Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 / thế phong 22



             nhà văn hậu chiến  1950- 1956 : mai thảo 
                                        thế phong
    
                                                    Tiết 3
                                                 MAI THẢO 
                                              ( 1927 - Hoa Kỳ  1998)

  Tiểu sử.-  Mai Thảo ,tên thật  Nguyễn đăng Quý.  Sinh ngày 8- 6- 1927 ở Hải Hậu, tỉnh Nam Định.   Tham gia văn nghệ kháng chiến ở Liên khu IV, giai đoạn đầu tiên cầm bút của Mai Thảo, sau về Hànội, viết cho báo Quê hương, Hồ Gươm , Nói thật ... Năm 1954 vào Nam, viết cho tuần báo Đời mới, Người  Việt và cuối 1956 chủ nhiệm tạp chí Sáng tạo do 1 người Mỹ, W. Tucker tài trợ.  Mai Thảo ,  tác giả  viết từ lâu, qua bút danh khác-  mới nổi trong vòng 2 năm nay, nhờ  xuất bản  tập truyện ngắn Đêm giã từ  Hànội ,  dưới  bút danh Mai Thảo .  Văn  viết theo cách diễn đạt bằng cảm giác ( style d'inspiration ). 

  Tác phẩm.- Đêm giã từ Hànội ( Người Việt, Saigon 1956), Ánh sáng miền Nam ( phỏng dịch  phim Cesar Amigo /Philippines, 1956), Tháng giêng cỏ non ( 1957), Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời ( 1963), Mái tóc dĩ vãng ( 1965), Khi mùa mưa tới ( 1964),  Bày thỏ ngày sinh nhật ( 1965), Viên đạn đồng chữ nổi ( 1966), Đêm lạc đường ( 1967), Cùng đi một đường ( 1967), tới một tuổi nào ( 1968) v.v... 

 Phân tích tác phẩm chính .-  Truyện ngắn trong tập Đêm giã từ Hànội , lúc đầu đăng lè tẻ trên  các báo Đời  mới, Người Việt, Cách mạng quốc gia, Dân chủ v.v... còn Tháng giêng cỏ non đăng hầu hết trên tuần báo Văn nghệ tiền phong .  Ông thiên hẳn lối tạp văn cảm giác, ý súc tích, ít đối thoại.

     Đêm giã từ Hànội gồm 13 truyện : Đường vui, Một chiều qua Cửu  Long, Tà áo lụa của người miền Nam, Màn kịch tố Cộng, Người hàng xóm , Trên những ngả đường không oán thù, Chiếc xe hàng cũ, Câu chuyện của chị Ngự, Góc đường.

    Truyện có nhiều hình ảnh , mầu sắc xã hội nói về giới  làm văn, như ở  Mưa núi . Đọc Mưa núi, người đọc có cảm giác   đang sống lại khoảng trời   mùa thu, bao vây bởi mùa đông rét mướt.  Cốt truyện tả  nhân vật Thảo lên thăm  vợ chồng bạn ở miền núi - Nam rất yêu văn chương,  lên lập nghiệp  để làm giàu, rồi sau sẽ mở  1 nhà xuất bản,  1 dưỡng đường dành  riêng  văn nghệ sĩ.  Cho tới ngày đất nước bị phân chia, Nam thất bại, chán nản, tìm  nơi núi non ẩn thân.   Một buổi,  nhân vật Thảo lên thăm, tả  cho bạn nghe sinh hoạt nếp sống đồng bào, Nam cảm động, xuống núi để  góp công sức vào hoạt động văn nghệ bạn bè.   Tả một cảnh chiều, tạo được nhiều ấn tượng tân kỳ :

     "... Tôi nhìn ra ngoài.   Rừng núi mưa đang đi dần vào hòang hôn.   Tối xẫm lan đi từng ngọn đời.   Hết ngọn này đến ngọn khác.   Từng gốc cây.  Hết gốc này đến gốc khác.  cái tảng trời xanh phía đầu núi của tôi  ban nãy đã nhào đi rồi.   Sao chưa kịp lên, đêm đã sâu thăm thẳm.  Rồi tất cả những ngọn đồi, những gốc cây đều không nhìn thấy nữa.  Cửa mở thành một khung đen,  " mắt tôi tối lại  "

    tác giả  nâng ly cà phê sánh đượm,  nhận xét tỉ mỉ , từ tác động nho nhỏ từ người vợ bạn pha . Và phác lại dáng người đàn bà  Hànội  , qua mấy nét đầu ấn tượng rất đẹp  :

     "... Chị  Nam  đặt 2 ly cà phê vào cái khay nhỏ, lấy  hộp thuốc lá thơm bưng tất cả đặt trên cái bàn thấp gần cửa  sổ, đoạn, chị kín đáo bỏ xuống nhà dưới.  Tôi nhìn theo chị Nam, yêu mến cái vẻ đẹp kín đáo của chị lúc đó.  Tôi vừa bắt gặp lại những nếp sống đặc biệt tế nhị của người đàn bà Hànội.  Một dáng đi, một cách ăn nói.  Cái lối pha cà phê   đặc sánh, chị vẫn giữ được nguyên vẹn cái duyên dáng của ngày cũ, lúc chị còn là 1 thiếu nữ ở hàng Đào .  Chị không đổi thay  ..."

     Bắt đầu ly cà phê  sánh đậm đến thảo luận về chương trình bồi dưỡng  các nhà văn nghệ  bị bạc đãi.   Mai Thảo  không là người đầu tiên nói đến cái nghèo văn nghệ sĩ và nẩy ra chương trình giúp đỡ họ đang sống cầu bơ cầu bất như thế nào ?   Cách sống văn nghệ sĩ, theo Mai Thảo, chẳng mấy khác con ve sầu, k6u ra rả suốt hè như  để tô điểm cuộc sống tươi đẹp hơn,  và, đời sống riêng lại thân tàn, mà dại.  

        hãy nghe  :

     "... Cái chương trình  cuối cùng của chúng tôi là 1 sự tổ chức thật chu đáo cho đời sống vật chất và tinh thần của một số người gắn bó với nhau qua 1 thứ duyên văn đậm đà nhất, cùng theo đuổi 1 lý tưởng trên lãnh vực văn nghệ.   Chúng tôi thật đông, thật tin tưởng , nhưng chúng tôi sống lẻ loi và thiếu thốn tất cả mọi phương tiện.   Sống những ngày lênh đênh mưa nắng ở hậu phương để chịu đựng đến ê chề sự chà đạp tin tưởng, sự kềm hãm tinh thần, chúng tôi kẻ trước người sau đã rời bỏ thiên đường về Hànội ..."

     Ông đặt  chương trình  hỗ trợ cho kiếp làm văn nghệ đau khổ, sống vất vưởng, trong hang cùng, ngõ hẻm, không được chăm nom.   Cũng chưa nghĩ đến hỗ trợ tinh thần, vì vấn đề này, bàn ra rất trong đại, nói như Graham Greene :  " chính phủ  cần có quỹ bảo trộ giúp đỡ họ ( văn nghệ sĩ ) bước đường cùng.

      qua đoạn tả ( dầu là bánh vẽ đi nữa )  cũng đủ cho cảm tưởng thật ngọt ngào  : " Các anh phải được nghĩ ngơi tĩnh dưỡng như tất cả mọi người ".  Chỉ cần lột tả qua ít câu văn bình dị đủ  ấm lòng khách  yêu văn chương :

     "... Nam bàn với  chúng tôi như thế này : "  Tôi dự tính dựng 1 nhà in, một nhà xuất bản, có đủ hết máy móc vật liệu để có thể ấn hành được tất cả những tác phẩm hữu ích, sẽ có 1 câu lạc bộ văn nghệ cho các anh nữa, với chỗ ăn ngủ chu đáo.   Các anh phải được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng như tất cả mọi người ..."

     Phê bình Đêm giã từ Hànội,  Huỳnh bội Hoàng *  đăng trên báo Cải tiến ( số 6 ngày 13- 9- 1956  ) có phần xác đáng, ở chỗ, đôi khi quá gọt rũa, câu văn  đâm  ra cầu  kỳ, lố bịch :
------
* bút danh khác của Thượng Sỹ / Nguyễn đức Long  ( 1906- Saigon 1997

     "... Suốt cả  tập truyện ngắn, đoản văn trong Đêm giã từ Hànội , ông Mai Thảo đều dùng 1 lối văn rất cầu kỳ đễ diễn đạt tư tưởng.   Tôi đã nặng đầu, khi đọc 'Đêm giã từ Hànội , bởi lẽ rất giản dị là dùng chữ cầu kỳ, văn viết cầu kỳ, đọc phải suy nghĩ nhiều mới hiểu được tác giả định nói gì.  Tuy vậy, tôi cũng phải thú thực rằng nhiều chỗ  tôi chưa hiểu hết.   Chẳng phải câu văn quá hàm súc, chẳng phải chữ dùng qua thâm thúy; nhưng vì quá cầu kỳ nên tối nghĩa và đặt chữ không đúng chỗ.   Tôi không tin rằng ông Mai Thảo thành công rực rỡ, nếu ông cứ tiếp tục mãi.   Viết theo cái thể văn đúng như ông viết trong một Đêm giã từ Hànội , người ta có cảm giác  nặng nề khó hiểu.    Do đó mà người đọc không thể rung cảm nổi, không say mê được.   Đêm giã từ Hànội  là cuốn sách đầu tiên  của ông Mai Thảo.   Tôi thành thực đã mến phục ông đã cố gắng lắm khi đưa ra một lối văn mới mẻ.   Ông không muốn sa vào chỗ tầm thường, đó là điều tôi mến ông .   Nhưng tôi cũng cứ khuyên ông nên giản dị hơn.   Viết cho sáng  sủa, giản dị; người đọc hiểu mình hơn và mình gần người đọc hơn.   Vả lại, viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết không phải  là một luận án văn chương, một luận thuyết triết học, thì sao không cố gắng giản dị trong lối hành văn và cách dùng chữ.   Có cần gì phải đánh đổ độc giả ... Tôi nghĩ, không gì sung sướng  bằng, khi mình nói, mình viết mà người nghe, người đọc hiểu mình, để có thể lòng cùng rung động, cùng vui, buồn , sướng, khoái như tác giả.   Viết ra, in lên sách là vì người khác, chứ chẳng phải để thõa mãn cái ý  thích riêng mình.  Vì, nếu chỉ để thỏa riêng mình, thì khi viết xong, khỏi phải in ra; cứ để trong hòm, thỉnh thoảng lấy ra mà đọc ..."  

    Về truyện phỏng dịch  Ánh sáng miền Nam - cốt truyện  viết theo một phim  của Philippines , do Sở  thông tin Mỹ   phát hành với mục đích tuyên truyền  chính trị,  thuê  Mai  Thảo chuyển thể tiểu  thuyết.    Cốt truyện phim lố lăng, xấc xược, miệt thị dân tộc việt.  Khi phim ra mắt, dư luận báo chí lện án  rầm rộ, sôi nổi.

      xin được trích dẫn một phần bài viết của Duy Mỹ * :
---- 
* bút danh khác của Duy Sinh ( Nguyễn - đức Phúc Khôi /  1936 -       ) , tác giả bài  Đặt lại vấn để sản xuất hỗn hợp , đăng trên tạp chí  Sinh lực số 5 ngày 1.1. 1957).

     "...  Ánh sáng miền Nam đã thất bại  còn là bài học chính đáng trải nghiệm xuẩn động.    Ánh sáng miền Nam là nạn nhân  một cuộc thí nghiệm xuẩn động.   Ánh sáng miền Nam còn là bài học chính đáng trả bằng giá thật đắt cho lớp người nhùng tay vào việc làm thiếu con mắt nhìn sâu; trông xa, sản phẩm phôi thai của một cuộc hỗn hợp gò ép đã dựng một hoàn cảnh xã hội trả giá, thiên lệch, bày lên 1 thực trạng lai căng đầu Ngô, mình Sở- trong đó, không có 1 mẫu người việt, không có một hình ảnh nào điển hình xã hội Việtnam trong giai đoạn lịch sử vừa qua ..."

    Phải nhận rằng  cuốn phim là hậu quả của vấn đề sản xuất dị đồng văn hóa.  Mai Thảo được  Mỹ hợp đồng thuê phóng tác thành tiểu thuyết, thì sự làm giàu văn hóa ngoại quốc thâm nhập là  không   thể  có -  Uyên Thao viết  * :
-----
*  Uyên Thao  ( 1933 -      ) , tạp chí Sinh lực, báo đã dẫn. 

     "... Nhưng ở đây,  trong phạm vi 1 bài báo, chúng tôi chỉ nói riêng tới cái hỏng, cái hay của 1 cuốn tiểu thuyết.   Cái hỏng trước tiên của cuốn tiểu thuyết Ánh sáng miền Nam  như trên đã nói là cái linh hồn của người việt không có trong những nhân vật chính trong truyện.  Từ đấy, người ta thấy biết bao là cảnh trơ trẽn trái ngược nền luân lý cổ truyền của dân tộc.   Yếu tố tấm lý cũng là một nhát búa nặng đập tan sự xây dựng, lỏng lẻo nội dung của cốt truyện.  Những cảnh lẽ ra  phải thắm thiết, nồng nàn, trở thành tẻ nhạt, giả tạo.   Đọc hết hơn 300 trang giấy, người ta chỉ thấy những hỗn loạn của hành động chắp nối, những lời lẽ cầu kỳ mà rỗng tuếch, những cuộc sống khôn hơn [ là ] sự vá víu , pha trộn một cách quá mức hẩu lốn.   Có thể nói rằng Mai Thảo đã vơ cỏ, lượm rác để kết thành Ánh sáng miền Nam ..." 

     Mai Thảo buôn bán văn chương,  không   đặt vấn đề tín nhiệm  với chính bản thân nhà văn, chung qui chỉ vì  ham hố đồng tiền xiết máu  mà làm.

     Tháng giêng cỏ non gồm 10 truyện, vẫn viết theo 'lối văn diễn đạt bằng cảm gíác ' : Tháng giêng cỏ non,  Mở chiến dịch, Người bạn đường,  Giai đoạn chị Định, Bên ngoài ngõ tối,  Đêm tân hôn, Buồng trong, Đêm bệnh viện, Buổi sáng trong nhật ký , Hànội sa đọa.

     So với Đêm giã từ Hànội , thì Tháng giêng cỏ non có chiếu sâu hơn, song chỉ có 2 truyện đặc sắc : Tháng giêng cỏ non  + Giai đoạn chị Định.  Các truyện khác mang  mầu sắc chính trị đặt hàng là tiêu chuẩn chính . viết  đúng yêu cầu chống CS để bán sách cho  bộ Thông tin ,  hoặc  Sở văn hóa thông tin Mỹ. 

     Đêm tân hôn  , truyện có bố cục ly kỳ, thiếu rung động, hình tượng sống giả tạo. Riêng Tháng giêng cỏ non  hay hơn, nhiều mầu sắc, tính yêu thương  và tác giả ờ đây đúng là một nhân chứng thời đại.   

     Gia đình anh Sang  khi còn ở ngoài  bắc làm công cho gia đình nhà của tác giả.  Thuở nhỏ, T  cậu bé Thảo  vòi vĩnh, làm nũng  vối Sang.  Nao bắt Sang cõng Thảo tới trường, bắt trèo lên cây hái trái bàng.  Nhưng đến khi  Sang bị vu  oan , nấu rượu lậu ở làng, khiến sang phải bỏ  quê hương vào tận xứ Nam Kỳ làm công nhân sỡ cao su.   Đã 18 năm,  bặt vô âm tín của Sang; cho tới khi  nhân vật Thảo di cư vào nam , cùng đi theo có gia đình vợ Sang và  rồi, nhân vật Thảo tìm được Sang hiện ở vùng quận tư, mạn Khánh Hội.   Bây giờ Sang đã  có gia đình khác, và Sang cũng biết tin gia đình vợ cũ theo Thảo vào Nam.  

     Khi trở lại thăm Sang lần sau,  nhân vật Thảo thấy 2 vợ của sang chung sống với nhau êm ả.  

     Tả đoạn Sang bỏ đi, Mai Thảo có lời văn   tân kỳ, hấp dẫn người đọc :

     "... Riêng anh Sang , cái nguyên nhân của anh bỏ đi về sau, tôi hỏi  và mẹ tôi có thuật lại.  Số là anh Sang bị làng xóm láng giềng nghi ngờ là đã ra tỉnh báo Tây đoan về bắt làm rượu lậu chôn dấu ở vườn rau một người anh họ con chú con bác với anh.   Người anh họ bị đi tù 6 tháng về tội nấu rượu lậu thật.   Và anh sang uất ức bỏ đi.  Riêng tôi không hiểu tại sao ngay hồi ấy, tôi đã nhất định tin rằng anh oan.   Một phần vì có lẽ anh Sang [ bị ] oan thật , một phần vì anh là một trong những người mà ở làng tôi yêu mến trong suốt thời kỳ nhỏ tuổi ..."

    Sang đi rồi,  nhân vật Thảo nhớ năm xưa , Sang hái quả bàng chất nịch túi Thảo.  Chỉ khi nào nhìn  thấy trái bàng chín , Thảo mới nhớ tới anh Sang :

    ..." Cứ mỗi  mùa bàng chín, tôi ra đầu ngõ nhìn lên là hình ảnh anh lại hiện về qua một nhớ thương phất dịu nhé.  Bàng chín vàng trên kia nhưng không ai hái cho tôi nữa. Đôi khi mẹ anh đi chợ về, vợ anh [ Sang ]  đi chợ, ra đồng lại ghé vào nhà tôi.   Người mẹ già yếu mãi.  Chị Sang lúc nào cũng tư tưởng sầu muộn . (...) Vậy mà chị Sang đã chờ đợi 18 năm.  Hình ảnh người đàn bà bồng con đứng đợi chồng về trong không gian bát ngát và trong thời gian không màu dưới mưa nắng gió bão mùa qua mưa, lại trở về bằng những bóng hình tối xám tro lòng tôi 18 năm.   Người đàn ông ở làng ra đi, ném cả cuộc đời mình vào cuộc phiêu lưu, chắc đã có thừa ý đoạn tuyệt với đoạn đời cũ, những người thân yêu cũ ...".

     Nghĩ đến vợ của anh Sang bơ vơ, tác giả minh chứng qua đoạn văn rất giàu tình thương nồng nàn :

     "... Thời gian nghiêng đi.   Từ ngày gặp anh Sang  đến nay đã được 6 tháng .   Trong thành phố rộng lớn, cuộc sống tiến tới là sự kết thành của những lớp thay đổi mãnh liệt.   Mỗi ngày một màu sắc  mới, một tâm tình mới.   Đôi khi giữa 2 trang nhật báo những tin tức của thất lạc, của thăm hỏi và những người.   Chỉ khuất vắng dài hạn, những người yếu  vợ yếu đuối đi dò thăm một dấu vết nhòa nhạt của chồng con giữa những ngã ba, những đám đông; tôi lại nhớ đến chị Sang, đến đôi mắt chị khắc khoải vời vợi, và tôi lại hỏi rằng không biết chị Sang có còn được ai dành cho chị 1 chỗ đứng bé nhỏ dưới 1 mái nhà nào không ?   Sự cô độc đơn lẻ ở người đàn bà đáng thương kia có là 1 trạng thái vĩnh viễn kéo dài như 1 vệt bóng tối cho đến trọn đời ...."

      Đôi vợ chồng  ngày xưa ấy  họp mặt, người vợ 2 hy sính chỗ dành cho chị cả xấu ở trong gia đình mình.   Giọng văn tác giả ngọt ngào như bánh, mứt : 

     "... Nhưng lần này  tôi đã nhận thấy thêm 1 cái gì mà tôi mong đợi hết dòng suốt 18 năm.   Tôi đứng ngây người ở 1 góc nhà, dưới 1 cùng ánh sáng của lửa bếp, chị Sang, người vợ cả miền bắc , đang ngồi thổi cơm.  Bên gối chị hai, đứa trẽ miền nam tựa vào lòng chị nhìn lửa cháy.   Nghe tiếng động, chị Sang bỏ củi nhìn lên>   Chị mỉm cười với tôi ..."

        Kết luận.-  Văn cảm giác diễn đạt theo lối viết tân kỳ  rất riêng của Mai Thảo  ngay từ tác phẩm đầu tay.   Sự cầu kỳ cần thiết vẫn cần có, song nếu quá lạm dụng, sẽ làm tác phẩm trở nên nhàm chán, gượng gạo, gò bó.  Trước kia,  Mai thảo cũng làm thơ, và  thơ chỉ là thơ của trà dư, tửu hậu.   Còn văn chương, Mai Thảo viết chưa mấy  đều tay, có truyện viết rất giản dị mà hay, có truyện tầm thường  lại nhàm chán.  Tuy vậy, Mai Thảo có giọng văn lịch lãm, đài điếu  thuộc  giai cấp văn chương trí thức tiểu tư sản thời hậu chiến.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét