Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

thuở mới vào nghiệp của 'nhà văn viết trinh kỳ tài phạm cao củng' / bài viết: ngô kinh luân ( báo'an ninh thế giới ... )

tựa chính bài 'phạm cao củng thuở vào nghiệp văn'
(báo' an ninh thê giới/ giữa+cuối tuần)


                                thumi vào nghip ca
                               'nhà văn viết trinh thám ktài
                           phm cao củng'
                                                              ngô kinh luân



                                                                         phạm cao củng , thuở mới vào nghề(1936) [ 1913- usa, 2012]
                                                                                                   (ảnh đăng kèm theo bài)
  ...

Phạm Cao Củng là con trai út một nhà nho.  Sinh 1913 vào tháng 10, ở nhà số 38 phố hàng Sắt, tỉnh Nam định. [Bắc bộ].   (...) 

Ông theo nghiệp văn đầy ngẫu nhiên. Nhà ông có cửa hàng buôn bán nông cụ; được mẹ giao nhiệm vụ trông coi vật phẩm -- buổi trưa chẳng có khách -- ngồi cũng buồn; ông bèn lấy giấy bút ra [tập] viết lách.  Tất nhiên viết truyện ngắn , đa phần phóng tác tiểu thuyết Pháp; viết xong, gửi đắng báo ở Hànội, hết thảy đều được đăng. 

Kỳ thú hơn ở thời điểm này; ông đã nghiễm nhiên trở thành phóng viên tờ báo 'Bắc Kỳ thể thao' -- lúc ông vẫn đang theo học bậc Thành chung. ... ; sau ông trở thành phóng viên tờ báo này. 

 Báo có một đội bóng nổi tiếng trong tỉnh . Tuy [vậy], mỗi lần đội bóng thi đấu với đội bóng khác--đặc biệt các đội bóng ở Hànội, ký giả báo thường có bài tường thuật bênh vực [đội bóng nhà] --  Phạm Cao Củng [PCC] ức lắm, luôn chờ cơ hội để phóng bút.

Dịp may đến; trong trận đấu tranh giải vô địch Bắc kỳ diễn ra ở Nam định, ông theo dõi từ đầu đến cuối -- về nhà  bèn viết ngay tường thuật; gửi tới báo 'Bắc Kỳ thể thao'.

chủ nhiệm: Nghiêm xuân Huyến đọc bài ; sướng rơn -- từ đó, chủ nhiệm báo mời PCC làm phóng viên thường trú tại Nam định.

Ở tuổi đó, PCC có thẻ ký giả hẳn hoi --  [nghĩ ngay trong đầu, là đem đến khoe] với một cô gái ông yêu thích; nhưng cô gái không mấy để ý đến 'tấm thẻ quyền năng' này.  Buồn tình; ông vác thẻ ký giả đến rạp chiếu bóng; tay bảo vệ thấy ông chỉ là 'thằng oắt con', nên ngăn lại [không cho vào.]  Thế là, PCC chìa tấm thẻ ký giả ra; tay bảo vệ lập tức thay đổi [thái độ]; mời ngay 'ông ký giả' vào rạp. 

Thật oai phong !

Trở lại chuyện viết báo; bài viết của ông được đăng suốt, tiếng tăm vang dội đến độ nhà văn Lê tràng Kiều rủ, 

" Tôi với bạn in truyện trên báo nhiều rồi; nhưng cái này lẻ tẻ lắm, muốn thành nhà văn chính danh [thì] phải có sách đề tên mình.  hay [] tôi và bạn gom truyện ngắn lại; rồi tự
 in ?"

Nghĩ là làm; 2 ông bèn tìm đến nhà in Nam Việt để in tập truyện ngắn 'Hang gió'; đặt in 1000 cuốn,  lại được nhà in cho] in thiếu.   [Sách in xong], 2 ông mang tới Chợ Phiên rao bán; [tự nhủ ,' thế nào bán cũng hết sạch.'

 [Kết quả] , sách ế chổng vó; đâu đó bán được vài cuốn; rồi PCC mang về Nam định; gửi một bà chủ hiệu sách bán -- bà vui vẻ mua ủng hộ mươi cuốn ; vì đã nghe danh 'nhà văn Văn Tuyền', nay mới được diện kiến. 


 [Sách còn cả đống, PCC] đem về nhà 'trùm mền'. 

Ít lâu sau; bỗng có trát tòa án gửi đến tận nhà PCC; [bởi] nhà in Nam Việt  khời đơn kiện PCC + Lê tràng Kiều; về tội 'in sách không trả tiền'.  PCC hoảng quá, tìm Lê tràng Kiều bàn bạc; [thì quả thực] đích thị tay này là dân chơi có [bản lãnh], phán, " ... rồi sẽ qua cả thôi,"

 Khi PCC nghe LTKiều [trấn an] ; thì, ông bố PCC lại mắng," thằng con phá gia chi tử ". 

[Rốt cuộc]; 2 bố mẹ PCC và LTKiều phải đến nhà in trả toàn bộ sốp tiền in thiếu cho '2 ông con nhà văn lừng danh' .

Phạm Cao Củng trượt thi tốt nghiệpThành chung;  ở nhà; chẳng biết làm gì; quay sang viết thơ trêu chọc Tú Mỡ -- [nhà thơ trào phúng này] đang 'lẫy lừng tiếng tăm trên báo [Nam Phong, nhóm Tự lực văn đoàn.']

Số là : Tú Mỡ viết bài thơ nhại giọng Tản Đà; đăng trên báo Phong hóa; miêu tả tâm trạng
' thiếu rau sắng chùa Hương'; và chẳng có cô gái mến thương nào gửi tặng rau sắng cho thi sĩ Tản Đà. 

[Thì]; LTKiều bàn với PCC,

" ... anh chàng Tú Mỡ này vô duyên quá; bây giờ có phải là mùa rau sắng đâu, chỉ có rau muống thôi ..." 

 thế là PCC múa ít bó rau + vài miếng 'gỗ lão mai' để pha trà; rồi gửi tới báo Phong hóa -- [không chỉ ] gửi tặng Tú Mỡ thôi; còn kèm bài thơ 'riễu', ký tên Phạm thị Cả Mốc. ( cẩn thận ghi chú thêm 'người tình không quen biết').

Tú Mỡ nhận được món quà ấy, cảm động đến độ [viết lời cảm ơn]; cho đăng lên báo Phong hóa,

                                 Mớ rau sông Vỵ , xu 2
                                 những xin tạm lánh kẻo ai giận lòng.

mà sau này  tiếng tăm lừng lẫy rồi, Phạm cao Củng mới biết bút danh Phạm thị Cả Mốc, đã ám ảnh Tú Mỡ suốt một thời gian tơ tưởng -- đến khi Thế Lữ đánh tiếng, 'Phạm thị Cả Mốc chính là Phạm cao Củng -- thì, Tú Mỡ bần thần, đau xót không nguôi.'.

Trượt Thành chung, PCC [ghi danh] học trường Bách nghệ Hải phòng; học đến năm thứ 2; bỏ học; vì, mê viết; và thấy nghề viết báo kiếm tiền sướng quá; [tự nhủchẳng cần phải học hành nữa.]

[Nhớ lại]; hồi mới vào trường Bách nghệ; PCC viết trính thám; nhân vật chính là Kỳ Phát, mang hơi hướng tên trộm hào hoa, bay bướm trong tiểu thuyết Pháp, tác giả Arsène Lupin.[Tác phẩm thứ 2 của PCC là 'Đám cưới Kỳ Phát' do nxb Mai Lĩnh in ấn, phát hành,  tên tuổi Phạm Cao Củng càng  lẫy lừng  hơn'.]  

                                                 tác phẩm của PCC do nxb Mai Lĩnh xuất bản
                                                                                                    ( bìa sách in kèm bài viết)
 Kỳ Phát, bạn học ngoài đời của PCC, có tên thật Đặng kỳ Phát; theo mô tả của PCC, thì Đặng kỳ Phát  trắng trẻo, dễ thương như con gái; ở lớp học ngồi cạnh nhau; về phòng [nội trú];  thì kê sát giường nhau, dễ bề trò chuyện .

PCC viết xong bản thảo Ký Phát; thì gửi ngay cho báo 'Loa' ở Hà nội (chủ nhiệm: Dương minh Ngọc, bút danh Côn Sinh); báo đăng nhiều kỳ. 

 chủ nhiệm báo 'Loa' đọc xong, mê lắm; viết thư cho PCC, gửi theo địa chỉ trường Bách nghệ Hải phòng; để mời bằng được PCC về Hà nội để bàn công việc. Ở buổi gặp đầu tiên này, Dương minh Ngọc giữ PCC ở lại trò chuyện đến hớn giờ sáng; sau biết PCC chính là Phạm thị Cả Mốc; bèn yêu cầu PCC cứ ngồi yên để Dương minh Ngọc vẽ phác họa chân dung.  (bức phác họa được đăng trên báo LOA, qua hình ảnh nhân vật có 1/2 đàn ông + 1/2 đàn bà; tay cầm nón quai tháo, tay cầm mặt nạ, tóc đuôi gà vương vấn ngang vai + lời chú thích " chân dung Phạm thị Cả Mốc." )

Thế Lữ đọc báo, thích (?) bức phác họa [đăng trên báo 'Loa' ]; [tiết lộ khi] Tú Mỡ xem [bức phác họa kia]; khiến cõi lòng nát tan.

  Tú Mỡ có trách PCC không? Chắc chắn ' không'

bởi (Tú Mỡ) gửi ngay [cuốn thơ trào phúng] 'Dòng nước ngược',  đề tặng Phạm cao Củng. (gửi theo điạ chỉ trường Bách nghệ Hải phòng; [nhưng] PCC là học sinh nội trú, không tiện nhận sách; khiến Tú Mỡ lại phải gửi tạm ở địa chỉ nhà sách Mai Lĩnh -- để cuối tuần 'học sinh nội trú PCC' ra nhận.) 

Chủ nhân tiệm sách Mai Lĩnh, Đỗ xuân Mai; [còn là] chủ bút báo 'Hải phòng tuần báo'; [vây quanh] có những cây bút nổi đình đám, như : Phùng bảo Thạch, Lưu trọng Lư, Lan Khai ... -- ngoài ra nxb Mai Lĩnh còn có một nhà in nho nhỏ... -- nên đã đầu tư cho Phạm cao Củng một cơ hội lớn -- cơ hội để sống hết sức phong lưu; [kể cả] khả năng viết truyện kiếm hiệp. Thật sư đó là thời gian cực kỳ thống khoái của Phạm cao Củng -- kẻ hậu sinh như tôi [Ngô kinh Luân]  không thể không nói một câu 'ngưỡng mộ' .[]

 NGÔ KINH LUÂN
  (báo 'An ninh thủ đô / Hà nội)






                                                                                              phạm cao củng (trái) + thế phong
                                                  (Lữ quốc Văn chụp 2004 -- khi TP đến thăm PCC tại nhà con gái PCC ở Gò vấp  năm 2004 --
                                                                                       lần đầu tiên PCC từ Mỹ về thăm Saigon.)

                                                         Năm 2012, PCC qua đời ở Florida, Đường Bá Bổn (TP) viết :
                                             "... khi ở Huê Kỳ, ông (PCC) mua máy in, tự xuất bản, theo cách ấn loát hạn chế ;
                                              chỉ in ấn đúng số bản độc giả đạt hàng; gửi tới địa chỉ theo lối'lĩnh hóa giao ngân' ;
                                                               kiều của một số nhà xuất bản thời tiền chiến áp dụng... " 
                                  ( trích "Nhà văn trinh thám Phạm cao Củng qua đời, ở tuổi 99 tại Florida'/  Đường bá Bổn)





sách phạm cao củng tái bản
(nxb hội nhà văn (hànội) cấp phép+ công ty sách nhã nam in ấn, phát hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét