Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

một mình một ngựa - nguyên sa - 4



                                       một mình một ngựa    4 :
             "  khuôn mặt dơ bẩn của bọn sa-đích văn nghệ  ..."
                                                 bài: nguyên sa 

           Thân gởi ...
      Anh em gặp gỡ tôi mấy hôm nay đông qúa.  Nhiều người bảo tôi :
      " Ừ cậu cứ tiếp tục cái trò chơi kỳ cục ấy đi, được đấy !   Nguyễn Văn Trung điện đàm nhắc nhở vài điều.   Trần Dạ Từ , tác giả  Tỏ tình trong đêm  đãi tôi 1 ly cà phê sữa ở quán cóc, trước cửa báo  Sống  và nói rằng :  " viết như thế trí thức quá !  Sợ rằng chúng nó [ Trần Phong Giao, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Quốc  Trụ ...  * ] chưa hiểu .   Với cái bọn khốn kiếp đó, cần phải nói rõ rệt hơn nữa. "  Tướng biên khu Tú Kếu nhìn tôi, cưới khóa trá.   Đằng Giao  [ họa sĩ  *]  bảo mấy  thằng sa-đích nó gặp Đằng  Giao, nó quay đi.   Và Đằng Giao cười, cái cười bao hàm thật nhiều ý nghĩa.   Một nhà văn thuộc loại già khuyên tôi rằng, mỗi lý họp anh em lại để tham khảo ý kiến, sưu tầm tài liệu, rút ưu khuyết điểm, để có thể phơi bầy cho rõ rệt hơn nữa: khuôn mặt dơ bẩn của bọn sa đích văn nghệ .

     Tôi không đồng ý  với anh, vì những lý do sẽ trình ở cuối thư này; nhưng đã giữ lại một phần ý kiến của anh.   Tôi tìm gặp một số anh em đông đảo, không phải để kết bè kết nhóm, không phải để sưu tầm tài liệu; mà để nghe anh em chỉ trích về những việc làm văn nghệ của mình.

     Bữa nhậu nhẹt ở nhà của 1 nhà thơ trẻ tuổi đó, hôm thứ 2 vừa qua, có tôi.   Anh em họp mặt ở đây có độ 10 người.   Anh em  "chê  "tôi .   Anh em xài xể tôi tưới hạt  sen:  

      "Anh chẳng hiểu gì cả .  Với cái bọn đầu trâu mặt ngựa đó mà anh nói cái chuyện tư cách của nhà  phê bình, nói đến " đời văn " , " nói đến việc làm quy mô và liên tục , thì thực anh chưa hiểu gì về bọn chúng ..." .

     Đây, tôi kể cho anh nghe 1 chuyện.    Anh biết 1 nhà thơ nọ, tác giả mấy tập  thơ tình cũng đã nổi tiếng lắm -- một buổi đẹp trời kia được sa-đích tìm gặp và bảo muốn có phê bình" một quả " không ?  

       Một tác giả   bởi phản ứng tự nhiên  , bầy tỏ sự hoan nghênh lớn.   Sa-đích bèn rút trong túi ra 1 bài phê bình, đã giao cho cho bọn côn quang tay em, làm sẵn từ trước, đưa cho nhà thơ  coi. 

       Nhà thơ đọc xong, bèn toát mồ hôi, vì thấy nó sào nấu mình ghê quá !   Anh đưa trả cho sa-đích tờ giấy bẩn thỉu đó và nhìn nó bằng cặp mắt kinh ngạc.   Lúc đó sa-đích mới nở nụ cười nham hiểm mà bảo rằng  :  

      "... anh yên chí [ đi] !  Bài này ông chủ nhiệm  i-tờ - rít   của tôi  [ ám chỉ   Nguyễn Đình Vượng, chủ nhiệm  tạp chi "  Văn* ]  định đăng, nhưng tôi bỏ.   Tuy là salarié [ làm   thuê ăn lương nhưng tôi là vua ở đó .  Ông chủ tôi chỉ biết toàn  "co  " [ corps *] chữ , chứ chẳng biết quái gì về văn nghệ đâu ? Tôi dùng ông ta làm cái bung xung để khi  có thằng nào chửi bới mình, thì mình bảo hỏi ông chủ nhiệm; tôi chỉ làm thuê .  Tôi sẽ đăng một bài khen anh thật nặng .   Nhưng ông chủ tôi đã trả tiền bài này rồi .[ ý nói bài  chửi  mà sa-đích vừa đưa cho  nhà thơ kia xem  *]   Ông không chiu trả thêm bài nữa 
 [ ý nói " muốn có phê bình một quả khen thật nặng không ? "  *] . Do đó, nếu anh muốn tôi bỏ bài này, đăng bài khác thì ... anh chịu cái sở phí đó. "  

     Nhà thơ của chúng ta  lúc đó mới ngã ngửa người ra, mới hiểu rằng, thì ra sa-đích nó muốn" bắt địa" mình. 

     Bị dụ vào thế kẹt, cái thế làm" săng ta" [ chantage *] , anh đành nhắm mắt đưa chân và hỏi bao nhiêu ?   Sa-đích mấp máy cặp môi thâm sì và nói lên  một tiếng" 5000 ".  Ngừng một  giây, nhà thơ trẻ tuổi" biết quá nhiều "  đó kết luận :
     " Đấy,   anh thấy chưa, với bọn khốn nạn  như thế [ ám chỉ Trần Phong Giao * ]  mà anh nói đến đời văn  với lại nhà  báo đó [ Nguyễn Đình Vượng *] , tuy chữ nghĩa không  nhiều , nhưng cũng đủ là người tha thiết với văn nghệ .  Nào ngờ người phúc đức thế mà lại gặp cảnh " nuôi ong tay áo".   Sau lưng nó chê mình chỉ  biết toàn" co" chữ , nó dùng báo của mình để đi " bắt địa văn nghệ ".  Rồi có ai chửi nó, nó lại giơ cái salarié có lương tháng thứ 13 của nó ra để đẩy mình ra trước búa dìu dư luận ". 

     Nhà báo viết phóng sự nổi tiếng ngồi cạnh tôi,  nốc một hớp " lave" , chấm điếu thuốc, rồi hỏi tôi :

     " Ông đã đọc cuốn sách của Lê Tầt Điều vừa viết bề sa-đích văn nghệ chưa ?  " Tôi đáp:" Chưa".  Anh cười và  nói :

     " Thế thì ông ông chưa biết gì cả !".   Đứng cạnh tập truyện của Lê Tất Điều viết về sa-đích , thì  những gì anh viết còn bay bướm quá !   Anh chỉ là một thứ tay mơ.   Anh có biết không ? Lê Tất Điều gọi nó là con nhặng.  Con nhặng đậu trên 1 đống đờm để hút lấy chất nước bẩn thỉu đó.   Nhặng xanh hiểu chưa ?  Nhặng xanh chỉ có thể sống được, nếu được tiếp tục hút chất dơ bẩn.  Nó sống bằng sự dơ bẩn .  
Nó là sự dơ bẩn.  ông thấy chưa, ông gọi nó là sa-đích văn nghệ, thì cái chữ của ông nó đẹp quá, nó" nốp" [ noble * ]  quá, thiếu dân tộc tính.   Phải gọi nó là " con nhặng xanh" như Lê Tất Điều đã làm ". 

     Khi bữa nhậu gần tàn, một anh em đã bầy tỏ ý nghĩ: muốn tương trợ với tôi .  Anh này bảo để cùng viết trên một nhật báo.   Anh nói  :

    " ...để tôi viết thêm trên một tờ tạp chí.   Các anh em nói đại khái là mỉnh phải áp dụng xa luân chiến mới làm cho cái bọn sa-đích văn nghệ nó sáng mắt ra.    Chúng nó tồi tệ lắm.  Một mình anh không thể địch được cả bầy lang sói ..."

      Tôi ghi nhận những câu chuyện do các anh em kể ra, ghi nhận thiện chí giúp đỡ
 [ của * ] anh em.   Nhưng tôi cũng cần  nói rõ là tôi không hoàn toàn đồng ý với các anh.   Các anh đều ghét lắm cái tên sa-đích văn nghệ lừa thấy phản bạn ; "  sớm đầu
 [ hàng * ] tới đánh " khốn nạn đó !   Tôi hiểu lắm.  Nhưng tôi khẩn thiết xin  các anh quên nó đi.  Nhưng lá thư này, tôi đã không nhắm đến những cá nhân cố định, dù chúng nhơ bẩn đến đâu.   Ta vần phải đế cập đến  * * ( sic )  một mẫu sa-đích văn nghệ để cho những người văn nghệ trẻ có thể nhận được khuôn mặt bẩn thỉu cua chúng một cách dễ dàng, để có thể yên lòng mà sáng tác.   Các anh cũng đừng bênh tôi.   Cứ để một mình tôi đủ  rồi .  Các anh cứ để cho tôi một mình một ngựa
-----
*      [ ... *]  chữ của Biên tập . 
* *   sau đề cập không cần chữ đến ...
------ 
      Bây giờ , với tôi, sự sống và cái chết thây cũng thường lắm.  Cho nên có sá gì những sa-đích văn nghệ và  lũ đàn em  hèn mọn của nó.   Những thủ đoạn của nó tôi có kể gì, các anh không cần phải dính vào.   Cứ để tôi một mình một ngựa.  Vả lại, cái tính tôi xưa nay vẫn thế .  Không thích béo bè kết nhóm.

     Báo nào viết được thì viết.  Dù nhóm của anh to đến đâu, khỏe đến đâu, đòn phép tài tình đến đâu, quy tụ các đàn anh văn nghệ nặng đến đâu, em cũng xin phép không gia nhập.   Xin phép dứt áo ra đi.  Tôi không thích cái cảnh: những cồn cát tụ họp với nhau, để gây ảo tưởng trái núi.   Không thể chịu được cái cảnh suy tôn lãnh tụ ở trong văn nghệ.   Một anh viết chẳng ra gì , làng xúm lại, nay nịnh  một câu, mai khen một câu cũng chẳng lừa dối được ai.   Cái chiến thuật một lời nói dối nhắc lại  nhắc lại nghìn lần trở thành chân lý áp dụng tốt cho chính trị, sớm muộn cũng thất bại to trong văn nghệ. Tôi sẽ trở lại vấn đề này.   Sẽ nói kỹ về hiện tượng bè nhóm văn nghệ.   Sẽ nói về các trỏ ảo thuật của các tay đàn anh, để đưa người này lên, hạ người kia xuống.   Nói thật kỹ, chẳng vì giận dữ gì ai, mà cốt để những trò hề văn nghệ đó diễn từ 10 năm nay, đừng diễn lại nhạt lắm ! 

     Tôi nói trước những điều sắp viết , như thế , để anh em thấy rằng  sa-đích chỉ là một khía cạnh nhỏ của những lá  thư này.   Tên sa-đích hạng bét và lũ bồi của nó không
đáng cho ta quan tâm nhiều hơn.

     Và các anh cũng chẳng cần bận tâm lo lắng cho tôi.  Tôi còn phải viết nhiều lá thư.   Lo cũng không xuể đâu, còn làm phật lòng cả những đàn anh " lớn"  lắm ! 

     Cứ mặc tôi.

     Cứ để cho tôi một mình một ngựa. 

     Thân ái, 

     nguyên sa 

( Một mình một ngựa / Nguyên Sa - Nxb Nhân văn , Saigon 1970 - tr. 23 - 27)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét