Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

nhớ nơi kỳ ngộ : vũ hoàng chương / lãng nhân - 15

nhớ nơi kỳ ngộ / lãng nhân
ziên hồng / zieleks , usa ,1997.

                                                         vũ hoàng chương
                                                           bài viết  : lãng nhân

     Năm 1938   - tôi nhớ rõ - vì là năm đến tuổi lập mà tôi chưa có chút gì đáng gọi  là lập.   Một hôm   xuống ấp Thái hà thăm bạn Vũ ngọc Phan, đương ngồi mưa nắng đôi câu,thì một thanh niên chừng 21, 22 tuổi đẩy cửa bước vào.   mỉm cười, trỏ tay giới thiệu:

     - Thi sĩ Vũ hoàng Chương...

   Tôi ngẩng nhìn , thấy khóa mắt ngời ánh một tia nhạo đời ám hợp với cái phong cách khác thường mà trước đó tôi đã gặp khi bạn TchyA cho xem bản thảo mấy bài thơ của thanh niên thi sĩ này: tứ thơ lâng lâng, chữ dùng chọn lọc, lối viết  không giống ai ... 13 chữ chi chít trong tên ký mang đầy đủ dấu ngã, dấu huyền, râu ư, râu ơ, làm tôi thầm nghĩ :'... lại một đấng TchyA  nữa đây ...!'  Cả cái màu da xanh mét phảng phất bóng dáng nàng tiên Nâu nữa, còn chệch đi đâu được !

    Rồi một thoáng bay qua, ngoảnh lại chốc đã mười mấy năm trời: Tàu đi, Nhật đến, rồi Hồ, rồi Điện biên, rồi Sài- gòn ...

    Khi Vũ [ hoàng Chương] đứng đầu hội Văn bút, ngỏ ý muốn ghi tên tôi vào sổ hội viên, tôi có thư
trình bày, thiển nghĩ : tôi đã không muốn dự vào hội này lúc thành lập, vì, thấy do mật vụ cầm chịch. Vả lại,  tôi cho cái tên 'Văn Bút' là kỳ cục: một chữ trong 2 là đủ,2 chữ giống nhau thì khác gì con sinh đôi bên Xiêm la ! [ Thái lan]  Là vì cái tên của trung ương là 3 chữ cái cách nhau bằng 3 chấm P.E.N. , trong đó chữ P đại diện cho Poet ( làm thơ ) , Playwrites ( viết kịch), chữ E đứng đầu chữ Essayists
 ( cảo luận ), Editors ( xã luận hoặc ban biên tập), chữ N lấy ở Novelists ( tiểu thuyết [gia ]. Tóm lại, P.E.N. gồm tất cà các ngành trong văn chương.  Vây dùng Hội Nhà Văn là đủ nghĩa.  Hoặc, muốn  dùng chữ Bút cho gẩn gũi với chữ Pen. muốn cho khỏi trọc lốc, ta thêm hội những người Cầm bút, hoặc  Hội Bỉnh  bút .  Chứ ùng 2 chữ ' Văn bút ' , tôi thấy không xứng đáng cho một đoàn thể quốc tế về văn chương,  chữ nghĩa.

    Vũ [hoàng Chương] đã trả lời :

   - Biết rồi, khổ lắm ! Sóng dính đôi Xiêm la đã chính thứ hóa mất rồi, không thay đổi được nữa ...

                                                                    ***

    Từ đó, tôi bận công việc nhà in, không mấy khi đi thăm anh.  Huống chi, anh cũng thay địa chỉ luôn.  Hết hẻm nọ, đến hẻm kia.  Sau anh dọn lên Gác Mây trong biệt thự của [ cố]  thi sĩ Đông Hồ , lần cuối tôi  đến chơi, là vào mùa xuân Bính thìn . ( 1976 ) 

   Thì ngay từ hôm tết năm ấy, anh đã đoán chừng bọn cán ngố sẽ đến thăm, và sẽ chẳng để cho yên, vì nhớ lại khi xưa Lý Bạch đã gặp nạn vào  năm 62 tuổi như chính anh năm ấy, nện có bài :

                                              Sáu mươi hai tuổi hãy mừng ta 
                                              Cũng Trích tiên xưa, tuổi ấy mà !
                                              Sống chi nhiều nữa, để phôi pha ?
                                              Văn chương đến buổi ' văn nằm ụ'
                                              Tết nhất coi như' tết dối già' 
                                              Tái diễn năm nay màn ' tróc nguyệt' *  
                                              Không chừng vai chính sẽ là .. ta !
                                                                                            VŨ HOÀNG CHƯƠNG
-----
*     Tróc nguyệt : bắt mặt trăng   - trích tiên Lý Bạch khi xưa nhảy xuống xuống sông để bắt bóng trăng, do đó bị chết đuối.          (CHÚ THÍCH:  LÃNG NHÂN )  

    Không chừng ... Mới cảm thấy việc đời có thể xảy ra như ức đoán, thì, cũng cứ theo định mệnh, chứ không khuất phục [ chế độ mới ] , nên anh họa bài thơ tết của Yên Đổ:

                                               Năm nay tớ cũng bảy mươi tư 
                                               Rằng lão, rằng quan, tớ cũng ừ 
                                               Lúc hứng uống thêm ba chén rượu 
                                               Khi buồn, ngâm láo một bài thơ 
                                               Bạn già thửa trước nay còn mấy 
                                               Chuyện cũ mười phần chín chẳng như
                                               Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
                                               Thử xem đời mãi thế này ư ? 
                                                                                              YÊN ĐỔ

    Bài hoạ của Vũ [hoàng Chương]  :

                                               Di cư từ một chín năm tư 
                                               Đón tết, mừng xuân, chỉ ậm ừ 
                                               Có đất ngài đây làm đất hứa 
                                               Gõ đầu trẻ cũng đứng đầu thơ
                                               Ngã ra, thì ngã thân Từ Hải 
                                               Chôn khó, mà chôn giọng Tố Như 
                                              Nợ đã sông Tiền xuôi ngọn nước 
                                              Ai còn đeo đẳng... Vuốt đuôi ư ? 
                                                                                        VŨ HOÀNG CHƯƠNG

     Vuốt đuôi ư ?  Không đời nào !

    Anh nhắc lại bài thơ' Khất nợ' làm năm 1973, khi được giải thưởng [ Văn chương toàn quốc]
 ' một triệu đồng'.  Tưởng gia cảnh đã thư thái, ai biết đâu là trả những nợ lưu cữu cũng chưa đủ !  Còn món vẫn  phải khất lại :

                                                                  KHẤT NỢ

                                                 Thơ đoạn trường kia hãy khất nhau 
                                                 Vay không vợi hẳn, trả thêm rầu  
                                                 Thơ vay bằng huyết tan vào sử 
                                                 Ngọc trả thành mưa đọng dưới lầu 
                                                 Trước đã trời xanh vay má phấn 
                                                 Rồi xem biển lớn hóa nương dâu 
                                                 Mình vay mình hãy riêng mình biết
                                                 Để trả cho mình những kiếp sau ...
                                                                                                  VŨ HOÀNG CHƯƠNG

   Vay của người, lại vay của mình, đem tâm huyết vào thơ để trả cho người ta và trả cho mình mãi mãi về sau, thi sĩ có những mơ tưởng sòng phẳng thoát trần như thế, ai mà đồng ý được, nên lời thơ như khẩn khoản nguyện cầu :

                                                       Ta van cát bụi trên đường 
                                                       Dù dơ, dù sạch đừng vương gót này 
                                                       Để ta trọn một kiếp say 
                                                       Cao xanh, liều một cánh tay níu trời 
                                                                                                       VŨ HOÀNG CHƯƠNG

   Khi nghe tin anh bị bắt, tôi đến Gác Mây, thì nghe chị Chương thuật lại :

    - Khoảng tháng 4, một [tốp] công an đến đây, giơ một bản giấy ra đọc :  ' Sau khi Giải phóng,
 Vũ [hoàng Chương] còn cho phổ biến những bài thơ chống phá Cách mạng.'  Rồi họ hùng hổ lục soát từng cuốn sách, từng tờ bản thảo, tong hơn 2 tiếng đồng hồ.  Suốt trong thời gian này, nhà tôi ngồi thẳng người, mắt nhắm nghiền, nét mặt không lộ chút nào hờn căm hay kinh ngạc, họ hỏi gì cũng không trả lời, thỉnh thoảng có hơi nhún vai.  Kiểm điểm xong, 2 [ người ] công an đến xốc nách nhà tôi , dìu ra cầu thang, đưa lên xe, nói là đem về khám Chí hòa ...

        Rồi một hôm, một người bạn đưa lại cho tôi bài thơ, nét bút của nhả tôi nguệch ngoạc, run rẩy, đọc mãi mới ra :

                                                 Thấm thoát vào đây tháng đã tròn 
                                                 Lông hồng gieo xuống nặng bằng non 
                                                 Một mảnh chiếu lẻ hồn tê tái 
                                                 Hai chén cơm rau xác mỏi mòn
                                                 Ngày đến bữa ăn càng nhớ vợ
                                                 Đêm về giấc ngủ lại thương con 
                                                 Dù bao nước chảy qua cầu nữa 
                                                 Há dễ gì phai được tấm son...
                                                                                                  VŨ HOÀNG CHƯƠNG

   Bốn tháng sau, Vũ [ hoàng  Chương] được phóng thích.  Lúc này, nghe nói, thân hình đã tiều tụy lắm rồi. Được 5 ngày, thì anh vào giấc ngàn thu . []

                                                                                  ( kỳ sau: Lê đại Thanh + Ngô hùng Diễn )

            lãng nhân 
                                               

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : phạm thái - nguyễn ngọc tân - 28

lược sử văn nghệ việt nam 1900- 1956 /
nhà văn hậu chiến  1950 - 1956 :
 phạm thái - nguyễn ngọc tân

                                                                              Tiết 5
                                                          PHẠM THÁI - NGUYỄN NGỌC TÂN
                                                                       ( 1923 -     ?  )
     Tiểu sử.

     Phạm Thái  tên thật Nguyễn ngọc Tân.  Sinh 1923 ở Cần thơ, nhà văn trong nhóm Tự quyết.  Đã xuất bản: Truyện 5 người thanh niên ( Tự quyết tái bản, Saigon 1954) và một truyện dài đăng dang dở trên báo trự quyết, sau bị cấm.  Học ở Collège de Cần thơ trước 1945.  Năm 1943 được giải thưởng văn chương của Hội Khuyền học Nam kỳ, nhiều năm sống lưu vong ở Nam vang, vì chính phủ Ngô đình Diệm bắt bớ.  Cuối nắm 1963,  cuộc đảo chính  kết thúc Đệ 1 Cộng hòa, và năm   1964 , ông trở về Saigon.

    Phân tích khuynh hướng + tác phẩm chính.

    Truyện 5 người thanh niên , theo kiểu nói của Paul Bourget, J. J. Rousseau' truyện dài theo lối viết thư' mà Trung hoa gọi là xích độc.  Trần huyền Trân trong tập truyện ngắn Lẽ sống cũng viết thư ,  và Phạm Thái kết hợp nhiều thư thành truyện  dài Truyện 5 người thanh niên.  Thể văn cổ điển  này người viết phải có nghệ thuật cao và điều kiện cốt yếu là phải có kỹ thuật biết sử dụng văn thể + dàn bài + bố cục chặt chẽ.   Ít đối thoại, đó là đặc tính thể loại xích độc.

      Phạm Thái - Nguyễn ngọc Tân , nhà văn, có chủ quan định hướng, khi viết tiểu thuyết lập ý.   Trên 30 lá thư của 5 thanh niên : Hữu, Lưu, Phương, Ngọc + Trang  và vai phụ lại là vai chính, tên Thu.   Thường ra, tiểu thuyết, thì vai chính thường là phụ nữ, có như vậy mới dễ lôi cuốn người đọc .  Ở đây, hình tượng người đàn bà là nhân vật thường, rất ít xuất hiện, lại là nhân vật chính - vậy mà truyện vẫn  say mê, linh động.  Tuy rắng chưa đạt được độ cao tuyệt đối như cô gái Do Thái hay Marie trong tiểu thuyết chính trị của Virgil Gheorghiu trong tiểu thuyết  Người lữ hành đơn độc ( bản tiếng pháp: L' homme qui voyagea seul) -  chỉ cần  một người đàn bà tiễn chân chàng sinh viên thi sĩ lên đường quân ngũ, qua một cái vẫy tay từ biệt.  Vai chính dẫn cô gái Do Thái đi lấy lương thực, truyện vẫn được xét vào truyện hay nhất về nội dung lẫn kỹ thuật viết.   Ở Việtnam, hình như, chỉ một Phạm Thái độc nhất vô nhị sử dụng truyện dài bằng thư thật tài tình .  Nhân vật điển hình  : Hữu, Ngọc là cải cách viên ôn hòa - Phương, Lưu, những nhà cách mệnh chuyên nghiệp , Trang văn sĩ, và Thu, người yêu của Phương, là vợ Hữu .

   Hữu thì chỉ biết có tiền, làm thế nào kiếm được nhiều tiền.  Khi có tiền rồi thì phung phí, như để trả thù cho những phút khó nhọc kiếm được.  Chỉ còn một cách là phá tiền kiếm ra một cách không uổng !  Xã hội chỉ còn là một trường thương mại đối với Hữu, không cần biết đến vận mệnh dân tộc ra sao ?   Nhìn bạn bè chỉ qua nhỡn quan đồng tiền, và đây là bạn bè, dưới mắt Hữu:

    '... Không hiểu cái quái gì đã chạy ngang đầu óc chúng mày  mà thình không, thằng Lưu lại bỏ sở  làm đi tu, may thì lùi về vườn như một thằng trốn nợ hay bị gái làm mất mặt ...'

    Nghĩa tùy thời  xử thế của thánh nhân, dưới con mắt mỗi người áp dụng khác nhau. Với Hữu, chỉ là tùy thời, áp dụng phương pháp lam tiền cho có kết quả, bởi, tiền giải quyết được tất cả nhu yếu con người :

    '... Cái nghĩa tùy thời lớn như vậy thay! Thì chúng mày còn hy vọng làm được gì hơn nữa.  tao chỉ thấy có hưởng thụ là thượng sách.  Mà muốn thì cứ làm sao cho có nhiều tiền.  Những tờ giấy xanh đỏ có đề số trăm, chục kia dơ dáy thật, nhưng, sẵn có thì đời không thiếu bạn bè, không vắng tình nghĩa ..'

   Nhân vật là bạn của Hữu bị thất tình, về quê khuây khỏa - thì Hữu cho rằng Ngọc sẽ hãm hiếp con gái quê, mu trinh tiết bằng tiền là được.  Quan niệm mua bán ái tình bằng sức mạnh đồng tiền trong đầu óc bọn tư sản mại bản, tất cả chỉ gỉải quyết bằng tiền là xong :

    '... A ha ! Ngồi đây mà tao cũng thấy được bộ mặt công phẫn của mày.  Phải ! Tôi biết cậu Hai Ngọc là người giàu lương tâm lắm.  Không bao giờ cậu chịu dùng tiền bạc đánh giá ' chữ trinh' một người con gái, dù con gái của tá điền cũng vậy.  Đó là lý tưởng của mày, nhưng theo tao, nó chỉ là một cái ngốc lớn.  Con gái nhà quê lúc nào cũng mơ ước thị thành.  Một ngày ' dựa mang thuyền rồng' còn hơn chín tháng' nằm trong thuyền chài', không thất trinh với mày, rồi thì, cũng đến lấy một thằng chồng chăn trâu hôi hám và cục súc, [ thì] đàng nào hơn ?   Phương chi, với mày đã thỏa mãn chí bình sinh ước nguyện, còn được thêm mấy trăm bạc mua sắm: nào xà-bông Cô Ba, nào dầu thơm, quần lanh, thích chán !  Riêng về tương lai họ, hãy nghe lời người kinh nghiệm:  'đừng lo gì cả con ạ .  Họ chẳng khổ vì chút đó đâu ? Chồng họ sau này ư ?  Những anh chàng nông phu đầu tóc tối đen như đêm ba mươi ấy, họ có biết trời trăng gì đâu mà mày bao đồng. mà cho rằng họ có biết đi, rồi họ làm gì mày ..? '

   Còn Phương tư -sản mại- bản,  thì,  có một nhân sinh quan rẫy chết.  Theo Phạm Thái,  còn hình ảnh nào nhầy nhụa hơn là không tả đời sống, ý nghĩ dơ bẩn, khinh miệt tất cả vì tất cả, đều do mãnh lực đồng tiền quyết định . ( le fétéchisme de l'argent ) .  Thấy kẻ khác không làm điều tồi bại thì cho là ngốc.  Hình ảnh này :  con đẻ chế độ thực dân phá sản , bọn phong kiến, mại bản - chúng biết việc làm dơ bẩn, nhơ nhuốc; song,  nếu thấy kẻ khác không làm, chúng dử theo chúng để kéo bè, kết cánh - Và, nhân vật Hữu , điển hình cho mẫu người ấy.

   Đến  nhân vật Trang,văn nghệ sĩ thích đi du lịch đây đó, và tiêu tiền không chút tiếc tay, lối sống phóng túng của nghệ sĩ bao giờ cũng mang chất ngông cuồng, tiêu tiền hết thì lại tự giải thích' thế là phải,  là đúng',  còn mượn ý thi sĩ Lý Bạch phán :  tiền tiêu hết lại có tiền .( Thiên kiêm tán tận hoàn phục lai) .

     Lối nhận xét tỉ mỉ về nhân vật  với nhỡn quan sâu sắc của một nhà văn; đến nước nào là muốn tìm ngay nền văn minh nước ấy, rồi, không quên kể cho bạn bè nghe- ấu cũng là một cách phổ biến tư tưởng, chẳng khác gì viết, hoặc, in một tác phẩm vậy :

    '... Ngọc ? Nếu mày không muốn bạn mày bị chủ trọ làm nhục, bằng cách liệng va-li ra đường và cho chổi cùn nựng đít, thì mày phải ra nhà giây thép [ bưu điện]  gởi ngay cho tao cái' mandat'  2 trăm bạc.   Và nhanh lên nhé... Cái thư thứ nhất là đi xem lò khom ở mấy rạp nhỏ trong xóm lao động.  Đi xem lò khom ở mấy rạp nhỏ, mầy sẽ được cái vui sống vài giờ với những người lao đọng mộc mạc hồn nhiên để vui với những tiếng cười ngây ngô, nhưng trong trẻo, những cái cười ròn tan sung sướng của hạng người sống trong u tối dành dụm cả tuần mới có 5 cắc bạc mua cái giấy[ vé] hạng chót.   Mày tưởng rằng hát khom nổi tiếng ở Cao Miên [ Cambodia]  người mình xem không hiểu à ?  Lầm to rồi !  Ảnh hưởng người mình trên này to lắm !  hát bằng tiếng Miên thật, nhưng có thông ngôn lại không sót một tiếng.  Hơn nữa, cái vui của lối hát này, là ở chỗ thông ngôn lại
[ bằng] tiếng Việt đấy ...!' 
         LÁ THƯ TRANG GỬI NGỌC

    Sau khi Trang và Chương về Sài gòn có gặp Hữu, Đây, Chương họa sĩ, mời Hữu đến thăm phòng vẽ.  Cảm tưởng mua tranh của Hữu chứng tỏ rằng: có tiền giúp đỡ văn nghệ sĩ , như gián tiếp đề cao giá trị cá nhân mình,:

     '... Trời đất ơi ! Bỏ xe ngoài đường, đi lòng vòng xóm lao động Bàn Cờ một hồi lâu mới đến cái ổ chuột của tụi nó.  Trang mò mãi trong bóng tối mới mở được cửa, đánh diêm, đốt đèn cho thằng Chương, mở tủ lấy xấp tranh ra [ cho] tao xem.    Đen dầu lửa tù mù, nhà thấp  sùm sụp, bịt bùng, nóng tháo mồ hôi.  Tao xem chẳng thấy hay đẹp gì ráo trọi, nhưng cũng khen bừa, rồi bỏ 2 trăm bạc mua một bức tranh sơn, vẽ cô thiếu nữ mơ màng trước bóng rèm trúc ..'

    Tiếp theo thư phúc đáp, Ngọc nói đến hoàn cảnh sống thối tha của Hữu:  tiền là cứu cánh, có tiền mua tiên cũng có.  Ngọc của Phạm Thái mổ xẻ tâm ly Ngọc chán chường, sau khi dự bữa tiệc :

    '... Đời thối tha làm cho mày chán, tao và tất cả bạn bè không ai chối cãi điều đó.  Nhưng chán đời rồi đâm đầu vào vũng bùn trụy lạc là một hành động dại dột vô cùng.  Dùng ăn chơi để chữa bệnh, có khác nào máy lấy' aspirine'  mà chữa trị nhức răng.  Nhức răng uống một viên' aspirine'  vào thấy công hiệu ngay.  Nhưng còn thuốc còn đỡ đau, chất thuốc hết cái đau như cũ, vẫn y nguyên đó, không chừng lại còn tăng thêm phần thấm thía nữa là khác.  Nghề ăn chơi cũng vậy, đâm đầu vào ăn chơi để tìm vui ít nhiều thật, nhưng một khi canh tàn, rượu tỉnh, một mình đối diện với chính mình, mày sẽ thấy cái buồn chán, tạm ẩn trốn dưới đáy lòng từ từ hiện lên, thâm trầm khắc nghiệt hơn trước bội phần.  Bởi lẽ đó,  càng chơi càng thấy buồn, càng  chơi tận, chơi liều, những thằng
trụy lạc  bao giờ cũng rốt tới cặn phóng đãng... Tình bè bạn ấy, nếu tao không lầm, nhiều lần đã làm cho mày cảm động, phải vậy không ? Cảm động trước sự chân thành của tình bạn, nghĩa là, dám nhìn nhận rằng trên đời này cũng còn vài thứ để không nói rất nhiều chịu ảnh hưởng của đồng tiền.  Nếu tình bạn bè mua được bằng tiền, thì, mày sẽ thấy rẻ hay mắc [ đắt], với óc con buôn, quen ước lượng món hàng chờ đợi nào lại thấy lòng mày rung động !  Sự thật này làm sao đánh đổ, phủ nhận nó được ? Xa hẳn một chút nữa, thử hỏi mày, câu này liệu mày có bỏ ra vài vạn bạc mà hưởng được cái vui thâm trầm  của Lưu, khi đọc được một quyển sách hay không ?  Liệu dùng cái gia tài, để xin Trang chia cho mày một chút cảm hứng sôi nổi cho mày thành nghệ sĩ như nó có được không ?  Không à ?  Thế sao dám nói liều mạng' có tiền mua tiên cũng được'...?

    Người sẵn định kiến, đó là bọn tư sản mại bản.  Hữu dù voi đồng tiền là quý nhất, thì không dễ gì mà lá thư của Ngọc, dù rất hay, cũng không thể cải tạo suy tưởng, một khi đã thành hành động: là con buôn, con mọt sách, phong kiến,  phóng đãng thì đều phải nhìn nhận hình ảnh  chiến sĩ cách mạng là lý tưởng:

    '... Giữa lúc mục đích tối thượng của mọi thằng là ô-tô, nhà lầu, [ thì] thằng Phương lại đi kêu gọi thiên hạ hy sinh để làm cái việc mà bước cuối cùng chắc chắn là xà-lim ở Côn Lôn, tao hỏi mày, còn ma nào mà chịu theo nữa ?  Việc làm của nó là một sự vô nghĩa mù quáng, hy sinh tầm bậy, vô ích .  Thôi trời chiều lòng người chưa có, một ngàn thằng Phương cũng không làm nên trò trống gì được ...'

    Thật đúng lý luận  bọn mại bản.  Làm cách mệnh đối với họ , tìm sung sướng là nằm dưới gốc, chờ sung rụng.   Chưa có thời thì chưa làm, co cơ hội đầu cơ buôn bán là lao vào.  Trục lợi là thấy gì lợi trước mắt, lao đầu vào. Bạn mình có em gái đẹp, năng thăm, lợi dụng cơ hợi, đó là đầu óc con buôn.  Còn Ngọc thì nhớ tới  Phương, tất nhiên phong độ, cốt cách người làm cách mệnh là lý tưởng- xã hội tiến lên hay lùi lại do công lao lớp người ấy :

    '... Không bao giờ tôi quên được mấy câu tyrongt hư viết cho anh Ngọc :' Chiến sĩ là những người đan len cách mạng rút ruột tằm, kết áo ngự hàn cho dân tộc.  Họ đành mải đan thật nhiều để rồi đông đến, riêng phần mình vẫn mang chiếc áo cũ bạc màu'.  Bao nhiêu hy sinh để rồi phải nói một câu chua xót.  Nhưng Phương ơi ! Xin anh đừng lo ngại.  Đời có thể quên anh, nhưng nhất định anh sẽ sống mãi trong lòng em.  Và lúc nào em cũng hy vọng một ngày kia.  Hy vọng một ngày kia ...'

    Người làm cách mệnh phải hy sinh tình yêu, quyền lợi cá nhân, phục vụ đất nước. Hy sinh quyền lợi đến mức tưởng rằng vật chất không đáng kể, giữ vững lý tưởng đã nối.  Quần áo rách không biết, phải   nhờ khâu vá, lúc cần, Thu thương xót cho người tình :

    '... Quần áo rách  đến nỗi phải đi nhờ người khâu vá, Phương ơi ! Tại sao em không được sống bên cạnh anh để có dịp trổ hết tài nội trợ mang lại cho đời anh đôi chút êm ấm, giúp anh quên bao nhiêu lao khổ, nhọc nhằn.  Hân hạnh thay cho người đàn bà nào đã được cái diễm phúc dâng đới mình cho chiến sĩ ...' 

     Thu không nghĩ rằng  không thể lấy được Phương đâu ?  Nhưng hoàn cảnh  lại phải làm vợ Hữu .  Nhưng đối với Hữu, hiện thân  sa đọa thường trực.   Bọn tư sản mại bản thối nát , lúc cùng có thể  làm Câu Tiễn .  Lập trường của kẻ là tư sản mại bản, gió chiều nào che chiều ấy, lợi trước mắt quan trọng hơn.  Sự thay đổi thái độ của Hữu, về quê thăm Ngọc. bởi Ngọc có em gái đẹp.  Và sự khinh miệt nông dân bắt đầu thay đổi:

    '... Phần lớn  người mình, nhất là no6ngd ân hiền lương an phận thủ thường ở thôn quê, đồng ruộng; lúc nào cũng còn giữ được những đức tính cần kie65mli6m sỉ cố hữu của tổ tiên nga2yt rước.  Sống gần Ngọc, tao mới hiểu được tại sao át điền của tao, tư trước đến giờ, lúc nào cũng gian dối tham lam ương ngạnh và nịnh hót.  taod 9a4 hiểu lầm mà khinh miệt họ, đã ỷ vào tiền của, vào quyền thế mà ăn ở cạn tàu ráo máng với họ nhiều quá rồi ...'

    Là bọn khuynh tả, khuynh hữu, như đứt giây từ trên trời rơi xuống, sự hối hận, giác ngộ không là hối hận, giác ngộ thật lòng.   Hữu giác ngộ chỉ cốt lấy lòng Ngọc, vì, cô em đẹp , quyến rũ mà yêu nông dân, điều ấy có, nhưng, mỏng manh lắm :

    '... Chỉ  một câu chuyện nhỏ nhặt này, cũng đủ thấy tao đã sống xa người nghèo hơn Ngọc.  Hôm mới đến vừa thắng [ phanh] xe trước cửa rào Ngọc,  còn chờ người ra mở cửa cho xe vào, thì trẻ con lối xóm bu lại coi đông nghẹt, rờ rẫm chiếc xe; thiếu điều sạch bụi.   Một thằng bé sơ-mi vải ta quần cụt đến thoa cánh cửa xe rồi quay lại nói với con chị ' ông này giàu hơn cậu Hai với cô Ba mình nhiều lắm phải không chị'.  Con chị lườm một cái  ' Sao mày biết ?'.  Thằng bé nghinh nghinh ra vẻ hiểu biết.  Không giàu lớn sao người ta lại có xe ' Tắc-xông' *, còn cậu Hai mình không có.  Cậu Hai không có xe là tại không muốn mua, chớ bộ nghèo hơn người ta sao ?  Một chục cái bây giờ cô Ba cũng mua nổi, nữa là một cái '.   Thằng bé em cãi lý :' Mua nổi sao không mua chạy cho cho sướng đít để đạp xe máy cót két như xe bò ...'
------
* Traction - tiếng Pháp.

    Hữu chịu tang xong, số bà con không thân thuộc đến viếng, khóc lóc.  Cháu vợ khóc chú dượng, vì thấy gia đình Hữu giàu, nên, Hữu phải mở két  chi nhiều tờ giấy 5 trăm, sót của hết sức.  Hữu tiếc tiền, lại bắt đầu thấy  chán ghét đồng tiền , nhưng ,đây không phải là thực chất kẻ dùng tiền làm phương tiện :    

     '... Muốn lên Ngọc nằm ít lâu, nhưng lúc này Ngọc nhiều việc phải  làm, lên nằm mất cả thời giờ quý báu của Ngọc đi.  Bây giờ thấy đời sống như thằng Phương, thằng Trang là tuyệt thú.  Có một cái gì để theo đuổi, theo cho say mê cuồng nhiệt, theo cho quên tất cả bao nhiêu cái nhỏ nhen hèn mọn của con người.  Thoát ly khỏi  vũng bùn nhơ nhớp của tiền bạc, vật dục, đó là điều khao khát vô cùng của Hữu trong những ngày buồn nản say mê này ...'

    Phương, Trang từ chối hôm nay, dầu người cách mệnh, nhà văn phải đâu không biết vợ đẹp, thích con khôn, phải đâu họ ít tình cảm ?  Họ còn hơn người thường nữa, dễ rung cảm bén nhạy.  Nhưng, không ngồi bó gối , trong khi xã hội thối nát, thực dân thống trị, độc tài xu nịnh theo phường xâm lược ngồi mát ăn bát vàng.  Phương lưu lạc hoạt động ở Lào, còn Lưu ở trong nước dò xét tình  thế -  vậy mà Hữu mại bản cứ tưởng họ chán đời như muốn đi tu.  Kể lại cho Ngọc nghe sinh hoạt văn minh cổ truyền nước Lào, Phương viết :

    '... Âm nhạc Lào , theo Phương thì tuyệt.   'Khène'  là một cây sậy làm bằng những ống trúc nhỏ, dài, ngắn khác nhau, khép chúng lại thành hình dáng na ná như cây  súng.  Tiếng' khène' có một sức mạnh diễn ta vô cùng, khi nó buồn buồn như rừng núi, lúc nó lại véo von vui say như một cuộc tình duyên chớm nở.  Nó rất khó thổi, phải nhiều năm luyện tập mới thành nghề được, nên ngày nay không mấy người thanh niên biết chơi hay.  Thỉnh thoảng mới gặp được người thổi hay mà hầu hết là các ông già đã có một thời [ thanh niên ] mãnh liệt trong tình trường.  Nhiều khi đêm nằm không ngủ được thốt nghe tiếng' khène' trổi dậy trong vắng lặng của rừng khuya, Phương thấy buồn dai dẳng không thôi.   [ Có ] khi như mê ly, vì đã gửi trọn hồn mình vào trong giọng' khène' người nghệ sĩ vô danh nào đó; quên cả trời khuya, sương lạnh, kéo dài khúc nhạc mãi cho đến khi gà gáy sáng  làm mình phải thức theo cái buồn trong lòng lại thấy vương thêm nằng nặng ...'

    Đàn hay, gái đẹp không đâu bằng đất Lào ! dáng hiền lành thục nữ, khi chiều về trên sông   Nền văn minh xứ này minh chứng bằng tiếng ' khène ' và nét duyên  và nét duyên dáng hiền lành thục nữ khi chiều về trên sông Cửu Long, nhìn sương tản mạn, và bên kia, đất Thái Lan.  Nhiều bài hát nên thơ của
' phù sao' [ con gái ]  đi  'tắc nặm '[ gánh nước]- bao nhiêu vẻ đẹp nhìn trìu mến khách phương xa... Phương , nhân vật truyện của Phạm Thái , ghi được nếp sống người trai, cô gái xứ Lào thật đặc sắc :

    '... Ái tình  với họ không chỉ là nhục dục. Nó là một cảm thông quý hóa lẫn với khoái lạc, một cái gì vừa tục lụy mà tạo hoá dành riêng cho con người chưa bị văn minh vật chất làm hư hỏng.   Cô gái Lào yêu không tinh toán, yêu không nghi kỵ.  Không nghĩ đến ngày mai, yêu để yêu, yêu vì yêu, luôn luôn hoàn toàn tin tưởng ở người yêu đã tiếp đón mình.   Mấy năm gần đây, sở dĩ có một vài điều thay đổi, là , vì nhiều người lên trên này theo gương xấu làm cho người Lào đâm ra nghi kỵ, giữ gìn hơn trước.   Mặc dầu vậy, thằng bạn của Phương vẫn quả quyết rằng thằng nào lên đây một tuần lễ mà không có nhân tình , thì chỉ còn nước là bầm ra làm mồi cho cá ...'

    Người chiến sĩ cách mệnh không khác nhà văn cách mệnh, là những người đồng hành thân cận bên nhau. Đây là bệnh đồng thanh tương ứng giữa Trang và Phương :

    ' ..Thì ra  chỉ có sự hy sinh của những thằng chiến sĩ như mày mới hoàn toàn cao quý và ý nghĩa, vì nó không hề tơ vương, ích kỷ, không bao giờ khô khan và vô bổ được.  Người ta có thể thành nghệ sĩ vì bản tính thiên nhiên, vì tình yêu, vì tự ái,không đủ nghị lực gánh chịu phần đau khổ của kiếp người.  Nghệ sĩ như kẻ thư hành đã chọn con đường nghệ thuật vào đạo lý để tìm chốn dung thân. Riêng người chiến sĩ lấy dân tộc làm lẽ sống, lấy cách mạng làm nguồn vui, chiến sĩ đã can đảm, nhìn vào sự thật, nhận lấy thử thách, tình nguyện hiến thân mình làm chất phân vun bón đoá hoa sinh tồn cho nòi giống.  Lặn lội nơi rừng sâu, núi thẳm, tàn phế... mòn mỏi... phơi xương nơi hoang đảo, chiến sĩ có bao giờ đòi hỏi chút gì bù lại đâu.  Họ chỉ thấy mình cần phải làm bổn phận.  Làm bổn phận , để rồi quay cuồng trong kiếp sống chật vật hàng ngày, nhiều khi vô tình, dân tộc lại quên dành cho họ một chỗ sống tong lòng mình ...'

    Một Scipion giúp dân thoát khỏi ách dày xéo của Annibal, rồi lưu lạc nơi đất người đến vong mạng, phút lâm chung, thốt : ' Ingrate patrie, tu n'auras pas mes os ' * - thì Phạm Thái định nghĩa vai trò chiến sĩ cách mạng ô danh rất đúng.  Cho đến khi Hữu xin ăn hỏi Thu, Ngọc bèn hỏi ý kiến Lưu, trang.  Lưu cho Thu đã lớn cần để nàng tự do lựa chọn.  Trang cho là thiếu xưng đôi vừa lứa.  Hơn nữa, Phương và Thu đã yêu nhau.  Còn Ngọc không muốn Phương bận bịu lỡ dỡ trên đường cách mạng, quay lại với tình yêu, nên quyết định để Thu lấy Hữu.   Ngọc gửi thiếp cưới báo tin Phương ( nhờ Lưu chuyển ), Lưu cũng giấu nhẹm Phương; mãi sau này, Lưu viết cho Phương có những đoạn vô cùng thảm thiết :
----
* Tổ quốc tệ bạc kia ơi! mi không có nắm xương tàn của ta rồi ! 

    '... Giờ đây,  kết luận, tôi muốn mượn mấy câu thơ của thằng Trang để nhắc Phương nhớ rằng chúng ta còn nhiều việc phải nghĩ đến, hơn là ngồi ôn lại những nỗi đau buồn cũ, vì:

                                               Nhưng éo le thay anh chót sinh
                                               Một thời mưa gió, rộn quanh mình 
                                               Nên anh không thể trong bình thản 
                                               Thong thả ngồi yên chuốc rượu tình

                                                Tuy biết bên mình có kẻ yêu
                                                Song tình non nước nặng hơn nhiều
                                                Anh đành dứt áo đi theo tiếng 
                                                Nhạc ngựa vừa reo với gió chiều...'

    ' Trong mộng mị tìm được một tình yêu muôn thuở ', nói như , Rostand - hẳn rằng đúng tâm trạng Phương. Còn Hữu,  tâm trạng  tên đại diện mại bản :  chơi hoa rồi lại bẻ cành như chơi  - đối xử với vợ tàn bạo, đến nỗi cô gái đẹp ấy chỉ còn biết thở than cùng Trời- rồi gọi Phương trong câm lặng, im nín, và ghi vào nhật ký, như trút ẩn ức cho anh trai chia xẻ :

    '... Ngày nay, em  không còn phải giấu giếm, nhất là, giáu anh. Lòng em đối với Phương như thế nào, anh còn lạ gì nữa !  Ngày Phương từ giã anh để đi xa, đưa thư Phương cho em đọc, lúc ấy, có lẽ anh đã hiểu em lắm rồi.  Nhắc đến Phương, em không có gì trách móc má với anh đâu, anh đừng nghĩ ngợi gì đến việc ấy.  Má và anh đã tin tưởng rằng cho em về ở với Hữu là xây dựng cho em một cuộc đời vững chắc, nhưng, chuyện bất thành chẳng qua là số mệnh.  Em nhắc đến Phương là muốn cho anh  nhận thấy, biết đâu nỗi đau buồn của em may ra anh có cách gì giúp em không, thế thôi !  Đời bạc phước không được làm vợ Phương.  Em muốn suốt đời tôn thờ kỷ niệm của anh ấy trong  tâm khảm.  Nhưng nay , kỷ niệm ấy đã bị Hữu giày đạp một cách phũ phàng, bóp chết nguồn an ủi cuối cùng của đời em, thật em không còn gì để sống nữa ... Đúng , như lời em đoán hôm nọ, Hữu bỏ đi, không phải  là để chấm dứt câu chuyện.  Chiều hôm kia anh ta trở về, chở theo trên xe bạn bè ăn chơi, toàn  hạng mèo đàn chó điếm.  Về đây, họ bày ra ăn nhậu, hút sách : và cờ bạc tại nhà.  Dư  hiểu , anh ta cố y khêu gan mình, em âm thầm bỏ lên phòng nằm để mặc cho bọn họ ăn uống, say sưa, hò hét, nói tục.  Hy vọng chọc tức em cho em gây gổ, để kiếm cớ làm dữ, mà thấy em nhịn nhục, hữu liền xoay cách khác. Nửa đêm mưa gió rầm rầm anh ta cho đầy tớ lên kêu giật ngược em dậy, bắt nấu cháo gà đãi khách.  Em tức quá, nhưng nghĩ bây giờ có cưỡng lại cũng vô ích, đành thức dậy dầm mưa đi bắt gà làm thịt.  Cháo chín, em dọn mâm bưng lên,sắp đặt đãi cháo cho mọi người, không dám tỏ  chút gì là bất bình.  Hữu bất thình lình đánh em một cái bạt tai, rồi chửi : ' Đồ đàn bà hư !'.  Không sao nhịn được nữa, em đứng dậy, nghiêm nghị trả lời :' Dầu sao cũng là vợ chồng, anh không nên tàn nhẫn như thế ! Khách khứa của anh toàn là những người không xứng đáng mà anh bắt tôi phải phụng sự  như thế, anh không sợ mang tiếng cho anh sao ?' Em chỉ nói được bao nhiêu là Hữu xộc tới đấm đá túi bụi, miệng chửi um xùm. ' Làm cao nè, mày trong sạch trinh tiết lắm sao mà dám khinh rẻ bạn bè tao ? Đồ  con nhà không có giáo dục'; thế là quá rồi. Em nói liều:' Anh không bằng lòng thì chúng ta cứ ly dị nhau, cho tôi về với cha mẹ, anh tìm vợ khác, chớ anh chửi bới như vậy, tội nghiệp má tôi lắm !'  Tới bây giờ nét mặt hung ác của Hữu , lúc ấy em thấy rợn người.  Hữu hăm trả thù giết Phương ...'

     Thì chẳng cứ gì một Hữu tư sản mại bản trước giai cấp cách mệnh , bây giờ vẫn còn nhiều bọn như Hữu.  Ở nước Nhật chẳng hạn, trong một phim, trong vai nhân vật Phú Sơn sỉ nhục Kim Chi bao nhiêu, thì Hữu đã sỉ nhục Thu như thế.  Sự có mặt Hữu trong phim cách 3 năm sau, hẳn vẫn giống nhau, ở tư cách bọn phá sản mại bản khắp trên thế giới là vậy.  Phương viết thư và để địa chỉ nhà Ngọc, mật thám biết tông tích, nên , chẳng bao lâu khi Phương trốn về Thất sơn, bị Hữu tố cáo ,  Phương bị bắt.  Phạm Thái cho nhân vật truyện thêm kinh nghiệm làm cách mệnh, thì nên lưu ý tới nữ giới: một lợi khí vô cùng nguy hiểm. Người cách mệnh tạm quên tình yêu, chỉ là cách tự  diệt bản năng thiên nhiên, khi bùng dậy nồng nàn mạnh hơn lý trí rất nhiều.  Vào khám, Lưu và Phương vẫn hiên ngang, chẳng hề sợ ngục tù, bởi, họ dám hy sinh thân mình cho lý tưởng :

    '... Đứng có buồn, có gì đâu mà phải buồn ! Đời chiến sĩ phải đi đến chỗ này, chúng ta đã biết chắc như vậy từ lâu rồi cơ mà ...'

    Biến chuyển chính trị thay đổi: 1945 tư sản mại bản phá sản, Hữu trở thành một chính trị viên , sự hối hận về hành động quá vãng là thực ! Nhưng,  phải trả bằng cái chết liều thân ở mặt trận,  vì,  Hữu đã giết chết  2 nhà cách mệnh : Lưu và Phương, cả hai đã thắt cổ tự tử trong Khám lớn Saigon .  Hữu còn thêm tội nữa, hối hận về việc xử tệ bạc với vợ ( Thu) và anh vợ , Ngọc.   Phản ứng tâm lý, thì lý tưởng của Thu, vợ khác Hữu, chồng.   Hữu là người của phe khác, còn Thu, Ngọc, Lưu Phương , những chiến sĩ yêu nước :

    '... Đọc thư của  Hữu, dù là thư của Hữu, người kháng chiến phe khác anh em  , cũng thấy mình 
có tội với linh hồn của Phương rất nhiều.  Em không thể nào tin tường lời nói của Hữu được.  Một người vì một việc vật chất nhỏ nhen đã đang tâm giết bạn và xử tệ với vợ, thì ai dám tin rằng người ấy có thể trở thành người được...?  Hơn nữa, qua lời nói của Hữu, em chỉ chắc rằng hiện nay anh ấy đã đi một con đường trái ngược hẳn với lý tưởng của chúng ta.  Hoàn toàn tin tưởng ở vật chất, phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn mà.   Hữu lại nói chuyện tình cảm thành thật làm sao mà em dám tin cho được ! Đành rằng cuộc cách mạng  này đã mở mắt cho nhiều người thật, nhưng anh phải nhìn nhận với em rằng : ở đời có nhiều trường hợp, dầu người làm nên tội có hy sinh tính mạng đi nữa, cũng không chuộc được lỗi lầm. Và em cho đó là trường hợp của Hữu vậy ... Hữu đã hy sinh để kháng chiến.  Đó là một việc phải, nhưng đó không phải là một công trạng to tát có thể cho phép Hữu tự hào.  Kháng chiến là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người con dân đất Việt, làm bổn phận mà tự hào sao được! Theo em, người chiến sĩ kháng chiến chỉ có giá trị, khi nào họ nhận định được cái tai hại của đường lối chính trị đệ tam quốc tế đôi với nền độc lập của dân tộc, can đảm từ bỏ kháng chiến để trở về tiếp tục cuộc đấu tranh trên lập trường vững chắc thích hợp hơn : lập trường của chúng ta.  Sự ly khai hẳn rằng đang bị đồng bào hiểu lầm và phỉ nhổ: người dám ly khai mới xứng đáng là chiến hữu ...'

   Phạm Thái nhận định  rất rõ: phân hóa giữa kháng chiến và  dân tộc.  Sự chiến đấu là bổn phận của chiến sĩ khi nước bị xâm lăng , Phạm Thái nói thẳng thừng, không úp mở :  nay, người chiến sĩ kháng chiến nay trở về xây dựng chính thể Quốc gia.   Nhân, một chiến sĩ báo tin Hữu đã chết trong sự hối hận, vì, hiểu rằng không phải hy sinh cái chết làm vinh dự mà chính lương tâm buộc làm vậy :

    '... Người anh hùng ấy cho rằng chết vì lý do hèn và mang nỗi ân hận ấy trong lòng cho đến phút cuối cùng.  Tuy nhiên, cho đến lúc nhắm mắt, anh còn căn dặn tôi [ Nhân]  chuyển đạt đến chị lòng mến phục của anh ấy đối với sự cương quyết của chị...'

     Kết luận.

   Phạm Thái-Nguyễn ngọc Tân tạo được địa vị nhà văn viết tiểu thuyết luận đề có giá trị, xứng đáng chiếm giải khôi nguyên. Truyện 5 người thanh niên của  một tác giả quê hương Cửu long giang đã đánh dấu một giai đoạn  cực thịnh của văn học hậu chiến - và - cuốn này năm 1943 đã được giải thưởng hội khuyến học Nam kỳ .

                                                                                                            (  kỳ sau: Vũ khắc Khoan ) 

      thế phong


































    

' ... tiếc tài gần chạng vạng ... nắng được thì cứ nắng / phan khôi

báo saigon tiếp thị tp hcm. 
số 118 ra ngày 23- 10 - 2013


   Lời dẫn.

    Phan Khôi có một bút danh khác là Tú Sơn ( Thiếu Sơn cho là dịch từ tout seul ). Chỉ riêng ngữ nghĩa MỘT MÌNH  làm văn chương , nghĩa lý- đúng quá đi chứ ! 

    một nhà văn sáng tác, hẳn chỉ một mình anh  ta tự dựng nghiệp - hệt - người nữ sinh con,  chỉ một mình nàng chịu, không thể cậy ai khác! 

      văn chương và người nữ gắn kết với nhau như một .

    có 1 lần,   Phan Khôi tham gia chống thực dân, Pháp đưa ông đi đày ở Quảng nam.  Tên tù chính trị 21 tuổi đã:

     ' ...gặp một ngõa giải * khác, chuyện tư tình với vợ một quan võ hàng tứ phẩm.  Vợ quan trẻ đẹp, không dễ nén tình cảm bộc phát - nhất là người thiếu nữ sớm là thiếu phụ này lấy một võ quan già, tuổi không tương xứng.  Thiếu phụ đã yêu, dễ sinh ra nhiều mưu mô sảo quyệt để đạt mục đích.  Can thiệp cho người mình yêu có cơ hội gần gũi, bày tỏ tình yêu qua cử chỉ tế nhị, bóng gió, mang lại nhiều hiệu quả:
      '... Tôi mở gói ra trước mắt Trung ... Đố ai biết được gói gỉ ? .. Trời ơi, gói trầu cau. Mười miếng trầu têm kiểu Huế với mười miếng cau bửa dính ... Thực tình, tôi [ Phan Khôi ]  không hiểu, hỏi Trung:' Của ai thế này ?' . ' Của bà Ch..' [ vợ quan võ hàng tứ phẩm ]  ' Anh cầm lấy
 [ đi], tôi không biết.  Trung xin tôi cứ nhận, và kể đầu đuôi. 
       '...  Lâu nay tôi phục dịch hàng ngày ở nhà ông Ch..., và tôi đã được tin cậy, nên bà Ch... có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần. Bà ấy nói bà thấy...thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác cho bà gặp mặt để nói chuyện ...'  **

   chuyện ấy, Phan Khôi viết lại thành tự truyện : Tình trong tù hay Phan Khôi tự truyện ( số xuân báo Đông dương tạp chí, 1939
----
*     lập thân nhứt bại, vạn sự ngõa giải   /  lập thân đã hỏng, muôn vật tan nát ( Phan Khôi dẫn trong  ' Phan Khôi tự truyện' .
**  trích lại từ ' Phan Khôi qua một ' Chuyện tình trong tù  / Thế Phong - bán nguyệt san Giáo dục phổ thông 
số 52+ 53 xuân,  năm 1960. Chủ nhiệm: Phạm quang Lộc).  
  
    thời thanh xuân,  làm báo, viết văn , ông không chỉ kiếm sống, còn là giải thoát tâm hồn !

   từng ở Trung, ra Bắc, vào Nam,  chỉ một bài thơ Tình già làm lúc son trẻ ( 1932)  được ghi mốc: mở đầu cho thơ mới Việtnam -  gần cuối đời  -lại  một mình nhìn nắng chiều Hànội, ngẫm thân, soi phận -  thì, mình vẫn chỉ là tout seul


                                           Nắng chiếu có đẹp
                                           Tiếc tài gần chạng vạng
                                           Mặc dù gần chạng vạng
                                           Nắng được thì cư nắng
                                                PHAN KHÔI

     thơ  hay không  bởi  lời, bởi ý thâm trầm !

     Người con út Phan Khôi, tác giả Phan An Sa , vừa sưu soạn một tập sách về cha mình, của 25 năm cuối đời - tôi nhớ đôi điều đáng nhớ :
                 
      1)   khi  phụ trách biên tập , đã cho đăng feuilleton Làm đĩ, tiểu thuyết phóng sự Vũ trọng Phụng : một sự quả quyết khác người -  sau này-  một kiệt tác trong đời văn văn sĩ Vũ trọng Phụng 
      
      2)  cộng tác với một số giáo sĩ Tin lành,  chuyển ngữ Kinh thánh sang tiếng việt, trong vòng 5 năm :   '... ông [ Phan Khôi ] cho đó là một nguồn văn hóa lớn cần phải giới thiệu với người Việt...
     thuyết mác xít lê-nin-nít cho tôn giáo là thuốc phiện  - Phan Khôi  - buộc phải cúi đầu nhận
 tội , dầu không phải tội:  ' ...đã gieo rắc thêm mê tín cho người trong nước ...'

     3)  bị kết án một trong những kẻ cầm đầu Nhân văn giai phẩm, sau khi đăng Phê bình lãnh đạo văn nghệ:

     '... chẳng những bi kịch cho bản thân ông, mà, còn [ là] bi kịch cho người thân, nhất là các con  luôn yêu kính ông.  Chẳng hạn, như Phan Thao, con trưởng của ông, lúc đó là trưởng phòng bí thư ( tổng thư ký tòa soạn), rồi , trưởng ban văn nghệ báo Nhân dân  - phải đăng những bài mạ lỵ cha mình một cách hèn hạ, sau bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ ...'   (SAIGON TIẾP THỊ )

       4)  sau thời gian bị chỉnh huấn , Phan Khôi  tự giam mình, lấy nhân sinh quan Lỗ Tấn làm lý tưởng sống : 

     '... Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩa  Marx lắm, nhưng trong văn chương của ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, làm tôi  [ Phan Khôi ] nghĩ đến thân phận con tằm: con tằm ăn [ lá] dâu  rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra [ lá] dâu thì không phải là con tằm ...'

     Đã có nhiều cuốn viết về Phan Khôi, Vu Gia khởi đầu, tiếp,  con gái, con trai Phan Khôi viết về cha - nay, con út sưu soạn một tác phẩm thật công phu :  Nắng được thì cứ nắng ... / Phan Khôi .
    ( NXB TRI THỨC, 2013 )  

      ĐƯỜNG BÁ BỔN
         Saigon, 10/ 23 / 2013


                                     phan khôi, một con người rất tú sơn  *
                                                        bài viết : công khanh

      Có lẽ  thời gian làm tờ Sông Hương ở Huế, là lúc Phan Khôi tỏ rõ được cái tự tại của mình nhiều nhất.  Một mình ông gần như viết hết các mục trên tờ báo.

    Nhưng phát hiện của Phan Khôi dọc theo suốt tập sách cho thấy sự nghiên cứu của ông thật phong phú.  Về Tư mã Thiên, Phan Khôi đánh giá cái biểu của ông này sáng tạo đem áp dụng đầu tiên trong Sử ký..., có thể coi là ngang hàng với sáng chế ra điện, ra máy hơi nước.  Ông gọi đó là một thứ văn học không cú đậu, nghĩa là đọc không thành câu.   Thời đó, Phan Khôi đã nhìn ra sức mạnh của thông tin mà báo chí rất thường sử dụng, mặc dầu biểu bảng của Tư mã Thiên còn sơ khai.

    Ngày đó, Phan Khôi cho đăng nhiều kỳ cuốn tiểu thuyết Làm đĩ của nhà văn lớn, một thời bị cho là theo tự nhiên chủ nghĩa Vũ trọng Phụng, đã là một sự quả quyết khác người.  Ông còn tranh luận luôn với cả với người viết báo can ngăn ông đăng, linh mục chủ bút tờ báo Vì Chúa -  J.M.
[ Nguyễn văn] Thích.  ( trang 34 )

    Về sau,  nhân sự kiện giỗ Vũ trọng Phụng, ông viết một bài, với tựa đề rất Phan Khôi:

   ' ... Không đề cao Vũ trọng Phụng, chỉ đánh giá đúng '- trong đó có câu;' Cái thói tục ấy là tôi hiểu rằng ở trong xã hội này, đứng ai nói đến ai hết, hễ nói đến, tức là đề cao, mà đề cao là một cái lỗi, vi không có người nào đáng đề cao hết !'

      Câu này được viết cách không lâu, khi Hoàng Cầm viết về Trần Dần.

    Phan Khôi trước đó cũng nổi tiếng khi dịch Kinh Thánh cho hội Tin lành trong thời gian 5 năm.  Ông cho đó là một nguồn văn hoá lớn cần giới thiệu với người Việt.  Nhưng sau khi chỉnh huấn ở Việt bắc, ông kiểm thảo rằng làm như vậy chỉ vì vô tình, nhưng, ông đã gieo rắc thêm mê tín cho người trong nước, thực ra, ông đã làm một việc phản khoa học ...

    Về lịch sử,  Phan Khôi có nhiều nhiều nghiên cứu và công trình đáng kể.  Ông là người đính chính cho vai trò của Thái Phiên, thay vì,  là Trần cao Vân, như người đời  bị thực dân Pháp thông tin, gây nhiễu- mặc dầu cả hai có tham gia vụ DuyTân khởi nghĩa. ( trang 485)

     Nhận xét về Phan thanh Giản , ông viết : 

    '... tuy bị mang tiếng là một trong hai tên 'mại quốc ', nhưng, ông vốn là người liêm chính, cương trực- cai chết của ông đủ tỏ ra cái nhân cách của ông ...' 
       (  ' Nguyễn đình Chiểu, một nhà nho chân chính miền Nam' ... ( trang 517)

    Phan Khôi là một con người độc lập trong suy nghĩ và hành động của mình. Con ông nghĩ về 
ông :  Cùng yêu nước cùng vì nhân dân mình, nhưng ông hành động khác các anh, đo là quyền của ông, bởi vì ông có cái quyền đó .' ( trang 520 )

      Cái bi kịch  của ông là nhận lời làm chủ nhiệm báo tư nhân Nhân văn, vì, những người làm tờ này thực sự đều là đảng viên, không được ra báo tư nhân.   Rồi đến bài viết trên Giai phẩm mùa Thu:  'Phê bình lãnh đạo văn nghệ.

    Chẳng những bi kịch cho bản thân ông, mà còn bi kịch cho người thân, nhất là các con luôn kính yêu ông.  Chẳng hạn như Phan Thao, con trưởng của ông, lúc đó, trưởng phòng bí thư ( tổng thư ký tòa soạn) - rồi - trưởng ban văn nghệ báo Nhân dân , phải đăng những bài mạ lỵ cha mình một cách hèn hạ, sau bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ.

     Sau thời gian đó,  ông [ tự] giam mình trong không gian văn chương của Lỗ Tấn, lấy nhân sinh
quan Lỗ Tấn làm lý tưởng sống cho mình, bỏ qua những búa rìu bên ngoài.  Một nhận xét độc đáo của ông về nhà văn lớn này : 

    '  Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩaMarx lắm, nhưng trong văn chươngcủa ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, lam tôi nghĩ đến thân phận con tằm : con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu như ra dâu thì không phải là con tằm ...' ( trang 496).  

    Nguyễn Tuân [ cho]  ông [ nói vậy ],  là ám chỉ  [ một ] ai đó...

     Sự suy sụp của ông sau cùng được xua đi, khi ông ngồi ngắm nắng chiều thu Hànội và làm 4 câu thơ :

                                                        Nắng chiều đẹp có đẹp
                                                        Tiếc tài gần chạng vạng
                                                         Mặc dù gần chạng vạng
                                                         Nắng dược thì cư nắng
                                                               PHAN KHÔI

     Phan Khôi còn có một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học tiếng Việt, cũng như dựa trên tiếng Việt, nghiên cứu lịch sử.  Cuối đời, sau bài thơ Nắng chiều, ông còn có những bài Những con số không nhất định trong từ ngữ -  trong đó ông bàn về số 3 và số 9 như : ông ba phải, ba cọc ba đồng, chín suối ruột đau chín chiều ... - số 3 -  4 và 9- 10, v.v... ( trang 568)
    (...)

    Ông [ Phan Khôi] từng dặn con :

     '... Nhưng con phải tự học thêm, chớ chỉ có kiến thức học ở trường không, thì chỉ làm được anh giáo thôi ...' ( trang 551)
-----
*  một trong những bút danh của ông  mà nhà phê bình Thiếu Sơn giải thích nó [ được] phiên âm từ tiếng Pháp là
 tout seul ( một mình)  ( tr. 527.

     công khanh

( báo Saigon tiếp thị tp. hcm , thứ tư ngày 23.10.2013 - tr 19. In  ảnh chân dung Phan Khôi + bìa cuốn sách
' Nắng được thì cứ nắng .../ Phan An Sa'


    




                                         
   

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

bài thơ mới nhất của trần thiện hiệp ...


     Lời dẫn.

     Dear anh Thế Phong,

     Gởi lại bài thơ xem anh có mở được chăng ? Anh bấm vào vào hình vẽ cái kẹp giấy ở góc trái phải bên trên hết để mở ...  Bài này đã được cả chục bạn ta fit back khen ngợi.  Anh cho biết có mở được chăng?
     Anh bảo trọng sức khỏe và cho gởi lời vấn an bà chị .
     tth 

                                                             bát thập với thất ngôn
                                                              GỞI VĂN QUANG, THẾ PHONG, VƯƠNG ĐÀM,
                                                                                                       HOÀNG- VŨ- ĐÔNG -SƠN, PHAN BÁ THỤY DƯƠNG,
                                                                                                                            & NGUYỄN ĐỨC NHƠN 

                                                             Dựa gối Sầu Đâu nhìn lá rụng
                                                             Nghĩ mình tám bó già hơn cây 
                                                             Tóc hói, râu thưa đều bạc thếch 
                                                             Còn sống bao lâu ở cõi này (?) 

                                                             Hỏi là hỏi vậy làm sao biết 
                                                             Mặc kệ, cứ vui rượu với ta 
                                                             Suốt ngày ngậm tẩu vờn vi tính
                                                             Mọi việc ngoài trong có lão bà 

                                                            Tính tới nhìn lui còn ai mất
                                                            Riết rồi cảm thấy mình cô đơn 
                                                            Khứa lão bệnh già kiêng nhậu nhẹt 
                                                            Lâu lâu rủ được, thật mừng rơn ! 

                                                           Thường hẹn hò nhau cà-phê bụi
                                                           Tiết kiệm xe ôm,  cũng tới nơi 
                                                           Chuyện ta, chuyện họ, vòng thế sự 
                                                           Thơ văn, viết lách đấu ngất trời 

                                                           Cõi đời còn đẹp nên lưu luyến 
                                                           Mong chi Trời gọi sớm ra về 
                                                           Nhẩn nha ngâm chữ vào trong rượu 
                                                           Gặp bạn giang hồ, ta tung hê 

                                                           Men thơ rượu lòng thấy ấm 
                                                           Thêm với tuổi già chút tri âm 
                                                           Thế là đã đủ, và ... quá đủ 
                                                           Ta đáp lại ngươi một chư tâm.

                                        trần thiện hiệp
                                                                                                                LINH ĐÔNG THÔN
                                                                                                               THÁNG 9, NĂM 2013

  lời bàn mao tôn cương ( giả hiệu)

    thứ bẩy dã ngoại 
    ban truyền giảng chi hội tin lành thị nghè
    lộc an resort, huyện đất đỏ, bà rịa vũng tàu. 
    bãi tắm  tận xa kia 
   đò ngang qua đầm.
    81 tuổi 
   đầu tiên vẫy vùng bãi tắm kỳ lạ !
   cắm cọc black pennon
   cắm phao. sóng lớn chưa từng thấy, 
   tôi và Vợ 
   cầm giây phao , mắt nhắm , 
   mặc sóng nước cọ kỳ .  
   lên bờ,  nữ tín hữu , tên ngời
  46 xuân xanh , tài trợ  xe 29 chỗ, 
  kể chuyện chứng đạo 
  một trung niên, 
   5 ngoài,
  mời anh dự truyền giảng tối nay 
  đường thiên đàng rộng mở 
  linh hồn anh được cứu . 
         chàng sừng sộ  : 
                   dầu gì tôi có danh dự riêng tôi, 
                         sao cô em dám rủ lên thiên đàng,  kỳ dzậy ?  
         ( lên thiên đàng: vào khách sạn 50k / giờ) .

        cả xe cười ngặt nghẹo.  

       vóc dáng cô ngời 
       còn lên nước, 
       chồng theo gái,  
       gả con gái  lấy chồng mỹ gốc việt. 
       rể yêu vợ đẹp
       qui trọng mẹ vợ xinh 
       thuê penthouse lầu cao vút ,
       xe hơi mẹ lái, 
       sống thỏa vui trong Chúa. 
       hầu việc Ngài, 
       chứng đạo 
       nhiều người được cứu...
     
      trở dậy vờn vi tính :
                                         
                                                                 thơ chàng tư mã thế mà hay ! 
                                                             gạ lên thiên đàng , liệu có khứng ?

                  ĐINH BẠCH DÂN
              saigon,  october, 22, 2013

   

                                 

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

nobel văn chương 2013: thuần khiết văn chương, ngoài áp lực chính trị - bài viết: T.Vấn ( usa)

 T. Vấn  : Giải Nobel về văn chương 2013
< web T.Van & Bạn hữu > -  USA


                            alice munro nobel văn chương  2013 
                          thuần khiết văn chương ngoài áp lực chính trị
                                                       bài viết :  T.Vấn

                    '
      1.- Cuối cùng thì nhà văn nữ 82 tuổi (sinh ngày 10 tháng 7 - 1931)  , người Canada, Alice Munro cũng đã được nhận giải thường cao quý nhất về văn chương.  Khởi sự viết văn năm  37 tuổi và chỉ viết truyện ngắn, gia tài chữ nghĩa 50 năm của bà, gồm 14 tập truyện  ngắn, đã được  Hội đồng chấm giải xưng tụng là bậc thầy truyện ngắn hiện đại .  Tuyển tập thứ 14 , xuất bản năm 2012, Dear Life ,  như lời bà  tiết lộ  : trước  khi biết mình nhận giải thưởng , sẽ là tập truyện ngắn cuối cùng. Nhưng có lẽ bà sẽ đổi ý.  Một giải thưởng tầm cỡ như giải Nobel văn chương có khả năng làm thay đổi nhiều thứ ...

  2.  Tin Alice Munro nhận giải  năm nay được đón nhận với sự tán đồng của dư luận thế giới, trái ngược với người nhận giải năm ngoái là  nhà văn Trung quốc Mạc Ngôn , mà dư luận hiểu biết cho rằng những ẩn ý chính trị đã che lấp đi ý nghĩa văn chương của giải thưởng.

   3. Với Alice Munro,  nhận  danh hiệu Nobel văn chương 2013 đã trở thành một giải thưởng đích thực thuần túy ý nghĩa văn chương của giải thưởng.  Khi Hội đồng chấm giải quyết định trao giải cho nhà văn này được đón nhận danh hiệu Nobel văn chương  năm nay [ quả thực ]  đã trở thành một giải thưởng đích thực thuần túy ý nghĩa văn chương không có áp lực chính trị .

    4. Thực ra,  người đọc không đòi hỏi lắm ở văn chương  những thiên chức mà có thể không bao giờ có được - thì, cái tên Alice Munro không mấy xa lạ .  Truyện ngắn của Alice Munro phản ảnh một thế giới có thực chung quanh bà mà nhiều nhà phê bình  [ văn học  ]cho rằng, có thể, một thành phố tỉnh lẻ ở Ontario  và những con người ở đó . Đó là nơi bà sinh sống, cùng chồng mở một hiệu sách địa phương.

     5.  Khởi đầu với tập truyện ngắn Dance of the happy shades ( 1968) đến tuyển tập mới nhất Dear Life ( 2012) Munro đã tự coi tác phẩm cuối cùng - người đọc - qua ngòi bút giản dị có bút pháp giản dị,  thông minh, tinh tế của  nhà văn nữ khiêm tốn này - người đọc đã nhận ra  chân dung nhiều mầu sắc của những con người bình thường của họ : lòng thành thật,  khả năng dối trá,  sự khôn ngoan,  sự cam chịu v.v... Tất cả đều được diễn tả  , không phải bằng thái độ phê phán  mà bằng một thứ tình cảm nghiêm khắc, đến từ tấm lòng  một người bạn, một người thân yêu trong gia đình.

   6. Nhân vật truyện ngắn của Alice Munro là phụ nữ tỉnh lẻ. Và cũng chính  tác giả , họ là những con  người tỉnh lẻ. Trong từng giai đoạn  của cuộc sống, có lúc,  họ phải đối diện với sự lựa chọn :  hoặc,  tiếp tục sống hết đời ở nơi họ sinh ra, hoặc, dấn thân vào một cuộc sống  bấp bênh bất trắc ở nơi một thế giới rộng lơn hơn ngoài kia.  Những ý niệm thiết thân, những vấn đề tuy nhỏ mà tầm vóc của chúng chiếm trọn vẹn tâm trí - và cả cuộc sống của họ.
       Tình yêu và tình dục, hôn nhân và ngoại tình, ước muốn độc lập và nhu cầu được / bị lệ thuộc , mộng mơ và cảm thức tự hủy diệt độc ác - tất cả như một tấm gương phản chiếu các ngõ ngách tâm hồn , những nhân vật trong truyện cùa Alice Munro.

      7. Về khía cạnh này, theo nhà phê bình văn học lỗi lạc người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer.   Michika Makutani, thì những nhân vật nữ của Munro tương tự như nhân của John Updikes.  Họ thường bị lâm vào tình huống, lựa phải có sự khó khăn, bị giằng co giữa những khắc biệt của tập tục, của văn hoá,  hoặc , của  những lệnh đối đầu đến từ tận cùng sâu thẳm của chính mình.

       8.  Trong những truyện ngắn Munro ; nhân vật là người bình thường với những ưu tư, lo lắng, quan tâm cũng rất bình thường.

        9. Giải Nobel văn chương trao cho Alice Munro cũng có nghĩa là đã  đến lúc người ta muốn văn chương phải trở về mục tiêu nguyên thủy, đầu tiên  và cuối cùng, là phản ảnh đời sống con người ở bình thường đơn giản nhất, không tô son, vẽ phấn,  với những thiên chức được áp đặt bởi thế lực ngoài văn chương.

   10. **  Lần đầu tiên, giải thưởng văn chương cáo quý này được trao cho một nhà văn chỉ chuyên viết truyện ngắn.   Như lời của chính Alice Munro phát biểu, ngay sau kho biết mình nhận giải :

    ' Tôi thật sự hy vọng rằng vơi vinh dự này của cá nhân tôi, người ta sẽ phải xem truyện ngắn là một nghệ thuật quan trọng, chứ không phải chỉ là thứ người ta làm tạm bợ, trong lúc chờ hứng khởi hoàn một tác phẩm tiểu thuyết ..'  *
       (...) 
-----
cho đến nay , mới chỉ có một tập truyện ngắn của Alice Munro được giới thiệu ở Vietnam, đó là tập Trốn chạy ( Runaway),  được Trần thị Hương Lan chuyển ngữ, Nxb Văn học cấp phép + Nhã Nam  in ấn, phát hành vao năm 2012.
 (CHÚ THÍCH :  T.VẤN

**   số thứ tự đánh trước mỗi đoạn của BT.   
   
     

    t.vấn  
     11 THÁNG 10- 2013


  < web T. Vấn & Bạn hữu > . - USA