứ  vào đâu bảo rằng  Sartre đã viết về phân tâm học với tư cách người khảo cứu khách quan những bài nào của Sartre ?' 

     Ông [ Duật] có thể  nói ấn công đã sơ sót, tôi khỏi phải nhìn cảnh biện bạch của ông, trông thê thảm quá !  

                                                                      ( kỳ sau tiếp )

       lê hải vân *

----
* Nguyên Sa đội lốt sinh viên văn khoa Lê hải Vân,  gửi bài tới báo Độc lập, Kiều Phong  ( Lê tất Điều) cho đăng ngay  vào mục film du jour. (BT

( Một mình một ngựa / Nguyên Sa  - Nhân văn xuất bản, Saigon 1970   - tr.  125 -134


     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét