Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

nhật tiến : nhà văn đánh đu với 'tinh' / bài viết: hồ nam ( 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / hồ nam + vũ uyên giang --đất mới 2006)

nhật tiến: nhà văn đanh đu với quỷ dữ.
hồ nam + vũ uyên giang


                       nht tiến :
             nhà văn đánh đu với 'tinh'
                     -----------------------------------------------------------------
                          bài viết: hồ nam + vũ uyên giang


                            "nhật tiến 'một nhà văn có tư tưởng sâu sắc, đáng kính" 
                                                                      [i.e. bùi nhât tiến  1936 -     ] -- ảnh : Internet)

Nhật Tiến cầm bút cùng thời với với Nguyễn đình Toàn, từ đầu thập niên 50 của thế kỷ 20 tại Hà nội; trong khi thành phố này đang bị quân đội [viễn chinh] Pháp chiếm đóng; nhưng mãi tới cuối thập niên 50, lúc di cư vào Nam, Nhật Tiến gặp nhà văn Nguyễn thị Vinh, được bà này giới thiệu với nhà văn Nhất Linh, [thì] Nhật Tiến mới nổi [đình đám].

Nhật Tiến là loại nhà văn đi tiếp con đường văn chương tiền chiến Tự lực văn đoàn một cách tự nguyện, với tất cả lòng đam mê say đắm của một tín đồ Tự lực văn đoàn.

                                nguyễn đình toàn    [1930-   ] (bên trái)
                                                               (ảnh Lữ quốc Văn - tư liệu ảnh TP)

Chính nhờ 'cái đuôi' của văn chương Tự lực văn đoàn ; Nhật Tiến đã thành đạt, đoạt Giải thưởng Văn chương toàn quốc-- thiên hạ thường mỉa mai gọi là giải thưởng văn chương phủ Tổng thống -- vì phủ này đứng ra tổ chức, và phát giải bằng hiện kim.  Ngòi bút Nhật Tiến là ngòi bút hiền từ, [mà nhà văn] đặt ra trong văn chương là những vấn đề xã hội của muôn đời: tình yêu thương phân cực giàu nghèo.

Là nhà văn được giải thưởng phủ Tổng thống; nhưng đời sống của Nhật Tiến khá vất vả -- để khỏi phải vác súng tham dự chiến tranh -- Nhật Tiến đã tốn khá nhiều tiền , để được 'đi lính kiểng', mua chữ 'thọ' -- và ngày ngày mưu sinh bằng nghề 'bán cháo phổi', dạy toán-lý-hóa bậc trung học cơ sở, cho một số trường tư ở Saigon.  Nghề dạy tóan-lý-hóa là nghề mà Nhật Tiến theo đuổi từ ngày di cư vào Nam, [ấy là] lúc mới cưới nhà văn nữ [Đỗ] Phương Khanh làm vợ.

Nhật Tiến, con người chịu thương, chịu khó, và chịu cực khổ khá tài -- những lúc không phải lên lớp, những khi hết phiên gác ở trại lính -- Nhật Tiến tranh thủ viết, lúc viết tiểu thuyết, lúc viết kịch.  Chỉ trong 20 năm di cư vào Nam, Nhật Tiến đã có được trên 20 tác phẩm-- viết rất đều tay.

Ngày 30- 4- 1975 xảy ra, Nhật Tiến có vẻ hồ hởi, phấn khởi lắm -- vì có cậu em -- [nhà văn] Nhật Tuấn ở lại miến bắc; đúng là nhà văn cầm 'cạc' hội viên hội Nhà văn [Việt nam], đúng hơn là nhà văn 'có giấy tờ đàng hoàng'.  Tuy nhiên sau khi gặp cậu em Nhật Tuấn; vợ chồng Nhật Tiến 'chưng hửng' thấy cái 'tạng văn chương của mình' không hợp với 'văn chương Cộng sả '; nên quyết định vượt biên bằng bất cứ giá nào.


                                    nhà văn nhật tuấn ( bên trái)
                                                                                            (ảnh: Internet)

Cái số vợ chồng Nhật Tiến, những người vượt biên 'đen như mõm chó'.  Ra biển gặp hải tặc, nạn nhân của bạn hải tặc ác ôn ; vợ Nhật Tiến bị 'làm nhục'.  Cuối cùng gia đình Nhật Tiến cũng được định cư ở Mỹ.

Quãng đời làm văn, làm báo 'lưu vong' của Nhật Tiến ở Mỹ khá nổi; nhưng không qua mặt được thời kỳ viết ở Saigon
trước 1975; không có tác phẩm nào hơn 'Thềm hoang' hoặc 'Chim hót trong lồng' cả.

(...) -tạm lược 13 dòng- Bt)

Sự lựa chọn con đường 'văn nghệ hòa giải dân tộc' ..., đã khiến Nhật Tiến chững lại -- bạn đọc của Nhật Tiến ở hải ngoại ngoảnh mặt đi --  ( ... ) và, chẳng bao giờ Nhật Tiến [có thể trở thành] nhà văn cầm 'cạc' cả.  ... [bởi]  Nhật Tiến còn một khoảng cách khá xa trên con đường đánh đu với 'tinh'.  Rất có thể Nhật Tiến mất cả 'chì lẫn chài'; lúc đó sẽ trắng tay. []

  HỒ NAM+ VŨ UYÊN GIANG

                ( tựa bài của 2 tác giả ' Nhật Tiến, nhà văn đánh đu với quỷ dữ'  ) 




 một vài tác phẩm của nhật tiến + nhật tuấn
   (ảnh : Internet)

1 nhận xét: