Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

hai quán cà phê đầu tiên ở Saigon vào năm 1864... : bài : đỗ văn anh .



    hai quán cà phê đầu tiên  có mặt tại saigon vào năm 1864 :  café lyonnais và café de paris
                                        bài : đỗ văn anh

Lời dẫn .-

         Nhớ tới Trần Thị Bông Giấy ( 1950 -      ) , có một thời gian  làm ở quán Coffee Starbucks ở San Jose , nữ văn sĩ thường cà phê cà pháo với tôi ở Dalat, Sài Gòn,  hình như  chưa lần nào  cho biết hương vị  cà phê Mỹ Starbucks  ra sao ? 

      Mới đây, báo chí Sài Gòn loan tin Coffee Starbucks  sẽ mở quán  đầu tiên ở  Saigon  vào tháng 2 năm 2013. 

          Lại được nghe tin: một ông Mỹ nào đó, đã đi trước một bước, mở  IYO-YOGURT ở  mạn Dakao, ly cà phê hương vị tương tự Starbucks : 65  ngàn Vnđ.  - cũng vừa túi tiền cà phê hạng sang, Cappuchino ở  Cannalis 45 , Trung Nguyên 70. 

    Đỗ Văn Anh , tay dịch  sách, báo tầm cỡ, nay khoảng trên 80, không hiểu còn tại thế ? đã lâu không ghé nhà anh ở mạn Hàng Xanh.   Vẫn nhớ rất nhiều lần, tôi tới Thư Viện  Khoa học Xã hội ( đường  Lý Tự Trọng) sau khi tìm tư liệu xong, phút thư giãn, hai  chúng tôi lội bộ qua ngã tư Lý Tự Trọng + Đồng Khởi, ghé  hàng lang một tòa  building,  uống cà phê của một bà Bắc- Kỳ-Tân - Gia- Ba * .

      Đỗ Văn Anh  từng là công chức ,  trước 1975, tòng sự tại  Viện Khảo Cổ , bạn đồng liêu với nhà khảo cổ nổi danh Vương Hồng Sển. 

     Pháp thực dân xâm chiếm  Việtnam vào cuối thế kỷ XIX, theo chân, có  2 tây thương nghiệp mở 2 quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn  - bài viết nhỏ,  Đỗ  Văn Anh  giúp chúng ta thư giãn đôi ba phút ,chờ đợi ly cà phê Mỹ Starbucks  lần đầu tiên xâm chiếm khẩu vị người Saigon  ở thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

     Hãy chờ xem  người Saigon, nói riêng, Việtnam, nói chung ,uống cà phê  Mỹ Starbucks   có hợp "gu " không ? 

  ĐƯỜNG BÁ BỔN 
 SAIGON , JAN., 15, 2013.  

----
*  -Tân Gia Ba , tên cũ  Singapore trước 1975-
  - trong bài này, ý nghĩa đùa nghịch dẫn giải:
   tân: mới, gia: nhà, ba" ba mươi tháng tư -  ám chỉ bà chủ quán 
   Hànội vào Saigon sau 30-4 ,  pha cà phê bình dân ngon, rẻ,  độc thân vui tính , 
  đã "bị"    lọt vào mắt xanh Đỗ Văn Anh mà chưa ăn " cái giải gì' ?!  


  - quán cà phê đầu tiên mở ở Marseille ( Pháp ) vào  năm 1654.
   -" để thành lập một thuộc địa, người Anh bắt đầu bằng túi tiền, tây Ban Nha bằng một nhà thờ và Pháp , là  mở quán cà phê " ..
   - 2 quán cà phê đầu tiên có mặt ở Saigon  từ 1864 :  Café de Paris & Café de Lyonnais .
    -  quan đại thần Phan Thanh Giản và sứ bộ  quá bộ vào  Café de Paris  ở Saigon thưởng thức cà phê vào năm  1864 .



      Các quán cà phê ở Sài Gòn xuất hiện rất sớm, ngay từ khi Pháp chiếm Sài Gòn , chứ không phải đợi đến khi cây cà phê được đưa vào trồng ở  Việtnam.   Vì tại Pháp, quán cà phê xuất hiện  đầu tiên ở Marseille   gần 200 năm trước ( 1654)  và quán cà phê  Divan   rất được khách  lui tới, đã đóng cửa vào đúng năm thành Gia Định bị Pháp chiếm ( 1859) .   Mặt khác, sự hiện diện đông đảo binh lính cần phải cấp dưỡng mà khẩu phần cà phê sáng là cần thiết và bắt buộc ( họ còn mang cả nệm chở trên lưng lừa cho các sĩ quan nằm trong các cuộc hành quân nữa !).

     Câu  nói : " Để thành lập một thuộc địa, người Anh bắt đầu bằng túi tiền, người Tây Ban Nha bằng một nhà thờ, người Pháp bằng một quán cà phê .." dẫn bởi Lemire trong cuốn La Cochinchine Francaise en 1878  / Xứ Nam Kỳ vào năm 1878 ) - có thể hiểu được ám chỉ thích ăn ngon của người Pháp, so với tinh thần thực tế  người Anh, sự một đạo  người Tây Ban Nha.   

     Tuy  thực sự người Pháp đã bắt đầu  thành lập một bệnh viện để chữa trị các thương binh của họ; nhưng đồng từ các căng-tin trong quân đội , đã có các quán cà  phê của tư nhân xuất hiện trước năm 1851.   Như tài liệu xưa có ghi chép là trong số những công trình xây dựng đầu tiên có một quán cà phê với một số nhà thờ nhỏ được khánh thành vào ngày 15 tháng 8 năm 1860.

     Có 2 quán cà phê mà tên hiệu và địa chỉ được nói đến trong các tờ Courrier de 
Saigon / Người đưa tin Sài Gòn ) , L' Illustration  / Báo Ảnh , tất cả đều xuất bản vào năm 1864.   Đó là quán Cà phê dân  Lyon / Café Lyonnais  và quán Cà phê Paris / Café de  Paris .  Hai quán cà phê này   tất phải có từ  rất lâu ( 1864)-- vì như ta biết -- người Pháp chỉ cho là họ vững vàng trong việc chiếm Sài Gòn, kể từ 1862, sau khi hạ được đồn Kỳ Hòa.   Và tuy họ bị bao vây, nhưng vẫn mở mang thành phố lần lần, nhờ đã làm chủ được trên sông Sài Gòn đến Vũng Tầu, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ Lớn .

     Quán Cà phê Lyonnais , theo tờ L' Illustration  ra ngày 23- 4- 1864  thì nằm trên đường  Gouvernement , gần ụ chiến hạm Primauguet.   Trong tài liệu về tên đường, chỉ thấy nói đến Rue du  Gouverneur . (  đường Thống đốc  Lagradìere / Gia Long / Lý Tự Trọng  ) .  Nhưng đường này  còn bị ngăn  cách sông Sài Gòn, bởi đường Lê Thánh Tôn -- nên nếu còn tên đường  Gouverneur  / Chính Phủ  -- thì có lẽ xưa kia mới đánh chiếm Sài Gòn-- đường này là chỗ đóng bản doanh các đô đốc đầu tiên.   Và theo hình ảnh và bản đồ, thì đó có thể là đường Ngô Văn Năm hiện nay ( ngõ hẻm Promauguet và đường Hải Quân cũ )  đâm thẳng ra ụ chiếc Primauguet mà  Rigault  de Genouilly đóng đô trên đó lúc đánh Sài Gòn và
 D' Aiès cũng đặt văn phòng  trên tàu.

    Quán cà phê này không còn thấy ghi trong tập Thời sự cẩm nang Vade mecum 1905.   Có lẽ  nó được thay thế bởi quán  Café de la Marine / Cà phê Hải Quân dễ lui tới hơn và cũng ở gần  đó,. tại số 3- 5 Công   trường Rigault de  Genouilly / Công viên Du lịch bến Bạch Đằng  ,  bên cạnh đường Tôn Đức Thắng hiện nay .

    Còn về quán Café de Paris, theo Niên giám Nam Kỳ -- vào 1864, trong đón có Câu lạc bộ Thương mại /  Cercle Commercial ở tại bến sông, góc đường số 16 Catinat / Tự Do / Đồng Khởi -- mà chủ nhân  là ông  Bonnerieux.    Theo tờ Courrier de Saigon  ra tháng 3 năm 1864, thì sứ bộ Phan Thanh Giản có ghé Sài Gòn, trước khi  ra Huế để trình  lên vua Tự Đức  kết quả chuyến đi Pháp vào 1863, trong sứ mạng thương thuyết xin chuộc lại  3 tỉnh miền Đông đã nhượng cho Pháp.    Và khi đó , vào ngày 19 ... Phan Thanh Giản và 2 vị đồng sự không có lọng che, tiền hô hậu ủng, như nghi lễ, đã quá bộ tới thăm quán Café de Paris , nơi đây họ có dịp gặp lại một số sĩ quan Pháp, như một  nghi lể thăm viếng ...  ( xem Anthologie Franco- Indochinoise  - VI 49 ) .

     Quán cà phê này còn lưu lại dấu vết tới năm 1905, tại đường Paul de Blanchy / Hai Bà Trưng  số nhà 83,   chủ nhân là ông  Vital . [] 

          đỗ văn anh 

 ( Saigon Xưa & Nay  / Nxb Trẻ + Tạp chí Xưa & Nay  xuất bản,  2007 - tr. 255- 256

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét