Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

' ... tiếc tài gần chạng vạng ... nắng được thì cứ nắng / phan khôi

báo saigon tiếp thị tp hcm. 
số 118 ra ngày 23- 10 - 2013


   Lời dẫn.

    Phan Khôi có một bút danh khác là Tú Sơn ( Thiếu Sơn cho là dịch từ tout seul ). Chỉ riêng ngữ nghĩa MỘT MÌNH  làm văn chương , nghĩa lý- đúng quá đi chứ ! 

    một nhà văn sáng tác, hẳn chỉ một mình anh  ta tự dựng nghiệp - hệt - người nữ sinh con,  chỉ một mình nàng chịu, không thể cậy ai khác! 

      văn chương và người nữ gắn kết với nhau như một .

    có 1 lần,   Phan Khôi tham gia chống thực dân, Pháp đưa ông đi đày ở Quảng nam.  Tên tù chính trị 21 tuổi đã:

     ' ...gặp một ngõa giải * khác, chuyện tư tình với vợ một quan võ hàng tứ phẩm.  Vợ quan trẻ đẹp, không dễ nén tình cảm bộc phát - nhất là người thiếu nữ sớm là thiếu phụ này lấy một võ quan già, tuổi không tương xứng.  Thiếu phụ đã yêu, dễ sinh ra nhiều mưu mô sảo quyệt để đạt mục đích.  Can thiệp cho người mình yêu có cơ hội gần gũi, bày tỏ tình yêu qua cử chỉ tế nhị, bóng gió, mang lại nhiều hiệu quả:
      '... Tôi mở gói ra trước mắt Trung ... Đố ai biết được gói gỉ ? .. Trời ơi, gói trầu cau. Mười miếng trầu têm kiểu Huế với mười miếng cau bửa dính ... Thực tình, tôi [ Phan Khôi ]  không hiểu, hỏi Trung:' Của ai thế này ?' . ' Của bà Ch..' [ vợ quan võ hàng tứ phẩm ]  ' Anh cầm lấy
 [ đi], tôi không biết.  Trung xin tôi cứ nhận, và kể đầu đuôi. 
       '...  Lâu nay tôi phục dịch hàng ngày ở nhà ông Ch..., và tôi đã được tin cậy, nên bà Ch... có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần. Bà ấy nói bà thấy...thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác cho bà gặp mặt để nói chuyện ...'  **

   chuyện ấy, Phan Khôi viết lại thành tự truyện : Tình trong tù hay Phan Khôi tự truyện ( số xuân báo Đông dương tạp chí, 1939
----
*     lập thân nhứt bại, vạn sự ngõa giải   /  lập thân đã hỏng, muôn vật tan nát ( Phan Khôi dẫn trong  ' Phan Khôi tự truyện' .
**  trích lại từ ' Phan Khôi qua một ' Chuyện tình trong tù  / Thế Phong - bán nguyệt san Giáo dục phổ thông 
số 52+ 53 xuân,  năm 1960. Chủ nhiệm: Phạm quang Lộc).  
  
    thời thanh xuân,  làm báo, viết văn , ông không chỉ kiếm sống, còn là giải thoát tâm hồn !

   từng ở Trung, ra Bắc, vào Nam,  chỉ một bài thơ Tình già làm lúc son trẻ ( 1932)  được ghi mốc: mở đầu cho thơ mới Việtnam -  gần cuối đời  -lại  một mình nhìn nắng chiều Hànội, ngẫm thân, soi phận -  thì, mình vẫn chỉ là tout seul


                                           Nắng chiếu có đẹp
                                           Tiếc tài gần chạng vạng
                                           Mặc dù gần chạng vạng
                                           Nắng được thì cư nắng
                                                PHAN KHÔI

     thơ  hay không  bởi  lời, bởi ý thâm trầm !

     Người con út Phan Khôi, tác giả Phan An Sa , vừa sưu soạn một tập sách về cha mình, của 25 năm cuối đời - tôi nhớ đôi điều đáng nhớ :
                 
      1)   khi  phụ trách biên tập , đã cho đăng feuilleton Làm đĩ, tiểu thuyết phóng sự Vũ trọng Phụng : một sự quả quyết khác người -  sau này-  một kiệt tác trong đời văn văn sĩ Vũ trọng Phụng 
      
      2)  cộng tác với một số giáo sĩ Tin lành,  chuyển ngữ Kinh thánh sang tiếng việt, trong vòng 5 năm :   '... ông [ Phan Khôi ] cho đó là một nguồn văn hóa lớn cần phải giới thiệu với người Việt...
     thuyết mác xít lê-nin-nít cho tôn giáo là thuốc phiện  - Phan Khôi  - buộc phải cúi đầu nhận
 tội , dầu không phải tội:  ' ...đã gieo rắc thêm mê tín cho người trong nước ...'

     3)  bị kết án một trong những kẻ cầm đầu Nhân văn giai phẩm, sau khi đăng Phê bình lãnh đạo văn nghệ:

     '... chẳng những bi kịch cho bản thân ông, mà, còn [ là] bi kịch cho người thân, nhất là các con  luôn yêu kính ông.  Chẳng hạn, như Phan Thao, con trưởng của ông, lúc đó là trưởng phòng bí thư ( tổng thư ký tòa soạn), rồi , trưởng ban văn nghệ báo Nhân dân  - phải đăng những bài mạ lỵ cha mình một cách hèn hạ, sau bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ ...'   (SAIGON TIẾP THỊ )

       4)  sau thời gian bị chỉnh huấn , Phan Khôi  tự giam mình, lấy nhân sinh quan Lỗ Tấn làm lý tưởng sống : 

     '... Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩa  Marx lắm, nhưng trong văn chương của ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, làm tôi  [ Phan Khôi ] nghĩ đến thân phận con tằm: con tằm ăn [ lá] dâu  rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra [ lá] dâu thì không phải là con tằm ...'

     Đã có nhiều cuốn viết về Phan Khôi, Vu Gia khởi đầu, tiếp,  con gái, con trai Phan Khôi viết về cha - nay, con út sưu soạn một tác phẩm thật công phu :  Nắng được thì cứ nắng ... / Phan Khôi .
    ( NXB TRI THỨC, 2013 )  

      ĐƯỜNG BÁ BỔN
         Saigon, 10/ 23 / 2013


                                     phan khôi, một con người rất tú sơn  *
                                                        bài viết : công khanh

      Có lẽ  thời gian làm tờ Sông Hương ở Huế, là lúc Phan Khôi tỏ rõ được cái tự tại của mình nhiều nhất.  Một mình ông gần như viết hết các mục trên tờ báo.

    Nhưng phát hiện của Phan Khôi dọc theo suốt tập sách cho thấy sự nghiên cứu của ông thật phong phú.  Về Tư mã Thiên, Phan Khôi đánh giá cái biểu của ông này sáng tạo đem áp dụng đầu tiên trong Sử ký..., có thể coi là ngang hàng với sáng chế ra điện, ra máy hơi nước.  Ông gọi đó là một thứ văn học không cú đậu, nghĩa là đọc không thành câu.   Thời đó, Phan Khôi đã nhìn ra sức mạnh của thông tin mà báo chí rất thường sử dụng, mặc dầu biểu bảng của Tư mã Thiên còn sơ khai.

    Ngày đó, Phan Khôi cho đăng nhiều kỳ cuốn tiểu thuyết Làm đĩ của nhà văn lớn, một thời bị cho là theo tự nhiên chủ nghĩa Vũ trọng Phụng, đã là một sự quả quyết khác người.  Ông còn tranh luận luôn với cả với người viết báo can ngăn ông đăng, linh mục chủ bút tờ báo Vì Chúa -  J.M.
[ Nguyễn văn] Thích.  ( trang 34 )

    Về sau,  nhân sự kiện giỗ Vũ trọng Phụng, ông viết một bài, với tựa đề rất Phan Khôi:

   ' ... Không đề cao Vũ trọng Phụng, chỉ đánh giá đúng '- trong đó có câu;' Cái thói tục ấy là tôi hiểu rằng ở trong xã hội này, đứng ai nói đến ai hết, hễ nói đến, tức là đề cao, mà đề cao là một cái lỗi, vi không có người nào đáng đề cao hết !'

      Câu này được viết cách không lâu, khi Hoàng Cầm viết về Trần Dần.

    Phan Khôi trước đó cũng nổi tiếng khi dịch Kinh Thánh cho hội Tin lành trong thời gian 5 năm.  Ông cho đó là một nguồn văn hoá lớn cần giới thiệu với người Việt.  Nhưng sau khi chỉnh huấn ở Việt bắc, ông kiểm thảo rằng làm như vậy chỉ vì vô tình, nhưng, ông đã gieo rắc thêm mê tín cho người trong nước, thực ra, ông đã làm một việc phản khoa học ...

    Về lịch sử,  Phan Khôi có nhiều nhiều nghiên cứu và công trình đáng kể.  Ông là người đính chính cho vai trò của Thái Phiên, thay vì,  là Trần cao Vân, như người đời  bị thực dân Pháp thông tin, gây nhiễu- mặc dầu cả hai có tham gia vụ DuyTân khởi nghĩa. ( trang 485)

     Nhận xét về Phan thanh Giản , ông viết : 

    '... tuy bị mang tiếng là một trong hai tên 'mại quốc ', nhưng, ông vốn là người liêm chính, cương trực- cai chết của ông đủ tỏ ra cái nhân cách của ông ...' 
       (  ' Nguyễn đình Chiểu, một nhà nho chân chính miền Nam' ... ( trang 517)

    Phan Khôi là một con người độc lập trong suy nghĩ và hành động của mình. Con ông nghĩ về 
ông :  Cùng yêu nước cùng vì nhân dân mình, nhưng ông hành động khác các anh, đo là quyền của ông, bởi vì ông có cái quyền đó .' ( trang 520 )

      Cái bi kịch  của ông là nhận lời làm chủ nhiệm báo tư nhân Nhân văn, vì, những người làm tờ này thực sự đều là đảng viên, không được ra báo tư nhân.   Rồi đến bài viết trên Giai phẩm mùa Thu:  'Phê bình lãnh đạo văn nghệ.

    Chẳng những bi kịch cho bản thân ông, mà còn bi kịch cho người thân, nhất là các con luôn kính yêu ông.  Chẳng hạn như Phan Thao, con trưởng của ông, lúc đó, trưởng phòng bí thư ( tổng thư ký tòa soạn) - rồi - trưởng ban văn nghệ báo Nhân dân , phải đăng những bài mạ lỵ cha mình một cách hèn hạ, sau bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ.

     Sau thời gian đó,  ông [ tự] giam mình trong không gian văn chương của Lỗ Tấn, lấy nhân sinh
quan Lỗ Tấn làm lý tưởng sống cho mình, bỏ qua những búa rìu bên ngoài.  Một nhận xét độc đáo của ông về nhà văn lớn này : 

    '  Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩaMarx lắm, nhưng trong văn chươngcủa ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, lam tôi nghĩ đến thân phận con tằm : con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu như ra dâu thì không phải là con tằm ...' ( trang 496).  

    Nguyễn Tuân [ cho]  ông [ nói vậy ],  là ám chỉ  [ một ] ai đó...

     Sự suy sụp của ông sau cùng được xua đi, khi ông ngồi ngắm nắng chiều thu Hànội và làm 4 câu thơ :

                                                        Nắng chiều đẹp có đẹp
                                                        Tiếc tài gần chạng vạng
                                                         Mặc dù gần chạng vạng
                                                         Nắng dược thì cư nắng
                                                               PHAN KHÔI

     Phan Khôi còn có một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học tiếng Việt, cũng như dựa trên tiếng Việt, nghiên cứu lịch sử.  Cuối đời, sau bài thơ Nắng chiều, ông còn có những bài Những con số không nhất định trong từ ngữ -  trong đó ông bàn về số 3 và số 9 như : ông ba phải, ba cọc ba đồng, chín suối ruột đau chín chiều ... - số 3 -  4 và 9- 10, v.v... ( trang 568)
    (...)

    Ông [ Phan Khôi] từng dặn con :

     '... Nhưng con phải tự học thêm, chớ chỉ có kiến thức học ở trường không, thì chỉ làm được anh giáo thôi ...' ( trang 551)
-----
*  một trong những bút danh của ông  mà nhà phê bình Thiếu Sơn giải thích nó [ được] phiên âm từ tiếng Pháp là
 tout seul ( một mình)  ( tr. 527.

     công khanh

( báo Saigon tiếp thị tp. hcm , thứ tư ngày 23.10.2013 - tr 19. In  ảnh chân dung Phan Khôi + bìa cuốn sách
' Nắng được thì cứ nắng .../ Phan An Sa'


    




                                         
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét