<fwd. by Quyet Nong/ VN-SHARE- NEWS)
h à n ộ i
bút ký: jenny do
Từ cơn nóng hơn 30 C ở Siêm Rệp, tôi [Jenny Đỗ] bay vào vùng đất rét 7 độ C ở Hà nội 26 tết; thủ đô [rực rỡ] muôn màu sắc. Đỏ hồng rực, trời trong; những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây quất ngập đường. Đèn, cờ rợp lối; điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tối ở miền Bắc.
Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường; trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc, tranh nhau mua hàng ngoài phố. Những sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia, không làm mất đi không khí đón xuân.
Hàng hóa Trung quốc tràn về ngự trị Hà nội; kể cả những vật dụng trang trí cho tết Mậu tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được vẻ nhộn nhịp tưng bừng, của một thời thành phố háo hức đón xuân; mặc dù thời tiết có khắc nghiệt.
Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường; trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc, tranh nhau mua hàng ngoài phố. Những sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia, không làm mất đi không khí đón xuân.
Hàng hóa Trung quốc tràn về ngự trị Hà nội; kể cả những vật dụng trang trí cho tết Mậu tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được vẻ nhộn nhịp tưng bừng, của một thời thành phố háo hức đón xuân; mặc dù thời tiết có khắc nghiệt.
Tôi nhập bọn với các bạn họa sĩ của tôi; để lên rừng đi hái hoa. Họ là thế; lúc nào cũng phải khác người; không thích chạy theo [thị hiếu] đám đông.
Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa ; các anh ấy lại muốn đi tìm hoa mận [cho bằng được.] Thời buổi này;mọi người chạy xe Honda với những 'mô-đen' mơi nhất, như SH 300 gì gì đó -- thì các anh họa sĩ vẫn chạy Vespa cũ mèm, cũ kỹ [thập niên] 70.
Mấy năm qua; tôi vẫn thường về thăm; trao đổi văn chương nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa, với mục đích thật vu vơ. Chẳng hạn; lên miền cao Hà giang , để tìm rượu ngô cô Thu Bột. Hoặc; những hành trình sưu tầm gốm cổ từ thời nhà Mạc; hoặc để kiếm xác xe Landrover, ở mãi tận đảo Ngọc vùng hoang dã, nơi cuối vịnh Hạ long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền ở Phù lãng; nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cảnh nấu rượu bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây, ngọn gió.
Tôi nhớ mãi lời nói của một họa sĩ; khi chúng tôi ngắm nghía một số màu gốm tân thời; trang trí theo tính cách lập thể (cubism): "đây là cái tát vào nghệ thuật!" .
Họ có những nhận xét rất rất khắt khe, cực đoan trong lĩnh vực nghệ thuật. Chẳng hạn; họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD; mà, chỉ nghe dĩa nhựa, hoặc băng nhựa,(audio tape.) Một anh [khác lại] cho rằng những dĩa này có những lỗi thời gian + bụi bặm tạo ra; nhưng đã mang theo [dấu ấn] lịch sửu+ thời gian. Có lẽ; vì cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
Chúng tôi đánh xe lên Hòa bình đất đỏ; màu xanh rì, cao sừng sững như bức tranh cổ Trung quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào miền đất người Dao, cứ thế mà đi, đi mãi. [Đã nghe] biết bao câu chuyện; nhiều lần dường như ngẩn ngơ khi ngắm cảnh sương mù rơi xuống trên mái nhà tranh bên đường.
Hoa mận vẫn bặt tăm. Thì ra; năm nay hoa mận đã mở sớm, rụng hết; khi cái rét tràn về.
Và chúng tôi trắng tay; đành quay về Hà nội, đến quán Lê Thạch, nơi tụ tập thường xuyên của giới làm văn nghệ. Trời đã tối; chúng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê, thỏa mãn, mặc dầu không hái được một nhánh hoa mận nào. (...) Có lẽ, do những mẩu chuyện vãn trên đường, nhất là những chuyện của trước 'thời kỳ đổi mới.'
Anh 'Tâm- Mải- Chơi' chắc hẳn phải hắt hơi; vì chúng tôi nói rất nhiều về anh. Anh là một họa sĩ 'mải chơi' hơn 'mê tranh'. Có lần dặn vợ ở nhà; để anh đi ăn sáng với bạn. Rốt cuộc là 3 ngày sau, anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài-gòn để triển lãm tranh; anh ta đã thuê 2 chiếc xích-lô -- một chở anh, chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp bạn quen; vẫy vào quán uống cà-phê, anh 'Tâm-Mải-Chơi' bèn nhảy xuống xích lô-- và quên bẵng chiếc xích lô chở tranh.
Ngày khai mạc triển lãm, anh ta đến với 2 bàn tay không; cười trừ với bạn bè.
Tệ hơn nữa; có lần anh 'Tâm- Mải- Chơi' bắt gặp một anh bạn đang hớn hở dẫn cô nhân tình mới quen, vào một căn nhà, [leo tít lên] lầu cao tâm sự. Chủ nhà ; lúc ấy vắng nhà, đi Tam đảo. {Thế là] anh 'Tâm-Mải-Chơi' bèn khoá cửa ngoài, nhốt họ ở bên trong. Chỉ có ý định đùa nghịch cặp tình nhân kia một lúc cho vui; nhưng rồi anh ta bỏ đi nhậu với bạn bè.
Và; quên bẵng mọi chuyện.
Ba ngày sau,'Tâm-Mải-Chơi' mới chợt nhớ ra; bèn chạy vội đến mở khóa cho cặp tình nhân-- bắt gặp 2 người bơ phờ, rũ rượi. Chuyện được kể lại: từ đó cặp tình nhân kia không bao giờ còn nhìn mặt nhau nữa.
[Bây giờ] đến chuyện leo núi. Mấy anh họa sĩ thích lên miền cao; để tìm cảm hứng sáng tác. Đêm về; sương mù dày đặc, các anh ấy không sao tìm được đường nào xuống núi. Cuối cùng phải ghé vào căn nhà bên vệ đường; để xin ngủ trọ qua đêm.
Đó là một căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 hoạ sĩ ở trọ; rồi quay lại dặn dò cô con gái cái gì đó. Cô nàng chừng 18 tuổi có làn da trắng mịn.
Cô ta nghe lời bố dặn; rồi, lùi vào nhà trong. Các anh họa sĩ ở bên ngoài uống trà; ngồi xếp chân trên nền đất; đợi mãi không thấy cô gái trở lại -- và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ là nơi nào.
Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ; cằm các anh run cầm cập; bỗng, cô gái kia xuất hiện. Thì giữa lúc đó, ông bố mới quay lại nói với các anh bạn của tôi: " con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó; xin mới các anh vào nghỉ."
Đêm đó, các bạn họa sĩ của tôi ngủ rất ngon.
***
Và, còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa , đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện kể chẳng có gì thâm thúy lắm; nhưng người kể chuyện có duyên, thì chuyện gì cũng hấp dẩn cả. Tôi luôn luôn tìm ra nguồn sinh lực mới. Khi gặp các bạn họa sĩ này; dầu mến họ cách mấy, tôi không muốn nương lại ở Hà nội, vì cái rét cắt thịt quá tàn khốc.
Ở khách sạn; nước không đủ nóng để tắm, máy nóng không đủ ấm; tôi không sao có thể chạy trốn khỏi cái lạnh buốt. Cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da thịt, ngấm vào tận xương tủy.
[Nhớ lại] , người dân bản địa miền núi cũng phải bỏ nhà đất trên cao, dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết lạnh, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đấu đường, xó chở ở dưới phố. Nếu trâu bò chết là họ mất hết sản nghiệp. Có những người phải đem hết chăn, mền để đắp cho súc vật; tránh được bệnh, vì cái lạnh gía buốt.
Có người chở con trên xe gắn máy; ngồi ở đằng trước -- khi xuống xe; mới biết con đã chết cóng tự lúc nào không hay.
JENNY DO
(Fwd by QUYET NONG/ VN-SHARE-NEWS)
' tháng 2/1984, trên chuyến bay Air France, từ Philippin qua san Francisco, chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái là Đặng thị Phương Khanh, đi cùng mẹ + em trai. Ngày hôm đó là sinh nhật Phương Khanh, tròn 18 tuổi. Cô gái sinh ở Vũng tàu [Nam bộ], sau này là JENNY ĐỖ, luật sư.
- GIAO CHỈ giới thiệu -
(San José) -
vài dòng tiểu sử Jenny Do
(ảnh: Internet)
JENNY DO
San José City Council Candidate -- District 8.
Région de la baie de San Francisco,
État Unis I Politiques publiques
Actuel : Law Office of Jenny Do,
t2f translation, inc.
Précédent : 1000 Fine Events, Inc.,
Efficie Law Group
Professional and Corporation
Schmit Law Office
Étude
et formation : Local University (CA)
Résumé
Born in Vietnam to a Vietnamese mother and an American father,
Jenny Do raised in Saigon in extreme poverty before she emigrated
to the United States at age 18. Like a drop sponge dropped in a backet
of water, she flourished immediately with her new culture.
Now a successful attorney, recognized artist and beloved community
leader, Jenny is a multifaceted woman and relentless advocate of the
underprivileged, who devotes her multiple talents to the service of
the communiy.
Jenny Do is a candidate in the June 2016 primary for San José City
Council in District 8.
Her compaign website is at <www.jennydoforcouncil.com>
Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa ; các anh ấy lại muốn đi tìm hoa mận [cho bằng được.] Thời buổi này;mọi người chạy xe Honda với những 'mô-đen' mơi nhất, như SH 300 gì gì đó -- thì các anh họa sĩ vẫn chạy Vespa cũ mèm, cũ kỹ [thập niên] 70.
Mấy năm qua; tôi vẫn thường về thăm; trao đổi văn chương nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa, với mục đích thật vu vơ. Chẳng hạn; lên miền cao Hà giang , để tìm rượu ngô cô Thu Bột. Hoặc; những hành trình sưu tầm gốm cổ từ thời nhà Mạc; hoặc để kiếm xác xe Landrover, ở mãi tận đảo Ngọc vùng hoang dã, nơi cuối vịnh Hạ long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền ở Phù lãng; nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cảnh nấu rượu bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây, ngọn gió.
Tôi nhớ mãi lời nói của một họa sĩ; khi chúng tôi ngắm nghía một số màu gốm tân thời; trang trí theo tính cách lập thể (cubism): "đây là cái tát vào nghệ thuật!" .
Họ có những nhận xét rất rất khắt khe, cực đoan trong lĩnh vực nghệ thuật. Chẳng hạn; họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD; mà, chỉ nghe dĩa nhựa, hoặc băng nhựa,(audio tape.) Một anh [khác lại] cho rằng những dĩa này có những lỗi thời gian + bụi bặm tạo ra; nhưng đã mang theo [dấu ấn] lịch sửu+ thời gian. Có lẽ; vì cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
Chúng tôi đánh xe lên Hòa bình đất đỏ; màu xanh rì, cao sừng sững như bức tranh cổ Trung quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào miền đất người Dao, cứ thế mà đi, đi mãi. [Đã nghe] biết bao câu chuyện; nhiều lần dường như ngẩn ngơ khi ngắm cảnh sương mù rơi xuống trên mái nhà tranh bên đường.
Hoa mận vẫn bặt tăm. Thì ra; năm nay hoa mận đã mở sớm, rụng hết; khi cái rét tràn về.
Và chúng tôi trắng tay; đành quay về Hà nội, đến quán Lê Thạch, nơi tụ tập thường xuyên của giới làm văn nghệ. Trời đã tối; chúng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê, thỏa mãn, mặc dầu không hái được một nhánh hoa mận nào. (...) Có lẽ, do những mẩu chuyện vãn trên đường, nhất là những chuyện của trước 'thời kỳ đổi mới.'
Anh 'Tâm- Mải- Chơi' chắc hẳn phải hắt hơi; vì chúng tôi nói rất nhiều về anh. Anh là một họa sĩ 'mải chơi' hơn 'mê tranh'. Có lần dặn vợ ở nhà; để anh đi ăn sáng với bạn. Rốt cuộc là 3 ngày sau, anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài-gòn để triển lãm tranh; anh ta đã thuê 2 chiếc xích-lô -- một chở anh, chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp bạn quen; vẫy vào quán uống cà-phê, anh 'Tâm-Mải-Chơi' bèn nhảy xuống xích lô-- và quên bẵng chiếc xích lô chở tranh.
Ngày khai mạc triển lãm, anh ta đến với 2 bàn tay không; cười trừ với bạn bè.
Tệ hơn nữa; có lần anh 'Tâm- Mải- Chơi' bắt gặp một anh bạn đang hớn hở dẫn cô nhân tình mới quen, vào một căn nhà, [leo tít lên] lầu cao tâm sự. Chủ nhà ; lúc ấy vắng nhà, đi Tam đảo. {Thế là] anh 'Tâm-Mải-Chơi' bèn khoá cửa ngoài, nhốt họ ở bên trong. Chỉ có ý định đùa nghịch cặp tình nhân kia một lúc cho vui; nhưng rồi anh ta bỏ đi nhậu với bạn bè.
Và; quên bẵng mọi chuyện.
Ba ngày sau,'Tâm-Mải-Chơi' mới chợt nhớ ra; bèn chạy vội đến mở khóa cho cặp tình nhân-- bắt gặp 2 người bơ phờ, rũ rượi. Chuyện được kể lại: từ đó cặp tình nhân kia không bao giờ còn nhìn mặt nhau nữa.
[Bây giờ] đến chuyện leo núi. Mấy anh họa sĩ thích lên miền cao; để tìm cảm hứng sáng tác. Đêm về; sương mù dày đặc, các anh ấy không sao tìm được đường nào xuống núi. Cuối cùng phải ghé vào căn nhà bên vệ đường; để xin ngủ trọ qua đêm.
Đó là một căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 hoạ sĩ ở trọ; rồi quay lại dặn dò cô con gái cái gì đó. Cô nàng chừng 18 tuổi có làn da trắng mịn.
Cô ta nghe lời bố dặn; rồi, lùi vào nhà trong. Các anh họa sĩ ở bên ngoài uống trà; ngồi xếp chân trên nền đất; đợi mãi không thấy cô gái trở lại -- và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ là nơi nào.
Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ; cằm các anh run cầm cập; bỗng, cô gái kia xuất hiện. Thì giữa lúc đó, ông bố mới quay lại nói với các anh bạn của tôi: " con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó; xin mới các anh vào nghỉ."
Đêm đó, các bạn họa sĩ của tôi ngủ rất ngon.
***
Và, còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa , đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện kể chẳng có gì thâm thúy lắm; nhưng người kể chuyện có duyên, thì chuyện gì cũng hấp dẩn cả. Tôi luôn luôn tìm ra nguồn sinh lực mới. Khi gặp các bạn họa sĩ này; dầu mến họ cách mấy, tôi không muốn nương lại ở Hà nội, vì cái rét cắt thịt quá tàn khốc.
Ở khách sạn; nước không đủ nóng để tắm, máy nóng không đủ ấm; tôi không sao có thể chạy trốn khỏi cái lạnh buốt. Cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da thịt, ngấm vào tận xương tủy.
[Nhớ lại] , người dân bản địa miền núi cũng phải bỏ nhà đất trên cao, dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết lạnh, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đấu đường, xó chở ở dưới phố. Nếu trâu bò chết là họ mất hết sản nghiệp. Có những người phải đem hết chăn, mền để đắp cho súc vật; tránh được bệnh, vì cái lạnh gía buốt.
Có người chở con trên xe gắn máy; ngồi ở đằng trước -- khi xuống xe; mới biết con đã chết cóng tự lúc nào không hay.
JENNY DO
(Fwd by QUYET NONG/ VN-SHARE-NEWS)
' tháng 2/1984, trên chuyến bay Air France, từ Philippin qua san Francisco, chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái là Đặng thị Phương Khanh, đi cùng mẹ + em trai. Ngày hôm đó là sinh nhật Phương Khanh, tròn 18 tuổi. Cô gái sinh ở Vũng tàu [Nam bộ], sau này là JENNY ĐỖ, luật sư.
- GIAO CHỈ giới thiệu -
(San José) -
vài dòng tiểu sử Jenny Do
(ảnh: Internet)
JENNY DO
San José City Council Candidate -- District 8.
Région de la baie de San Francisco,
État Unis I Politiques publiques
Actuel : Law Office of Jenny Do,
t2f translation, inc.
Précédent : 1000 Fine Events, Inc.,
Efficie Law Group
Professional and Corporation
Schmit Law Office
Étude
et formation : Local University (CA)
Résumé
Born in Vietnam to a Vietnamese mother and an American father,
Jenny Do raised in Saigon in extreme poverty before she emigrated
to the United States at age 18. Like a drop sponge dropped in a backet
of water, she flourished immediately with her new culture.
Now a successful attorney, recognized artist and beloved community
leader, Jenny is a multifaceted woman and relentless advocate of the
underprivileged, who devotes her multiple talents to the service of
the communiy.
Jenny Do is a candidate in the June 2016 primary for San José City
Council in District 8.
Her compaign website is at <www.jennydoforcouncil.com>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét