tựa chính bài:' nguyễn tất nhiên ..."
(T.Vấn& Bạn hữu / USA)
chàng 'thi sĩ khờ' nguyễn tất nhiên
bài viết: huyền chiêu
nguyễn tất nhiên [1952- calif., 1992]
(photo courtesy of WIKIPEDIA)
(...)
... Ngoài bài 'Lời tình buồn' do Phạm Duy phổ thơ Phạm văn Bình; giọng ca nhũn nhặn,thủ thỉ của Duy Quang, như được sinh ra để kể lể tâm trạng những chàng trai mới lớn, hoang mang, tuyệt vọng -- vì những mối tình đầu bất trắc trong những ca khúc phổ thơ Nguyễn tất Nhiên.
" Em bây giờ có lẽ/ toan tính chuyện lọc lừa/ anh bây giờ có lẽ/ xin làm người tình thua ..." (thơ/ Nguyễn tất Nhiên)
Duy Quang mang dáng vẻ hiền lành, nhút nhát. Chàng [ta] gần với Nguyễn tất Nhiên hơn người cha tự tin, mạnh mẽ.
Và; chắc Phạm Duy cũng không ngờ rằng cuộc đời Duy Quang + tâm trạng bi thương [con trai] dường như cũng bị thơ của Nguyễn tất Nhiên vận vào.
Trong ca khúc 'Kiếp đam mê', [ca sĩ] Duy Quang thổ lộ:
" Tôi không cần và nghi ngại chi/ Ai chê bai thân tôi khờ dại.."
[thừa] nhận chàng 'khờ dại' rất thương là Duy Quang. Thực ra; người đàn ông này 'ngu' lắm; và, cũng chân thật lắm :
" Tôi xin người cứ gian dối/ khi tôi hỏi người có yêu tôi/ may ra còn được thấy đời vui ... / Tôi xin người cứ gian dối/ nhưng xin người đừng lìa xa tôi ..."
mà đâu có sao,
" Khôn đường cờ bạc là khôn dại/ dại chốn yêu đương là dại khôn" .
(nhại thơ Nguyễn bỉnh Khiêm).
Cái ngu 'dễ thương' Duy Quang chỉ có thể so sánh với cái 'khùng' của Nguyễn tất Nhiên.
***
Duy Quang sinh năm 1950, Nguyễn tất Nhiên sinh 1952. Tuy là vai đàn em [về tuổi]; nhưng Nguyễn tất Nhiên cuồng si, khùng điên vượt xa 'đàn anh'.
đọc thơ Nguyễn tất Nhiên; ai cũng hiểu được câu chuyện lòng vòng của một cậu học trò ở Biên hòa yêu một cô Bắc di cư. Cô rất ngây thơ, trong sáng; chưa biết yêu ai, [cũng] chẳng để ý gì đến chàng thi sĩ 'vô đạo' . Nàng yêu Chúa, siêng đi nhà thờ. Vậy là chàng thi sĩ đã ghen với Chúa, ghen quá phát rồ. Chàng phân tích :
" Dù sao thì Chúa cũng/ một thời làm trai tơ/ dù sao thì Chúa cũng/ là đàn ông ... dại khờ .."
cũng giống như họa sĩ Đinh Cường; thích vẽ nhà thờ hơn chùa; hình ảnh liên quan đến nhà thờ, tượng Chúa, thánh giá; được nhắc nhiều trong thơ Nguyễn tất Nhiên -- dù các cô gái mà chàng si mê , không phải cô nào cũng có đạo. Chàng thích người yêu trong hình ảnh 'ma soeur' -- và; có lúc Nguyễn tất Nhiên [tự nhận] linh mục.
"... Vì tôi là linh mục/ tưởng đời là hạnh phúc/ nên tin vào thiếu nữ .."
linh mục' khùng' này chỉ có một tín đồ -- và tín đồ ác ôn đó đã giam hãm chàng:
" ... Tín đồ la người tình/ có ngờ đâu người tình là ác quỷ ..."
làm linh mục chưa vừa ý; chàng lại đòi trèo lên, làm :
" ... cây thánh giá / trên nóc cao nhà thờ ..."
Trong bài thơ 'Duyên tình cô gái Bắc', Nguyễn tất Nhiên làm [người đọc] phải bật cười; vì tính trẻ con của chàng trai đang chịu nỗi đau một tình yêu vô vọng. Chàng không giấu được vui mừng; khi nghe nàng thi rớt trường luật. (còn chàng thi hỏng tú tài 2.)
" ... Nghe nói em vừa thi rớt luật/ môi trâm anh tàn héo nụ xa vời/ mắt công nương thầm khép mộng chân trời/ xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng .../ Dù thật sự cũng đáng đời em lắm/ Rớt đi Duyên, rớt để thương người/ Ta-thằng ôm hận tú tài đôi/ không biết tìm ai mà kể lể ..."
nhưng đằng sau nỗi điên khùng,dại dốt, rất trẻ con kia; Nguyễn tất Nhiên đã làm ta kinh ngạc, về một cõi hồn ngập tràn cô đơn, bi thiết, đầy hoảng loạn:
" ... người từ trăm năm/ về qua sông rộng/ ta ngoắc mòn tay / trùng trùng gió
lộng ... ta chạy lòng vòng/ ta chạy mòn hơi/ quỵ té trên đường đời/ sợi tóc vương chân người ..." người từ trăm năm/ về như dao nhọn/ ngọt ngào vết đâm/ ta chết âm thầm/ máu chưa kịp đổ..."
nhiều nam ca sĩ hát 'Thà như giọt mưa', 'Hai năm tình lận đận'; Phạm Duy phổ nhạc thơ Nguyễn tất Nhiên; nhưng với tôi [Huyền Chiêu], chưa ai hát hay như Duy Quang.
Hai chàng 'khùng' này làm tôi nhớ đến 'Tình sầu chàng Werther'/ Goethe -- chìm đắm trong cơn mê tình yêu; cưới cùng chàng Werther quyên sinh trong tình tuyệt vọng. []
(...) - tạm lược 11 dòng cuối. (Bt)
HUYỀN CHIÊU
THÁNG GIÊNG, 2016
(T.Vấn & Bạn hữu)
CHUÔNG MƠ / nguyễn tất nhiên
( bìa thơ in kèm bài viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét