Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : phạm thái - nguyễn ngọc tân - 28

lược sử văn nghệ việt nam 1900- 1956 /
nhà văn hậu chiến  1950 - 1956 :
 phạm thái - nguyễn ngọc tân

                                                                              Tiết 5
                                                          PHẠM THÁI - NGUYỄN NGỌC TÂN
                                                                       ( 1923 -     ?  )
     Tiểu sử.

     Phạm Thái  tên thật Nguyễn ngọc Tân.  Sinh 1923 ở Cần thơ, nhà văn trong nhóm Tự quyết.  Đã xuất bản: Truyện 5 người thanh niên ( Tự quyết tái bản, Saigon 1954) và một truyện dài đăng dang dở trên báo trự quyết, sau bị cấm.  Học ở Collège de Cần thơ trước 1945.  Năm 1943 được giải thưởng văn chương của Hội Khuyền học Nam kỳ, nhiều năm sống lưu vong ở Nam vang, vì chính phủ Ngô đình Diệm bắt bớ.  Cuối nắm 1963,  cuộc đảo chính  kết thúc Đệ 1 Cộng hòa, và năm   1964 , ông trở về Saigon.

    Phân tích khuynh hướng + tác phẩm chính.

    Truyện 5 người thanh niên , theo kiểu nói của Paul Bourget, J. J. Rousseau' truyện dài theo lối viết thư' mà Trung hoa gọi là xích độc.  Trần huyền Trân trong tập truyện ngắn Lẽ sống cũng viết thư ,  và Phạm Thái kết hợp nhiều thư thành truyện  dài Truyện 5 người thanh niên.  Thể văn cổ điển  này người viết phải có nghệ thuật cao và điều kiện cốt yếu là phải có kỹ thuật biết sử dụng văn thể + dàn bài + bố cục chặt chẽ.   Ít đối thoại, đó là đặc tính thể loại xích độc.

      Phạm Thái - Nguyễn ngọc Tân , nhà văn, có chủ quan định hướng, khi viết tiểu thuyết lập ý.   Trên 30 lá thư của 5 thanh niên : Hữu, Lưu, Phương, Ngọc + Trang  và vai phụ lại là vai chính, tên Thu.   Thường ra, tiểu thuyết, thì vai chính thường là phụ nữ, có như vậy mới dễ lôi cuốn người đọc .  Ở đây, hình tượng người đàn bà là nhân vật thường, rất ít xuất hiện, lại là nhân vật chính - vậy mà truyện vẫn  say mê, linh động.  Tuy rắng chưa đạt được độ cao tuyệt đối như cô gái Do Thái hay Marie trong tiểu thuyết chính trị của Virgil Gheorghiu trong tiểu thuyết  Người lữ hành đơn độc ( bản tiếng pháp: L' homme qui voyagea seul) -  chỉ cần  một người đàn bà tiễn chân chàng sinh viên thi sĩ lên đường quân ngũ, qua một cái vẫy tay từ biệt.  Vai chính dẫn cô gái Do Thái đi lấy lương thực, truyện vẫn được xét vào truyện hay nhất về nội dung lẫn kỹ thuật viết.   Ở Việtnam, hình như, chỉ một Phạm Thái độc nhất vô nhị sử dụng truyện dài bằng thư thật tài tình .  Nhân vật điển hình  : Hữu, Ngọc là cải cách viên ôn hòa - Phương, Lưu, những nhà cách mệnh chuyên nghiệp , Trang văn sĩ, và Thu, người yêu của Phương, là vợ Hữu .

   Hữu thì chỉ biết có tiền, làm thế nào kiếm được nhiều tiền.  Khi có tiền rồi thì phung phí, như để trả thù cho những phút khó nhọc kiếm được.  Chỉ còn một cách là phá tiền kiếm ra một cách không uổng !  Xã hội chỉ còn là một trường thương mại đối với Hữu, không cần biết đến vận mệnh dân tộc ra sao ?   Nhìn bạn bè chỉ qua nhỡn quan đồng tiền, và đây là bạn bè, dưới mắt Hữu:

    '... Không hiểu cái quái gì đã chạy ngang đầu óc chúng mày  mà thình không, thằng Lưu lại bỏ sở  làm đi tu, may thì lùi về vườn như một thằng trốn nợ hay bị gái làm mất mặt ...'

    Nghĩa tùy thời  xử thế của thánh nhân, dưới con mắt mỗi người áp dụng khác nhau. Với Hữu, chỉ là tùy thời, áp dụng phương pháp lam tiền cho có kết quả, bởi, tiền giải quyết được tất cả nhu yếu con người :

    '... Cái nghĩa tùy thời lớn như vậy thay! Thì chúng mày còn hy vọng làm được gì hơn nữa.  tao chỉ thấy có hưởng thụ là thượng sách.  Mà muốn thì cứ làm sao cho có nhiều tiền.  Những tờ giấy xanh đỏ có đề số trăm, chục kia dơ dáy thật, nhưng, sẵn có thì đời không thiếu bạn bè, không vắng tình nghĩa ..'

   Nhân vật là bạn của Hữu bị thất tình, về quê khuây khỏa - thì Hữu cho rằng Ngọc sẽ hãm hiếp con gái quê, mu trinh tiết bằng tiền là được.  Quan niệm mua bán ái tình bằng sức mạnh đồng tiền trong đầu óc bọn tư sản mại bản, tất cả chỉ gỉải quyết bằng tiền là xong :

    '... A ha ! Ngồi đây mà tao cũng thấy được bộ mặt công phẫn của mày.  Phải ! Tôi biết cậu Hai Ngọc là người giàu lương tâm lắm.  Không bao giờ cậu chịu dùng tiền bạc đánh giá ' chữ trinh' một người con gái, dù con gái của tá điền cũng vậy.  Đó là lý tưởng của mày, nhưng theo tao, nó chỉ là một cái ngốc lớn.  Con gái nhà quê lúc nào cũng mơ ước thị thành.  Một ngày ' dựa mang thuyền rồng' còn hơn chín tháng' nằm trong thuyền chài', không thất trinh với mày, rồi thì, cũng đến lấy một thằng chồng chăn trâu hôi hám và cục súc, [ thì] đàng nào hơn ?   Phương chi, với mày đã thỏa mãn chí bình sinh ước nguyện, còn được thêm mấy trăm bạc mua sắm: nào xà-bông Cô Ba, nào dầu thơm, quần lanh, thích chán !  Riêng về tương lai họ, hãy nghe lời người kinh nghiệm:  'đừng lo gì cả con ạ .  Họ chẳng khổ vì chút đó đâu ? Chồng họ sau này ư ?  Những anh chàng nông phu đầu tóc tối đen như đêm ba mươi ấy, họ có biết trời trăng gì đâu mà mày bao đồng. mà cho rằng họ có biết đi, rồi họ làm gì mày ..? '

   Còn Phương tư -sản mại- bản,  thì,  có một nhân sinh quan rẫy chết.  Theo Phạm Thái,  còn hình ảnh nào nhầy nhụa hơn là không tả đời sống, ý nghĩ dơ bẩn, khinh miệt tất cả vì tất cả, đều do mãnh lực đồng tiền quyết định . ( le fétéchisme de l'argent ) .  Thấy kẻ khác không làm điều tồi bại thì cho là ngốc.  Hình ảnh này :  con đẻ chế độ thực dân phá sản , bọn phong kiến, mại bản - chúng biết việc làm dơ bẩn, nhơ nhuốc; song,  nếu thấy kẻ khác không làm, chúng dử theo chúng để kéo bè, kết cánh - Và, nhân vật Hữu , điển hình cho mẫu người ấy.

   Đến  nhân vật Trang,văn nghệ sĩ thích đi du lịch đây đó, và tiêu tiền không chút tiếc tay, lối sống phóng túng của nghệ sĩ bao giờ cũng mang chất ngông cuồng, tiêu tiền hết thì lại tự giải thích' thế là phải,  là đúng',  còn mượn ý thi sĩ Lý Bạch phán :  tiền tiêu hết lại có tiền .( Thiên kiêm tán tận hoàn phục lai) .

     Lối nhận xét tỉ mỉ về nhân vật  với nhỡn quan sâu sắc của một nhà văn; đến nước nào là muốn tìm ngay nền văn minh nước ấy, rồi, không quên kể cho bạn bè nghe- ấu cũng là một cách phổ biến tư tưởng, chẳng khác gì viết, hoặc, in một tác phẩm vậy :

    '... Ngọc ? Nếu mày không muốn bạn mày bị chủ trọ làm nhục, bằng cách liệng va-li ra đường và cho chổi cùn nựng đít, thì mày phải ra nhà giây thép [ bưu điện]  gởi ngay cho tao cái' mandat'  2 trăm bạc.   Và nhanh lên nhé... Cái thư thứ nhất là đi xem lò khom ở mấy rạp nhỏ trong xóm lao động.  Đi xem lò khom ở mấy rạp nhỏ, mầy sẽ được cái vui sống vài giờ với những người lao đọng mộc mạc hồn nhiên để vui với những tiếng cười ngây ngô, nhưng trong trẻo, những cái cười ròn tan sung sướng của hạng người sống trong u tối dành dụm cả tuần mới có 5 cắc bạc mua cái giấy[ vé] hạng chót.   Mày tưởng rằng hát khom nổi tiếng ở Cao Miên [ Cambodia]  người mình xem không hiểu à ?  Lầm to rồi !  Ảnh hưởng người mình trên này to lắm !  hát bằng tiếng Miên thật, nhưng có thông ngôn lại không sót một tiếng.  Hơn nữa, cái vui của lối hát này, là ở chỗ thông ngôn lại
[ bằng] tiếng Việt đấy ...!' 
         LÁ THƯ TRANG GỬI NGỌC

    Sau khi Trang và Chương về Sài gòn có gặp Hữu, Đây, Chương họa sĩ, mời Hữu đến thăm phòng vẽ.  Cảm tưởng mua tranh của Hữu chứng tỏ rằng: có tiền giúp đỡ văn nghệ sĩ , như gián tiếp đề cao giá trị cá nhân mình,:

     '... Trời đất ơi ! Bỏ xe ngoài đường, đi lòng vòng xóm lao động Bàn Cờ một hồi lâu mới đến cái ổ chuột của tụi nó.  Trang mò mãi trong bóng tối mới mở được cửa, đánh diêm, đốt đèn cho thằng Chương, mở tủ lấy xấp tranh ra [ cho] tao xem.    Đen dầu lửa tù mù, nhà thấp  sùm sụp, bịt bùng, nóng tháo mồ hôi.  Tao xem chẳng thấy hay đẹp gì ráo trọi, nhưng cũng khen bừa, rồi bỏ 2 trăm bạc mua một bức tranh sơn, vẽ cô thiếu nữ mơ màng trước bóng rèm trúc ..'

    Tiếp theo thư phúc đáp, Ngọc nói đến hoàn cảnh sống thối tha của Hữu:  tiền là cứu cánh, có tiền mua tiên cũng có.  Ngọc của Phạm Thái mổ xẻ tâm ly Ngọc chán chường, sau khi dự bữa tiệc :

    '... Đời thối tha làm cho mày chán, tao và tất cả bạn bè không ai chối cãi điều đó.  Nhưng chán đời rồi đâm đầu vào vũng bùn trụy lạc là một hành động dại dột vô cùng.  Dùng ăn chơi để chữa bệnh, có khác nào máy lấy' aspirine'  mà chữa trị nhức răng.  Nhức răng uống một viên' aspirine'  vào thấy công hiệu ngay.  Nhưng còn thuốc còn đỡ đau, chất thuốc hết cái đau như cũ, vẫn y nguyên đó, không chừng lại còn tăng thêm phần thấm thía nữa là khác.  Nghề ăn chơi cũng vậy, đâm đầu vào ăn chơi để tìm vui ít nhiều thật, nhưng một khi canh tàn, rượu tỉnh, một mình đối diện với chính mình, mày sẽ thấy cái buồn chán, tạm ẩn trốn dưới đáy lòng từ từ hiện lên, thâm trầm khắc nghiệt hơn trước bội phần.  Bởi lẽ đó,  càng chơi càng thấy buồn, càng  chơi tận, chơi liều, những thằng
trụy lạc  bao giờ cũng rốt tới cặn phóng đãng... Tình bè bạn ấy, nếu tao không lầm, nhiều lần đã làm cho mày cảm động, phải vậy không ? Cảm động trước sự chân thành của tình bạn, nghĩa là, dám nhìn nhận rằng trên đời này cũng còn vài thứ để không nói rất nhiều chịu ảnh hưởng của đồng tiền.  Nếu tình bạn bè mua được bằng tiền, thì, mày sẽ thấy rẻ hay mắc [ đắt], với óc con buôn, quen ước lượng món hàng chờ đợi nào lại thấy lòng mày rung động !  Sự thật này làm sao đánh đổ, phủ nhận nó được ? Xa hẳn một chút nữa, thử hỏi mày, câu này liệu mày có bỏ ra vài vạn bạc mà hưởng được cái vui thâm trầm  của Lưu, khi đọc được một quyển sách hay không ?  Liệu dùng cái gia tài, để xin Trang chia cho mày một chút cảm hứng sôi nổi cho mày thành nghệ sĩ như nó có được không ?  Không à ?  Thế sao dám nói liều mạng' có tiền mua tiên cũng được'...?

    Người sẵn định kiến, đó là bọn tư sản mại bản.  Hữu dù voi đồng tiền là quý nhất, thì không dễ gì mà lá thư của Ngọc, dù rất hay, cũng không thể cải tạo suy tưởng, một khi đã thành hành động: là con buôn, con mọt sách, phong kiến,  phóng đãng thì đều phải nhìn nhận hình ảnh  chiến sĩ cách mạng là lý tưởng:

    '... Giữa lúc mục đích tối thượng của mọi thằng là ô-tô, nhà lầu, [ thì] thằng Phương lại đi kêu gọi thiên hạ hy sinh để làm cái việc mà bước cuối cùng chắc chắn là xà-lim ở Côn Lôn, tao hỏi mày, còn ma nào mà chịu theo nữa ?  Việc làm của nó là một sự vô nghĩa mù quáng, hy sinh tầm bậy, vô ích .  Thôi trời chiều lòng người chưa có, một ngàn thằng Phương cũng không làm nên trò trống gì được ...'

    Thật đúng lý luận  bọn mại bản.  Làm cách mệnh đối với họ , tìm sung sướng là nằm dưới gốc, chờ sung rụng.   Chưa có thời thì chưa làm, co cơ hội đầu cơ buôn bán là lao vào.  Trục lợi là thấy gì lợi trước mắt, lao đầu vào. Bạn mình có em gái đẹp, năng thăm, lợi dụng cơ hợi, đó là đầu óc con buôn.  Còn Ngọc thì nhớ tới  Phương, tất nhiên phong độ, cốt cách người làm cách mệnh là lý tưởng- xã hội tiến lên hay lùi lại do công lao lớp người ấy :

    '... Không bao giờ tôi quên được mấy câu tyrongt hư viết cho anh Ngọc :' Chiến sĩ là những người đan len cách mạng rút ruột tằm, kết áo ngự hàn cho dân tộc.  Họ đành mải đan thật nhiều để rồi đông đến, riêng phần mình vẫn mang chiếc áo cũ bạc màu'.  Bao nhiêu hy sinh để rồi phải nói một câu chua xót.  Nhưng Phương ơi ! Xin anh đừng lo ngại.  Đời có thể quên anh, nhưng nhất định anh sẽ sống mãi trong lòng em.  Và lúc nào em cũng hy vọng một ngày kia.  Hy vọng một ngày kia ...'

    Người làm cách mệnh phải hy sinh tình yêu, quyền lợi cá nhân, phục vụ đất nước. Hy sinh quyền lợi đến mức tưởng rằng vật chất không đáng kể, giữ vững lý tưởng đã nối.  Quần áo rách không biết, phải   nhờ khâu vá, lúc cần, Thu thương xót cho người tình :

    '... Quần áo rách  đến nỗi phải đi nhờ người khâu vá, Phương ơi ! Tại sao em không được sống bên cạnh anh để có dịp trổ hết tài nội trợ mang lại cho đời anh đôi chút êm ấm, giúp anh quên bao nhiêu lao khổ, nhọc nhằn.  Hân hạnh thay cho người đàn bà nào đã được cái diễm phúc dâng đới mình cho chiến sĩ ...' 

     Thu không nghĩ rằng  không thể lấy được Phương đâu ?  Nhưng hoàn cảnh  lại phải làm vợ Hữu .  Nhưng đối với Hữu, hiện thân  sa đọa thường trực.   Bọn tư sản mại bản thối nát , lúc cùng có thể  làm Câu Tiễn .  Lập trường của kẻ là tư sản mại bản, gió chiều nào che chiều ấy, lợi trước mắt quan trọng hơn.  Sự thay đổi thái độ của Hữu, về quê thăm Ngọc. bởi Ngọc có em gái đẹp.  Và sự khinh miệt nông dân bắt đầu thay đổi:

    '... Phần lớn  người mình, nhất là no6ngd ân hiền lương an phận thủ thường ở thôn quê, đồng ruộng; lúc nào cũng còn giữ được những đức tính cần kie65mli6m sỉ cố hữu của tổ tiên nga2yt rước.  Sống gần Ngọc, tao mới hiểu được tại sao át điền của tao, tư trước đến giờ, lúc nào cũng gian dối tham lam ương ngạnh và nịnh hót.  taod 9a4 hiểu lầm mà khinh miệt họ, đã ỷ vào tiền của, vào quyền thế mà ăn ở cạn tàu ráo máng với họ nhiều quá rồi ...'

    Là bọn khuynh tả, khuynh hữu, như đứt giây từ trên trời rơi xuống, sự hối hận, giác ngộ không là hối hận, giác ngộ thật lòng.   Hữu giác ngộ chỉ cốt lấy lòng Ngọc, vì, cô em đẹp , quyến rũ mà yêu nông dân, điều ấy có, nhưng, mỏng manh lắm :

    '... Chỉ  một câu chuyện nhỏ nhặt này, cũng đủ thấy tao đã sống xa người nghèo hơn Ngọc.  Hôm mới đến vừa thắng [ phanh] xe trước cửa rào Ngọc,  còn chờ người ra mở cửa cho xe vào, thì trẻ con lối xóm bu lại coi đông nghẹt, rờ rẫm chiếc xe; thiếu điều sạch bụi.   Một thằng bé sơ-mi vải ta quần cụt đến thoa cánh cửa xe rồi quay lại nói với con chị ' ông này giàu hơn cậu Hai với cô Ba mình nhiều lắm phải không chị'.  Con chị lườm một cái  ' Sao mày biết ?'.  Thằng bé nghinh nghinh ra vẻ hiểu biết.  Không giàu lớn sao người ta lại có xe ' Tắc-xông' *, còn cậu Hai mình không có.  Cậu Hai không có xe là tại không muốn mua, chớ bộ nghèo hơn người ta sao ?  Một chục cái bây giờ cô Ba cũng mua nổi, nữa là một cái '.   Thằng bé em cãi lý :' Mua nổi sao không mua chạy cho cho sướng đít để đạp xe máy cót két như xe bò ...'
------
* Traction - tiếng Pháp.

    Hữu chịu tang xong, số bà con không thân thuộc đến viếng, khóc lóc.  Cháu vợ khóc chú dượng, vì thấy gia đình Hữu giàu, nên, Hữu phải mở két  chi nhiều tờ giấy 5 trăm, sót của hết sức.  Hữu tiếc tiền, lại bắt đầu thấy  chán ghét đồng tiền , nhưng ,đây không phải là thực chất kẻ dùng tiền làm phương tiện :    

     '... Muốn lên Ngọc nằm ít lâu, nhưng lúc này Ngọc nhiều việc phải  làm, lên nằm mất cả thời giờ quý báu của Ngọc đi.  Bây giờ thấy đời sống như thằng Phương, thằng Trang là tuyệt thú.  Có một cái gì để theo đuổi, theo cho say mê cuồng nhiệt, theo cho quên tất cả bao nhiêu cái nhỏ nhen hèn mọn của con người.  Thoát ly khỏi  vũng bùn nhơ nhớp của tiền bạc, vật dục, đó là điều khao khát vô cùng của Hữu trong những ngày buồn nản say mê này ...'

    Phương, Trang từ chối hôm nay, dầu người cách mệnh, nhà văn phải đâu không biết vợ đẹp, thích con khôn, phải đâu họ ít tình cảm ?  Họ còn hơn người thường nữa, dễ rung cảm bén nhạy.  Nhưng, không ngồi bó gối , trong khi xã hội thối nát, thực dân thống trị, độc tài xu nịnh theo phường xâm lược ngồi mát ăn bát vàng.  Phương lưu lạc hoạt động ở Lào, còn Lưu ở trong nước dò xét tình  thế -  vậy mà Hữu mại bản cứ tưởng họ chán đời như muốn đi tu.  Kể lại cho Ngọc nghe sinh hoạt văn minh cổ truyền nước Lào, Phương viết :

    '... Âm nhạc Lào , theo Phương thì tuyệt.   'Khène'  là một cây sậy làm bằng những ống trúc nhỏ, dài, ngắn khác nhau, khép chúng lại thành hình dáng na ná như cây  súng.  Tiếng' khène' có một sức mạnh diễn ta vô cùng, khi nó buồn buồn như rừng núi, lúc nó lại véo von vui say như một cuộc tình duyên chớm nở.  Nó rất khó thổi, phải nhiều năm luyện tập mới thành nghề được, nên ngày nay không mấy người thanh niên biết chơi hay.  Thỉnh thoảng mới gặp được người thổi hay mà hầu hết là các ông già đã có một thời [ thanh niên ] mãnh liệt trong tình trường.  Nhiều khi đêm nằm không ngủ được thốt nghe tiếng' khène' trổi dậy trong vắng lặng của rừng khuya, Phương thấy buồn dai dẳng không thôi.   [ Có ] khi như mê ly, vì đã gửi trọn hồn mình vào trong giọng' khène' người nghệ sĩ vô danh nào đó; quên cả trời khuya, sương lạnh, kéo dài khúc nhạc mãi cho đến khi gà gáy sáng  làm mình phải thức theo cái buồn trong lòng lại thấy vương thêm nằng nặng ...'

    Đàn hay, gái đẹp không đâu bằng đất Lào ! dáng hiền lành thục nữ, khi chiều về trên sông   Nền văn minh xứ này minh chứng bằng tiếng ' khène ' và nét duyên  và nét duyên dáng hiền lành thục nữ khi chiều về trên sông Cửu Long, nhìn sương tản mạn, và bên kia, đất Thái Lan.  Nhiều bài hát nên thơ của
' phù sao' [ con gái ]  đi  'tắc nặm '[ gánh nước]- bao nhiêu vẻ đẹp nhìn trìu mến khách phương xa... Phương , nhân vật truyện của Phạm Thái , ghi được nếp sống người trai, cô gái xứ Lào thật đặc sắc :

    '... Ái tình  với họ không chỉ là nhục dục. Nó là một cảm thông quý hóa lẫn với khoái lạc, một cái gì vừa tục lụy mà tạo hoá dành riêng cho con người chưa bị văn minh vật chất làm hư hỏng.   Cô gái Lào yêu không tinh toán, yêu không nghi kỵ.  Không nghĩ đến ngày mai, yêu để yêu, yêu vì yêu, luôn luôn hoàn toàn tin tưởng ở người yêu đã tiếp đón mình.   Mấy năm gần đây, sở dĩ có một vài điều thay đổi, là , vì nhiều người lên trên này theo gương xấu làm cho người Lào đâm ra nghi kỵ, giữ gìn hơn trước.   Mặc dầu vậy, thằng bạn của Phương vẫn quả quyết rằng thằng nào lên đây một tuần lễ mà không có nhân tình , thì chỉ còn nước là bầm ra làm mồi cho cá ...'

    Người chiến sĩ cách mệnh không khác nhà văn cách mệnh, là những người đồng hành thân cận bên nhau. Đây là bệnh đồng thanh tương ứng giữa Trang và Phương :

    ' ..Thì ra  chỉ có sự hy sinh của những thằng chiến sĩ như mày mới hoàn toàn cao quý và ý nghĩa, vì nó không hề tơ vương, ích kỷ, không bao giờ khô khan và vô bổ được.  Người ta có thể thành nghệ sĩ vì bản tính thiên nhiên, vì tình yêu, vì tự ái,không đủ nghị lực gánh chịu phần đau khổ của kiếp người.  Nghệ sĩ như kẻ thư hành đã chọn con đường nghệ thuật vào đạo lý để tìm chốn dung thân. Riêng người chiến sĩ lấy dân tộc làm lẽ sống, lấy cách mạng làm nguồn vui, chiến sĩ đã can đảm, nhìn vào sự thật, nhận lấy thử thách, tình nguyện hiến thân mình làm chất phân vun bón đoá hoa sinh tồn cho nòi giống.  Lặn lội nơi rừng sâu, núi thẳm, tàn phế... mòn mỏi... phơi xương nơi hoang đảo, chiến sĩ có bao giờ đòi hỏi chút gì bù lại đâu.  Họ chỉ thấy mình cần phải làm bổn phận.  Làm bổn phận , để rồi quay cuồng trong kiếp sống chật vật hàng ngày, nhiều khi vô tình, dân tộc lại quên dành cho họ một chỗ sống tong lòng mình ...'

    Một Scipion giúp dân thoát khỏi ách dày xéo của Annibal, rồi lưu lạc nơi đất người đến vong mạng, phút lâm chung, thốt : ' Ingrate patrie, tu n'auras pas mes os ' * - thì Phạm Thái định nghĩa vai trò chiến sĩ cách mạng ô danh rất đúng.  Cho đến khi Hữu xin ăn hỏi Thu, Ngọc bèn hỏi ý kiến Lưu, trang.  Lưu cho Thu đã lớn cần để nàng tự do lựa chọn.  Trang cho là thiếu xưng đôi vừa lứa.  Hơn nữa, Phương và Thu đã yêu nhau.  Còn Ngọc không muốn Phương bận bịu lỡ dỡ trên đường cách mạng, quay lại với tình yêu, nên quyết định để Thu lấy Hữu.   Ngọc gửi thiếp cưới báo tin Phương ( nhờ Lưu chuyển ), Lưu cũng giấu nhẹm Phương; mãi sau này, Lưu viết cho Phương có những đoạn vô cùng thảm thiết :
----
* Tổ quốc tệ bạc kia ơi! mi không có nắm xương tàn của ta rồi ! 

    '... Giờ đây,  kết luận, tôi muốn mượn mấy câu thơ của thằng Trang để nhắc Phương nhớ rằng chúng ta còn nhiều việc phải nghĩ đến, hơn là ngồi ôn lại những nỗi đau buồn cũ, vì:

                                               Nhưng éo le thay anh chót sinh
                                               Một thời mưa gió, rộn quanh mình 
                                               Nên anh không thể trong bình thản 
                                               Thong thả ngồi yên chuốc rượu tình

                                                Tuy biết bên mình có kẻ yêu
                                                Song tình non nước nặng hơn nhiều
                                                Anh đành dứt áo đi theo tiếng 
                                                Nhạc ngựa vừa reo với gió chiều...'

    ' Trong mộng mị tìm được một tình yêu muôn thuở ', nói như , Rostand - hẳn rằng đúng tâm trạng Phương. Còn Hữu,  tâm trạng  tên đại diện mại bản :  chơi hoa rồi lại bẻ cành như chơi  - đối xử với vợ tàn bạo, đến nỗi cô gái đẹp ấy chỉ còn biết thở than cùng Trời- rồi gọi Phương trong câm lặng, im nín, và ghi vào nhật ký, như trút ẩn ức cho anh trai chia xẻ :

    '... Ngày nay, em  không còn phải giấu giếm, nhất là, giáu anh. Lòng em đối với Phương như thế nào, anh còn lạ gì nữa !  Ngày Phương từ giã anh để đi xa, đưa thư Phương cho em đọc, lúc ấy, có lẽ anh đã hiểu em lắm rồi.  Nhắc đến Phương, em không có gì trách móc má với anh đâu, anh đừng nghĩ ngợi gì đến việc ấy.  Má và anh đã tin tưởng rằng cho em về ở với Hữu là xây dựng cho em một cuộc đời vững chắc, nhưng, chuyện bất thành chẳng qua là số mệnh.  Em nhắc đến Phương là muốn cho anh  nhận thấy, biết đâu nỗi đau buồn của em may ra anh có cách gì giúp em không, thế thôi !  Đời bạc phước không được làm vợ Phương.  Em muốn suốt đời tôn thờ kỷ niệm của anh ấy trong  tâm khảm.  Nhưng nay , kỷ niệm ấy đã bị Hữu giày đạp một cách phũ phàng, bóp chết nguồn an ủi cuối cùng của đời em, thật em không còn gì để sống nữa ... Đúng , như lời em đoán hôm nọ, Hữu bỏ đi, không phải  là để chấm dứt câu chuyện.  Chiều hôm kia anh ta trở về, chở theo trên xe bạn bè ăn chơi, toàn  hạng mèo đàn chó điếm.  Về đây, họ bày ra ăn nhậu, hút sách : và cờ bạc tại nhà.  Dư  hiểu , anh ta cố y khêu gan mình, em âm thầm bỏ lên phòng nằm để mặc cho bọn họ ăn uống, say sưa, hò hét, nói tục.  Hy vọng chọc tức em cho em gây gổ, để kiếm cớ làm dữ, mà thấy em nhịn nhục, hữu liền xoay cách khác. Nửa đêm mưa gió rầm rầm anh ta cho đầy tớ lên kêu giật ngược em dậy, bắt nấu cháo gà đãi khách.  Em tức quá, nhưng nghĩ bây giờ có cưỡng lại cũng vô ích, đành thức dậy dầm mưa đi bắt gà làm thịt.  Cháo chín, em dọn mâm bưng lên,sắp đặt đãi cháo cho mọi người, không dám tỏ  chút gì là bất bình.  Hữu bất thình lình đánh em một cái bạt tai, rồi chửi : ' Đồ đàn bà hư !'.  Không sao nhịn được nữa, em đứng dậy, nghiêm nghị trả lời :' Dầu sao cũng là vợ chồng, anh không nên tàn nhẫn như thế ! Khách khứa của anh toàn là những người không xứng đáng mà anh bắt tôi phải phụng sự  như thế, anh không sợ mang tiếng cho anh sao ?' Em chỉ nói được bao nhiêu là Hữu xộc tới đấm đá túi bụi, miệng chửi um xùm. ' Làm cao nè, mày trong sạch trinh tiết lắm sao mà dám khinh rẻ bạn bè tao ? Đồ  con nhà không có giáo dục'; thế là quá rồi. Em nói liều:' Anh không bằng lòng thì chúng ta cứ ly dị nhau, cho tôi về với cha mẹ, anh tìm vợ khác, chớ anh chửi bới như vậy, tội nghiệp má tôi lắm !'  Tới bây giờ nét mặt hung ác của Hữu , lúc ấy em thấy rợn người.  Hữu hăm trả thù giết Phương ...'

     Thì chẳng cứ gì một Hữu tư sản mại bản trước giai cấp cách mệnh , bây giờ vẫn còn nhiều bọn như Hữu.  Ở nước Nhật chẳng hạn, trong một phim, trong vai nhân vật Phú Sơn sỉ nhục Kim Chi bao nhiêu, thì Hữu đã sỉ nhục Thu như thế.  Sự có mặt Hữu trong phim cách 3 năm sau, hẳn vẫn giống nhau, ở tư cách bọn phá sản mại bản khắp trên thế giới là vậy.  Phương viết thư và để địa chỉ nhà Ngọc, mật thám biết tông tích, nên , chẳng bao lâu khi Phương trốn về Thất sơn, bị Hữu tố cáo ,  Phương bị bắt.  Phạm Thái cho nhân vật truyện thêm kinh nghiệm làm cách mệnh, thì nên lưu ý tới nữ giới: một lợi khí vô cùng nguy hiểm. Người cách mệnh tạm quên tình yêu, chỉ là cách tự  diệt bản năng thiên nhiên, khi bùng dậy nồng nàn mạnh hơn lý trí rất nhiều.  Vào khám, Lưu và Phương vẫn hiên ngang, chẳng hề sợ ngục tù, bởi, họ dám hy sinh thân mình cho lý tưởng :

    '... Đứng có buồn, có gì đâu mà phải buồn ! Đời chiến sĩ phải đi đến chỗ này, chúng ta đã biết chắc như vậy từ lâu rồi cơ mà ...'

    Biến chuyển chính trị thay đổi: 1945 tư sản mại bản phá sản, Hữu trở thành một chính trị viên , sự hối hận về hành động quá vãng là thực ! Nhưng,  phải trả bằng cái chết liều thân ở mặt trận,  vì,  Hữu đã giết chết  2 nhà cách mệnh : Lưu và Phương, cả hai đã thắt cổ tự tử trong Khám lớn Saigon .  Hữu còn thêm tội nữa, hối hận về việc xử tệ bạc với vợ ( Thu) và anh vợ , Ngọc.   Phản ứng tâm lý, thì lý tưởng của Thu, vợ khác Hữu, chồng.   Hữu là người của phe khác, còn Thu, Ngọc, Lưu Phương , những chiến sĩ yêu nước :

    '... Đọc thư của  Hữu, dù là thư của Hữu, người kháng chiến phe khác anh em  , cũng thấy mình 
có tội với linh hồn của Phương rất nhiều.  Em không thể nào tin tường lời nói của Hữu được.  Một người vì một việc vật chất nhỏ nhen đã đang tâm giết bạn và xử tệ với vợ, thì ai dám tin rằng người ấy có thể trở thành người được...?  Hơn nữa, qua lời nói của Hữu, em chỉ chắc rằng hiện nay anh ấy đã đi một con đường trái ngược hẳn với lý tưởng của chúng ta.  Hoàn toàn tin tưởng ở vật chất, phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn mà.   Hữu lại nói chuyện tình cảm thành thật làm sao mà em dám tin cho được ! Đành rằng cuộc cách mạng  này đã mở mắt cho nhiều người thật, nhưng anh phải nhìn nhận với em rằng : ở đời có nhiều trường hợp, dầu người làm nên tội có hy sinh tính mạng đi nữa, cũng không chuộc được lỗi lầm. Và em cho đó là trường hợp của Hữu vậy ... Hữu đã hy sinh để kháng chiến.  Đó là một việc phải, nhưng đó không phải là một công trạng to tát có thể cho phép Hữu tự hào.  Kháng chiến là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người con dân đất Việt, làm bổn phận mà tự hào sao được! Theo em, người chiến sĩ kháng chiến chỉ có giá trị, khi nào họ nhận định được cái tai hại của đường lối chính trị đệ tam quốc tế đôi với nền độc lập của dân tộc, can đảm từ bỏ kháng chiến để trở về tiếp tục cuộc đấu tranh trên lập trường vững chắc thích hợp hơn : lập trường của chúng ta.  Sự ly khai hẳn rằng đang bị đồng bào hiểu lầm và phỉ nhổ: người dám ly khai mới xứng đáng là chiến hữu ...'

   Phạm Thái nhận định  rất rõ: phân hóa giữa kháng chiến và  dân tộc.  Sự chiến đấu là bổn phận của chiến sĩ khi nước bị xâm lăng , Phạm Thái nói thẳng thừng, không úp mở :  nay, người chiến sĩ kháng chiến nay trở về xây dựng chính thể Quốc gia.   Nhân, một chiến sĩ báo tin Hữu đã chết trong sự hối hận, vì, hiểu rằng không phải hy sinh cái chết làm vinh dự mà chính lương tâm buộc làm vậy :

    '... Người anh hùng ấy cho rằng chết vì lý do hèn và mang nỗi ân hận ấy trong lòng cho đến phút cuối cùng.  Tuy nhiên, cho đến lúc nhắm mắt, anh còn căn dặn tôi [ Nhân]  chuyển đạt đến chị lòng mến phục của anh ấy đối với sự cương quyết của chị...'

     Kết luận.

   Phạm Thái-Nguyễn ngọc Tân tạo được địa vị nhà văn viết tiểu thuyết luận đề có giá trị, xứng đáng chiếm giải khôi nguyên. Truyện 5 người thanh niên của  một tác giả quê hương Cửu long giang đã đánh dấu một giai đoạn  cực thịnh của văn học hậu chiến - và - cuốn này năm 1943 đã được giải thưởng hội khuyến học Nam kỳ .

                                                                                                            (  kỳ sau: Vũ khắc Khoan ) 

      thế phong


































    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét