Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

women writer's of south vietnam 1954- 1975 : LINH BAO by CÔNG HUYỀN TÔN NỮ NHA TRANG (source: dien dan the ky )

 women writers' s of south vietnam :nhà văn linh bảo
         bản việt ngữ: đoàn thanh liêm 


                 women writer's of south viêtnam/                             nhà văn linh bo
                                            công huyền tôn nữ nha trang
                                                                       
                                               BẢN DỊCH VIỆT NGỮ: ĐOÀN THANH LIÊM

                                   chân dung ảnh linh bảo in trên đĩa, phổ biến vào cuối thập niên 50, 
                                                                             do chính tác giả thực hiện ở Hong Kong. " (Bt)
                                                                                        ( ảnh trên in kèm trong bài )
       (...) 
     Tại Hong Kong, [Linh Bảo] gặp Nguyễn thị Vinh; và, đưa cuốn nhật ký viết -- khi còn là sinh viên trong các năm xáo trộn ở Trung hoa --cho bà Vinh coi. Nguyễn thị Vinh bèn [đưa] cho Nhất Linh đọc cuốn  bản thảo hồi ký.
   [Đọc xong] Nhất Linh gợi ý, tác giả nên viết lại; bằng cách sử dụng ngôi thứ ba (thay vì ngôi thứ nhất) khi kể chuyện.  Lý do: độc giả việt không quen; [lại] ít thiện cảm với 'tiểu thuyết tác giả xưng danh ở ngôi thứ nhất'.  Và; Linh Bảo đã sửa lại, theo gợi ý của Nhất Linh.
   [Rồi] Gió bấc được Phượng Giang (*) in, phát hành tại Saigon, cuối năm 1953. 
---
* năm 1950, Nhất Linh- Nguyễn tường Tam về Saigon sinh sống, lập nhà xuất bản Phượng Giang (sau, Đời nay), chọn in một số tác phẩm của Tường Hùng, Nguyễn thị Vinh, Linh Bảo ... ; giao cho Nam Cường tổng phát hành, trả bản quyền tác giả. (Bt)
    Linh Bảo [từ Hong Kong] trở về Saigon cuối 1957; ở lại  tới năm 1959; rồi sang Pháp, qua Mỹ; nhưng vẫn tiếp tục cộng tác bài vở thường xuyên với tạp chí Văn hoá ngày nay ( Nhất Linh chủ trương), các báo khác: Mới (Phạm văn Tươi) ; Văn nghệ tự do  (Mặc Thu),  Tân phong (Nguyễn thị Vinh), Bách khoa (Lê ngộ Châu)  v.v...
    Tác phẩm đã xuất bản : Gió bấc (1953), Tàu ngựa cũ (1961), Những đêm mưa (tiểu thuyết, 1961) ... 
    Hai tác phẩm nổi tiếng nhất: Tàu ngựa cũ (tập truyện ngắn)Những đêm mưa (tiểu thuyết.)
   Tàu ngựa cũ gồm 9 truyện ngắn; trước đó đã cho đăng ở Văn hóa ngày nay. (1959- 1960)  Tác phẩm này được Giải văn chương toàn quốc. (1961) 
    Và, 2 truyện ngắn trong đó; Áo mới + Người quân tử được dịch sang anh ngữ, dự thi truyện ngắn do PEN CLUB quốc tế tại Luân đôn [Anh quốc] bảo trợ. (...)
    Truyện Những đêm mưa, có thể coi như hoàn tất cái vòng tròn mà Gió bấc đã mở ra 8 năm trước : kể chuyện một người đàn bà trẻ lớn lên ở Huế, mơ ước được đi du học. 
     Khi đã sang Hong Kong, rồi Thượng hải, Nam kinh [Trung hoa]; nàng cố gắng kiêm sống để tự lập, cho tới khi gặp ý trung nhân, là chồng sau này. 
     Truyện Những đêm mưa tiếp nối câu chuyện bỏ dở từ Gió bấc; kể chuyện đôi bạn trẻ lấy nhau, cuộc sống lứa đôi quá ít thơ mộng; chẳng mấy an lành, như người nữ từng hy vọng; lại thêm nhiều mâu thuẫn nội tại, dẫn đến tan vỡ. 
     Người nữ đành phải thu xếp hành trang, vỡ mộng hôn nhân, mang theo con gái trở về Huế với bố mẹ.
    Trở về quê nhà lại chứng kiến nỗi đau thầm lặng của người mẹ [có chồng là một tổng đốc] vợ nọ con kia, chỉ mê say, chăm nom thứ thiếp. 
    Sau khi người chồng qua đời, vợ chính thất trao cơ ngơi, nhà cửa cho thứ thiếp trông nom, bà  chính thất bỏ nhà. vào chùa tu. 
   Rốt cuộc, nhân vật nữ trong Những đêm mưa không còn muốn nương tựa vào ai khác; hơn là chính mình, bèn kiếm một công việc làm -- và không còn dự tính trở lại với chồng ở Hong Kong nữa.  (...)
     Trong nghệ thuật viết [tiểu thuyết]; tính chủ quan của [tác giả] được biểu hiện độc đáo.
     Thường ra, Linh Bảo xác định cá tính, qua phê phán + giọng văn khôi hài, chua cay, [xem ra] khác hẳn với các nhà văn nữ cùng thời.  (...)
    Đọc xong truyện của [Linh Bảo], độc giả có cảm giác bất an, một nỗi buồn ngồ ngộ [xen kẽ]. Cái nội dung nghịch lý [ấy] ăn khớp  với cách viết khéo léo, đôi chút tinh nghịch, lời đối thoại sử dụng ngôn từ thường dùng, tinh tế, trôi chảy, như lối nói [đời]thường; (...) biểu lộ ưu điểm cách sử dụng văn phong [ngữ pháp chỉnh chu.]   
  (source:  diễn đàn thế kỷ)

                               công huyền tôn nữ nha trang
       

                           thanh nhung [ i.e. công huyền tôn nữ nha trang 19 xx -   ]
                                                                        ( ảnh: bìa sách một tuyển tập thơ in ở Saigon, 1960)


linh bảo   [i.e. võ thị diệu viên 1926-    ]
  (ảnh chụp ở Hong Kong cuối thập niên 50- gửi riêng cho TP-
  - sau in trên tạp chí Văn mới/ Thế Nguyên chủ trương -(Saigon 1962.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét