cội nguồn xb, san jose, 2003.
7 điều cấm kỵ trong
Không quân [VNCH]
tạp văn : võ ý
võ ý [ 1940- ]
(ảnh: bìa 4 lý lịch dọc ngang của thảo)
"... gặp lại Võ Ý tại Pleiku, chàng đã là phi đoàn trưởng một phi đoàn quan sát. Chàng không bay máy bay bà già, mà bay Cessna 02. Giờ, thì chàng oai như một con cóc cộ. Lên trời thì bay đẹp, xuống đất thì xe Jeep mới, mầu xanh đậm của Không quân . Tình bạn của chúng tôi mỗi ngày một thân hơn, vì cái đất Pleiku lúc đó còn có được bao kẻ làm thơ viêt văn. Lê bá Định là không đoàn trưởng, ông [ta] là nhân vật số 02 của phi trường Cù Hanh. (...) Nhất là với các phi công, đặc biệt là phi công chiến đấu. Cho dù họ mang cấp bậc gì trên vai áo, thì phận ai nấy lo, mỗi người con tàu, một bầu trời phía trước mặt, và lưới đạn phòng không của địch bao quanh thân tàu. ... Cái bản nhạc 'Không quân Việt nam' của Văn Cao, " đi không ai tìm xác rơi ..." - HOÀNG KHỞI PHONG.
(HOÀNG KHỞI PHONG[ 1943- ] , tức thiếu tá Nguyễn vinh Hiển, , trưởng đồn quân cảnh Pleiku. trước 1975.]
Khoảng đầu n8m 1970, bộ Tư lệnh Không quân ra một văn thư, liệt kê 7 điều cấm kỵ; và phổ biến tổng quát cho toàn quân chủng thi hành. Dân cacu [không quân) thời bấy giờ thích gọi 7 điều cấm kỵ một cách văn hoa là thất kỵ. Sự thật thì thất kỵ chỉ ảnh hưởng đến dân bay,[ phi hành] chứ không ảnh hưởng mấy tới dân bò. [không phi hành].
Tôi cố moi óc mà không sao nhớ rõ 7 điều đó. Tôi hỏi ông tổng hội trưởng [Kq] họ Khưu ổng bí. Tôi hỏi mệ Trần Phước, người cố đô tiền sử, một trong những kho tàng quí hiếm về không quân dân gian và không quân bí sử, mệ cũng bí một cách không ngờ!
Chẳng lẽ, tôi phịa ra thất kỵ? Trong khi mong chờ hảo hớn giang hồ trong quân chủng lên tiếng bổ sung, tôi xin đội ơn [trước]. Nay, tôi xin ghi đại ra đây: thất kỵ trước 75 'ngày xưa hoàng thị'; mà tôi nhớ mang máng như sau:
- một là : cấm săn bắn,
- hai là : cấm bán xăng.
- ba là : cấm chở người trái phép ( nhất là phái 'long hair' [ phu. nữ])
- bốn là : cấm chở đồ quốc cấm ( buôn lậu)
- năm là : cấm đáp bậy (đáp sân lạ, sân quen; sân nào cũng đặng-- miễn là có ghi trong phi lệnh.)
- sáu là : cấm bay thấp và nhào lộn trong thành phố, trên bãi biển.
-bảy là : cấm 'xì-ke', sau xỉn trong khi bay.
Đã gọi là cấm kỵ, mà vi phạm là phải lãnh củ. Nghe đâu, có mấy tay buôn lậu, thì bị giáng cấp; còn mấy tay ưa đáp bậy, thì ... ngưng bay đêm. (cho đáng đời !). Nhờ thất kỵ mà Không quân ta trở nên đàng hoàng, gương mẫu cho đến ngày di tản.
Ngày bể dĩa [ 30-4-75] Không quân di tản thành Không quân hải ngoại. Theo năm tháng, các hội không quân thành lập Tổng hội Không lực; mà, vị tư lệnh ngày xưa, được cải danh thành tổng hội trưởng Tổng hội Không lực ngày nay. Để việc điều hành được trôi chảy, đi vào nền nếp tốt đẹp như ngày xưa, chúng tôi xin đề nghị ban chấp hành Tổng hội nên ban hành 7 điều cấm kỵThời lưu lạc; cho mọi không quân lưu lạc trên toàn thế giới biết, để mà thi hành. Nếu Kq nào cố tình vi phạm thất kỵ Thời lưu lạc, thì áp dụng biện pháp kỷ luật ngay. Nhẹ, thì nêu tên trên Công báo Lý tưởng. Nặng chút nữa, thì nghỉ chơi. Vô phương cứu chữa thì ...đưa ra tòa, cắt đứt liên lạc.
Trong khi chờ đợi Ban chấp hành thông qua Thất kỵ để đăng trên Công báo và ra nghị định phổ biến tổng quát. Chúng tôi xin bắt chước người xưa, liều mạng dâng lên Tổng hội, cấm kỵ Thất sách, gọi là để tỏ chút lòng trung kiên với Tổ quốc, một chút dạ son sắt với Không gian.
Cấm kỵ Thất sách dự thảo của Không quân Thời lưu lạc là:
- thứ nhất : kỵ đổi màu
- thứ hai : kỵ mũ ni che tai 'bái bai' đồng đội
- thứ ba : kỵ 'like to talk no like to work'
- thứ tư: kỵ chụp mũ, bới móc đời tư
- thứ năm: kỵ keo kiệt lời khen, hào sảng chỉ trích
- thứ sau: kỵ 'giậu đổ bìm bìm leo', kiêu căng, cao ngạo
- thứ bảy : kỵ mặc áo thụng vái nhau bằng thích.
Khi làm dự thảo, chúng toi muốn sao y bản chính con số 7 ( như seven UP) cho nó có vẻ truyền thống và liên tục. Nhưng, khi soạn xong, cá nhân chúng tôi lại thấy [tự] mâu thuẫn trong dự thảo nêu trên. Chẳng hạn, điều thứ 7 có cái gì lấn cấn, cần nghiên cứu bàn thảo lại. *
---
* thập niên 80, văn chương hải ngoại có 'điều cấm kỵ thứ 7 ' -- ấy là '2 lão tướng tự khoác áo thụng vái nhau'-- đó là văn sĩ Mai Thảo-Nguyễn đăng Quý [1930- 1998] và thi sĩ trữ tình số 1 Nguyên Sa-Trần bích Lan [1932- 1998]-- chàng nào cũng muốn được ' đóng vai lãnh tụ văn chương hải ngoại'. Một 'lũ châu chấu, cào cào ' xúm vào tôn sùng 'đại ca Mai Thảo ; ' phăng' kia kia tôn sùng' Trân bích Lan- Nguyên Sa''. Rốt cuộc, cả 2 vị cũng phải' ra đi chẳng mang theo được thứ gì' -- chết đi , khác ngày, khác tháng, lại giống nhau, cùng một năm 1998, ở Cali. (Bt)
Đề nghị những cánh chim ly hương nặng tình phe đảng, nên dốc hết tinh lực ra mà chứng minh, lý sự; sao cho thật khúc chiết, hùng hồn, đặng thuyết phục Tổng hội đưa cái điều [Thất Kỵ] này -- thì may ra mới tử tế, đàng hoàng như xưa được. Riêng cá nhân tôi cũng có mấy suy nghĩ thô thiển, muốn được chia sẻ với những con chim Hồng, chim Lạc.(chữ của Phạm Duy trong tổ khúc ' Bầy chim bỏ xứ') rằng:
Chúng ta là lòai chim qu, chúng ta biết nhau từ thế kỷ trước cho đến thế kỷ này. (Thời gian cũng là thước đo, có thật không, thì bảo?) Chúng ta là loài chim qúy, chúng ta biết nhau từ trong nước , cho đến ngoài nước; mà đám chuồn chuồn châu chấu, làm sao biết được?
(Không gian cũng la thước đo, có thật không, thì bảo?) (...)
Chúng ta giữ lại lục kỵ cũng la tươm tất lắm rồi !..
. Dù sao đây cũng là ý kiến cá nhân. ..[]
CÁNH CHIM LY HƯƠNG VÕ Ý
(tr. 295- 297 LÝ LỊCH DỌC NGANG CỦA THẢO)
mười năm nhìn lại
thơ võ ý
Ai đã tùng ngóng thâu đêm
mới cảm nhận đêm vô tận
Ai đã từng qua cầu cải tạo
mới uất nghẹn nỗi đoạn trường
Ai đã từng kiếp sống tha hương
hẳn có lúc thẫn thờ tình quê tình nước !
Trong 10 năm tạm cư Mỹ quốc
dù trải qua hàng ngàn đêm lưu vong yên giấc
dù nỗi đoạn trường khuây khỏa tro than
Nhưng nhúm lửa quê hương
vẫn đáy lòng cháy sáng
vẫn từng ngày từng tháng,
âm ỉ xót xa ...
Mỗi sáng đến sở mỗi chiều về nhà
Mỗi tiện nghi cái ăn cái mặc
Mỗi thu heo nay mỗi xuân chồi lộc
Bồi hồi xa vắng ngẩn ngơ ...
Xin tri ân đất nước trù phú mênh mông
Xin tri ân khí trời tự do tinh khiết
Xin đa tạ 10 năm
Vòng tay hào hiệp
Mở rộng phẩm giá cưu mang
Có xa quê mới thấm nghĩa đồng hương
Những ngày đầu tủi mừng bỡ ngỡ
Phố xá e dè chiếc xe cháy dở
Lo nghĩ việc làm ngôn ngữ lao đao
Người đi trước dìu dắt kẻ đến sau
Cũng học hỏi cần cù
Vươn lên hội nhập
Xin đa tạ cái bắt tay thật chặt
Máu mủ ruột rà
Cùng đứng bên nhau
Cùng nghĩ về đất tổ quê cha ...
Mười năm nhìn lại
Ân nhân đồng đội và chính mình
Có điều lặng thinh
Có điều muốn nói
Dù tôi là người Mỹ gốc Á
Một cảnh hai quê
Vẫn không lẫn bóng với hình
Với thân xác bồng bềnh Saint Louis
Mà hồn vọng tưởng Chí Linh!
Vẫn biết nặng sấu là Ân -Đất- Nước
Tấc lòng tôi há dễ vô tình?
Có hề chi đời vô thường biến ảo
Có hề chi vạn vật chuyển dịch đổi thay
Nhưng cái mốc mười năm cũng đủ
Cho tôi kết ước lẽ sống này
Trong đội ngũ Vì-Thế-Hệ-Ngày-Mai ...
Mười năm nhìn lại
Hiển hiện trong tâm tưởng
Mái đình rêu phong gốc đa cằn cỗi
Mất Mẹ sâu hóm thâm quầng
Nhạt nhòa ngóng đợi
Mười năm ...
Và trái tim tôi
Như phải mũi kim châm !
ST LOUIS, 6/ 1992- 6/ 2002
VÕ Ý
(tr.. 316- 318 LÝ LỊCH DỌC NGANG CỦA THẢO )
lý lịch dọc ngang của thảo/ võ ý
(sách tác giả cung cấp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét