Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

thi sĩ huy trâm : " thơ lửng lơ con cá vàng" / bài viết: hồ nam (100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ hồ nam + vũ uyên giang - nxb đất sống 2006)

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ
đất sống xuất bản - usa, 2006


                          thi sĩ huy trâm:
            'thơ lng lơ con cá vàng'
                                                            hồ nam

                                          huy trâm  [i.e. nguyễn hồng nhuận tam 1936-  ]
                                                                                (photo: courtesy of HONG NGOC / VOA)

       Huy Trâm làm thơ từ đầu thập niên thế kỷ XX; cùng thời với những Tô Thùy Yên (*), Huy Phương, Tạ Ký; đã có thơ đăng trên tạp chí Đời mới Huy Trâm là nhà thơ thuộc loại con nhà nòi; cháu phó bảng Nguyễn can Mộng-- một nhà thơ  xuất thân cử Khổng, sân Trình; đã cả gan nấp dưới 'đại danh Hàn Thuyên', sáng tác bài văn tế cá sấu -- bảo là, tìm thấy bài cổ bằng chữ Nôm.  Và,là con rể nhà thơ Đông Xuyên.
---
*  "cùng thời với những Tô Thùy Yên ..." thì phải xét lại. Bởi ,  trong hộp thư nhận bài vở + giới thiệu sách mới tuần báo Đời mới, số xuất bản vào tháng 5/1954; (chủ nhiệm Trần văn Ân, tòa soạn ở 117  Trần hưng Đạo, Saigon- Chợ lớn); trả lởi nhận được thơ Tô Thùy Yên gửi bài lai cảo. (và sau đó,  không thấy đăng bài thơ nào của Tô Thùy Yên , được đăng trên báo Đời mới. - Bt)

     Thơ Huy Trâm là loại thơ' lửng lơ con cá vàng'; không hẳn thơ mới, cũng không hẳn là thơ tự do
    [Tác giả] là  nhà thơ tôn thờ cái đẹp, vinh danh cái đẹp-- và, ông đã viết 'Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại', ca ngợi những vần thơ đẹp, áng văn hay + ngôn ngữ văn chương tuyệt [cú] .
    Sau 30-4-1975; vì Huy Trâm là thẩm phán công tố, biện lý, chánh án; ông bị đưa đi tù cải tạo. 
  Ra  tù cải tạo; Huy Trâm đi bàn nước [trà đá] để mưu sinh-- và từ sự quen biết Nguyễn quốc Sủng; khi nhóm này dựng cờ khởi nghĩa, [nhà nước CS trấn áp], Huy Trâm  bị đưa vô nằm khám Chí hòa thêm mấy năm nữa.
   [Được trả về nhà lần thứ 2 ], Huy Trâm lại phải phụ vợ bán 'ô mai'; bị cha vợ, nhà thơ Đông Xuyên chửi bới.
   [Sau đó] Huy Trâm nộp đơn, theo diện H.O, định cư ở Mỹ,
   Người ta cứ tưởng ông tòa- nhà thơ Huy Trâm sang Mỹ ; sẽ viết lách, làm thơ ghê gớm lắm.
   Nhưng, cái 'tạng' văn chương chữ nghĩa hiền từ; chỉ đam mê cái đẹp -- sang Mỹ rồi; vẫn không thay đổi, vẫn cứ vẩn vẩn, vơ vơ, với 'những tình cảm trai gái'.
    Huy Trâm càng làm thơ,  càng viết quẩn quanh, với mớ đề tài xưa cũ của tuổi mới lớn.  (...)
    Ngoài thơ, Huy Trâm còn viết truyện ngắn; không khí truyện là không khí văn chương Thạch Lam, không khí văn chương Tự lực văn đoàn.  
    Sau những ngày tháng 'đoạn trường tù tội' [ sau 1975] -- người ta cứ tưởng văn chương ông đổi khác; nhưng thật lạ, ngòi bút Huy Trâm vẫn vậy, 'củ mì cù mì', không gai góc, không đả động gì tới những từng trải [bản thâ , đất nước đau thương; coi chuyện thế sự là chuyện ngoài văn chương, không đáng quan tâm.
     Ngoài 70 tuổi rồi; Huy Trâm vẫn cho văn chương chữ nghĩa, thi phú; như một thú chơi tao nhã. 
    Quan niệm văn chương như vậy, đã hình thành một Huy Trâm 'tà tà' sống trên mây gió của đời thường;  và ,coi chuyện đời [sống ngoài xã hội] cũng chẳng đáng quan tâm.       chỉ tiếc, thi tài Huy Trâm chưa qua nổi Vũ hoàngChương; và, văn tài  chẳng qua [mặt] được các tác giả Tự lực văn đoàn; thành ra đất đứng [văn chương] của ông rất hẹp, vô cùng hẹp.  (...)
     Trước 1975, Huy Trâm từng được Giải văn chương toàn quốc (1969), với tác phẩm 'Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại' . ...
    Ông đã cho xuất bản 8 ở trong nước,12 tác phẩm ở hải ngoại.
     Tác phẩm 'Con đường vộ định'  [được coi như một tự truyện; ra mắt ngày 15.7. 2006, tại báo Người Việt ở Hoa Kỳ). 
     sách dày  gần 300 trang, bìa là ảnh của nhiếp ảnh gia Phí văn Trang, nhà xuất bản Hương Văn phát hành.
    nội dung đề cập cuộc đời một thanh niên, tên Thứ; mà người đoc có thể hiểu là chính tác giả.
   tác giả viết như tiểu thuyết hư cấu; nhưng cũng đầy sức thuyết phục; giồng như viết hồi ký về một nhân vật tên tuổi, sống trong một giai đoạn lịch sử [hỗn loạn] -- lại không làm người đọc khó chịu, vì 'cái tôi chủ quan' của người viết. []

      hồ nam

     (tr. 151- 152  100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét