ma văn kháng với 'nhà văn, anh là ai?'
báo thể thao & văn hóa
ma văn kháng với 'nhà văn, anh là ai?'
bài viết: lê hòa long
ma văn kháng ( i.e. đinh trọng đoàn 1936- ]
(ảnh in kèm theo bài)
Sau thành công 'Phút giây huyền diệu'; tập tiểu luận+ bút ký về nghề văn,[được] giải thưởng hội Nhà văn Việt nam (2013) -- nay; 'Nhà văn, anh là ai?' tiếp tục [viết về nghề văn] được bạn đọc yêu văn chương ... mong chờ.
Mong chờ, đầu tiên bỏi tò mò về sức viết, thách thức với tuổi tác, với sức khỏe của 'lão nhà văn'.
Thứ đến, chẳng ai có thể bàn chuyện nghề văn sinh động bằng chính nhà văn -- nhất là nhà văn ấy thuộc loại lão làng.
[Hẳn là] có nhiều chuyện để nói, để bàn cho 'ra ngô ra khoai'.
Thêm một điều để tò mò nữa; sau 'Phút giây huyền diệu' Ma văn Kháng còn gì 'huyền diệu' cho bạn đọc?
'Nhà văn, anh là ai?' gồm 3 phần: 'Nhà văn, anh là ai?' - Tình cờ nhận ra - Tâm sự nghề nghiệp'.
Nếu như 'Tình cờ nhận ra' là những ghi chép ngắn; từ vài trăm đến hàng nghìn từ; về điều nhà văn bất chợt nhận ra, nhặt được trong các câu chuyện dọc đường văn [chương], rất đáng để suy nghĩ, chiêm nghiệm, [đối với] người đọc, người viết,]để] rút kinh nghiệm -- thì; 'Tâm sự nghề nghiệp' lại là những chia sẻ, kỷ niệm về ngày đầu cầm bút, nuôi mộng văn chương, quá trình nỗ lực khẳng định bản thân-- cùng những bạn văn, không gian văn chương, mảnh đất nuôi con người ông, nuôi văn chương ông.
Đây là phố thị Lào Cai; ( trong sách nhà văn sử dụng LAO CAI) -- nơi nhà văn bắt gặp hiện thực, chứa đựng trong những khuynh hướng thẩm mỹ lớn, vừa dồi dào chất liệu, vừa chứa một nhát cuốc khai đào. (Lao Cai, miền đất hoa vàng.)
Đấy là hành trình từ [một] thầy giáo đến thư ký riêng một bí thư tỉnh ủy; rồi trở thành nhà văn, lăn lộn khắp các miền đất xa xôi, hiểm trở; trong điều kiện khó khăn nhất. Đi; để trải nghiệm, tích lũy, thấu thị mảnh đất con người Lào Cai; cho những trang viết sống động, đầy ắp hơi thở vùng cao sau này. (' Chuyện nghề mà đến vớinghề' +'Những năm tháng đi và viết'.) ...
Đấy là tâm thế những ngày đầu đến với văn chương, ý thức rõ ràng về con đường sáng tạo văn học, trang bị tư thế để dấn thân ...('Cái nôi sinh thành'+'Tôi đi học trường, Hội'.)
Ngoài ra; ở phần này; nhà văn còn có bài viết chia sẻ về việc ra đời hồi ký 'Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương' . (xuất bản năm 2009.)
Một bài viết nữa đáng suy ngẫm; và, chưa bao giờ cũ, 'Dấn thân vào chốn hiểm nguy' -- Ma văn Kháng dẫn ra mối liên hệ giữa hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học và hình ảnh nguyên mẫu ngoài đời + phê phán soi + tiếp nhận tác phẩm văn học theo lối 'vơ vào' -- khiến Ma văn Kháng phải thốt lên, 'nhà văn chỉ được phép gửi vào trong văn những kỷ niệm đẹp đẽ riêng tư thôi .... Còn như phải viết cái uất hận vào nhân vật này, nọ; là không có được-- vì như thế; lợi dụng văn chương là[m] điều hèn hạ'. ...
Nhưng có lẽ; sức sống thật sự [là] ờ' Nhà văn, anh là ai?'; mổ xẻ về nghề văn, bằng những nhát dao sắc, tinh tế, đấy kỹ thuật -- và, nhẹ nhàng như không.
(...) - tạm lược trên 10 dòng - Bt)
Có thể nói: Ma văn Kháng là một trong số những nhà văn cao tuổi, vẫn giữ được sức miệt mài viết lách. Nhà phê bình Phong Lê nói đại ý: 'Ma văn Kháng đã in truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký; và, bút ký về nghề văn là một 'kênh' nữa của Ma văn Kháng.' []
nhà văn , anh là ai? / ma văn khang
(bìa sách in kèm theo bài)
lê hòa long
( báo Thể thao & Văn hóa)
(trích lại từ <phongđiệp.net> )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét